30/08/2018
Thứ năm tuần 21 thường niên.
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 1, 1-9
“Trong mọi sự, anh em hãy nên
giàu có trong Người”.
Khởi đầu thư thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Phaolô, do thánh ý
Chúa, được kêu gọi làm Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, và Sôtênê, anh em chúng
tôi, kính chào Hội Thánh Chúa ở Côrintô, những người được thánh hoá trong Chúa
Giêsu Kitô, được kêu gọi nên thánh, làm một với tất cả mọi người khắp nơi đang
kêu cầu thánh danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Nguyện xin ân sủng và bình an
của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Đức Giêsu Kitô, ở cùng anh em.
Tôi hằng cảm tạ Chúa
thay cho anh em, vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vì chưng, trong
Người, anh em được tràn đầy mọi ơn: ơn ngôn ngữ và ơn hiểu biết, đúng như Chúa
Kitô đã minh chứng nơi anh em, khiến anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong
khi mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ mình ra. Cũng chính Người sẽ ban
cho anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng khiển trách trong ngày Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta ngự đến. Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, đã kêu mời anh em hiệp
nhất với Con của Người, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 144, 2-3.
4-5. 6-7
Đáp: Lạy Chúa, con
sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời (c. 1b).
Xướng: 1) Hằng ngày
con sẽ chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời, Chúa vĩ đại
và rất đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường được. – Đáp.
2) Thế hệ này rao giảng
cho thế hệ kia hay công việc Chúa, và thiên hạ loan tin quyền năng của Ngài.
Người ta nói đến vinh quang cao cả oai nghiêm, và phổ biến những điều kỳ diệu của
Chúa. – Đáp.
3) Người ta nói tới
quyền năng trong những việc đáng sợ, và kể ra sự vĩ đại của Ngài. Người ta lớn
tiếng khen ngợi lòng nhân hậu bao la, và hân hoan vì đức công minh của Chúa. –
Đáp.
ALLELUIA: Cl 3, 16a và
17c
Alleluia, alleluia!
– Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Đức Kitô
mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 24, 42-51
“Các con hãy sẵn sàng”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa
các con sẽ đến. Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ
trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình.
Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến.
“Vậy các con nghĩ ai
là đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cứ giờ
mà phân phát lương thực cho họ? Phúc cho đầy tớ ấy, khi chủ nó đến thấy nó đang
làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người ấy lên coi sóc tất cả gia
sản ông. Nhưng nếu đầy tớ ấy xấu, nghĩ trong lòng rằng: ‘Chủ tôi về muộn’, rồi
nó đánh đập các bạn đầy tớ, lại còn chè chén với lũ say sưa: chủ đầy tớ ấy trở
về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, ông sẽ xé xác nó ra, và cho nó
chung số phận với những kẻ giả hình: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”. Đó là
lời Chúa.
SUY NIỆM : Tỉnh thức chờ
Chúa
Các nhà chú giải thường
đề nghị đọc và suy niệm những dụ ngôn của Chúa Giêsu về việc Chúa trở lại trong
vinh quang trên hai bình diện: Kitô học và Giáo Hội học. Trên bình diện Kitô học
nhấn mạnh đến việc Chúa trở lại vào cuối lịch sử như một quan tòa xét xử mọi
người. Trên bình diện Giáo Hội học nhắc đến thời giờ của Giáo Hội trong thời
gian, từ khi Chúa lên trời cho đến lúc Ngài trở lại; trong thời gian này, mỗi
Kitô hữu phải tích cực chờ đợi và chu toàn bổn phận của mình một cách tốt đẹp.
Hai dụ ngôn trong Tin
Mừng hôm nay cho thấy ý nghĩa bổ túc cho nhau: dụ ngôn thứ nhất nói về kẻ trộm
đến bất ngờ trong đêm, do đó người chủ phải sẵn sàng luôn; sự sẵn sàng này được
giải thích trong dụ ngôn thứ hai về người đầy tớ trung tín và khôn ngoan thi
hành mệnh lệnh của chủ, cứ đúng giờ mà cấp phát lương thực cho người nhà.
Thật không dễ dàng mà
có thái độ sẵn sàng theo đúng ý Chúa muốn. Vào thời các Tông đồ, có những tín hữu
quá sốt sắng chờ đợi Chúa trở lại đến độ lơ là việc bổn phận của mình. Ðó là
thái độ của tín hữu cộng đoàn Thessalonica mà thánh Phaolô đã phải khuyến cáo:
"Thưa anh em, về ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp
chúng ta về với Ngài, thì tôi xin anh em điều này: nếu có ai bảo rằng chúng tôi
đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho
tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ. Ðừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách
nào".
Sống chờ đợi Chúa lại
đến không phải bằng thái độ thụ động, nhưng bằng thái độ tích cực. Thánh Phaolô
mô tả thái độ đó như sau: "Anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ
trộm bắt chợt anh em. Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, là con cái của ban
ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng
ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ, hãy mặc áo
giáp là đức tin và đức mến, hãy đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ".
Sống đức tin, đức cậy,
đức mến, trong khi chờ đợi Chúa đến, không có nghĩa là chúng ta bỏ quên sự dấn
thân của mình. Mỗi người chúng ta cần phải luôn tỉnh thức với thái độ tích cực,
đồng thời nỗ lực góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 21 TN2
Bài đọc: I
Cor 1:1-9; Mt 24:42-51.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa
trang bị cho con người đầy đủ mọi sự để đạt tới Nước Trời.
Có một câu truyện nhỏ
thuật lại cuộc đối thoại giữa thánh Gioan Bosco và các em nhỏ như sau: Một hôm
cha hỏi: “Nếu bây giờ Chúa gọi các em về thì các em sẽ làm gì?” Một em bảo:
“Con sẽ vào nhà thờ kiếm cha để xưng tội.” Em khác bảo: “Con sẽ về từ giã cha mẹ.”
Sau cùng, có một em trả lời: “Con vẫn tiếp tục làm những gì con đang làm.” Cha
xoa đầu và khen em bé thật khôn ngoan. Để có thể trả lời như thế, em bé phải rất
tự tin vào những gì em đã sống.
Các bài đọc hôm nay muốn
nêu bật thái độ tự tin mà một người tín hữu phải có khi sống trong cuộc đời.
Trong bài đọc I, thánh Phaolô muốn xác tín với các tín hữu Corintô Thiên Chúa
đã trang bị cho họ mọi sự cần thiết trong cuộc đời để họ có thể đạt được đích
điểm mà Ngài đã tiền định cho họ như: Giáo-hội, Lời Chúa, ơn thánh, các mạc khải.
Họ chỉ cần mở lòng tiếp nhận và vâng lời làm theo những gì Ngài dạy. Trong Phúc
Âm, Chúa Giêsu kể một câu truyện để nói lên hai thái độ người môn đệ có thể rơi
vào: Anh có thể có thái độ luôn trung tín và sẵn sàng chờ đợi chủ, hay có thể
có thái độ lười biếng vì nghĩ ông chủ còn lâu mới trở lại. Thái độ thứ nhất là
thái độ Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài phải sống.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Liệt kê những hành trang Chúa trao ban cho con người: Giáo Hội, Lời Chúa, ân sủng, và mục đích của cuộc đời.
(1) Giáo Hội: Tuy Chúa
Giêsu không còn hiện diện bằng thân xác hữu hình, nhưng Ngài vẫn ở với con người
bằng những cách vô hình. Một trong những cách này là sự hiện diện của Ngài
trong Giáo Hội, nơi các Tông Đồ và những người kế vị các ngài. Ngài không chỉ
hiện diện trong Giáo Hội hòan vũ mà còn nơi các giáo hội địa phương như
Côrintô, Thessalonica, Êphêsô… Mục đích của sự hiện diện này là để tiếp tục hướng
dẫn, dạy dỗ, và ban ơn cho tất cả mọi người ở khắp nơi. Sự hiệp thông của mọi
thành phần trong Giáo-hội được bày tỏ qua những lời chào thăm của thánh Phaolô
tới giáo hội Côrintô: “Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của
Đức Giêsu Kitô, và ông Sosthenes là người anh em của chúng tôi, kính gửi hội
thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô
Giêsu, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào
kêu cầu danh Chúa của chúng ta.”
(2) Được nghe Lời Chúa
và hiểu biết các mầu nhiệm của Người: Một trong những hành trang quan trọng nhất
mà Thiên Chúa trang bị cho con người là “Lời Chúa.” Có thể nói rằng không có điều
gì con người cần biết mà đã không được nhắc đến trong Kinh Thánh. Khi Chúa
Giêsu đến, Ngài đã mặc khải cho con người tất cả các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Nếu
Chúa Giêsu không mặc khải, con người không thể hiểu biết những mầu nhiệm này.
(3) Không thiếu bất cứ
một ân huệ nào trong Chúa Giêsu Kitô: Ngoài Lời Chúa, tất cả những ơn thánh cần
thiết được ban cho con người qua các bí-tích và những dịp đặc biệt được ban qua
Giáo-hội. Nếu con người biết năng chạy đến lãnh nhận các bí-tích, họ sẽ không
thiếu một ơn thánh nào cần thiết cho cuộc sống. Sự lơ là lãnh nhận các bí-tích
làm con người không có đủ ơn thánh để chống trả với những cám dỗ và đau khổ của
cuộc đời. Thánh Phaolô quả quyết điều này khi ngài nói: “Thật thế, lời chứng về
Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một
ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải
vinh quang của Người.”
(4) Cho con người biết
mục đích chính xác của cuộc đời qua những giáo huấn về Ngày Tận Thế: Sự khác biệt
giữa người Công-giáo và các tín hữu của các đạo khác là người Công-giáo biết rõ
mục đích của cuộc đời và những gì cần phải làm để đạt mục đích đó. Nếu đã biết tất
cả những điều quan trọng này, các tín hữu Công-giáo phải an tâm chuẩn bị cho
ngày về tới đích.
2/ Phúc Âm: Hãy chuẩn bị hành trang về nhà Chúa khi trời còn sáng.
Chúng ta đã được báo
trước bởi Chúa Giêsu trong những chương cuối cùng của Phúc Âm Matthêu về Ngày Tận
Thế là: (1) Điều chắc chắn là ngày ấy sẽ xảy ra; (2) Ngày và giờ sẽ xảy ra thì
chỉ một mình Chúa Cha biết. Để luôn chuẩn bị cho ngày này, con người cần làm những
việc sau:
(1) Chuẩn bị sẵn sàng:
Yếu tố bất ngờ là một trong những điều sẽ xảy ra trong Ngày Tận Thế; vì thế cần
chuẩn bị sẵn sàng. Phúc Âm hôm nay dùng ví dụ của tên ăn trộm để nói lên tính bất
ngờ: “Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn
ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh
em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” Chuẩn
bị sẵn sàng là chuẩn bị những gì cần thiết để ra trước tòa phán xét: đức tin vững
mạnh vào Chúa, yêu thương và giúp đỡ mọi người, sạch mọi vết nhơ tội lỗi.
(2) Chu tòan các bổn
phận hằng ngày: Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng, con người cần chu toàn các bổn phận
hằng ngày của mình cách tốt đẹp. Một điều để biết ai là người trung tín và khôn
ngoan là thử thách họ bằng cách thăm viếng bất ngờ: nếu lúc nào họ cũng làm việc
dù có mặt hay không có mặt của chủ, luôn chu toàn đầy đủ bổn phận của mình. Những
người nào làm những điều này, chủ có thể tin cậy và trao mọi việc cho họ.
(3) Luôn tỉnh thức chờ
đợi chủ: Sống ngày nào cũng như ngày cuối của đời mình. Một nguy hiểm thường xảy
ra cho phần lớn các tín hữu là ngày ấy còn lâu mới đến! Đây là cách cám dỗ rất
hiệu nghiệm của ma quỉ và không biết bao người đã rơi vào bẫy này. Nhiều người
nói tuổi tôi còn trẻ chắc Chúa chưa gọi về, cứ việc ăn chơi thỏa thích cho tới
khi bước vào tuổi già rồi sẽ ăn năn trở lại. Người khác lý luận: Chẳng cần theo
đạo bây giờ để phải giữ bao nhiêu luật lệ và cứ phải xưng tội mãi, cứ chờ cho đến
lúc nằm trên giường hấp hối, lúc đó sẽ trở lại cũng không muộn vì Thiên Chúa
nhân lành sẽ trả công cho người làm một giờ cũng một nén bạc. Nhưng cuộc đời họ
không học được chữ ngờ, Chúa cất họ đi khi họ chưa chuẩn bị như tên đầy tớ xấu
xa hôm nay.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải vững
tin vào Lời Chúa dạy bảo, đừng có thái độ ai nói gì cũng nghe. Sống trong một
xã hội với bao nhiêu tôn giáo và niềm tin khác nhau, người Công-giáo phải xác
tín vào những gì Chúa dạy bảo.
– Chúng ta phải luôn
chuẩn bị sẵn sàng và sống giây phút hiện tại trong an bình và hy vọng.
– Điều gì chúng ta muốn
làm và cần phải làm, hãy làm ngay đi khi trời còn sáng, trí khôn còn sáng suốt,
thân thể còn khỏe mạnh. Khi trời tối, trí khôn đã lú lẫn, thân thể đau đớn rã rời,
hỏi còn làm gì được nữa!
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
30/08/2018 – THỨ NĂM TUẦN 21 TN
Mt 24,42-51
TỈNH THỨC LÀ
CHU TOÀN BỔN PHẬN
“Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Mt
24,44)
Suy niệm: Những tai họa xảy ra liên
tiếp gần đây khiến người ta phải bàng hoàng bởi sự tàn khốc và bất ngờ. Trận lũ
lụt và sạt lở đất vào ngày 08/7 tại miền tây Nhật Bản làm hơn 200 người chết;
hay sự cố vỡ đập thủy điện Attapeu ở Lào vào ngày 23/7, với hơn 5 tỷ mét khối
nước nhấn chìm hạ lưu Sanamsay, làm hàng trăm người chết và mất tích, hàng ngàn
người lâm cảnh màn trời chiếu đất. Những biến cố này khiến chúng ta liên tưởng
đến câu chuyện nạn lụt đại hồng thủy trong Kinh Thánh. Đó là lời nhắc nhở về
ngày Chúa đến luôn bất ngờ, và mỗi người phải luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng để
chờ đón, như người đầy tớ thức tỉnh làm việc và đợi chủ về. Tỉnh thức là luôn sống
trong ân sủng, tránh xa những đam mê tội lỗi, luôn tìm kiếm và thực thi ý Chúa
trên cuộc đời mình.
Mời Bạn: Biết “tỉnh thức và sẵn
sàng” chính là biết chu toàn các bổn phận hằng ngày; những bổn phận gắn liền với
ơn gọi và trách nhiệm được trao cho mỗi người và được lựa chọn ưu tiên để mình
càng được thuộc về Chúa nhiều hơn mỗi ngày. Bạn được mời gọi chu toàn các bổn
phận ấy với lòng yêu mến.
Chia sẻ: Bạn đánh giá thế nào về thái độ “tỉnh thức và sẵn sàng”
hiện nay của mình?
Sống Lời Chúa: Chu toàn từng việc nhỏ với
ước muốn “Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc
16,10).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
xin ban sức mạnh để chúng con biết can đảm tránh xa tội lỗi, biết yêu mến sự
đơn sơ và bé mọn, biết hành động để được thuộc về Chúa mỗi ngày. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Hãy sẵn sàng (30.8.2018 – Thứ Năm Tuần 21 Thường niên)
Suy niệm
Châm ngôn của hướng đạo sinh là Sắp Sẵn, nghĩa là hãy sẵn
sàng.
Không rõ ông tổ của phong trào hướng đạo
có được gợi hứng từ bài Tin Mừng hôm nay không.
Nhưng hãy sẵn sàng đúng là châm ngôn của mọi kitô hữu,
từ những kitô hữu sống ở thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 21 và cho đến tận thế.
Hãy sẵn sàng vì từng kitô hữu cũng như cả Kitô giáo
vẫn luôn ở trạng thái chờ Chúa Kitô trở lại.
Ngài đã đến làm người cách đây hai ngàn năm,
Ngài đã cứu độ nhân loại bằng cuộc sống và cái chết trên thập giá,
Ngài vẫn đang ở với Giáo Hội nhờ Thánh Thần,
nhưng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang như Đấng phán xét cả thế giới.
Đó là điều chúng ta chờ mong, điều duy nhất Ngài chưa thực hiện.
Không rõ ông tổ của phong trào hướng đạo
có được gợi hứng từ bài Tin Mừng hôm nay không.
Nhưng hãy sẵn sàng đúng là châm ngôn của mọi kitô hữu,
từ những kitô hữu sống ở thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ 21 và cho đến tận thế.
Hãy sẵn sàng vì từng kitô hữu cũng như cả Kitô giáo
vẫn luôn ở trạng thái chờ Chúa Kitô trở lại.
Ngài đã đến làm người cách đây hai ngàn năm,
Ngài đã cứu độ nhân loại bằng cuộc sống và cái chết trên thập giá,
Ngài vẫn đang ở với Giáo Hội nhờ Thánh Thần,
nhưng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang như Đấng phán xét cả thế giới.
Đó là điều chúng ta chờ mong, điều duy nhất Ngài chưa thực hiện.
Nếu chủ nhà biết canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông sẽ canh thức,
không để nó khoét vách nhà mình (c. 43).
Còn người kitô hữu, vì không biết ngày nào, giờ nào Chúa trở lại,
nên họ phải canh thức luôn luôn, phải sẵn sàng liên lỉ.
Canh thức không phải là không ngủ.
Canh thức là sống đời sống kitô hữu của mình cách trung tín, quảng đại.
Canh thức không làm chúng ta bị căng thẳng thường xuyên,
vì thấy mình như bị đe dọa bởi một tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chúa cũng không cố ý đến bất ngờ, để ta không kịp trở tay.
Đơn giản là chúng ta biết chắc chắn Ngài sẽ đến,
nên chúng ta luôn sẵn sàng.
Chuyện khi nào Ngài đến, không làm chúng ta lo âu và sợ hãi nữa,
vì cả cuộc sống của chúng ta đã là một chuẩn bị, một đợi chờ.
không để nó khoét vách nhà mình (c. 43).
Còn người kitô hữu, vì không biết ngày nào, giờ nào Chúa trở lại,
nên họ phải canh thức luôn luôn, phải sẵn sàng liên lỉ.
Canh thức không phải là không ngủ.
Canh thức là sống đời sống kitô hữu của mình cách trung tín, quảng đại.
Canh thức không làm chúng ta bị căng thẳng thường xuyên,
vì thấy mình như bị đe dọa bởi một tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chúa cũng không cố ý đến bất ngờ, để ta không kịp trở tay.
Đơn giản là chúng ta biết chắc chắn Ngài sẽ đến,
nên chúng ta luôn sẵn sàng.
Chuyện khi nào Ngài đến, không làm chúng ta lo âu và sợ hãi nữa,
vì cả cuộc sống của chúng ta đã là một chuẩn bị, một đợi chờ.
Canh thức cũng có nghĩa là làm tròn phận sự được Chúa trao.
Ông chủ đi vắng nên trao cho người đầy tớ quyền cấp phát lương thực.
Đó là quyền hành mà cũng là phận sự trên các gia nhân.
Nếu khi trở về, ông chủ thấy người đầy tớ ấy đang phục vụ nghiêm chỉnh,
thì phúc cho anh ấy, vì anh sẽ được coi sóc toàn bộ tài sản của ông (c. 47).
Nhưng nếu anh ấy nghĩ rằng ông chủ sẽ về muộn,
anh còn nhiều thời giờ để vui chơi hơn là chu toàn bổn phận.
Nếu anh ấy lạm dụng quyền lực trong tay để đánh đập các đầy tớ khác,
nếu anh ấy nhậu nhẹt với bọn say sưa, nên không còn tỉnh thức đủ,
thì ông chủ sẽ về bất ngờ, vào ngày và giờ sớm hơn anh nghĩ.
Lúc ấy khuôn mặt thật của anh sẽ lộ ra, khuôn mặt giả hình.
Và anh sẽ chịu chung số phận với những người đạo đức giả (c. 51).
Ông chủ đi vắng nên trao cho người đầy tớ quyền cấp phát lương thực.
Đó là quyền hành mà cũng là phận sự trên các gia nhân.
Nếu khi trở về, ông chủ thấy người đầy tớ ấy đang phục vụ nghiêm chỉnh,
thì phúc cho anh ấy, vì anh sẽ được coi sóc toàn bộ tài sản của ông (c. 47).
Nhưng nếu anh ấy nghĩ rằng ông chủ sẽ về muộn,
anh còn nhiều thời giờ để vui chơi hơn là chu toàn bổn phận.
Nếu anh ấy lạm dụng quyền lực trong tay để đánh đập các đầy tớ khác,
nếu anh ấy nhậu nhẹt với bọn say sưa, nên không còn tỉnh thức đủ,
thì ông chủ sẽ về bất ngờ, vào ngày và giờ sớm hơn anh nghĩ.
Lúc ấy khuôn mặt thật của anh sẽ lộ ra, khuôn mặt giả hình.
Và anh sẽ chịu chung số phận với những người đạo đức giả (c. 51).
Anh đầy tớ xấu xa nghĩ chủ sẽ về trễ, nào ngờ chủ về sớm.
Kitô giáo đã chờ Chúa quang lâm từ gần hai mươi thế kỷ.
Có người nản lòng, nên cho rằng chắc còn lâu lắm mới đến ngày đó.
Có người đồn thổi lung tung về ngày tận thế sắp đến tới nơi rồi.
Cả hai thái độ đều không đúng.
Điều quan trọng đối với người môn đệ là trung tín chu toàn công việc.
Tỉnh thức và sẵn sàng giúp ta luôn bình an, dù ngày mai tận thế.
Kitô giáo đã chờ Chúa quang lâm từ gần hai mươi thế kỷ.
Có người nản lòng, nên cho rằng chắc còn lâu lắm mới đến ngày đó.
Có người đồn thổi lung tung về ngày tận thế sắp đến tới nơi rồi.
Cả hai thái độ đều không đúng.
Điều quan trọng đối với người môn đệ là trung tín chu toàn công việc.
Tỉnh thức và sẵn sàng giúp ta luôn bình an, dù ngày mai tận thế.
Lời nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào…
Chúa đâu muốn mất một người nào…
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
30 THÁNG TÁM
Hướng Tới Một Giáo
Lý Sáng Tỏ
Công việc chuẩn bị cho
Sách Giáo Lý Công Giáo toàn cầu phản ảnh ước muốn của các nghị phụ về việc giải
quyết dứt khoát một số giáo huấn và diễn dịch đức tin không am hợp với huấn quyền
của Giáo Hội. Các nghị phụ nhận ra nhu cầu thiết yếu phải có sự sáng tỏ và chắc
chắn về giáo lý để bác bỏ các sai lầm như thế.
Nhằm mục tiêu đó, Thượng
Hội Đồng đã đề nghị phải có một bản tổng lược tất cả các giáo thuyết Công Giáo
cơ yếu liên quan đến đức tin và các vấn đề luân lý. Mục đích của chúng ta là
sao cho bản giáo lý này có thể phục vụ như một điểm qui chiếu cho mọi sách giáo
lý được biên soạn bởi các địa phương khác nhau trên thế giới. Đây không phải là
lần đầu tiên các mục tử của Giáo Hội đòi hỏi phải có sự sáng tỏ hơn trong việc
hướng dẫn đức tin. Điều này đã được đề cập một cách đặc biệt trong Thượng Hội Đồng
giám mục 1977. Trong Tông Huấn Catechesi tradendae, tôi cũng đã mời gọi các Thượng
Hội Đồng giám mục “kiên trì và quyết liệt đảm nhận công việc rất quan trọng là
hình thành được sách giáo lý có chất lượng và am hợp với nội dung cốt yếu của mạc
khải.”
Chúng ta mong muốn thế
hệ mới của chúng ta có một đức tin vững chãi đặt nền trên chân lý Đức Kitô.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho sách giáo lý quan trọng này sẽ hướng dẫn tất cả
chúng ta trên khắp thế giới đến một sự hiểu biết sáng tỏ về chân lý. Lạy Chúa
Thánh Thần, xin hãy đến và soi trí mở lòng cho chúng con.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 30/8
1Cr 1, 1-9; Mt 24,
42-51.
LỜI SUY NIỆM: “Chủ của tên
đầy tớ ấy sẽ đến vào giờ hắn không chờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại
hắn ra, bắt chung số phận với những tên giả hình: ở đó, người ta sẽ phải khóc
lóc nghiến răng.”
Chúa Giêsu đang mời gọi mỗi người trong chúng ta phải chu toàn bổn phận của
mình mà Thiên Chúa trao cho, trong bổn phận đó phải chu toàn lệnh truyền, với sự
tôn trong phẩm giá của người anh em; nếu không thì Người sẽ xếp vào hàng những
kẻ giả hình cùng chung một hình phạt. Bởi vì kẻ giả hình, họ tự lừa dối chính
mình và trở nên mù quáng về tình trạng riêng của mình, không thể nhìn thấy ánh
sáng. Người giả hình luôn tỏ ra vẻ hành động cho Chúa, mà thực ra họ hành động
cho chính họ, Trong đời sống đạo của họ, những việc cao quí nhất như bố thí, ăn
chay, cầu nguyện đều được họ đánh tráo nhằm đề cao họ và che đậy khuôn mặt thật
của họ.
Lạy Chúa Giêsu, trong đời sống Đạo của chúng con cũng lắm khi, có thể đưa chúng
con đi vào con đường giả hình, vì vinh quang của riêng mình. Xin cho chúng con
luôn nhận ra mình là kẻ yếu kém hơn mọi người, mà sống trong tĩnh thức và cầu
nguyện trong khiêm nhường và vâng phục. Để được đẹp lòng Chúa và vui lòng người
anh em.
Mạnh Phương
30 Tháng Tám
Ban Phát Không Ngừng
Trong một câu chuyện
ngắn, văn hào Tolstoi của Nga đã ghi lại mẩu đối thoại của 3 người khách bộ
hành như sau:
Mệt mỏi vì đường
xa, ba người bộ hành đã dừng lại nghỉ chân bên một dòng suối trong vắt. Trong
những giây phút thoải mái bên cạnh dòng suối, mỗi người mới phát biểu về lợi
ích của nó.
Người thứ nhất lên
tiếng: “Còn gì sung sướng bằng gặp được một dòng suối mát bên vệ đường! Nước suối
trong vắt không những làm cho chúng ta được tươi mát, nhưng còn mời gọi chúng
ta sống thành thật với nhau”.
Người bộ hành thứ
hai góp ý: “Dòng suối chảy như không ngừng muốn nói với tôi: Hỡi loài ngơừi,
hãy làm việc! Hãy làm việc không ngừng để làm cho thế giới được tốt đẹp hơn”.
Người bộ hành thứ
ba, sau một phút trầm ngâm, mới thốt lên: “Những gì các bạn vừa phát biểu đều
đúng cả. Nhưng còn có một điều quan trọng hơn nữa mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn.
Các bạn hãy nhìn kìa, dòng suối này chảy không ngừng. Nó ban phát không ngừng,
nó ban phát cho tất cả mọi người mà không đòi hỏi một sự đáp trả nào… Mỗi người
chúng ta hãy sống cao thượng như thế”.
Sự sống đang châu lưu
trong tâm hồn chúng ta chính là Thần Khí của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho
chúng ta sức sống của Ngài, Tình Yêu của Ngài, mà không đòi hỏi một điều kiện
nào nơi chúng ta.
Thiên Chúa chỉ muốn
thông ban, Thiên Chúa chỉ muốn san sẻ và Ngài chờ đợi chúng ta cũng sống như thế.
Nguồn suối đang châu lưu trong tâm hồn chúng ta, nhờ đó chúng ta được sống một
cách tươi mát, luôn mời gọi chúng ta cũng hãy ban phát không ngừng.
Thánh Thần là ân ban của
Thiên Chúa… Người Kitô nhận lãnh Thánh Thần cũng hãy trở thành ân ban của Thiên
Chúa cho người khác. Càng trao ban, càng phân phát, người Kitô càng tìm gặp lại
chính mình.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét