Sáu thách thức lớn của Đức
Phanxicô trong năm 2020
Vũ Văn An
Chuyên viên kỳ cựu về Vatican,
Andrea Gagliarducci, cho rằng trong năm 2020, Đức Phanxicọ sẽ có 6 thách thức lớn
(http://www.mondayvatican.com/vatican/pope-francis-six-challenges-for-2020).
Theo chuyên viên trên, việc các
cặp vợ chồng, nhất là mấy ông chồng, đến năm thứ 7 của cuộc hôn nhân thường hay
có hội chứng gọi là “ngứa ngáy năm thứ 7” là một hiện tượng đã được lên tài liệu
đầy đủ. Không hiểu giữa Đức Phanxicô và các tín hữu của ngài, đến năm thứ 7 của
triều đại ngài, có cùng thứ ngứa ngáy hay không thì không ai rõ. Nhưng điều chắc
chắn là đến thời điểm này, ngài đã có thể tạo hình đầy đủ cho ý niệm của ngài về
Giáo Hội.
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét