Về cuốn sách chung của Đức Giáo
Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Sarah: Y như đã diễn ra hay không y
như đã diễn ra
Vũ Văn An
Từ lúc chưa ra đời trọn vẹn, mới
chỉ được tờ Le Figaro cho đăng một số trích đoạn, cuốn sách của
Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã gây nên một
cuộc tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông, nhất là truyền thông
Công Giáo.
Phần lớn sự gay gắt này phát xuất
từ những người ủng hộ điều họ tự gọi là khuynh hướng cấp tiến của Đức Phanxicô,
hay nói theo Cha Raymond J. de Souza, chủ nhiệm tập san Convivium,
“huấn quyền bí mật” của ngài.
Huấn quyền bí mật
Trong bài Pope Francis, Pope Emeritus Benedict and the ‘Secret Magisterium’, Cha de Souza tự hỏi: tại sao một số báo chí Công Giáo lại cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí ngầm phá hoại Đức Đương Kim Giáo Hoàng về vấn đề độc thân linh mục khi ngài nhất trí với vị sau?
Lý do sâu xa được Cha de Souza đọc ra là: “một số người thân cận với Đức Phanxicô dường như nghĩ rằng điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói không phải là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô suy nghĩ. Cho nên, nhất trí với các tuyên bố công khai của ngài thực sự là bất đồng với lối suy nghĩ riêng tư của ngài. Là mâu thuẫn với huấn quyền bí mật mà chỉ một số người có diễm phúc [như họ] biết mà thôi”.
Theo Cha de Souza, cứu rỗi nhờ biết được bí nhiệm là một lạc giáo có tên là Ngộ Đạo. Năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cực lực lên án các hình thức mới của Ngộ Đạo trong tông huấn Gaudete et Exultate (về việc nên thánh): “Ngộ Đạo là một trong các ý thức hệ nham hiểm hơn hết, trong khi đề cao không đúng cách nhận thức hay kinh nghiệm chuyên biệt, nó coi viễn kiến riêng của mình về thực tại như là hoàn hảo. Do đó, có lẽ một cách vô thức, ý thức hệ này tự nuôi chính mình và thậm chí trở nên cận thị nhiều hơn”.
Nhưng đó chỉ là điều ngài viết trong một văn kiện giáo huấn chính thức. Có lẽ đó không phải là điều ngài nghĩ, và những người ủng hộ ngài trong giới truyền thông biết rõ điều ngài thực sự nghĩ. Họ không ý thức hệ cũng không cận thị, nhưng sở đắc một hiểu biết sâu sắc lớn hơn mà chỉ một thiểu số có diễm phúc, như họ, mới có được. Có lẽ Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự ủng hộ Ngộ Đạo và các nhà báo tiến bộ có được nhận thức bí mật (gnosis) ấy.
Có thể đó chỉ là một suy đoán của Cha de Souza. Chỉ có điều, suy đoán này dựa vào ít nhất 4 điển hình cụ thể. Trước nhất là “con đường đồng nghị” có tính trói buộc ở Đức, bị Đức Phanxicô công khai bác bỏ vì đã dám định hình lại tín lý và kỷ luật Kitô giáo độc lập với Giáo Hội hoàn vũ. Nhưng hội đồng ở Đức vẫn cứ diễn ra. Đức Giáo Hoàng chính thức chống lại, Đức Hồng Y Marx và bè nhóm cấp tiến nghĩ rằng ngài “bí mật” ủng hộ họ.
Điển hình thứ hai; Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016. Trước khi công bố, Đức Phanxicô nói rõ sẽ không có thay đổi gì về tín lý. Quả thế, văn kiện này không hề thay đổi tín lý. Ngài chỉ yêu cầu các Giám Mục cung cấp các hướng dẫn áp dụng cho các giáo phận của mình. Một số vị làm thế trong tinh thần tôn trọng tín lý và kỷ luật Công Giáo. Một số vị dựa vào 1 ghi chú mơ hồ trong văn kiện để đi trệch ra ngoài tín lý và kỷ luật Giáo Hội. Các vị trên theo huấn quyền. Các vị sau theo huấn quyến bí mật!
Điển hình thứ ba là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Đây là việc thuộc lãnh vực cai quản hơn là giáo huấn của huấn quyền. Một số sáng kiến được công bố nhưng sau đó không được thực thi. Các viên chức tuân theo điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố bằng văn kiện, hay theo điều ngài muốn “một cách bí mật”?
Điển hình thứ bốn là vấn đề đồng tính luyến ái. Rất nhiều lần, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rõ giáo huấn của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng là giáo huấn của riêng ngài và ngài cực lực lên án điều ngài gọi là “ý thức hệ phái tính”. Nhưng phe cấp tiến mà cụ thể là linh mục James Martin, Dòng Tên, chuyên dựa vào câu bất hủ “tôi là ai mà dám phê phán?” của ngài để cho rằng ngài “bí mật” ủng hộ nghị trình đồng tính của mình.
Và nay, việc nại đến “huấn quyền bí mật” diễn ra rõ ràng nhất trong vụ xuất bản cuốn sách chung của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Robert Sarah. Người được đọc trọn tác phẩm ấy là Ký già Guènois của tờ Le Figaro quả quyết: cuốn sách không chứa “bất cứ lời gây hấn hay bút chiến” nào chống Đức Phanxicô. “Trái lại”, ký giả này cho hay, cả hai tác giả “đều tự trình bầy mình như hai Giám Mục” vâng phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “trân qúi sự thật” và hành động “trong tinh thần yêu thương đối với sự hợp nhất của Giáo Hội”. Chỉ có một lời thỉnh cầu duy nhất ngỏ cùng Đức Phanxicô là câu “Con khiêm cung nài xin Đức Giáo Hoàng che chở chúng con một cách dứt khoát khỏi một biến cố như thế, bằng cách phủ quyết chống lại bất cứ việc làm suy yếu nào luật độc thân linh mục, dù chỉ giới hạn tại vùng này hay vùng nọ”. “Con” ở số ít đây ai cũng hiểu là Đức Hồng Y Sarah, chứ không phải Đức Giáo Hoàng Hưu Trí. Và đó là một lời thỉnh cầu con thảo, không hẳn phê phán chỉ trích.
Đại diện Tòa Thánh là Giám đốc Xã luận của bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, và Giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Matteo Bruni, đều đã trích dẫn và nhấn mạnh các tương đồng về quan điểm giữa Đức Đương Kim Giáo Hoàng và Đức Giáo Hoàng Hưu trí.
Nhưng phe cấp tiến Công Giáo vẫn cứ cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí muốn đưa ra một “huấn quyền song hành”, trong khi cùng lắm, ngài chỉ “tăng cường” huấn quyền của Đức Phanxicô bằng sự sâu sắc thần học của ngài mà thôi. Sở dĩ như thế, vì họ vẫn tin họ nắm rõ đâu mới thực sự là suy nghĩ của Đức Phanxicô.
Làm như thế, họ chỉ hạ giá Đức Phanxicô như một giáo hoàng bất nhất: dạy một đàng làm một nẻo!
“Y như đã diễn ra”
Trong khi ấy, có chuyện nói đi nói lại về việc làm đồng tác giả cuốn sách. Các tin đầu tiên cho hay: đây là một tác phẩm viết chung ít nhất ở hai phần dẫn nhập và kết luận, và viết riêng ở những phần còn lại. Và do đó, tác giả cuốn sách là Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah. Chỉ sau đó 1 hay 2 ngày, có tin là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí không nhận các phần nói là viết chung, nhất là tư cách đồng tác giả cuốn sách, chỉ nhận đã viết phần có tên mình. Đức Hồng Y Sarah đồng ý “tác giả cuốn sách trong các ấn bản tương lai sẽ là “Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI”.
Thiển nghĩ như thế vẫn không làm vừa lòng phe Công Giáo cấp tiến, vì người xuất bản chung hay góp tay với Đức Hồng Y Sarah, theo họ, phải là “Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđictô XVI”, hay đơn giản chỉ là “Joseph Ratzinger”. Đúng là không ưa dưa có giòi, chính danh còn hơn đệ tử Khổng Tử!
Bản thân chúng tôi vẫn nghĩ: đúng như Đức Hồng Y Sarah và ông Nicolas Diat, người chịu trách nhiệm in bản tiếng Anh của cuốn sách, quả quyết: Đức Bênêđíctô đã duyệt bản thảo dưới dạng y như đã được phát hành và đã đồng ý với nó (xin xem bài Unpacking the Benedict XVI-Cardinal Sarah Book Fiasco, của Edward Pentin). Họ không nói sai. Nhưng đối với Đức Giáo Hoàng Hưu Trí, một thần học gia sáng chói, các chi tiết được phe cấp tiến cực lực suy diễn để chỉ trích không quan yếu cho bằng nội dung các bài viết: đúng thánh kinh, thánh truyền và cảm thức đức tin tín hữu. Hãy căn cứ vào đó, đừng căn cứ vào cảm tính hay bất cứ ý thức hệ nào để phê phán ngài.
Nói về chuyện này, ký giả John Allen của tập san Crux cho ta một câu truyện lý thú vốn từng xẩy ra với Thánh Gioan Phaolô II. Đó là câu truyện “y như đã diễn ra” (xem In tempest over Benedict XVI and book on celibacy, ‘It is as it was’).
Chúng tôi tạm dịch như thế câu nói bất hủ của Thánh Gioan Phaolô II sau khi xem cuốn phim của Mel Gibson “The Passion of Christ”. Theo vị thư ký riêng của ngài, là Đức Cha Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II chỉ vỏn vẹn nói một câu duy nhất được dịch sang tiếng Anh là “it is as it was”.
Theo Allen, cuốn phim “The Passion of the Christ” của Gibson gây chấn động lúc ấy. Nó lập tức phân rẽ ý kiến Công Giáo: người thì cho là một mô tả hấp dẫn nỗi thống khổ và cái chết của Chúa Kitô, kẻ thì cho là quá bạo lực và rõ ràng phản Do Thái.
Có lẽ vì thế, Đức Gioan Phaolô II quyết định xem riêng cuốn phim ấy. Thế là người ta sắp xếp để ngài xem nó trong hai đêm, vì thể lực của ngài lúc đó đã xuống thấp, không đủ sức tập trung coi trong một đêm. Sau đó, các tường trình báo chí cho rằng với câu nhận xét ngắn gọn, sau khi xem phim,“it is as it was”, Đức Gioan Phaolô đã ủng hộ cuốn phim vì cho nó đã mô tả trung thành trình thuật của Tin Mừng.
Trên tờ The Wall Street Journal ngày 17 tháng 12 năm 2003, Peggy Noonan cho biết chi tiết về lần chiếu cuốn phim của Gibson này như sau:
Đức Gioan Phaolô II biết rõ cuộc tranh cãi quanh cuốn phim của Gibson, nhưng vẫn muốn coi nó. Nhà sản xuất Steve MvEveety, dù không được mời, đã bay tới Rome để chiếu cuốn phim cho càng nhiều viên chức càng hay. Ông trao cuốn DVD cho Đức Cha Dziwisz hôm thứ sáu, 5 tháng 12. Và Đức Giáo Hoàng đã coi cuốn DVD này với Đức Cha Dziwisz tại phòng riêng vào đêm hôm, vì ngài rất bận trong ngày.
Sau đó, Đức Cha Dziwisz đã cho ông McEveety hay phản ứng của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng thấy nó rất mạnh mẽ, và ủng hộ nó. Đức Cha Dziwisz nói thêm: Đức Giáo Hoàng nói với ngài, khi gần hết cuốn phim, 5 chữ mà ngài muốn chuyển cho ông: “it is as it was”. Theo nghĩa cuốn phim đã kể câu truyện giống như nó đã diễn ra.
Noonan cho hay: với câu nói đó, không ai có thể tố cáo Đức Gioan Phaolô II là người chống Do Thái được. Vì không có vị Giáo Hoàng nào phò người Do Thái bằng ngài kể từ ngày ngài còn ở Ba Lan và trong suốt triều Giáo Hoàng lâu dài của ngài. Bà cũng trích dẫn Michael Novak, một học giả chuyên nghiên cứu về ngài. Ông này cho rằng cuộc đời Đức Gioan Phaolô II nổi bật “cảm thức sâu sắc về tính phi lý và tàn bạo giáng xuống người Do Thái trong Thế chiến II, những điều ngài trông thấy và trải nghiệm, những điều thẩm thấu ý muốn của ngài sau đó được sống cạnh người Do Thái”.
Nhưng theo Allen, việc Đức Gioan Phaolô ủng hộ cuốn phim đã tạo ra làn sóng phản đối dữ dội ở một số giới, nhất là những người ủng hộ Do Thái, khiến Đức Cha Stanislaw Dziwisz phải ra một tuyên bố chủ yếu nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không nói câu ấy. Đúng là "y như đã diễn ra" mà không y như đã diễn ra. Tuyên bố này khiến người ta không biết đường nào mà mò, không hiểu, thực ra, Đức Gioan Phaolô II nói gì về cuốn phim, mặc tình cho hai bên ủng hộ và đả đảo ngài tha hồ đồ đoán.
Nay, ta gặp trường hợp tương tự. Một lần nữa, một cuộc tranh cãi lớn lại diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, lần này là về vấn đề độc thân giáo sĩ và quyết định sắp tới của Đức Phanxicô đối với khuyến cáo phong chức linh mục cho những người đàn ông có vợ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.
Một lần nữa, một vị Giáo Hoàng được tri nhận là đứng về một phe trong cuộc tranh luận, chỉ có điều, vị Giáo Hoàng này đã về hưu. Cũng một lần nữa, vị thư ký của vị Giáo Hoàng đã cố gắng đặt một khoảng cách giữa ông xếp của mình và cuộc tranh cãi, và một lần nữa, những người khác (chủ yếu là Đức Hồng Y Sarah) cho rằng vị Giáo Hoàng đã được thông tri đầy đủ. Cũng một lần nữa, thường dân bối rối chẳng biết đường nào mà mò.
Tuy nhiên, theo Allen, nhiều người tham gia cuộc tranh luận lần này, phần lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội, xem ra ít quan tâm đến các sự kiện, và phần lớn miệt mài trong việc làm cho phía bên kia trông vó vẻ tồi tệ thêm.
Allen hy vọng rằng tất cả các phản ứng này rồi ra cũng chỉ là những màn trình diễn phụ chẳng liên quan chi (irrelevant sideshow). Giống như số phận cuốn phim của Mel Gibson, đâu có lên xuống vì câu nói của Đức Gioan Phaolô II. Điều chắc chắn những gì Đức Phanxicô quyết định sẽ làm về các linh mục có vợ sẽ không lệ thuộc điều cuốn sách mới muốn nói theo chiều người ta cho là trái ngược. Dù gì, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Sarah vẫn một lòng con thảo vâng phục. Góp ý là bổn phận của các ngài cũng vì một lòng con thảo ấy.
Huấn quyền bí mật
Trong bài Pope Francis, Pope Emeritus Benedict and the ‘Secret Magisterium’, Cha de Souza tự hỏi: tại sao một số báo chí Công Giáo lại cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí ngầm phá hoại Đức Đương Kim Giáo Hoàng về vấn đề độc thân linh mục khi ngài nhất trí với vị sau?
Lý do sâu xa được Cha de Souza đọc ra là: “một số người thân cận với Đức Phanxicô dường như nghĩ rằng điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói không phải là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô suy nghĩ. Cho nên, nhất trí với các tuyên bố công khai của ngài thực sự là bất đồng với lối suy nghĩ riêng tư của ngài. Là mâu thuẫn với huấn quyền bí mật mà chỉ một số người có diễm phúc [như họ] biết mà thôi”.
Theo Cha de Souza, cứu rỗi nhờ biết được bí nhiệm là một lạc giáo có tên là Ngộ Đạo. Năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cực lực lên án các hình thức mới của Ngộ Đạo trong tông huấn Gaudete et Exultate (về việc nên thánh): “Ngộ Đạo là một trong các ý thức hệ nham hiểm hơn hết, trong khi đề cao không đúng cách nhận thức hay kinh nghiệm chuyên biệt, nó coi viễn kiến riêng của mình về thực tại như là hoàn hảo. Do đó, có lẽ một cách vô thức, ý thức hệ này tự nuôi chính mình và thậm chí trở nên cận thị nhiều hơn”.
Nhưng đó chỉ là điều ngài viết trong một văn kiện giáo huấn chính thức. Có lẽ đó không phải là điều ngài nghĩ, và những người ủng hộ ngài trong giới truyền thông biết rõ điều ngài thực sự nghĩ. Họ không ý thức hệ cũng không cận thị, nhưng sở đắc một hiểu biết sâu sắc lớn hơn mà chỉ một thiểu số có diễm phúc, như họ, mới có được. Có lẽ Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự ủng hộ Ngộ Đạo và các nhà báo tiến bộ có được nhận thức bí mật (gnosis) ấy.
Có thể đó chỉ là một suy đoán của Cha de Souza. Chỉ có điều, suy đoán này dựa vào ít nhất 4 điển hình cụ thể. Trước nhất là “con đường đồng nghị” có tính trói buộc ở Đức, bị Đức Phanxicô công khai bác bỏ vì đã dám định hình lại tín lý và kỷ luật Kitô giáo độc lập với Giáo Hội hoàn vũ. Nhưng hội đồng ở Đức vẫn cứ diễn ra. Đức Giáo Hoàng chính thức chống lại, Đức Hồng Y Marx và bè nhóm cấp tiến nghĩ rằng ngài “bí mật” ủng hộ họ.
Điển hình thứ hai; Tông huấn Niềm Vui Yêu Thương (Amoris Laetitia) năm 2016. Trước khi công bố, Đức Phanxicô nói rõ sẽ không có thay đổi gì về tín lý. Quả thế, văn kiện này không hề thay đổi tín lý. Ngài chỉ yêu cầu các Giám Mục cung cấp các hướng dẫn áp dụng cho các giáo phận của mình. Một số vị làm thế trong tinh thần tôn trọng tín lý và kỷ luật Công Giáo. Một số vị dựa vào 1 ghi chú mơ hồ trong văn kiện để đi trệch ra ngoài tín lý và kỷ luật Giáo Hội. Các vị trên theo huấn quyền. Các vị sau theo huấn quyến bí mật!
Điển hình thứ ba là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Đây là việc thuộc lãnh vực cai quản hơn là giáo huấn của huấn quyền. Một số sáng kiến được công bố nhưng sau đó không được thực thi. Các viên chức tuân theo điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố bằng văn kiện, hay theo điều ngài muốn “một cách bí mật”?
Điển hình thứ bốn là vấn đề đồng tính luyến ái. Rất nhiều lần, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rõ giáo huấn của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng là giáo huấn của riêng ngài và ngài cực lực lên án điều ngài gọi là “ý thức hệ phái tính”. Nhưng phe cấp tiến mà cụ thể là linh mục James Martin, Dòng Tên, chuyên dựa vào câu bất hủ “tôi là ai mà dám phê phán?” của ngài để cho rằng ngài “bí mật” ủng hộ nghị trình đồng tính của mình.
Và nay, việc nại đến “huấn quyền bí mật” diễn ra rõ ràng nhất trong vụ xuất bản cuốn sách chung của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Robert Sarah. Người được đọc trọn tác phẩm ấy là Ký già Guènois của tờ Le Figaro quả quyết: cuốn sách không chứa “bất cứ lời gây hấn hay bút chiến” nào chống Đức Phanxicô. “Trái lại”, ký giả này cho hay, cả hai tác giả “đều tự trình bầy mình như hai Giám Mục” vâng phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “trân qúi sự thật” và hành động “trong tinh thần yêu thương đối với sự hợp nhất của Giáo Hội”. Chỉ có một lời thỉnh cầu duy nhất ngỏ cùng Đức Phanxicô là câu “Con khiêm cung nài xin Đức Giáo Hoàng che chở chúng con một cách dứt khoát khỏi một biến cố như thế, bằng cách phủ quyết chống lại bất cứ việc làm suy yếu nào luật độc thân linh mục, dù chỉ giới hạn tại vùng này hay vùng nọ”. “Con” ở số ít đây ai cũng hiểu là Đức Hồng Y Sarah, chứ không phải Đức Giáo Hoàng Hưu Trí. Và đó là một lời thỉnh cầu con thảo, không hẳn phê phán chỉ trích.
Đại diện Tòa Thánh là Giám đốc Xã luận của bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, và Giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Matteo Bruni, đều đã trích dẫn và nhấn mạnh các tương đồng về quan điểm giữa Đức Đương Kim Giáo Hoàng và Đức Giáo Hoàng Hưu trí.
Nhưng phe cấp tiến Công Giáo vẫn cứ cho rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí muốn đưa ra một “huấn quyền song hành”, trong khi cùng lắm, ngài chỉ “tăng cường” huấn quyền của Đức Phanxicô bằng sự sâu sắc thần học của ngài mà thôi. Sở dĩ như thế, vì họ vẫn tin họ nắm rõ đâu mới thực sự là suy nghĩ của Đức Phanxicô.
Làm như thế, họ chỉ hạ giá Đức Phanxicô như một giáo hoàng bất nhất: dạy một đàng làm một nẻo!
“Y như đã diễn ra”
Trong khi ấy, có chuyện nói đi nói lại về việc làm đồng tác giả cuốn sách. Các tin đầu tiên cho hay: đây là một tác phẩm viết chung ít nhất ở hai phần dẫn nhập và kết luận, và viết riêng ở những phần còn lại. Và do đó, tác giả cuốn sách là Đức Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah. Chỉ sau đó 1 hay 2 ngày, có tin là Đức Giáo Hoàng Hưu Trí không nhận các phần nói là viết chung, nhất là tư cách đồng tác giả cuốn sách, chỉ nhận đã viết phần có tên mình. Đức Hồng Y Sarah đồng ý “tác giả cuốn sách trong các ấn bản tương lai sẽ là “Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđíctô XVI”.
Thiển nghĩ như thế vẫn không làm vừa lòng phe Công Giáo cấp tiến, vì người xuất bản chung hay góp tay với Đức Hồng Y Sarah, theo họ, phải là “Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđictô XVI”, hay đơn giản chỉ là “Joseph Ratzinger”. Đúng là không ưa dưa có giòi, chính danh còn hơn đệ tử Khổng Tử!
Bản thân chúng tôi vẫn nghĩ: đúng như Đức Hồng Y Sarah và ông Nicolas Diat, người chịu trách nhiệm in bản tiếng Anh của cuốn sách, quả quyết: Đức Bênêđíctô đã duyệt bản thảo dưới dạng y như đã được phát hành và đã đồng ý với nó (xin xem bài Unpacking the Benedict XVI-Cardinal Sarah Book Fiasco, của Edward Pentin). Họ không nói sai. Nhưng đối với Đức Giáo Hoàng Hưu Trí, một thần học gia sáng chói, các chi tiết được phe cấp tiến cực lực suy diễn để chỉ trích không quan yếu cho bằng nội dung các bài viết: đúng thánh kinh, thánh truyền và cảm thức đức tin tín hữu. Hãy căn cứ vào đó, đừng căn cứ vào cảm tính hay bất cứ ý thức hệ nào để phê phán ngài.
Nói về chuyện này, ký giả John Allen của tập san Crux cho ta một câu truyện lý thú vốn từng xẩy ra với Thánh Gioan Phaolô II. Đó là câu truyện “y như đã diễn ra” (xem In tempest over Benedict XVI and book on celibacy, ‘It is as it was’).
Chúng tôi tạm dịch như thế câu nói bất hủ của Thánh Gioan Phaolô II sau khi xem cuốn phim của Mel Gibson “The Passion of Christ”. Theo vị thư ký riêng của ngài, là Đức Cha Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II chỉ vỏn vẹn nói một câu duy nhất được dịch sang tiếng Anh là “it is as it was”.
Theo Allen, cuốn phim “The Passion of the Christ” của Gibson gây chấn động lúc ấy. Nó lập tức phân rẽ ý kiến Công Giáo: người thì cho là một mô tả hấp dẫn nỗi thống khổ và cái chết của Chúa Kitô, kẻ thì cho là quá bạo lực và rõ ràng phản Do Thái.
Có lẽ vì thế, Đức Gioan Phaolô II quyết định xem riêng cuốn phim ấy. Thế là người ta sắp xếp để ngài xem nó trong hai đêm, vì thể lực của ngài lúc đó đã xuống thấp, không đủ sức tập trung coi trong một đêm. Sau đó, các tường trình báo chí cho rằng với câu nhận xét ngắn gọn, sau khi xem phim,“it is as it was”, Đức Gioan Phaolô đã ủng hộ cuốn phim vì cho nó đã mô tả trung thành trình thuật của Tin Mừng.
Trên tờ The Wall Street Journal ngày 17 tháng 12 năm 2003, Peggy Noonan cho biết chi tiết về lần chiếu cuốn phim của Gibson này như sau:
Đức Gioan Phaolô II biết rõ cuộc tranh cãi quanh cuốn phim của Gibson, nhưng vẫn muốn coi nó. Nhà sản xuất Steve MvEveety, dù không được mời, đã bay tới Rome để chiếu cuốn phim cho càng nhiều viên chức càng hay. Ông trao cuốn DVD cho Đức Cha Dziwisz hôm thứ sáu, 5 tháng 12. Và Đức Giáo Hoàng đã coi cuốn DVD này với Đức Cha Dziwisz tại phòng riêng vào đêm hôm, vì ngài rất bận trong ngày.
Sau đó, Đức Cha Dziwisz đã cho ông McEveety hay phản ứng của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng thấy nó rất mạnh mẽ, và ủng hộ nó. Đức Cha Dziwisz nói thêm: Đức Giáo Hoàng nói với ngài, khi gần hết cuốn phim, 5 chữ mà ngài muốn chuyển cho ông: “it is as it was”. Theo nghĩa cuốn phim đã kể câu truyện giống như nó đã diễn ra.
Noonan cho hay: với câu nói đó, không ai có thể tố cáo Đức Gioan Phaolô II là người chống Do Thái được. Vì không có vị Giáo Hoàng nào phò người Do Thái bằng ngài kể từ ngày ngài còn ở Ba Lan và trong suốt triều Giáo Hoàng lâu dài của ngài. Bà cũng trích dẫn Michael Novak, một học giả chuyên nghiên cứu về ngài. Ông này cho rằng cuộc đời Đức Gioan Phaolô II nổi bật “cảm thức sâu sắc về tính phi lý và tàn bạo giáng xuống người Do Thái trong Thế chiến II, những điều ngài trông thấy và trải nghiệm, những điều thẩm thấu ý muốn của ngài sau đó được sống cạnh người Do Thái”.
Nhưng theo Allen, việc Đức Gioan Phaolô ủng hộ cuốn phim đã tạo ra làn sóng phản đối dữ dội ở một số giới, nhất là những người ủng hộ Do Thái, khiến Đức Cha Stanislaw Dziwisz phải ra một tuyên bố chủ yếu nói rằng Đức Giáo Hoàng đã không nói câu ấy. Đúng là "y như đã diễn ra" mà không y như đã diễn ra. Tuyên bố này khiến người ta không biết đường nào mà mò, không hiểu, thực ra, Đức Gioan Phaolô II nói gì về cuốn phim, mặc tình cho hai bên ủng hộ và đả đảo ngài tha hồ đồ đoán.
Nay, ta gặp trường hợp tương tự. Một lần nữa, một cuộc tranh cãi lớn lại diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo, lần này là về vấn đề độc thân giáo sĩ và quyết định sắp tới của Đức Phanxicô đối với khuyến cáo phong chức linh mục cho những người đàn ông có vợ của Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon.
Một lần nữa, một vị Giáo Hoàng được tri nhận là đứng về một phe trong cuộc tranh luận, chỉ có điều, vị Giáo Hoàng này đã về hưu. Cũng một lần nữa, vị thư ký của vị Giáo Hoàng đã cố gắng đặt một khoảng cách giữa ông xếp của mình và cuộc tranh cãi, và một lần nữa, những người khác (chủ yếu là Đức Hồng Y Sarah) cho rằng vị Giáo Hoàng đã được thông tri đầy đủ. Cũng một lần nữa, thường dân bối rối chẳng biết đường nào mà mò.
Tuy nhiên, theo Allen, nhiều người tham gia cuộc tranh luận lần này, phần lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội, xem ra ít quan tâm đến các sự kiện, và phần lớn miệt mài trong việc làm cho phía bên kia trông vó vẻ tồi tệ thêm.
Allen hy vọng rằng tất cả các phản ứng này rồi ra cũng chỉ là những màn trình diễn phụ chẳng liên quan chi (irrelevant sideshow). Giống như số phận cuốn phim của Mel Gibson, đâu có lên xuống vì câu nói của Đức Gioan Phaolô II. Điều chắc chắn những gì Đức Phanxicô quyết định sẽ làm về các linh mục có vợ sẽ không lệ thuộc điều cuốn sách mới muốn nói theo chiều người ta cho là trái ngược. Dù gì, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí và Đức Hồng Y Sarah vẫn một lòng con thảo vâng phục. Góp ý là bổn phận của các ngài cũng vì một lòng con thảo ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét