Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo


Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo

Sáng ngày 17/01/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Félix Antoine Tshisekedi Tshilombo, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo và đoàn tùy tùng. Các văn kiện phê chuẩn Hiệp định khung giữa Tòa Thánh và Congo cũng được phê chuẩn.
Hồng Thủy - Vatican
Trong cuộc gặp gỡ, sự đóng góp của Giáo hội Công giáo cho tiến trình dân chủ và ủng hộ lợi ích chung và sự phát triển không thể thiếu của quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và y tế đã được nhấn mạnh.
Quá trình đàm phán tập trung vào tình hình hiện tại của đất nước, "đặc biệt liên quan đến sự đau khổ của dân chúng ở các tỉnh phía đông, do các cuộc xung đột vũ trang dai dẳng và sự lây lan của virus Ebola". Ngoài ra còn có một nhu cầu cấp bách về sự phối hợp và hợp tác, ở cấp quốc gia và quốc tế, "để bảo vệ phẩm giá con người và thúc đẩy sự chung sống dân sự, bắt đầu với nhiều người tị nạn và người di tản phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về nhân đạo nghiêm trọng".
Hiệp định khung giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Dân chủ Congo
Cũng trong ngày 17/01, tại Dinh Tông Tòa, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Tổng thống nước Congo đã tiến hành trao đổi các tài liệu phê chuẩn Hiệp định khung giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Dân chủ Congo về các mối quan tâm chung, đã được ký tại Vatican ngày 20/05/2016.
Hiện diện trong buổi lễ, về phía Tòa Thánh có Đức tổng giám mục Ngoại trưởng Paul Gallagher; Đức tổng giám mục Ettore Balestrero, Sứ thần Tòa Thánh tại Congo; Đức tổng giám mục Marcel Utembi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Congo và một số vị khác. Về phía Congo có bà Marie Tumba Nzeza, Bộ trưởng ngoại giao; ông Fortunat Biselele, Cố vấn riêng của Tổng Thống; và ông Jean-Pierre Hamuli Mupenda, Đại sứ cạnh Tòa Thánh.
Hiệp định có hiệu lực cùng ngày hôm nay theo điều khoản 21 triệt 1 của Hiệp định. Căn cứ trên sự độc lập và tự chủ của Giáo hội và Nhà Nước, Tài liệu thiết lập khung luật pháp cho các quan hệ hỗ tương. Đặc biệt, Giáo hội được tự do trong các hoạt động tông đồ và trong việc quy định các điều theo thẩm quyền. Hơn nữa, một số lĩnh vực khác nhau cũng được quy định, trong đó có các cơ sở giáo dục Công giáo, việc dạy về tôn giáo trong các trường học, hoạt động từ thiện bác ái của Giáo hội, các hoạt động tuyên úy quân đội và nhà tù và bệnh viện, tài sản và chế độ thuế, việc xin thị thực nhập cảnh và phép cư trú của các nhân viên tôn giáo. Hiệp định dự trù thỏa thuận được áp dụng giữa Hội đồng Giám mục và Nhà Nước về một vấn đề chung. (REI 17/01/2020)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét