15/01/2020
Thứ Tư tuần 1 thường niên.
Bài Ðọc
I: (năm II) Sm
3, 1-10. 19-20
"Lạy
Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Trích sách
Samuel quyển thứ nhất.
Trong những
ngày ấy, trẻ Samuel phục vụ trước mặt Hêli. Thời ấy, ít khi Chúa phán và hiện
ra. Ngày nọ, Hêli đang nằm tại chỗ mình, mắt ông đã loà và không còn thấy được:
Ðèn chầu chưa tắt, Samuel ngủ trong đền thờ Chúa, nơi đặt hòm bia Thiên Chúa.
Chúa đã gọi Samuel; cậu trả lời: "Này con đây", rồi chạy đến Hêli và
nói: "Này con đây, vì thầy gọi con". Hêli trả lời: "Ta đâu có gọi,
hãy trở về ngủ đi". Samuel đi ngủ lại. Nhưng Chúa gọi Samuel lần nữa, và
Samuel chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy gọi
con". Hêli trả lời: "Này con, ta đâu có gọi, hãy trở về ngủ đi".
Samuel chưa nhận ra Chúa, và lời Chúa chưa mạc khải cho cậu. Chúa lại gọi
Samuel lần thứ ba. Cậu chỗi dậy, chạy đến Hêli và nói: "Này con đây, vì thầy
gọi con". Hêli biết Chúa đã gọi Samuel, nên nói với Samuel: "Hãy đi
ngủ, và nếu Người còn gọi con, thì con nói rằng: "Lạy Chúa, xin hãy nói,
vì tôi tớ Chúa đang nghe". Samuel trở về chỗ mình và ngủ lại. Chúa đến gần
và gọi Samuel như những lần trước: "Samuel! Samuel!" Và Samuel thưa:
"Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe".
Phần Samuel
ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của
Chúa. Toàn dân Israel, từ Ðan tới Bersabê, đều nhận biết Samuel là tiên tri
trung thực của Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 39, 2
và 5. 7-8a. 8b-9. 10
Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực
thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
Xướng: 1) Con
đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, và Ngài
đã nghe tiếng con kêu cầu. Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa, không
theo kẻ thờ thần tượng, không hướng về chuyện gian tà. - Ðáp.
2) Hy sinh và lễ
vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi hy lễ
toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". -
Ðáp.
3) Như trong
quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật
của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.
4) Con đã loan
truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa,
Chúa biết rồi. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94,
8ab
Alleluia,
alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. -
Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1,
29-39
"Ngài
chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau".
Tin Mừng Chúa
Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa
Giêsu ra khỏi hội đường. Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê.
Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho
Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà
liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài.
Chiều đến, lúc
mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những
người bị quỷ ám; và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm
những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng
biết Người. Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi
thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm được
Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy".
Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để
Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường,
trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Ðộng lực của việc tông đồ
Tin Mừng rất
nhiều lần nhắc đến Chúa Giêsu cầu nguyện với Cha Ngài, đó là những giây phút gặp
gỡ thân tình với Chúa Cha mà Ngài không bao giờ bỏ. Về phương diện thiên tính,
Chúa Giêsu là Chúa Con, đồng bản tính với Chúa Cha, cho nên Ngài luôn kết hiệp
với Chúa Cha. Nhưng như một con người, Chúa Giêsu đã nêu bật thái độ sống của
Ngài, đó là sống mối tương quan thân tình với Chúa Cha qua lời cầu nguyện.
Trong Tin Mừng
hôm nay, thánh Marcô ghi nhận: "Sáng sớm, lúc trời còn tối, Chúa Giêsu đã
chỗi dậy, đi đến một nơi vắng vẻ để cầu nguyện". Mặc dù bận rộn với rất
nhiều công việc trong ngày, Chúa Giêsu vẫn không quên cầu nguyện. Nhưng đây
không phải là lần duy nhất, Tin Mừng còn cho thấy rất nhiều lần Chúa Giêsu cầu
nguyện với Chúa Cha, và chính Ngài đã dạy các Tông đồ cầu nguyện bằng Kinh Lạy
Cha. Ngài lấy hình ảnh cây nho và cành nho để nói lên tầm quan trọng của cầu
nguyện: "Thầy là cây nho, các con là cành nho; ai lưu lại trong Thầy và Thầy
trong người ấy, thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con
không thể làm được gì".
Chúng ta hãy
noi gương Chúa, dành thời giờ để tiếp xúc, đối thoại, chiêm ngưỡng Thiên Chúa,
như Ngài đang hiện diện trước mặt chúng ta. Muốn đạt tới việc cầu nguyện như thế,
chúng ta cần phải có đức tin mạnh mẽ và lòng yêu mến Thiên Chúa như người con đối
với người cha. Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói: "Cầu nguyện là việc tiếp xúc với
Thiên Chúa. Hãy bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng cầu nguyện. Hãy đến với Chúa
như đứa con đến với cha mình".
Chúng ta hãy cảm
tạ Chúa đã cho chúng ta có những giờ phút thuận lợi để bắt đầu một ngày sống tốt
đẹp hơn. Xin cho chúng ta biết sống kết hiệp mật thiết với Chúa trong cầu nguyện,
nhờ đó chúng ta có thể chu toàn thánh ý Chúa và phục vụ tha nhân một cách hữu
hiệu hơn.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần I TN2
Bài đọc: I Sam 3:1-10, 19-20; Mk 1:29-39.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu là Thượng-tế nhân-từ và
trung-tín.
Tục ngữ Việt
Nam có câu: “Có đau mắt mới biết thương người mù.” Có là cha mẹ mới biết nỗi
khổ của việc cưu mang và dưỡng nuôi con cái. Có trải qua đau khổ và
cám dỗ, một người mới có thể giúp ai trong hoàn cảnh đó. Các Bài đọc hôm
nay xoay quanh vấn nạn tại sao Chúa Giêsu phải nhập thể và trở nên
hoàn toàn giống như con người về mọi phương diện, trừ tội lỗi.
Trong Bài Đọc
I, năm chẵn, thầy cả Eli dùng kinh nghiệm để dạy cho con trẻ Samuel
biết lắng nghe và nhận ra tiếng Thiên Chúa trong đêm trường tỉnh thức và cầu
nguyện. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng cảm với số phận con người: Ngài chữa
lành cho mẹ vợ Phêrô và tất cả mọi người trong Thành Capernaum
kéo đến kêu xin. Ngài cũng dạy cho các tông-đồbiết thăng bằng giữa các họat động
tông-đồ với đời sống cầu nguyện.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I
(năm chẵn): "Lạy Đức
Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe."
1.1/ Những đức
tính cần thiết của người ngôn sứ: Để có thể lắng nghe tiếng Thiên Chúa, con người phải
tập để có những đức tính sau:
(1) Tĩnh lặng:
Đền thờ là một trong những nơi Thiên Chúa nói với con người, Samuel ngủ trong
Đền Thờ với Thiên Chúa. Ngoài ra, sa mạc hay đỉnh núi cũng là chỗ Thiên
Chúa tỏ mình cho con người. Khi không có cơ hội, phòng riêng cũng là
nơi tốt để cầu nguyện. Ngược lại, ồn ào làm con người chia trí và tâm
hồn không thể lắng đọng để nghe tiếng Thiên Chúa.
(2) Tỉnh thức:
Chúa Giêsu khuyên các môn đệ luôn phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn để có
thể đứng vững. Cậu bé Samuel trong trình thuật hôm nay rất bén nhạy với tiếng
gọi, ba lần cậu giật mình tỉnh thức trong đêm trường. Các thánh có thói quen cầu
nguyện trong đêm tối; vì là thời gian Thiên Chúa tỏ mình cho con người.
Ngôn sứ cần có tỉnh thức đểnhận ra nhu cầu của con người chung quanh trước
khi có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Những ai mê ngủ khó có thể nghe
được tiếng Chúa và tiếng kêu cứu của tha nhân.
(3) Mau mắn
vâng lời: Ba lần nghe tiếng gọi trong đêm, ba lần Samuel mau mắn chạy tới với
thầy cả Eli để xem Thầy cần gì. Samuel không nản chí khi Thầy truyền
về ngủ lại cả ba lần. Nếu Samuel nản chí, cậu sẽ không có
cơ hội được Thiên Chúa tỏ mình. Ngôn sứ không chỉ lắng nghe
tiếng gọi của Thiên Chúa, nhưng còn phải mau mắn vâng lời và làm theo ý của
Ngài. Trong trình thuật hôm nay, Thiên Chúa đang thử luyện cậu bé Samuel
trước khi trao sứ vụ ngôn sứ cho cậu. Làm sao Thiên Chúa có thể trao
sứ vụ cho những người ù lỳ không thi hành những gì Ngài mong muốn.
1.2/ Kinh nghiệm của
thầy cả Eli: Con người
cần lắng nghe để học hỏi kinh nghiệm và vâng lời sự chỉ dẫn của
những người hữu trách, vì đó là một trong những cách thức Thiên Chúa dùng để huấn
luyện con người. Một người không chịu lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm của những
người đi trước thường sẽ bị trả giá nặng nề. Trong trình thuật
hôm nay, thầy cả Eli truyền kinh nghiệm của mình cho Samuel để cậu có
thể lắng nghe tiếng của Ngài: "Con về ngủ đi, và hễ có
ai gọi con thì con thưa: "Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài
đang lắng nghe."
Sau khi nhận được
cách thức đáp lại tiếng Thiên Chúa của Thầy, Samuel về ngủ ở chỗ của
mình. Đức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: "Samuel!
Samuel!" Samuel thưa: "Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng
nghe."
Kể từ đó,
Thiên Chúa thường xuyên nói chuyện với Samuel. Đức Chúa ở với ông và
ông không để cho một lời nào của Ngài ra vô hiệu. Toàn thể Israel, từ Dan
tới Beer-Sheba, đều biết rằng ông Samuel được Đức Chúa tín nhiệm cho làm ngôn sứ của
Người.
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu đồng cảm với con người. Ngài chữa
lành mọi bệnh hoạn, tật nguyền.
2.1/ Chúa Giêsu chữa
bệnh cho bà nhạc của Phêrô: “Vừa
ra khỏi hội đường Capernaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và Anrê. Có ông
Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang
lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của
bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các
ngài.”
Trong hành
trình của Chúa trên dương gian, Ngài luôn đồng cảm với con người, nhất là những
bệnh nhân và những người lâm cảnh khốn khó. Ngài luôn chữa lành khi họ kêu
xin; và nhiều khi họ chưa kêu xin nữa.
2.2/ Chúa Giêsu chữa
bệnh cho rất nhiều người trong thành: “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau
và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa.
Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều
quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.” Sở dĩ họ phải
chờ chiều đến, là Luật Do-Thái không cho chữa bệnh trong ngày Sabbath.
2.3/ Chúa Giêsu cầu
nguyện với Thiên Chúa: “Sáng
sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.”
(1) Sự cần
thiết của đời sống cầu nguyện: Khi Ngài còn đang cầu nguyện, ông Simon và các bạn
kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!"
Cả một ngày vất vả dạy dỗ và chữa bệnh, Chúa Giêsu vẫn tìm được
thời gian để cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngài muốn dạy các môn đệ: cần phải
thăng bằng giữa đời sống kết hợp với Thiên Chúa để
nuôi dưỡng các
họat động tông-đồ.
(2) Nước Chúa cần
được mở rộng khắp nơi: Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác,
đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì
Thầy ra đi cốt để làm việc đó." Rồi Người đi khắp miền Galilee, rao
giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Người tông-đồ của
Chúa Giêsu phải biết cảm thương với số phận của con người: ngây thơ, yếu
đuối, bệnh tật, đau khổ, và tội lỗi, trước khi có thể giúp đỡ đem họ về cho
Chúa.
- Chúng ta cần
phải giữ thăng bằng cho đời sống: có thời giờ cho các họat động tông
đồ và có thời giờ để cầu nguyện kết hợp với Thiên Chúa.
- Để có thể lắng
nghe tiếng Thiên Chúa, chúng ta cần tìm nơi yên tĩnh để cầu nguyện và
tránh xa mọi chia trí của cuộc sống.
- Chúng ta cần
trưởng thành trong đời sống để tự giúp mình, và để lãnh trách
nhiệm trong việc mở mang Nước Chúa, chứkhông được hoàn toàn sống ỷ lại
vào người khác.
Linh mục
Anthony Đinh Minh Tiên, OP
15/01/20 THỨ TƯ TUẦN 1 TN
Mc 1,29-39
Mc 1,29-39
MỘT NGÀY Ở CA-PHÁC-NA-UM
Ra khỏi hội đường Đức
Giê-su chữa bệnh,… chiều đến Người chữa những người bị quỷ ám… rồi sáng sớm, thức
dậy Người đi cầu nguyện…” (Mc 1,29-39)
Suy niệm: Chúng ta nhìn ngắm Chúa Giê-su
trong một ngày hoạt động trong Ca-phác-na-um: Ngài giảng dạy tại Hội đường, rồi
đi đến nhà mẹ vợ ông Si-mon, chữa bà đang bị sốt nặng, chiều đến lại chữa những
người ốm đau đủ thứ bệnh tật và bị
quỷ ám, rồi sáng sớm thức dậy, Ngài lại đi ra nơi thanh vắng để cầu nguyện. Thế cũng chưa hết, Ngài
còn “đi đến các làng xã chung quanh” để
tiếp tục rao giảng. Có thế nói, một ngày của Chúa ở
Ca-phác-na-um là tóm lược các hoạt động của Ngài trong ba năm của cuộc sống
công khai.
Mời Bạn tiếp tục cùng nhìn ngắm Ngài hoạt động! Quả thật, “Tin Mừng”
không phải chỉ là giảng dạy nhưng còn là “hành động” để giải thoát con người khỏi
mọi nỗi đau khổ, và trên hết là đau khổ do ách tội lỗi. Cử chỉ Chúa “cầm lấy tay” bà mẹ ông Si-mon đỡ bà dậy
thật giản dị mà thân ái biết bao! Việc Chúa ra đi cầu nguyện từ sáng sớm cho thấy
Chúa yêu Chúa Cha tha thiết biết bao! Chúa lại tiếp tục lên đường rao giảng cho
thấy Ngài nhiệt thành với công việc Chúa Cha trao phó biết bao. Bạn hãy để lòng
mình đồng cảm trước tâm tình và cử chỉ của Chúa Giê-su.
Sống Lời Chúa: Mỗi
khi rước lễ, bạn hãy gợi lại khung cảnh và tâm tình này để cầu nguyện với Ngài.
Cầu nguyện: Chúa Giê-su thân yêu của con, con tin Chúa vẫn hiện diện đầy quyền năng
và thân thiết như ngày nào ở Ca-phác-na-um. Những lần con rước Mình Máu Thánh
Chúa, xin Chúa cũng cầm tay con, đỡ nâng con dậy, dẫn dắt con đi trên con đường
sứ mạng, tiếp tục loan báo Tin Mừng tình yêu Chúa.
(5 phút Lời Chúa)
Bà phục vụ các ngài
Xin
cho mọi người biết nhìn nhận vai trò quý báu của người vợ, người mẹ trong nhà,
và vai trò của người phụ nữ trong giáo xứ cũng như ngoài xã hội.
Suy
niệm:
Sau
khi chữa người bị quỷ ám tại hội đường Caphácnaum,
Đức
Giêsu trở về một căn nhà của một gia đình quen biết,
gia
đình của hai anh Simon và Anrê, những người mới bỏ nhà để theo ngài.
Không
may bà mẹ vợ của Simon lại đang lên cơn sốt.
Đức
Giêsu đã lại gần giường bà nằm, cầm lấy tay bà và nâng bà dậy.
Lập tức
cơn sốt lui khỏi bà và bà phục vụ các ngài.
Đây
là phép lạ chữa bệnh đầu tiên của Đức Giêsu
cho một
phụ nữ, tại một ngôi nhà.
Sốt
chẳng phải là một bệnh quá nặng và nguy hiểm,
nhưng
cũng đủ để làm người bệnh không hoạt động được,
gây cản
trở những sinh hoạt bình thường trong gia đình.
Đức
Giêsu đến đem lại sự chữa lành, niềm vui và sức sống.
Khi
người phụ nữ được khỏi bệnh, mọi sự như sống lại.
Bếp lại
có lửa, bàn lại có thức ăn, và người ta ngồi quanh cười nói rôm rả.
Hạnh
phúc gia đình có khi chỉ tùy thuộc vào những điều be bé.
Hạnh
phúc bị sứt mẻ lắm khi chỉ vì những chuyện không đâu.
Hãy
nhìn cách Đức Giêsu chữa bệnh cho người phụ nữ này.
Thật
gần gũi và thân tình, ngài chẳng nói lời nào để đuổi cơn sốt.
Khi nắm
tay người bệnh nặng, ngài chấp nhận nguy cơ bị nhiễm nhơ uế.
Nhưng
Đức Giêsu chẳng hề bị nhiễm gì, trái lại ngài đem đến bình an.
Ngài
đã nâng bà dậy (êgeiren), có nghĩa là ngài làm bà phục sinh.
Sau
khi được phục sinh thì bà đi phục vụ các vị khách.
Phục
vụ hiểu theo nghĩa đơn sơ nhất là đi chuẩn bị bữa ăn.
Các
thiên thần cũng đã phục vụ Đức Giê su
sau
khi ngài thắng các cơn cám dỗ (Mc 1, 13).
Tuy
nhiên có thể hiểu phục vụ theo nghĩa rộng hơn nhiều.
Sau
khi Đức Giêsu chết trên thập giá, chỉ còn các phụ nữ ở lại đến cùng.
“Họ
đã đi theo ngài và phục vụ ngài từ hồi ngài còn ở Galilê
và họ
đã cùng ngài lên Giêrusalem” (Mc 15, 40-41).
Như vậy
không phải chỉ các ông môn đệ mới là người phục vụ (Mc 10,
43).
Các
bà cũng đã trung tín phục vụ đến cùng,
phục
vụ như Thầy Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ” (Mc 10, 45).
Xin
cho mọi người biết nhìn nhận
vai
trò quý báu của người vợ, người mẹ trong nhà,
và
vai trò của người phụ nữ trong giáo xứ cũng như ngoài xã hội.
Cầu
nguyện:
Giữa
một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin
dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa
một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin
dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa
một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin
dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa
một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin
dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy
Chúa Ba Ngôi,
Ngài
là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của
Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm
Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
15 THÁNG
GIÊNG
Đời Sống Gia
Đình Củng Cố Cấu Trúc Xã Hội
Như chúng ta thấy,
gia đình – trong tư cách là “xã hội thứ nhất” – có những đòi hỏi tự nhiên của
riêng nó và không thể bị o ép bởi các ý thức hệ hoặc bởi những đòi hỏi cá biệt
nào đó của xã hội. Thật vậy, trách nhiệm của xã hội là phải gìn giữ và hỗ trợ
gia đình bằng cách thiết lập những khoản luật và chế định những giá trị luân lý
để phục vụ cho thiện ích chung. Bất cứ điều luật hay chuẩn mực luân lý nào
không hỗ trợ cho gia đình thì cũng không thể nào là tốt cho toàn xã hội, vì gia
đình là nền móng của xã hội. Những gì phá hoại gia đình thì đồng thời cũng phá
hoại tất cả xã hội. Xã hội nào sẵn sàng xé rách gia đình rốt cục cũng sẽ thấm
thía sự thật ấy.
Các nhà cầm quyền
và những người làm công tác khoa học cần nhận thức rằng những nhu cầu chính
đáng của con người và của xã hội đòi phải có sự cộng tác giữa lĩnh vực xã hội
trần thế và lĩnh vực tôn giáo để bênh vực cho quyền lợi của gia đình. Công Đồng
Vatican II nhìn nhận: “Trong khi theo đuổi mục đích cứu rỗi của mình, Giáo Hội
không phải chỉ truyền thông sự sống Thiên Chúa cho con người, nhưng còn chiếu
giãi ánh sáng của sự sống thần linh ấy trên toàn thế giới. Giáo Hội làm công việc
này, trước hết bằng cách chữa trị và nâng cao phẩm giá nhân vị, củng cố cơ cấu
của xã hội nhân loại và thấm nhuần cho hoạt động thường nhật của con người một
chiều hướng và một ý nghĩa sâu xa hơn.” (MV 40) Như vậy, trong khi bảo vệ quan
điểm Kitô giáo về đời sống hôn nhân và gia đình, Giáo Hội cũng đang xây dựng và
củng cố toàn thể cộng đồng xã hội trần thế bằng một nền nếp luân lý vững chãi
và tốt lành.
Thật vậy, tinh
thần vâng phục của các tín hữu đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và
gia đình sẽ bảo đảm rằng các nhân đức luân lý vốn có khả năng vãn hồi sự công bằng,
lòng trung tín, sự kính trọng nhân vị, tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết lẫn
nhau … sẽ được nhấn mạnh và đề cao vì ích lợi của toàn xã hội.
- suy tư 366
ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công
Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR
HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
15/01
1Sm
3, 1-10.19-20; Mc 1, 29-39.
Lời
Suy Niệm: “Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt,
nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần,
cầm tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài”.
Ở đâu
có sự hiện diện của Chúa Giêsu, ở đó có ơn ban của Người, và được chữa lành.
Trong câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cơn sốt của bà mẹ vợ ông Si-mon, cho
chúng ta thấy được, có sự quan tâm của những người chung quanh đến căn bệnh của
bà mẹ vợ ông Simon, kế đến là họ đã giới thiệu bệnh nhân với Chúa Giêsu. Trong
tâm tình quan tâm yêu thương lien đới đó. Chúa đã chữa lành cho bà; khi bà đã
được chữa lành bà đã phục vụ các ngài. Điều này giúp cho mỗi người trong chúng
ta cần phải biết quan tâm đến nhau, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn,
nguy khốn, biết cầu nguyện cho nhau với niềm tin, với tình thương, ơn lành sẽ đến
trên người anh em; đối với bản thân khi dược ơn lành là để phục vụ.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa luôn muốn chúng con biết quan tâm đến đời sống của nhau trong
cầu nguyện. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn câu nguyện cho
nhau, cho cả những người chung quanh chúng con, để tất cả chúng con được Chúa
chữa lành, mà phục vụ nhau vì Chúa.
Mạnh
Phương
15
Tháng Giêng
Bình An Cho Các Con
Có
lần người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: đâu là điều mà ông
mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống. Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau:
"Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm: đó là sự bình
an".
Ðó
là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố: trên bia mộ nào, chúng ta
cũng luôn ghi lời cầu xin: xin cho họ được an nghỉ nghìn thu. Phải chăng trong
cuộc sống hiện tại thế này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hòa bình và an
nghỉ? Trong những phút giây cuối đời, Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta:
"Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban
tặng cho các con".
Thế
giới của chúng ta dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút thái bình
thực sự. Hòa bình chỉ là những khoảnh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến
tranh và lo sợ.
Trước
Chúa Kitô 600 năm tai Roma, một đền thờ đã được xây lên để kính nhớ thần Janus,
vị thần mà người ta đã lấy tên để đặt cho tháng đầu tiên trong năm. Theo ước
mong của toàn dân trong đế quốc La Mã, đền thờ này chỉ được mở cửa trong thời
bình. Trong vòng 600 năm ấy, dường như các cửa của đền thờ này chỉ được mở
trong ba giai đoạn ngắn ngủi. Cánh cửa Hòa Bình đóng mãi đối với con người ở mọi
thời đại. Thời đại nào thế giới cũng mong đợi hòa bình, thời đại nào con người
cũng mong đợi hòa bình. Khát vọng của Hòa Bình ăn rễ sâu trong lòng người, ngay
cả những người suốt đời chỉ gieo rắc chiến tranh và đau thương cho người khác.
Chúng ta thích khung cảnh tịch mịch thư thái, chúng ta ngây ngất trước ánh bình
minh tươi sáng, chúng ta vui thỏa trước buổi chiều tà êm ả, chúng ta yêu thích
những cánh hoa tươi mát v.v… Chúng ta thán phục những con người luôn tỏ ra bình
thản trước những hoàn cảnh xáo trộn. Chúng ta đi tìm những tư tưởng bình an, những
dòng nhạc êm dịu, những con người hiền lành.
Chúa
Giêsu đã nói đến hai chữ bình an không biết bao nhiêu lần. Ngày Ngài sinh hạ,
các Thiên Thần loan báo sứ điệp của bình an. Ngài là Vua của những người xây dựng
Hòa Bình.
Thánh
Phaolô luôn mở đầu và chấm dứt các lá thư của Ngài bằng những lời cầu chúc bình
an nồng nhiệt nhất.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét