Trang

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

50 năm Tòa Thánh hiện diện tại Hội đồng châu Âu


50 năm Tòa Thánh hiện diện tại Hội đồng châu Âu
Trụ sở của Hội đồng châu Âu ơt Strasbourg

“Phẩm giá con người là tâm điểm hoạt động của Giáo hội tại châu Âu”. Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, đã nhấn mạnh như trên trong bài phát biểu tại Hội đồng châu Âu diễn ra trong những ngày qua ở Strasbourg, Pháp. Việc kỷ niệm 50 năm Tòa thánh hiện diện tại Hội đồng châu Âu là một phần của chương trình hội nghị.
Ngọc Yến - Vatican
Trước hết, Đức TGM Gallagher nói đến Hiệp ước châu Âu đã được các thành viên ký kết về quyền con người, là nền tảng để bảo vệ nhân quyền, nhờ đó căn tính châu Âu được dựa trên các giá trị chung, vượt qua những rào cản về văn hóa.
Dựa trên chủ đề của Hội nghị “Tầm nhìn của châu Âu ngày nay”, Ngoại trưởng Tòa Thánh nói lên quan điểm của Giáo hội đối với tình hình chung của châu Âu hiện nay.
Trước hết, khi nói về châu Âu, người ta không thể bỏ qua nguồn gốc Kitô giáo của châu lục này, bởi vì Kitô giáo không chỉ đem lại ý tưởng cho người Công giáo, mà còn cho cả những người thiện chí.
Đức TGM nhắc lại bài diễn văn của ĐTC Phanxicô trong chuyến viếng thăm Hội đồng Châu Âu năm 2014. Trong đó ĐTC nhấn mạnh vai trò của tổ chức này trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ sự sống con người, cũng như nhấn mạnh đến vị trí của Tòa Thánh về cái nhìn thần học và nhân chủng học dựa trên Sáng tạo.
Ngoài ra, Đức TGM còn nói về các vấn đề giáo dục, người di cư, văn hoá và đối thoại. Về giáo dục: con người tự nhiên là một bản thể đang hình thành và phát triển, giáo dục có nghĩa là hướng dẫn một đứa trẻ triển nở và nhận thức đầy đủ; Về người di cư: hiện tượng di cư đang phát triển mạnh, cần chú ý để hiện tượng này không trở thành mảnh đất màu mỡ cho nạn buôn người; Về văn hóa và đối thoại: Đức TGM đề cập đến tầm quan trọng của một dấn thân chung trong đối thoại liên tôn.
Về vai trò đạo đức của các Kitô hữu, Đức TGM nói: “Từ cái nhìn đạo đức, ngày nay, liên quan đến luật, chúng ta thấy rằng ngày càng lan rộng tư tưởng luật quyết định, hơn là đạo đức truyền cảm hứng cho pháp luật. Vì thế, các Kitô hữu phải có vai trò trung tâm để đảm bảo cho một nền đạo đức bắt nguồn từ tính khách quan của tự nhiên, chứ không phải tính chủ quan của ý chí nhà làm luật, hay tệ hơn, theo xu thế thời đại”.
Cuối cùng về trách nhiệm chính trị, Ngoại trưởng Tòa Thánh nói đến Nguyên tắc cơ bản của mọi nhân cách chính trị đó là trách nhiệm. Trách nhiệm trước Thiên Chúa và mọi người, trong lời nói, hành động, lập pháp. (CSR_104_2020)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét