02/12/2014
Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng
Bài
Ðọc I: Is 11: 1-10
"Chúa
lấy đức công bình mà xét xử người nghèo khó".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ngày
ấy, từ gốc Giê-sê sẽ đâm ra một bông hoa.
Trên
bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và
thông suốt, thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ
làm cho Ngài biết kính sợ Thiên Chúa.
Ngài
không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng
Ngài sẽ lấy đức công bình mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực
mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở.
Ngài
sẽ dùng lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung
ác.
Ngài
lấy đức công bình làm dây thắt lưng và lấy sự trung tín làm đai lưng.
Sói
sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở
chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy.
Bò
con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử
cũng như bò đều ăn cỏ khô, trẻ con còn măng sửa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và
trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc.
Các
thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta.
Bởi
vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa như nước tràn đại dương.
Ngày
ấy gốc Giê-sê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân.
Các
dân sẽ khẩn cầu Ngài và mộ Ngài sẽ được vinh quang.
Ðó
là Lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 71,2, 7-8,12-13,17
Ðáp: Sự công chính
và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người.
Xướng
1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công
chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh và phân xử người
nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2)
Sự công chính và nền hòa bình viên mãn, sẽ triển nở trong triều đại người, cho
tới khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển
kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
3)
Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh
không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu sống
người cùng khổ. - Ðáp.
4)
Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời.
Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.
- Ðáp.
Alleluia:
Tv 84,8
Alleluia,
alleluia - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi
cho chúng tôi. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 10: 21-24
"Chúa
Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: "Lạy Cha là
Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì đã giấu không cho những người thông thái
khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ.
Vâng
lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.
Cha
Ta đã trao phó cho Ta mọi sự.
Không
ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng
nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết!"
Rồi
Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán: "Hạnh phúc cho những con mắt
được xem những điều chúng con xem thấy; vì chưng Ta bảo các con: có nhiều tiên
tri và vua chúa đã muốn xem những điều chúng con thấy, mà chẳng được xem, muốn
nghe những điều chúng con nghe, mà đã chẳng được nghe.
Ðó
là Lời Chúa.
Suy
Niệm:
Mặc
Khải Cho Kẻ Bé Mọn
Chúng
ta đang bước vào Mùa Vọng là mùa trông đợi Ðấng Cứu Thế mang ơn cứu độ đến cho
nhân loại. Chờ đợi là thời gian dài thăm thẳm, vì theo tâm lý thì thời gian như
kéo dài thêm ra. Trải qua một thời kỳ lịch sử Cựu Ước, kể từ khi con người phạm
tội phản nghịch qua Adam và Evà, biết bao nhiêu tổ phụ, bao nhiêu tiên tri đã
được sai đến dọn đường cho Con Thiên Chúa là Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người,
gánh lấy tội lỗi con người và làm cho con người được ơn cứu rỗi.
Ðoạn
Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để mạc khải
cho chúng ta biết bản tính Thiên Chúa của Ngài: "Không ai biết Chúa Con
ngoại trừ ra Cha, cũng không ai biết Chúa Cha là Ðấng nào ngoài Chúa Con và những
người được Chúa Con muốn tỏ cho biết".
Ðôi
mắt con người chỉ nhìn xem những vật hữu hình, nếu quá nhỏ có thể dùng kính hiển
vi, nếu quá xa có thể dùng kính thiên văn. Trí óc con người có thể suy nghĩ một
cách hạn hẹp trong khả năng giới hạn nào đó mà thôi, ví dụ chúng ta có thể nhìn
thấy ngôi nhà chúng ta đang ở, chúng ta biết nó không phải tự nhiên mà có nhưng
phải do bàn tay thợ nề, thợ mộc, do con người làm nên và tạo ra. Khi nhìn đồng
hồ treo tường hay treo đồng hồ đeo tay, chắc hẳn trong chúng ta không ai nghĩ rằng
nó tự nhiên mà có nhưng phải có người suy tính và tạo ra.
Từ
những thí dụ cụ thể trên, chúng ta có ý nghĩ: Con người chúng ta không phải
tình cờ hay ngẫu nhiên mà được sinh ra. Ða số ai cũng chấp nhận có ông Trời tạo
dựng nên và điều khiển vũ trụ. Tuy nhiên trí óc con người không dừng lại ở đó,
trí óc họ không thể hiểu thêm gì về ông Trời đó, chỉ có thể tưởng tượng ra ông
Trời cũng biết thương, biết giận, biết ghét, biết khen thưởng hay trừng phạt
như con người. Và con người cũng thường nói: "Ông Trời có mắt" để
cùng nhau làm lành làm dữ, sống hòa thuận, bớt làm điều tai ác.
Chúa
Giêsu mặc lấy thân phận con người để tiết lộ cho chúng ta biết về Thiên Chúa
qua lời cầu nguyện của Ngài hôm nay với Thiên Chúa Cha: "Không ai biết
Thiên Chúa Cha ngoại trừ ra Con". Thiên Chúa Con, Ngài từ trời xuống nên
Ngài biết rõ những việc trên trời nơi Ngài đã ở với Thiên Chúa Cha.
Chúa
Giêsu còn cho chúng ta biết về Thiên Chúa Cha có Ba Ngôi, và khi Ngài chịu Phép
Rửa ở sông Jordan, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba lấy hình chim bồ câu ngự xuống
trên Ngài, đồng thời có tiếng Thiên Chúa Cha phán ra từ đám mây: "Này là
Con Ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta mọi đàng". Và trước khi về Trời, Chúa
Giêsu cũng đã truyền lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho
muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy,
con người không thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không
mạc khải truyền lệnh cho các môn đệ: "Các con hãy đi giảng dạy cho muôn
dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần". Như vậy, con
người không thể biết được về bản tính Thiên Chúa nếu Chúa Giêsu Kitô không mạc khải
cho chúng ta biết, và lời Ngài trên đây cũng cho chúng ta biết thêm dẫn chứng về
ngôi vị Thiên Chúa: "Không phải những kẻ thông thái khôn ngoan biết những
điều này nhưng là những kẻ đơn sơ". Những kẻ đơn sơ bé mọn đó chính là
chúng ta.
Chúng
ta đang ở trong Mùa Vọng để chuẩn bị đón mừng một mầu nhiệm rất trọng đại, mầu
nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chúng ta
là những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, thuộc mọi quốc gia, đủ mọi lứa
tuổi, đủ mọi trình độ, mọi ngôn ngữ khác nhau, không phân biệt nhưng cùng chung
một niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế đem bình an đến cho mọi tâm hồn.
Chúa
Giêsu đã chúc lành cho chúng ta: "Hạnh phúc cho những người được xem thấy
những điều chúng con xem thấy, vì đã có nhiều tiên tri, vua chúa đã muốn xem những
điều chúng con thấy mà chẳng được xem". Biết bao nhiêu người hiện nay chưa
biết, chưa được nghe đến Tin Mừng của Chúa, vì chưa được ai rao giảng cho họ.
Lạy
Chúa, xin cho mỗi người chúng con tin vững vàng vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ngôi
Hai Nhập Thể để chúng con sống thật với mầu nhiệm yêu thương ấy. Xin Chúa cho mỗi
người trong chúng con sống trọn vẹn tâm tình tha thiết mong đợi Ðấng Cứu Thế đến
để cứu rỗi nhân loại chúng con. Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần I MV
Bài đọc: Isa 11:1-10; Lk
10:21-29.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa làm những
chuyện không thể đối với con người.
Trong
Bài đọc I, tiên tri Isaiah cho dân một hy vọng: Khi Đền Thờ Jerusalem bị phá hủy
và vương quốc Judah thất thủ, các vua quan của Judah bị lưu đày qua Babylon.
Sau gần 50 năm lưu đày, họ được Vua Batư, Darius, cho hồi hương để xây dựng lại
Đền Thờ và kiến thiết xứ sở. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ lãnh đạo dân để tái
thiết xứ sở? Người lãnh đạo này phải thuộc giòng dõi của David; và Zerubbabel hội
đủ điều kiện để lãnh đạo dân (x/c Hag 1:1, Zech 4:9). Từ giòng dõi Zerubbabel sẽ
xuất hiện Đấng Thiên Sai (Mt 1:12). Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải Kế Họach
Cứu Độ cho các môn đệ và chỉ cho các ông cách làm sao để đạt đích điểm của cuộc
đời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Làm sao kiếm được Vua công chính cai trị dân?
1.1/
Làm sao kiếm được Vua cai trị Israel sau Thời Lưu Đày? Tiên tri Isaiah
nói về Đấng Thiên Sai như sau: “Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội
rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thánh Thần của Thiên Chúa sẽ ngự trên vị này: thần
khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và can đảm, thần khí hiểu biết và
kính sợ Đức Chúa.” Ông Jesse là cha của Vua David. Vương quốc Judah được ví như
một cây, bị chặt sát gốc trong thời gian lưu đày, tưởng chừng như đã chết;
nhưng Thiên Chúa đã phục hồi và làm cho sống. Bắt đầu từ một nhánh nhỏ, sẽ mọc
lên một mầm non, mầm non này chính là Đấng Thiên Sai.
Thánh
Thần của Thiên Chúa là hơi thở ban sự sống (ruah) mà Thiên Chúa trao tặng cho con
người. Hơi thở này kèm theo những năng lực vô biên: khôn ngoan, minh mẫn, mưu
lược, can đảm, hiểu biết, và kính sợ Thiên Chúa. Những năng lực vô biên này, Bản
Bảy Mươi và Vulgate thêm vào năng lực “đạo đức” thay cho một “kính sợ Thiên
Chúa,” đã trở thành 7 quà tặng của Chúa Thánh Thần. Người tín hữu lãnh nhận 7
quà tặng này khi chịu Bí-tích Thêm Sức.
1.2/
Vua công minh, thương yêu, can đảm: Với Thánh Thần của Thiên Chúa hướng dẫn, Đấng Thiên
Sai có đầy đủ mọi đức tính cần thiết để cai trị dân:
(1)
Ngài sẽ xét xử công minh:
“Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người mãn nguyện, Người sẽ không xét xử theo
dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói.”
(2)
Ngài sẽ bênh vực kẻ nghèo hèn: “Ngài xét xử công minh cho những người thấp cổ bé miệng, và phán
quyết vô tư cho kẻ nghèo trong xứ sở.”
(3)
Ngài sẽ trừng trị kẻ ác: “Lời
Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.”
Hai
đức tính cần thiết một vị anh quân cần có được tiên tri ví như dây thắt lưng và
miếng vải buộc trong mình: “Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc
bên sườn là đức tín thành.”
1.3/
Vua đem lại hòa bình: Sau
khi đã trải qua biết bao gian khổ đau thương do chiến tranh và lưu đày gây ra,
điều con người mong ước nhất là có được nền hòa bình. Mong ước này chỉ có được
khi tất cả mọi người trên thế giới biết dẹp bỏ mọi khác biệt để cùng nhau chung
sống và xây dựng hòa bình: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò
cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm
như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc
tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của
Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng
biển.” Viễn tượng hòa bình này chỉ có thể đạt được trong triều đại của Đấng
Thiên Sai, khi Ngài chiến thắng mọi quyền lực thế gian và thu thập mọi người về
cho Thiên Chúa.
2/
Phúc Âm:
Làm sao biết được thánh ý Thiên Chúa?
2.1/
Thánh ý Thiên Chúa: Thiên
Chúa khôn ngoan và uy quyền, con người yếu đuối và giới hạn; làm sao con người
hiểu được những chương trình và thánh ý của Thiên Chúa? Trong Cựu Ước, Thiên
Chúa dùng các tiên tri để nói với con người; nhưng họ chỉ mặc khải được phần
nào những gì Thiên Chúa muốn bằng ngôn ngữ lòai người. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài
mặc khải cho con người tất cả những gì nơi Thiên Chúa. Những mặc khải của Đức
Kitô chính xác và tòan hảo vì Ngài ở với Thiên Chúa ngay từ ban đầu khi Thiên
Chúa tạo dựng vũ trụ. Mặc khải quan trọng nhất của Đức Kitô cho con người là Mầu
Nhiệm Cứu Độ; nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được Mầu Nhiệm này như Chúa
Giêsu nói hôm nay: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì
Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng
lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.
Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa
Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con
muốn mặc khải cho. Rồi Đức Giêsu quay lại với các môn đệ và bảo riêng: Phúc
thay mắt nào được thấy điều anh em thấy!”
(1)
Kẻ nghèo hèn được mặc khải: Khác với những khôn ngoan của thế gian, Mầu Nhiệm Cứu Độ chỉ được
hiểu bởi những kẻ nghèo hèn, những người không cậy vào sức riêng mình, nhưng
hòan tòan trông cậy nơi Thiên Chúa.
(2)
Bậc khôn ngoan không hiểu: Cũng như tòan bộ Tin Mừng, Mầu Nhiệm Cứu Độ được rao giảng cho tất
cả mọi người. Bậc khôn ngoan không hiểu là vì họ cậy vào sức mình. Nếu họ dùng
lý luận và sự khôn ngoan của con người, Mầu Nhiệm Cứu Độ là chuyện điên rồ
không thể hiểu được. Thánh Phaolô đã trưng dẫn điều này về Thập Giá của Đức
Kitô.
(3)
Các vua chúa không thấy: “Quả
vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua chúa đã muốn thấy điều
anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không
được nghe.”
2.2/
Làm sao để đạt đích của cuộc đời? Chúa Giêsu không chỉ mặc khải cho con người biết
đích điểm của cuộc đời, mà còn cả cách thức đạt tới đích điểm này:
(1)
Mến Chúa, yêu người: Chúa
Giêsu chứng thực câu trả lời của người Kinh-sư: "Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí
khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình."
(2)
Thực hành giới luật yêu thương: Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhắc nhở ông không phải chỉ biết
cách mà thôi, nhưng còn phải ra sức thực hành hai giới răn này: "Ông trả lời
đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Không gì là không thể đối với Thiên Chúa. Trong Chương Trình Cứu Độ, Ngài đã
chuẩn bị mọi sự cho con người.
-
Ngài cho Chúa Giêsu, Người Con của Ngài xuống để mặc khải Mầu Nhiệm Cứu Độ cho
con người. Chính Người Con này sẽ là Vua cai trị dân trong công minh, yêu
thương; và sẽ đem lại bình an cho con người.
-
Điều kiện để hiểu Mầu Nhiệm Cứu Độ: phải khiêm nhường nhỏ bé mới có thể nhìn thấy
Đấng Thiên Sai và hiểu biết Kế Họach Cứu Độ Ngài mặc khải. Phải thực thi 2 giới
răn “Mến Chúa yêu người” như Chúa dạy.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
LỜI
CHÚA : HẠT GIỐNG NẢY MẦM : TUẦN I MÙA VỌNG
Lc 10,21-24
A. Hạt giống...
1. Văn mạch : Sau một thời gian đi truyền
giáo trở về, các môn đệ vui mừng kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành công của
mình. Nhân dịp này Đức Giêsu nhận xét về kết quả ấy của họ : Ngài chia vui
với họ vì những thành công ấy. Nhưng Ngài cho biết họ càng nên vui mừng hơn vì
Thiên Chúa đã coi họ là công dân của Nước Trời (“tên các con được ghi trên
trời”) (Lc 10,17-20).
2. Chúa Giêsu lại liên tưởng đến những kẻ không
đón nhận Tin Mừng vì lòng trí họ kiêu căng tự mãn. Những người này khác hẳn với
những tâm hồn đơn sơ bé mọn đã đón nhận Tin Mừng do các môn đệ rao giảng. Và
Ngài cảm tạ Chúa Cha về việc đó.
B.... nẩy mầm.
1. “Con xưng tụng Cha vì đã dấu không cho những
người thông thái khôn ngoan biết những điều ấy…” : Tôi cũng xưng tụng cảm
tạ Thiên Chúa vì đã ban cho tôi được đức tin, được biết Chúa. Nhiều người thông
thái khôn ngoan hơn tôi đã không được những ơn này. Đức tin là một ơn ban chứ
không phải là thành quả của công lao con người.
2. “… nhưng đã tỏ ra cho những kẻ đơn sơ” :
xin cho con càng ngày càng đơn sơ hơn nữa : đơn sơ với Chúa, đơn sơ với
lương tâm con và đơn sơ với mọi người, vì đơn sơ là điều kiện thuận lợi con
được Chúa dạy bảo và ban ơn.
3. 3 động từ chủ chốt của đoạn này là “thấy, nghe
và biết”. Còn những người được “thấy”, được “nghe” và được “biết” Tin Mừng là
ai ? Thưa là những kẻ bé mọn. Nói cụ thể hơn, đó là các môn đệ Chúa và dân
ở những nơi mà các môn đệ đến rao giảng. Họ không giống với dân ở những thành
mà trong đoạn Tin Mừng phía trước (10,1315) Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách.
Những người đó tự cho mình là thông giỏi nên không đón nhận Tin Mừng. Họ giống
như những chiếc thùng đầy nước cho nên có đổ thêm bao nhiêu nước nữa thì cũng
trán hết ra ngoài. Còn các môn đệ Chúa Giêsu và dân ở những nơi này thì khiêm
tốn ý thức mình còn ngu dốt yếu kém nên vui vẻ đón nhận Tin Mừng, giống như
những chiếc thùng rỗng nên chứ đụng được lượng nước đổ thêm vào. Chúa Giêsu vui
mừng tạ ơn Chúa Cha vì đã cho những người bé mọn ấy được thấy, được nghe và
được biết Tin Mừng.
Muốn đón nhận ơn Chúa, cũng như muốn hiểu biết
Thiên Chúa hơn thì chúng ta phải trở nên những kẻ bé mọn, phải ý thức mình còn
kém. Và bé mọn thực sự, khiêm tốn thực sự là phải biết đón nhận, đón nhận không
những từ nơi Chúa, mà còn phải từ anh em của mình nữa.
4. “Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết :
nhiều ngôn sứ và nhiều vua Chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không
được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe” (Lc 10,24)
Môsê, Đavít, Êlia tất cả đều sống trong sự chờ
đợi. Chờ đợi lời Thiên Chúa hứa ban Con của Ngài đến được thực hiện. Họ mong
được nhìn thấy Con Thiên Chúa, mong được nghe Ngài giảng dạy về Nước Trời.
Các tông đồ đã sống, đã đồng hành với Ngài trên
mọi nẻo đường. được Ngài dạy dỗ, được sai đi rao giảng Nước Trời. Các ông đã
được thấy phép lạ Người làm. Được nghe Ngài nói về Chúa Cha và Nước Trời, nhưng
các ông vẫn sống trong hoài nghi cho đến khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết.
Ngày nay, Ngài cũng nói với tôi mỗi ngày qua Tin
Mừng, qua anh em tôi. Tôi vẫn thấy Ngài bị treo thánh giá, nơi những người cùng
khổ, những người bị áp bức bất công, nơi những tâm hồn thống hối trở về. Tôi đã
thấy Ngài sống lại vinh quang và những phép lạ Ngài làm trong cuộc sống quanh
tôi. Tôi có thấy mình hạnh phúc hơn các ngôn sứ, các vua Chúa, các tông đồ
không ? Hay tôi cũng là môn đệ của chủ nghĩa hoài nghi ?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết vui mừng và tin
vào những gì Ngài đã làm cho con cũng như nói với con hằng ngày. (Hosanna)
5. “Lạy Cha là Chúa tể trời đất. Con xin ngợi
khen Cha vì đã mặc khải cho những người bé mọn biết những điều này” (Lc 10,21)
Bên cạnh tôi là bác nông dân chất phác đang
nguyện kinh. Và kia là một người trí thức đang cầu nguyện. Thái độ bề ngoài cho
thấy là họ hết lòng tin tưởng. Bác nông dân tin một cách đơn sơ, tin những gì
mình nghe biết đ. Người trí thức thì nghe, suy nghĩ, phân tích rồi cũng tin. Cả
hai đều tin và ý thức mình là những người bé mọn, yếu đuối. Họ chấp nhận những
giới hạn của mình và sẵn sàng mở ra cho mặc khải tình yêu Thiên Chúa.
Cũng thế, tôi chỉ có thể đón nhận mặc khải một
khi trở nên nhỏ bé và khiêm tốn.
Lạy Cha, xin ban cho con quả tim đơn sơ như trẻ
nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Cha ban tặng cho con, và can đảm phó thác hoàn
toàn cuộc đời con trong tay Cha (Epphata).
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI
Suy niệm: Thông
thường trước một vấn đề được trình bày, những bậc khôn ngoan thông thái lĩnh
hội dễ dàng hơn những người bé mọn. Nhà giảng thuyết được kể là thành công khi
có khả năng giúp những người kém cỏi nhất hiểu được sứ điệp của mình. Chúa
Giê-su hớn hở vui mừng vì mầu nhiệm Nước Trời được mặc khải cho những người bé
mọn. Đối với những bậc khôn ngoan thông thái, không phải họ không có khả năng
hiểu biết Nước Trời, mà vì Nước Trời không giống những gì họ đang hiểu. Cha
Anthony De Mello đã nhận xét rất chí lý về họ: “Có những người sẵn sàng bỏ mọi
sự để đi tìm Thiên Chúa, nhưng chỉ có một điều họ không chịu bỏ, đó là quan
niệm của họ về Thiên Chúa.”
Mời Bạn: Mùa
Vọng là mùa chúng ta mong chờ Chúa đến. Nhưng Thiên Chúa chúng ta chờ là Thiên
Chúa nào? Đừng ‘vẽ’ sẵn một hình ảnh sai lạc về Ngài để rồi khó nhận ra, nhưng
hãy tỉnh thức, vì cách Ngài đến ta không ngờ.
Sống Lời Chúa: Nghiền
ngẫm câu nói này của Gióp để có được cách nhìn đúng đắn về sự hiện diện của
Chúa thông qua các biến cố cuộc đời: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ, lại không
biết đón nhận sao?” (G 2,10)
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho con.
Xin cho con nhận biết và yêu mến Chúa, để Chúa thật sự là Chúa của lòng con.
Amen.
Thánh Thần tác động
Biết được Cha và Con là ai,
đó là hạnh phúc của người Kitô hữu. Đó cũng là ước mơ ngàn đời của Cha và Con
cho nhân loại.
Suy niệm:
Ông tổ Jessê là cha của vua
Đavít (Lc 3, 32).
Bài đọc 1 nói về một nhánh
nhỏ đâm ra từ gốc tổ Jessê (Is 11, 1).
Đó là Đấng Mêsia, người thuộc
dòng dõi Jessê, cha của Đavít.
Nét đặc biệt của Đấng này là
có Thần Khí Đức Chúa ngự trên:
“thần khí khôn ngoan và minh
mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh,
thần khí hiểu biết và kính
sợ Đức Chúa” (Is 11, 2).
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu được đầy tràn Thánh Thần,
khiến Ngài vui sướng dâng
lên Cha lời cầu nguyện tự phát (c. 21).
Như thế có sự hiện diện của
cả Ba Ngôi Thiên Chúa trong giây phút này.
Trong Thánh Thần, Con dâng
lên Cha lời ngợi khen chúc tụng.
Lời cầu nguyện của Con bao
giờ cũng bắt đầu bằng câu Abba, Lạy Cha.
Abba là người Cha gần gũi
thân thương,
nhưng Abba cũng là Chúa tể
trời đất, đầy quyền năng siêu việt.
Đức Giêsu ngợi khen Cha, vì
Cha giấu kín nhóm này,
nhưng lại mặc khải cho nhóm
kia về Con của Cha.
Thật ra, Cha không ghét bỏ
những người khôn ngoan thông thái.
Nhưng sự giàu có tri thức đã
khiến một số người tự mãn, tự hào,
đi đến chỗ khép lại và từ
chối tin vào Đức Giêsu.
Những người bé mọn, đơn sơ
mới là những người khôn ngoan thật sự.
Họ mềm mại mở ra như trẻ
thơ, để đón nhận Tin Mừng về Nước Trời.
Bảy mươi hai môn đệ mới đi
sứ vụ trở về, là những người bé mọn ấy.
Họ là những người có phúc vì
được thấy, được nghe
những điều mà bao thế hệ
khác ước ao, nhưng không được (cc. 23-24).
Họ là những người được đưa
vào thế giới thân tình giữa Cha và Con.
Thế giới ấy thật là riêng
tư, nơi Cha và Con hiểu biết nhau trọn vẹn.
“Không ai thực sự biết Con
là ai, trừ Cha;
cũng không ai thực sự biết
Cha là ai, trừ Con” (c. 22).
Nhưng thế giới tưởng như
khép kín ấy cũng là thế giới mở ra cho con người.
Cha mặc khải cho những người
bé mọn (c. 21).
Và Con cũng mặc khải cho
người nào Con muốn (c. 22).
Rốt cuộc Cha mặc khải về
Con, và Con mặc khải về Cha.
Chỉ Thiên Chúa mới mặc khải
được cho ta về Thiên Chúa.
Mừng lễ Giáng Sinh là mừng
Quà Tặng của Cha là Đức Giêsu.
Ngài là Đấng duy nhất biết
Cha thâm sâu,
nên cũng là Đấng duy nhất có
thể mặc khải về Cha trọn vẹn.
Ngài là Đấng Trung Gian duy
nhất và là Người Con Một của Cha.
Thiên Chúa Cha đã bắc cho
chúng ta một nhịp cầu.
Cha mời chúng ta qua nhịp
cầu ấy mà đến với thế giới Thiên Chúa,
nơi Cha và Con khăng khít
với nhau trong tình yêu.
Hãy để Cha lôi kéo ta đến
với Con của Ngài (Ga 6, 44).
Hãy để Con là đường đưa ta
đến với Cha (Ga 14, 6).
Hãy là người khôn ngoan thật
sự, biết mở ra để nghe Cha, Con mặc khải.
Biết được Cha và Con là ai,
đó là hạnh phúc của người Kitô hữu.
Đó cũng là ước mơ ngàn đời
của Cha và Con cho nhân loại.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự
vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho
con
và biết chọn theo chân Chúa
luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để
con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con
được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa
đời đời. Amen.
(Thánh Âu-Tinh)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
2
THÁNG MƯỜI HAI
Gặp
Gỡ Chính Thiên Chúa
“Tôi
lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều
Chúa phán là lời chúc bình an
cho
dân Người, cho kẻ trung hiếu
và
những ai hướng lòng trí về Người.
Chúa
sẵn sàng ban ơn cứu độ
cho
ai kính sợ Chúa,
để
vinh quang của Người
hằng
chiếu tỏa trên đất nước chúng ta” (Tv 85, 9-10).
Chúng
ta cầu nguyện bằng những lời ấy của Thánh Vịnh. Và những lời ấy được hoàn thành
khi Đức Trinh Nữ ở Na-da-rét nghe lời Thiên Chúa nói qua sứ thần: “Và này đây
bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả,
và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao … Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền
năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi
là Con Thiên Chúa” (Lc 1,31-35).
Đức
Trinh Nữ ở Na-da-rét đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa dành cho ngài. Ngài lắng
nghe Thiên Chúa với toàn tâm. Ngài không chỉ đón nhận Lời trở thành xác phàm.
Ngài vâng theo Lời và đáp: “Này tôi đây là nữ tì của Chúa, xin hãy thực hiện
cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Mùa Vọng đã được hoàn thành như thế,
Mùa Vọng đầu tiên của loài người.
Mùa
Vọng, đó là sự đến gần ơn cứu độ. Mùa Vọng hướng chỉ vinh quang của Thiên Chúa
trên trái đất. Mùa Vọng là một cuộc gặp gỡ với chính Thiên Chúa – như lời Thánh
Vịnh:
“Tín
nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hòa
bình công lý đã giao duyên” (Tv 85,11).
Và,
Lời trở thành xác thịt trong cung lòng Đức Trinh Nữ. Công lý đến từ Thiên Chúa.
Công lý đến trong tư cách là phúc ân và an bình, là sự giao hòa với Thiên Chúa
và với người Con vĩnh cửu.
Công
lý được ban cho con người trong Đức Kitô như thế đòi hỏi con người phải đáp lại
như thế nào? Con người phải mang lấy gì trong lòng mình? Con người phải mang lấy
lòng trung thành, vì
“Tín
nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công
lý nhìn xuống tự trời cao” (Tv 85,12).
Đó
đúng là điều đã xảy ra trong tâm hồn Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Quả thật, chính
trong tâm hồn ngài, Mùa Vọng đầu tiên của nhân loại đã được hoàn tất. Ngài trở
thành mẫu thức của Giáo Hội qua lời đáp trả đầy niềm tin của mình. Và biến cố
Truyền Tin đã trở thành biến cố Chúa đến cách dứt khoát.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
02-12.
Is
11,1-10; Lc 10,21-24.
LỜI
SUY NIỆM: “Ngay giờ ấy, được
Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Tể trời
đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông
thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lạy Cha,
vì đó là điều đẹp ý Cha.”
Trong
Kinh Thánh, những ai được Thánh Thần tác động đều được hớn hở vui mừng như
trong cuộc viếng thăm của Đức Mẹ với bà Isave, cả hai đều đã ca ngợi Thiên Chúa
trong nỗi vui mừng hạnh phúc, như Simêon đã được bồng ẵm hài đồng Giêsu trong Đền
Thánh, như các Tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần...
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho chúng con luôn biết đón nhận Chúa Thánh Thần đến trên chúng
con để Ngài tác động trên chúng con, để chúng con nhận được niềm vui trong cuộc
sống và mang lại hạnh phúc cho những người chung quanh.
Mạnh
Phương
02
Tháng Mười Hai
Mòn Mỏi Ðợi Trông
Ngày
kia, một hoàng đế nọ tập trung lại tất cả các nghệ sĩ trong mọi lãnh thổ của đế
quốc, để tổ chức một cuộc thi đua. Ðề tài của cuộc thi đua là: mô tả dung mạo của
hoàng đế...
Các
nghệ sĩ Ấn Ðộ đến với đầy đủ dụng cụ và các thứ đá hoa cương qúy giá. Các nghệ
sĩ người Armêni mang đến một thứ đất sét mà chỉ có họ mới biết được giá trị của
nó. Những người Ai Cập thì mang đến đủ thứ dụng cụ và một khối cẩm thạch qúy
giá.
Sau
cùng, người ta thấy xuất hiện một phái đoàn Hy Lạp. Mọi người đều ngạc nhiên, bởi
vì họ chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng...
Người
ta giam các nghệ sĩ vào trong các khu nội cấm trong cung điện. Khi thời hạn ấn
định đã đến, hoàng đế cho trưng bày tất cả các tác phẩm của các nghệ sĩ. Ông trầm
trồ ca ngợi bức chân dung của chính mình do các họa sĩ Ấn Ðộ vẽ. Sang đến các
pho tượng của người Ai Cập và các mô hình của người Armêni, ông càng tỏ ra thán
phục hơn.
Sau
cùng, khi đến gian hàng của người Hy Lạp, ông chỉ thấy vỏn vẹn bức tường bằng cẩm
thạch của phòng khách, nhưng mặt tường được đánh bóng đến độ khi nhìn vào ông
thấy nguyên khuôn mặt của mình hiện ra từng nét...
Và
dĩ nhiên, phái đoàn đã đoạt giải chính là những người Hy Lạp, bởi vì họ đã hiểu
rằng chỉ có hoàng đế mới họa được chính khuôn mặt của mình.
Họa
lại khuôn mặt của Ðức Kitô: đó là mục đích của Giáo Hội. Và nói như danh họa
kiêm điêu khắc gia Michelangelo: "Ðể tạc một bức tượng, điều quan trọng
chính là những gì phải được gọt bỏ".
Muốn
họa lại khuôn mặt của Ðức Kitô, Giáo hội phải đánh bóng bức tường khuôn mặt của
mình bằng cách gọt bỏ, đục đẽo tất cả những gì còn sần sùi, thừa thãi...
Mùa
Vọng là mùa của mong đợi... Hai chữ mong đợi trong ngôn ngữ Việt Nam thường được
đi kèm với hai chữ khác: mòn mỏi. Mong đợi nào cũng làm cho con người ta mòn mỏi.
Nhưng chính sự hao mòn đó càng làm cho giây phút gặp nhau thêm đậm đà, thắm thiết
hơn.
Mùa
Vọng là trường dạy chúng ta mong đợi. Ðức Kitô đến với chúng ta qua từng biến cố,
từng phút giây trong cuộc sống. Ngài chỉ đựơc nhận diện, Ngài chỉ được họa lên
nguyên hình nếu chúng ta chấp nhận đánh bóng bức tường thành rong rêu hoặc sần
sùi của con người chúng ta. Càng mòn mỏi, càng được gọt đẽo, chúng ta càng thấy
được Ðức Kitô và càng họa lại được Ðức Kitô cho người khác...
Thật
ra, không phải chúng ta là người họa lại khuôn mặt của Ðức Kitô, mà chính Ngài
đến với chúng ta với những đường nét mà chỉ có Ngài mới biết đích thực là của
Ngài. Bổn phận của người Kitô chính là chấp nhận cho Ðức Kitô dùng con người của
mình để nhìn thấy khuôn mặt của Ngài. Phiến đá cẩm thạch của con người chúng ta
càng bóng láng, khuôn mặt của Ðức Kitô càng hiện rõ...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét