Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

20-07-2014 : (phần 2) CHÚA NHẬT XVI MÙA THƯỜNG NIÊN năm A

20/07/2014
Chúa Nhật 16 Quanh Năm Năm A
(phần II)



GIÁO LÝ PÂ CN 16 TN.A

CHÚA NHẬT XVI QUANH NĂM A
Sách Khôn ngoan 12,13.16-19; Thu Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma 8, 26-27
và Phúc Âm Thánh Matthêô 13, 24-43

I.                   Giáo Huấn P.Â.:   

Nước Trời được so sánh như: Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng

Hạt cải nhỏ thành cây cải to đến nỗi thành bóng mát cho chim trời.

Nắm men nhỏ làm dậy khối bột to.

Nước Trời là nước Chúa, là Giáo Hội trần gian. Có người tốt người xấu.

Nước Trời bắt đầu nhỏ bé, nhen nhúm trong nhóm mười hai, nhưng rồi thành cây cải to, hàng tỉ ngườio núp bóng.

Nước Trời âm thầm như nắm men, nhưng không ngừng hoạt động để cám hoá và hoán cải.

II.        Vấn nạn P.Â.    
Ý nghĩa ba dụ ngôn so sánh nước trời:

Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng.

Hạt cải nhỏ trở thành cây cải to đến nỗi thành bóng mát cho chim trời.

Nắm men nhỏ làm dậy khối bột to.

Nước Trời được so sánh ở đây không là nước thiên đàng trên trời, nhưng là nước của Ông Trời, chính là Giáo Hội được Chúa thành lập dưới trần gian nầy.

Vì nước trời được so sánh với ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng, có người lành kẻ. Nước trời là nước thiên đàng thì không thể có cỏ lùn tức không không thể có kẻ xấu.

Vì nước trời được so sánh với hạt cải bé tí ti lúc ban đầu nhưng sau thành cây cải to cho him trời núp bóng. Hình ảnh Giáo Hội trần thế đang phát triển. Nếu nước trời là nước thiên đàng là nơi viên mãn, không thể có yếu tố phát triển.

Vì nước trời được so sánh với nắm bột đang làm khối bột dậy men. Hình ảnh Giáo Hội đang âm thầm cảm hoá hay hoán cải hay kitô giáo hoá thế giời. Nếu nước trời là nước thiên đàng thì không còn cần Kitô hoá hay hoán cải ai cả. Tất cả đã là thánh.

Ý nghĩa ba dụ ngôn trên:

Có sự dữ và ác xấu trong trần gian. Có bất toàn và tội lỗi trong Giáo Hội trần gian. Phải chờ đến ngày chung thẩm để luận xét: thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ.

Giáo Hội trần gian là thân thể Chúa Kitô đang lớn. Không ai có thể chặn đứng sự phát triển và lớn mạnh của Giáo Hội.

Mỗi thành phần của Giáo Hội phải là một nắm men trong xã hội trần gian: Khiêm tốn, âm thầm, nhưng không ngưng nghỉ trong nhiệm vụ cảm hoá trần đời.

Danh sách dụ ngôn được chúa dùng trong Ba Phúc Âm Nhất Lãm.

Dù đã có định nghĩa về dụ ngôn, nhưng vẫn có những cách hiểu về dụ ngôn khác nhau, cũng như danh sách liệt kê về dụ ngôn hoàn toàn khác nhau. Có nơi đồng ý với năm mươi dụ ngôn, Giáo Hội Công Giáo không đồng ý hai dụ ngôn được kể trong Phúc Âm Gioan…Ở đây xin chỉ liệt kê 28 dụ ngôn theo nghĩa thật là dụ ngôn trong ba phúc âm nhất lãm. Nó thực tế và có ích cho việc đọc và hiểu kinh thành cách bình thường.


Dụ Ngôn Trong Phúc Âm
Dụ ngôn
Phúc Âm Matthêô
Phúc Âm Matcô
Phúc Âm Luca
Cọng rác và cái sà trong mắt
7:1-5

6:37-42
Vải vá mới vào áo cũ
9:16-17
2:21-22
5:36-39
Vương quốc bị phân chia
12:24-30
3:23-27
11:14-23
Người gieo giống
13:1-23
4:1-20
8:4-15
Hạt giống đang lớn

4:26-29

Người giàu khờ khạo


12:16-21
Cây vả không sinh quả


13:6-9
Cỏ lùng trong ruộng lúa
13:24-30


Hạt cải
13:31-32
4:30-34
13:18-19
Nắm men
13:33-34

13:20-21
Kho tàng chôn giấu
13:44


Viên ngọc quí
13:45-46


Mẻ lưới
13:47-50


Ngưới Samaritanô nhân hậu


10:29-37
Khách được mời dự tiệc


14:7-24
Lòng người
15:1-20
7:1-23

Chiên lạc
18:10-14

15:1-7
Con trai hoang đàng


15:11-32
Người giàu và Lazarô


16:19-31
Bà goá kiên trì


18:1-8
Biệt phái và thu thuế


18:9-14
Thợ làm vườn nho
20:1-16


Tá điền
21:33-45
12:1-12
20:9-19
Tiệc  cưới
22:1-14

14:15-24
Cây vả
24:32-44
13:28-37
21:29-33
Tớ trung và tớ bất trung
24:45-51

12:35-48
Mười trinh nữ
25:1-13


Mười nén bạc
25:14-30

19:11-27


Vài tin tức cho thấy thực trạng cỏ lùng trong ruộng lúa Giáo Hội, gây nhiều đau nhức và tồn thương cho Giáo Hội.  VATICAN: Các vụ truyền thức linh mục mới đây do Huynh đoàn thánh Piô X thực hiện là bất hợp pháp.

Hôm thứ ba 5-7-2011 Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã trả lời như trên cho những người trong các ngày qua nêu thắc mắc liên quan tới các vụ truyền chức linh mục trong Huynh đoàn Pio X. Cha Lombardi nêu bật những gì đã được tuyên bố trong những trường hợp tương tự trong qúa khứ, nghĩa là quy chiếu thư Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Hàng Giám Mục Công Giáo hồi tháng 3 năm 2009. Thư của Đức Thánh Cha có viết như sau: ”Cho tới khi nào Huynh đoàn Thánh Pio X chưa có một thế đứng hợp giáo luật trong Giáo Hội, thì các thừa tác của Huynh đoàn không thi hành sứ vụ hợp pháp trong Giáo Hội... Cho tới khi nào các vấn đề liên quan tới giáo lý không được sáng tỏ, thì Huynh đoàn không có một quy chế giáo luật nào trong Giáo Hội và các thừa tác của Huynh đoàn không thực thi một cách hợp pháp sứ vụ nào trong Giáo Hội”. Vì thế các cuộc truyền chức linh mục bị coi như bất hợp pháp Matta có nghĩa: nữ gia chủ hay người đàn bà chăm lo mọi việc cho gia đình.

            VATICAN: Ngày 4-7-2011 Tòa Thánh đã tuyên bố vụ tấn phong giám mục tại giáo phận Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên bên Trung Quốc là bất hợp pháp vì không có phép của Đức Giáo Hoàng và tất cả các nhân vật liên hệ đều bị phạt vạ theo Giáo Luật.

Như đã biết ngày 29-6-2011 linh mục Phaolô Lôi Thế Ngân đã được tấn phong giám mục tại Lạc Sơn mà không có phép của Tòa Thánh. Vụ tấn phong ”bất hợp pháp”, gây chia rẽ và tạo ra các căng thẳng giữa lòng Giáo Hội.

            Tin từ Catholic online: Cha John Caropi tuyên bố hoàn tục hôm ngày 17.6.2011: ChaAnthony Corapi, S.O.L.T. (Society of Our Lady of the Most Holy Trinity – Hội dòng Đức Mẹ Cực Trọng Ba Ngôi) sinh ngày 20.5.1947 ở Hudson, New York. Ngài là một linh mục Công Giáo rất nổi tiếng cho các chương trình truyền hình hầu như khắp nước Mỹ. Linh mục John Caropi đã từng làm nhiều nghề sinh sống trước khi đi tu làm linh mục. Ông nguyên là cầu thủ bóng chày, rồi gia nhập quân đội Mỹ. Sau khi giải ngũ, ông đi làm cố vấn tài chánh. Ông nổi tiếng giàu có xử dụng loại xe đắt tiền và du thuyền giá bạc triệu. Ông cũng  không từ chối tham gia mua bán bạch phiến hay cả những chuyện tình dục đồi bại. Hậu quả: bị bệnh tâm thần và không nhà cửa.           

Ông sống lang thang đầu đường phố chợ suốt ba năm. Mẹ Ông cầu nguyện tha thiết và gửi ông thiệp cầu nguyện có kinh kính mừng, đồng thời cho ông tiền máy bay quay về New York. Ông sám hối và quay về với Chúa ngày 24.6.1984. Ông xin gia nhập Hội Dòng Đức Mẹ Ba Ngôi Cực Trọng và thụ phong phó tế ngày 26.5.1990. Ngảy 26.5.1991 Thầy được chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II truyền chức linh mục.  Sau đó Cha được làm Cha xứ, rồi làm giám đốc trung tâm Giáo Lý địa phận. Dần dần với những bằng cấp, Cha John thành chuyên viên truyền hình Công Giáo trên khắp nước Mỹ.Tháng Ba năm nay 2011, linh mục John bị chính Hội dòng Ngài ngưng thi hành tác vụ linh mục vì theo như Cha Bề Trên, Cha Gerald Sheehan, thì Cha John đã dính vào thuốc phiện, rượu chè và gian dâm với một nữ nhân viên trong chương trình truyền hình của Cha, nguyên là gái mãi dâm từ trước.


III.             Thực Hành P.Â.    
           
Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật

(Lời Chúa trong Thánh lễ năm 2011 tháng 7,8, và 09 trang 85)

            Trước khi đi học, Thảo xin Mẹ hai đồng và hai lon súp để đóng góp vào chương trình “Food Bank” của nhà trường. Mẹ Thảo hỏi: Con định mang tiền và những lon súp nầy cho ai? Thưa Mẹ, cho người nghèo.

Nhưng ai đáng gọi là nghèo để mà cho hả con? Con có biết, có những người làm biếng, không chịu đi làm, ngồi không xin người khác. Có những người tiêu pha tiền bạc vào xì ke, ma túy.. rồi đi xin thức ăn. Giúp họ là duy trì người xấu trong xã hội.

Không cần biết họ là ai và làm gì Mẹ à! Họ nghèo là mình phải giúp thôi.

Với lương tâm của người công giáo ngay lành, chúng ta dễ phàn nàn về những ác xấu nhan nhãn trước mắt. Nhiều khi chúng ta nặng lời nguyền rủa hay cầu xin Chúa cho kẻ bất lương bị “xe đụng chết!” hay “hộc máu mồm” mà chết quách cho dân tình đỡ khổ.

Ruộng lúa có lúa tốt và cỏ lùng. Thế giới có kẻ lành người dữ. Con cái có đứa ngoan, đứa hư. Xứ đạo có người đạo đức kẻ trễ nãi. Đó là sự thường tình trong thế giới bất toàn của con người. “Ta đến kêu gọi người tội lỗi!”  Cứu độ là lý do Chúa xuống trần. Sự hiện hữu của Giáo Hội, của địa phận, của giáo xứ và của các tổ chức đoàn hội trong Giáo Hội là để cứu độ Sự hiện hữu của chúng ta sẽ dư thừa và vô ích, nếu thế giới nầy toàn người đạo đức và thánh thiện.

Chúng ta làm người công giáo để “giữ đạo” hay để truyền giáo và hoán cải thế giới?  Nhiều khi chúng ta tiêu pha quá nhiều thời giờ, tiền bạc trong chuyện kiệu rước linh đình để biểu dương sức mạnh đức tin. Nhiều khi chúng ta làm văn nghệ gây quỹ để tân trang nhà thờ. Đó cũng chỉ là chuyện “giữ đạo” còn chuyện hoạt động xã hội như Quà Giáng Sinh cho người nghèo (Christmas Hamper) hay bữa ăn cho người vô gia cư . . . thì thế nào? Hàng ngày có năm, hay sáu  mươi ngàn trẻ em ở Phi Châu chết đói, có bao giờ chúng ta nghĩ đến một giúp đỡ nào chăng? Nếu chúng ta chỉ “giữ đạo” theo kiểu đóng khung trong xứ đạo, trong “lũy tre làng” ngày xưa. Coi chừng! Càng giữ đạo chúng ta càng mất đạo nơi thế hệ con cháu nối tiếp. Người trẻ ngày nay sinh ra, lớn lên và được giáo dục theo hướng sống xã hội không biên giới. Người trẻ sẽ thắc mắc về cách “giữ đạo” nhiều kinh hạt và kiệu rước rình rang của chúng ta. Nhưng lại phớt lờ những đóng góp giúp người nghèo hay làm ngơ trước những người đang khốn khổ vì chiến tranh, thiên tai, bão tố.

 Lm Phêrô Trần Thế Tuyên  


Tội lỗi nào được tha thứ 
Có tội ác nào tày trời đến độ không thể tha thứ được không? Tap chí Times đã nêu ra câu hỏi trên đây khi trích dẫn câu trả lời của một vị luật sư người Capuchia.
Cách đây ba năm, một Mục sư đã rửa tội cho một giáo viên ở một vùng sình lầy thuộc tỉnh Battanapan, ở mạn TÂy Campuchia. Mới đây người giáo viên này tiết lộ mình đã từng làm giám đốc cơ quan mật vụ của Khờ-me đỏ. Sau 20 năm lẩn trốn, nay ông thú nhận là ông đã trực tiếp nhúng tay vào vụ thảm sát ít nhất là 12.000 người Khờ-me.
Người Mục sư mà cha mẹ và với gần 2.000.000 đồng bào ruột thịt bị người Khờ-me đỏ sát tế trong giai đoạn từ năm 1975 – 1979, đã nhận định về cuộc trở lại của người giáo viên này như sau:
Thật là kỳ diệu, Kitô giáo có thể thay đổi cuộc sống con người. Nếu Chúa Giêsu đã thay đổi người giáo viên này, thì Người cũng có thể thay đổi tất cả mọi người.
Ông Duo tức người giáo viên này, một hôm đã đến nghe vị Mục sư thuyết giảng, sau đó ông đã xin chịu phép rửa, ông nói rằng, trong suốt thời thơ ấu và ngay cả khi lớn lên ông không bao giờ được yêu thương. Giờ đây tin nhận Chúa Kitô, ông cảm thấy tâm hồn được tràn ngập yêu thương.
Mục sư ghi nhận rằng, cuộc thay đổi nội tâm đã ảnh hưởng đến toàn diện con người của ông. Trước kia ông lầm lỳ ít nói, nay ông vui vẻ và cởi mở với tất cả mọi người. Trước kia quần áo ông xốc xếch, thì nay ông ăn mặc chỉnh tề. Sau khi đón nhận phép rửa và tiết lộ tông tích của mình, ông Duo đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ hồi tháng 5.1998, hiện nay ông đang bị giam tại một nhà từ gần trung tâm Tollen, tức là nơi trước đây ông đã từng tham vấn, hành hạ và sát hại hàng trăm ngàn người đồng bào ruột thịt của mình.
Nhận định về tay đồ tể khát máu Khờ-me, người luật sư Lobin đã nói như sau: một câu chuyện mang lại niềm hy vọng cho nhân dân Campuchia, họ đã trải qua quá nhiều năm trong tăm tối. Khi đón nhận Chúa Giêsu, họ đã được mang lại ánh sáng trong cuộc sống của họ. Thật vậy, đã đến lúc người Campuchia cần phải từ bỏ thù hận để sống yêu thương.
Anh chị em thân mến,
Chứng từ sống động trên đây đưa chúng ta vào cốt lõi của đạo chúng ta là yêu thương và tha thứ mà hôm nay qua bài dụ ngôn cỏ lùng Giáo Hội muốn nhắc lại cho chúng ta. Dụ ngôn là một câu trả lời của Chúa Giêsu và thắc mắc mà các môn đệ thường nêu lên, là tại sao Thiên Chúa không trừng phạt nhãn tiền những kẻ làm điều gian ác?
Với hình ảnh của ruộng lúa tốt và cỏ lùng, Chúa Giêsu mạc khải lòng nhân từ và sự tha thứ vô biên của Thiên Chúa, đối với Thiên Chúa không có tội ác nào, dù cho có tày trời đến đâu mà không thể tha thứ được. Như một người cha ngày ngày ra đứng trước cửa trông ngóng người con hoang đàng trở về, thì Thiên Chúa cũng có một thái độ chờ đợi kiên nhẫn như thế đối với tất cả mọi tội nhân, dù cho con người có đốn mạt xấu xa đến đâu thì Chúa vẫn luôn dành cho một cơ may mới để trở về với Ngài. Nơi tâm hồn con người dù có tăm tối đến đâu, Thiên Chúa vẫn nhận ra được ánh sáng mà chính ngài đã đặt để trong trái tim con người. Chính vì tin tưởng nơi khảnăng có thể cải thiện của con người mà Thiên Chúa không ngừng tha thứ cho con người và kiên nhẫn chờ đợi con người trở về.
“Thức khuya mới thấy đêm dài, sống lâu mới thấy dạ người có nhân”. Dụ ngôn về cỏ lùng được Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, mời gọi các Kitô hữu mặc lấy tâm tình khoan dung nhân hậu và cảm thông của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không khoan nhượng, không dung tha cho bất cứ tội ác nào, Ngài gay gắt lên án thói giả hình và thái độ mù quáng của con người, nhưng Ngài lại tỏ ra cảm thông và tha thứ cho những người yếu đuối tội lỗi, Ngài không những cảm thông với những người tội lỗi, mà còn tha thứ cho chính những kẻ hành hạ Ngài.
Tòa nhà giáo huấn của Chúa Giêsu sẽ sụp đổ nếu từ trên thập giá Ngài không tha thứ cho những lý hình của Ngài. Cuộc sống của Ngài cũng sẽ vô giá trị nếu khi bị treo trên thập giá Chúa Giêsu vẫn còn mang theo hận thù trong lòng Ngài.
Tha thứ là vẻ đẹp cao quý nhất trong tâm hồn con người. Nhân cách của con người sẽ bị đánh mất nếu nó không thể làm được hành động tha thứ. Người tín hữu Kitô chúng ta cũng sẽ mất căn tính của mình nếu chúng ta chỉ sống theo đố kỵ, hận thù. Tha thứ là vẻ đẹp cao quý nhất trong tâm hồn con người, do đó cũng chính là điều khó thực hiện nhất, vì thế mà chúng ta không ngừng cầu xin Chúa cho chúng ta luôn được sống ơn tha thứ, đó là điều chúng ta cầu xin trong Thánh Lễ mỗi ngày.
Kinh Lạy Cha nhắc nhớ chúng ta rằng, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa nếu chúng ta cũng tha thứ cho người anh em chúng ta mà thôi.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta luôn được lớn lên trong niềm xác tín ấy. Amen.
R. Veritas.

Lectio Divina: Chúa Nhật XVI Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 20 Tháng 7, 2014
Sự phát triển nhiệm mầu của Nước Trời
Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa
Mt 13:24-43


1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Thần Khí Chúa của Chân Lý, Đấng được sai đến bởi Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng con đến sự toàn chân, xin hãy soi sáng tâm trí chúng con để chúng con có thể hiểu được lời Kinh Thánh.  Lạy Thần Khí Chúa, Đấng đã rợp bóng Đức Maria và khiến Bà trở thành đất màu mỡ để Lời Thiên Chúa có thể nẩy mầm, xin hãy thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi mọi trở ngại hướng về Lời Chúa.  Xin hãy giúp chúng con noi gương Đức Maria biết lắng nghe với trái tim trong sạch và tốt lành để hướng về Lời Chúa đang nói với chúng con trong cuộc sống và trong Kinh Thánh, để chúng con có thể tuân giữ Lời Chúa và thu gặt được hoa trái qua sự kiên trì của chúng con. 

 2.  Bài Đọc

a)  Phân đoạn bài Tin Mừng:
Bài Tin Mừng gồm có ba dụ ngôn, một đoạn tạm nghỉ, và lời giải thích về dụ ngôn đầu.  Ba dụ ngôn của cỏ lùng và lúa mì (13:24-30), hạt cải (13:31-32) và men (13:33), có cùng một mục đích.  Chúng được dùng để hoàn chỉnh những kỳ vọng của dân chúng trong thời Chúa Giêsu là những người nghĩ rằng Triều Đại Thiên Chúa sẽ đến với sự sôi nổi và lập tức loại trừ bất cứ điều gì trái với nó.  Xuyên qua ba dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn giải thích cho những người đang lắng nghe là Người không đến để khôi phục lại Nước Trời bằng vũ lực, nhưng để từ từ mở ra một kỷ nguyên mới, trong lịch sử hằng ngày, trong một cách thông thường không ai để ý.  Thế nhưng việc làm của Người có một sức mạnh cố hữu, năng động và mãnh lực cải biến thay đổi dần dần lịch sử từ bên trong theo như kế hoạch của Thiên Chúa … nếu người ta có mắt để nhìn thấy!

Trong đoạn Tin Mừng 13:10-17, giữa dụ ngôn người gieo giống và lời giải thích, tác giả Tin Mừng đã chêm vào cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đệ nơi Chúa giải thích cho các ông lý do tại sao Người dùng dụ ngôn nói với đám đông (13:34-35).

Tiếp theo là lời giải thích về dụ ngôn cỏ lùng và lúa mì (13:36-43).  Điều nổi bật trong lời giải thích này là, trong khi nhiều chi tiết của dụ ngôn được diễn giải, nhưng không hề có một lời nào đề cập đến điều cốt lõi của bài dụ ngôn, đó là cuộc đối thoại giữa ông chủ và những người giúp việc về việc cỏ lùng mọc lên lẫn với lúa mì.  Nhiều học giả suy luận rằng lời giải thích về bài dụ ngôn không hẳn nói ra từ Chúa Giêsu, mà từ tác giả Tin Mừng là người đã thay đổi ý nghĩa nguyên thủy của bài dụ ngôn.  Trong khi Chúa Giêsu có ý hiệu chỉnh lại sự thiếu kiên nhẫn về Đấng Thiên Sai của những người đương thời, Mátthêu nói về những Kitô hữu kém nhiệt tình và khuyến khích họ, gần như đe dọa họ, với sự phán xét của Thiên Chúa. Tuy nhiên, dụ ngôn và lời giải thích là một phần của văn bản kinh điển và, vì thế, cả hai cần được lưu ý bởi vì cả hai đều hàm chứa Lời của Chúa nói với chúng ta ngày nay.         

b)  Phúc Âm: 
24-30:  Khi ấy Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng:  “Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình.  Trong lúc mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất.  Khi lúa lớn lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lộ ra.  Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng:  ‘Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao?  Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?’  Ông đáp:  ‘Người thù của ta đã làm như thế.’  Đầy tớ nói với chủ:  ‘Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ.’  Chủ nhà đáp:  ‘Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng.  Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt.  Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt:  ‘Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa vào lẫm cho ta.’”
31-32:  Người lại nói với họ một dụ ngôn khác mà rằng:  “Nước Trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình.  Hạt nó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu ngành nó.” 
33:  Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng:  “Nước Trời giống như men người đàn bà kia lấy đem đi trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men.”
34-35:  Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng.  Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng:  “Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian.”
36-43:  Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà.  Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng:  Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”  Người đáp lại rằng:  “Kẻ gieo giống tốt là Con Người.  Ruộng là thế gian.  Còn hạt giống là con cái Nước Trời.  Cỏ lùng là con cái gian ác.  Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ.  Mùa gặt là ngày tận thế.  Thợ gặt là các thiên thần.  Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy:  Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi Nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa:  ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng.  Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình.  Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện:

Để Lời Chúa được thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý:

Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.


a)  Phản ứng của bạn đối với sự dữ mà bạn thấy trong thế gian và trong chính bản thân mình là gì?  Đó là phản ứng của những người giúp việc hay của ông chủ?
b)  Đâu là những dấu hiệu về sự hiện diện của Nước Trời mà bạn có thể thấy trong thế gian và trong đời sống của bạn?
c)  Hình ảnh nào về Thiên Chúa xuất hiện trong ba dụ ngôn này?  Đó có phải là hình ảnh Thiên Chúa của bạn không?

5.  Chìa khóa dẫn đến bài đọc

Dành cho những ai muốn đào sâu hơn vào trong bài Tin Mừng.

a)  Triều Đại Thiên Chúa:

Trong hai bản tóm tắt mà Mátthêu viết cho chúng ta về sứ vụ của Chúa Giêsu, ông trình bày Chúa đi rao giảng Phúc Âm hay Tin Mừng Nước Trời và chữa lành (4:23; 9:35).  Thành ngữ “Triều Đại Nước Trời” xuất hiện 32 lần trong Tin Mừng Mátthêu.  Cũng giống như “Nước Thiên Chúa”, chỉ được tìm thấy một lần trong Tin Mừng Mátthêu, trong khi nó được dùng thông thường hơn trong phần còn lại của Tân Ước. Như một vấn đề tôn kính, người Do Thái không chỉ tránh việc xử dụng Danh Thánh của Thiên Chúa như được mặc khải cho ông Môisen (xem Xh 3:13-15), mà cả chữ “Thiên Chúa” cũng được thay thế bằng những chữ khác nhau như “Thiên Đàng” hoặc “Trên Trời”.  Mátthêu, tác giả sách Tin Mừng, là thánh sử chính tông Do Thái nhất, tuân thủ theo phong tục này.
Dù sao, thành ngữ ấy không thấy trong Cựu Ước, nơi chúng ta thường thấy ý tưởng xem Thiên Chúa như vị quân vương cai trị dân Do Thái và toàn vũ trụ và tương đương với chữ của Tân Ước “Thiên Chúa ngự trị”.  Trong thực tế, Vương Quốc Thiên Chúa, như được trình bày trong Tân Ước, vượt trên hẳn mọi tác động của Thiên Chúa là Đấng ngự trị và tình huống mới như là một hệ quả của quyết định của Người.  Thiên Chúa luôn luôn là Vua, nhưng bởi vì tội lỗi, dân Do Thái và toàn thể nhân loại đã chối bỏ vương quyền của Người và tạo ra tình trạng đi ngược với kế hoạch ban đầu của Chúa.  Vương Quốc Thiên Chúa sẽ được thiết lập khi tất cả mọi vật một lần nữa ở dưới sự cai quản của Người, đó là khi nhân loại chấp nhận sự ngự trị của Người và từ đó nhận thức được kế hoạch của Chúa.
Chúa Giêsu công bố việc thời đại mới này đang đến gần (xem ví dụ Mt 3:2).  Vì lý do nào đó, thực tế về Vương Quốc Thiên Chúa đang được hiện hữu và mong đợi nơi Người và trong cộng đoàn Người thành lập.  Tuy nhiên, Giáo Hội chưa hẳn là Nước Trời.  Nước Trời phát triển một cách mầu nhiệm và từ từ cho đến khi nó đạt đến sự viên mãn vào lúc tận thế.

b)  Lý lẽ của Thiên Chúa:

Thực tế về Nước Trời và sự phát triển của nó, như được mô tả bởi Chúa Giêsu, đặt để chúng ta trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng mà sự suy nghĩ không giống những suy nghĩ của chúng ta.  Chúng ta nhầm lẫn giữa vương quyền và vũ lực, và áp đặt, và chiến thắng khải hoàn.  Chúng ta muốn những việc làm được thực hiện trên một quy mô lớn lao.  Chúng ta thấy sự thành công như một điều tán tụng đoan chắc và liên quan đến nhiều người.  Tuy nhiên, đây là những cám dỗ quyến rũ ngay cả cộng đoàn, và thay vì phục vụ Nước Trời, cộng đoàn lại tự chống đối Nước Trời.  Thiên Chúa, về phần Ngài, ưa chuộng tiến hành chương trình của mình qua các việc nhỏ, đơn sơ và tầm thường và trong khi chúng ta luôn vội vàng hoàn tất các chương trình của chúng ta, Thiên Chúa lại chờ đợi với lòng kiên nhẫn và khoan dung tuyệt vời.                                                                                                                                                                                  

6.  Thánh Vịnh 145                                                                                                                    
Bài Thánh Ca dâng lên Đức Chúa là Vua

Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.

CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
và truyền tụng những chiến công của Ngài,
tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển,
kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ,
loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!
Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng,
hoan hô Ngài công chính.
CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
CHÚA nhân ái đối với mọi người,
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.

Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,
vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.

Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai quỵ ngã, CHÚA đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.
Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.

CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Kẻ kính sợ Người, Người cho toại nguyện,
nghe tiếng họ kêu than, và ban ơn giải cứu,
CHÚA gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người,
nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân.

Môi miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi CHÚA,
chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời!
7.  Lời Nguyện Kết

Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu,
không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra,
vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên.
Nếu như Ngài không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi ?
Nếu như Ngài không cho hiện hữu, làm sao nó có thể được duy trì?
Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống,
Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa.
Quả vậy, lạy Đức Chúa, sinh khí bất diệt của Ngài ở trong muôn loài muôn vật.
Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ.
Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì,
để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.

Nhưng Ngài là Đấng công chính, cai trị muôn loài thật công minh.
Và kết án kẻ không đáng trừng phạt là điều xa lạ đối với Chúa quyền năng.
Chính do sức mạnh của Chúa mà Chúa hành động công minh,
và vì Chúa làm bá chủ vạn vật, nên Chúa nương tay với muôn loài.
Khi không có ai tin rằng Chúa nắm trọn quyền năng, thì Ngài tỏ sức mạnh ;
còn ai đã biết mà vẫn to gan, thì Ngài trị tội.
Nhưng Chúa xử khoan hồng vì Ngài làm chủ được sức mạnh.
Ngài lấy lượng từ bi cao cả mà cai quản chúng con,
nhưng có thể xử dụng quyền năng bất cứ khi nào Ngài muốn.

(Trích sách Khôn Ngoan 11:24 – 12:2, 15-18)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét