Tài Liệu Làm Việc của Thượng
Hội Đồng năm 2018: Giới Trẻ, Đức Tin và Biện Phân Ơn Gọi, Giáo Hội Lắng Nghe Thực
Tại, tiếp theo
Vũ Văn An
08/Aug/2018
Vai trò các gia đình
11. Trong bối cảnh thay đổi này, gia đình vẫn là một điểm tham chiếu nổi bật trong diễn trình phát triển toàn diện con người nhân bản: tất cả những người đóng góp vào cuộc thảo luận đều đồng ý về điều này. Vì vậy, có một sự nối kết sâu sắc giữa THƯỢNG HỘI ĐỒNG này và những THƯỢNG HỘI ĐỒNG liền trước nó mà ta cần làm nổi bật. Tuy nhiên, có nhiều khác biệt đáng kể trong cách thức quan niệm gia đình. Giới trẻ đã lên tiếng nhiều, họ sử dụng những từ ngữ gần với những từ ngữ được một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC sử dụng: «Ở nhiều nơi trên thế giới, vai trò của người cao niên và sự tôn kính đối với tổ tiên của người ta là những nhân tố góp phần tạo nên bản sắc của họ. Tuy nhiên, điều này không được chia sẻ một cách phổ quát, vì các mô hình gia đình truyền thống ở những nơi khác đang sa sút »(GMTHĐ 1). Giới trẻ cũng nhấn mạnh các rắc rối, các chia rẽ và sự mong manh của gia đình là một nguồn đau khổ lớn lao như thế nào đối với nhiều người trong số họ.
12. Các câu trả lời cho Bảng câu hỏi trực tuyến cho thấy các bà mẹ là những người được giới trẻ ưa thích tham khảo, trong khi cần có sự suy nghĩ về các ông bố, là những người mà sự vắng mặt hoặc biến mất dần trong một số bối cảnh nào đó, nhất là ở các nước phương Tây, đã tạo ra sự mơ hồ và trống rỗng vốn cũng tác động lên việc thi hành tư chất làm cha tinh thần. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông bà trong việc truyền đạt đức tin và các giá trị cho giới trẻ, nêu lên các câu hỏi đối với sự biến hóa trong tương lai của xã hội. Các hộ gia đình có cha mẹ đơn lẻ cũng đang trên đà gia tăng.
13. Mối liên hệ giữa giới trẻ và các gia đình của họ không nên được coi là đương nhiên: «Một số người trẻ tách mình ra khỏi các truyền thống gia đình của họ, hy vọng sẽ trở nên độc đáo hơn những gì họ cho là" mắc kẹt trong quá khứ "và" lỗi thời ". Mặt khác, ở một số nơi trên thế giới, giới trẻ tìm kiếm bản sắc bằng cách tiếp tục bám rễ vào các truyền thống gia đình của họ và cố gắng chân thực theo cách họ được dưỡng dục»(GMTHĐ 1). Những tình huống này đòi hỏi một cái nhìn thấu suốt sâu sắc hơn vào mối liên hệ giữa văn hóa tuổi trẻ và nền luân lý gia đình. Một số nguồn tường trình một hố phân cách ngày càng gia tăng giữa hai thực tại này; tuy nhiên, những nguồn khác lập luận rằng vẫn còn những người trẻ, những người quan tâm đến việc sống những mối liên hệ chân chính và lâu dài và dành một giá trị lớn lao cho các định mức phát xuất từ Giáo Hội. Đối với nhiều người, hôn nhân và gia đình vẫn là một trong các tham vọng và kế hoạch được người trẻ theo đuổi.
Các mối tương quan liên thế hệ
14. Trong số các đặc điểm của thời đại chúng ta, được nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC và Cuộc Hội Thảo Quốc Tế xác nhận, cũng như một số phân tích xã hội, có một sự đảo ngược trong mối tương quan giữa các thế hệ: ngày nay, người lớn thường nhắc đến giới trẻ như những mẫu mực cho chính lối sống của mình, trong một nền văn hóa hoàn cầu bị thống trị bởi sự tập chú cá nhân chủ nghĩa vào bản ngã mình. Như một Thánh Bộ của Tòa Thánh từng quả quyết, «vấn đề ở đây là sự bác bỏ lối sống người lớn, vốn là đặc điểm thực sự của vũ trụ văn hóa phương Tây. Không những có sự vắng mặt của người lớn trong đức tin. Mà còn có sự vắng mặt của cả “thời kỳ” người lớn nữa. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cho rằng không có nhiều xung đột về thế hệ giữa người trẻ và người lớn ngày nay, mà đúng hơn, có “sự ra xa lạ lẫn nhau”: người lớn không quan tâm đến việc truyền đạt các giá trị nền tảng về nhân sinh của chúng ta cho các thế hệ trẻ, những người coi họ là đối thủ hơn là các đồng minh có thể có. Do cách này, mối tương quan giữa những người trẻ và người lớn có nguy cơ chỉ là cảm xúc, không can dự gì vào bất cứ chiều kích giáo dục và văn hóa nào. Theo quan điểm giáo hội, làm cho giới trẻ can dự vào THƯỢNG HỘI ĐỒNG được coi là một dấu hiệu quan trọng của cuộc đối thoại liên thế hệ: «Chúng tôi rất vui mừng được coi trọng bởi hàng giáo phẩm của Giáo Hội và chúng tôi cảm thấy cuộc đối thoại này giữa Giáo Hội trẻ và Giáo Hội già là một diễn trình lắng nghe sinh tử và nhiều hoa trái» (GMTHĐ 15).
15. Cùng với các mối tương quan liên thế hệ, chúng ta không nên quên các mối tương quan đồng trang đồng lứa (peer), vốn là một kinh nghiệm căn bản trong sự tương tác với người khác, và trong sự dần dần tách mình ra khỏi bối cảnh gia đình gốc. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh tới giá trị căn bản của sự hiếu khách, tình bạn và sự hỗ trợ lẫn nhau vốn là đặc trưng của giới trẻ ngày nay. Các mối tương quan đồng trang đồng lứa này, nếu được trải nghiệm nơi các nhóm có cấu trúc ít hay nhiều, sẽ cho người trẻ cơ hội để tăng cường các kỹ năng xã hội và tương quan trong một bối cảnh trong đó, giới trẻ không được đánh giá và phê phán.
Những lựa chọn sống
16. Tuổi trẻ được xem là thời điểm đặc biệt, trong đó các cá nhân đưa ra các lựa chọn có thể xác định ra bản sắc và dòng đời của họ. Những người trẻ tham dự cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng hoàn toàn nhận thức được điều này: “Những khoảnh khắc chủ yếu để phát triển bản sắc chúng tôi bao gồm: quyết định khóa học, chọn nghề, quyết định niềm tin, khám phá tính dục và đưa ra các cam kết đổi đời” (GMTHĐ 1). Do các lý do xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, thời điểm lúc người ta rời gia đình gốc của họ, hoặc đưa ra các lựa chọn căn bản, thay đổi rất nhiều. Ở một số quốc gia, người ta kết hôn hoặc chọn đời sống linh mục hay tu trì trước cả khi bước sang tuổi 18, trong khi ở những nơi khác, điều này xảy ra sau tuổi 30, khi tuổi trẻ thực sự đã qua đi. Trong một số bối cảnh, việc chuyển sang giai đoạn trưởng thành đã trở thành một diễn trình lâu dài, phức tạp và không thẳng một đường (linear), trong đó, tiến bộ và thụt lùi diễn ra và, nhìn chung, việc tìm việc làm chiếm ưu thế hơn chiều kích cảm xúc. Điều này khiến người trẻ khó khăn hơn trong việc đưa ra các lựa chọn dứt khoát và, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC châu Phi đã chỉ rõ, «làm nổi bật sự cần thiết phải tạo ra một khuôn khổ chính thức để cung cấp sự hỗ trợ được điều chỉnh theo từng cá nhân».
17. Ở một giai đoạn sống trong đó, các quyết định quan trọng cần được đưa ra, giữa các cơ may và giới hạn phát xuất từ bối cảnh xã hội không ngừng biến hóa, tạo ra sự bấp bênh và không chắc chắn (xem TLCB I, 3 và III, 1), cả các khả thể lẫn các khó khăn về tâm lý vốn có tính đặc trưng đối với tuổi trẻ đều gia nhập cuộc chơi và phải được nhìn nhận, xử lý và giải quyết trong diễn trình lớn lên, với sự hỗ trợ thỏa đáng nếu cần. Trong số các khó khăn mà người trẻ phải đương đầu, các chuyên gia nhắc đến sự cứng ngắc hoặc tác phong bốc đồng, thiếu cam kết vững ổn, lạnh lùng và thiếu tương cảm, giảm hiểu biết về cảm xúc, không có khả năng hoặc sợ hãi quá mức trong việc thiết lập các mối tương quan. Phổ biến hơn, nhiều thái độ đã xuất hiện cho thấy cần phải thanh luyện và giải thoát: phụ thuộc về xúc cảm, cảm giác tự ti, thiếu can đảm và sức mạnh đối đầu với nguy cơ, khuynh hướng thoả mãn tính dục lấy mình làm tâm điểm, gây hấn, phô trương và cần luôn được là tâm điểm chú ý. Thay vào đó, các tài nguyên quý giá mà chúng ta cần trân trọng và rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là: tương cảm đối với những người chúng ta gặp, một nhận thức cân bằng về cảm giác tội lỗi, tiếp xúc với chính sự thân mật của mình, sẵn lòng giúp đỡ người khác và làm việc với nhau, khả năng nhận diện các nhu cầu và trách nhiệm của chúng ta như là khác biệt với các nhu cầu và trách nhiệm của người khác, giữ vững các lựa chọn của chúng ta ngay cả khi chúng ta cô đơn một mình, chống lại và đánh trả các khó khăn và thất bại, hoàn thành các nhiệm vụ chúng ta đã đảm nhận một cách có trách nhiệm.
18. Do đó, tuổi trẻ không chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp giữa những bước đầu tiên hướng tới quyền tự chủ mà chúng ta muốn có nơi các thiếu niên và những trách nhiệm làm người lớn, nó cũng là thời điểm để thực hiện bước nhảy vọt có giá trị trong cam kết bản thân đối với các mối tương quan và bổn phận của chúng ta, và trong khả năng tiếp xúc với bản ngã bên trong và đối phó với sự cô đơn của chúng ta. Dĩ nhiên, nó là thời điểm thử nghiệm, thăng trầm, hy vọng xen kẽ với sợ hãi, và không thể tránh khỏi căng thẳng giữa các khía cạnh tích cực và tiêu cực, qua đó chúng ta học cách phát biểu và hòa nhập các chiều kích xúc cảm, tình dục, trí tuệ, tâm linh, cơ thể, tương quan và xã hội của chúng ta. Cuộc hành trình này, một cuộc hành trình diễn biến qua các lựa chọn nhỏ nhoi hàng ngày và nhiều quyết định có hậu quả hơn của chúng ta, cho phép mỗi người chúng ta khám phá ra tính đặc biệt và độc đáo trong ơn gọi của chúng ta.
Giáo dục, Trường học và Đại học
19. Các định chế giáo dục và đào tạo không chỉ là nơi người trẻ dành phần lớn thì giờ của họ: đầu tiên và quan trọng nhất đây là những không gian hiện sinh mà xã hội dành cho sự phát triển trí tuệ và nhân bản cũng như hướng dẫn nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, có một số vấn đề, chủ yếu liên quan đến sự kiện này là các hệ thống trường học và đại học thường cung cấp thông tin mà không có sự đào tạo, và không cổ vũ việc phát triển suy tư có phê phán và cảm thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của học tập, cả trong lãnh vực ơn gọi nữa. Ở nhiều nước, quyền sử dụng không đồng đều hệ thống trường học khá hiển nhiên, cũng như hố phân cách về cơ hội được đào tạo giữa các khu vực thành thị và nông thôn và tỷ lệ bỏ học đáng báo động: tóm lại, những điều này đều là mối đe dọa cho tương lai giới trẻ và xã hội. Ở một số quốc gia, tình hình của những người không học hành hoặc không làm việc (điều gọi là “NEETs”) cũng đáng lo ngại không kém và đòi được lưu ý về phương diện chăm sóc mục vụ.
20. Ở nhiều quốc gia có hệ thống giáo dục không thỏa đáng, Giáo hội và các định chế giáo dục của Giáo hội đóng một vai trò bổ túc (remedial) căn bản, trong khi ở những nơi khác, các hệ thống này gặp khó khăn trong việc duy trì các tiêu chuẩn quốc gia có giá trị. Một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm là việc đào tạo chuyên nghiệp, trong đó, ở một số nước, các trường Công Giáo đóng một vai trò quan trọng: chúng không những chỉ dạy các kỹ năng kỹ thuật mà còn giúp học sinh khám phá cách làm thế nào, các em có thể tận dụng tối đa các khả năng của mình, bất kể các khả năng này là gì và bao nhiêu. Các sáng kiến học tập từ xa hoặc giáo dục không chính thức là điều cực kỳ quan trọng trong các bối cảnh nghèo đói và thiếu thốn lớn hơn, vì chúng tạo cơ hội để thu hẹp hố phân cách trong việc có cơ hội học hành.
21. Không phải chỉ là chuyện trường học: như cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG đã quả quyết, "Căn tính của người trẻ cũng được lên khuôn bởi sự tương tác và thành viên bên ngoài của chúng ta trong các nhóm, hiệp hội và phong trào chuyên biệt cũng hoạt động tích cực ở bên ngoài Giáo hội. Đôi khi, các giáo xứ không còn là nơi kết nối nữa » (GMTHĐ 1). Uớc muốn tìm ra các vai trò kiểu mẫu tích cực vẫn còn mạnh mẽ: «Chúng tôi cũng nhìn nhận vai trò của các nhà giáo dục và bạn bè, như các nhà lãnh đạo của các nhóm tuổi trẻ, chẳng hạn, có thể trở thành các điển hình tốt. Chúng tôi cần tìm ra các kiểu mẫu hấp dẫn, nhất quán và chân chính» ( GMTHĐ 1).
Việc làm và nghề nghiệp
22. Việc chuyển tiếp sang đời sống làm việc và chuyên nghiệp vẫn còn là điều rất quan trọng và ở một số nơi, khoảng cách giữa việc học ở trường học và ở đại học, cũng như nhu cầu của thị trường lao động, làm cho chủ đề này càng trở nên nhạy cảm hơn. Các người trẻ trả lời Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng cho rằng việc làm ổn định là điều căn bản (82,7%), vì nó ngụ hàm sự ổn định về kinh tế và tương quan cũng như khả thể thành toàn bản thân (89,7%). Việc làm là các phương thế cần thiết, mặc dù không đầy đủ, để đạt được kế hoạch đời mình, chẳng hạn như có một gia đình (80,4%) và con cái.
23. Mối quan tâm trên sẽ lớn lao hơn, nếu nạn thất nghiệp của giới trẻ đặc biệt cao. Trong các bối cảnh nghèo nàn hơn, việc làm cũng có giá trị giải thoát về phương diện xã hội, trong khi thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta di cư sang các nước khác. Đặc biệt ở châu Á, người trẻ phải sống theo nền văn hóa thành công, thế đứng xã hội và đạo đức nghề nghiệp vốn thấm nhiễm các hoài mong của cha mẹ họ và xác định ra hệ thống trường học, tạo ra một bầu khí cạnh tranh cao, quan điểm kén chọn và khối lượng công việc nặng nề và gây căng thẳng. Cuộc Gặp Mặt tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG quả quyết rằng người trẻ vẫn tin việc phải «khẳng định phẩm giá cố hữu của việc làm» (GMTHĐ 3), nhưng cũng cho thấy việc trân quí các niềm hy vọng và ước mơ trong các điều kiện kinh tế cực kỳ khắc nghiệt vốn tạo ra sự sợ hãi là điều khó khăn ra sao (xem GMTHĐ 3). Theo một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, mối tương quan giữa ơn gọi và nghề nghiệp nên được thăm dò tốt hơn, cũng như “cường độ ơn gọi” khác nhau của các ngành nghề đa dạng.
Người trẻ, các tín ngưỡng và tôn giáo
24. Tính đa dạng và các khác biệt cũng áp dụng cho bối cảnh tôn giáo trong đó người trẻ lớn lên: ở một số quốc gia, người Công Giáo chiếm đa số, trong khi ở những nước khác họ chỉ là một thiểu số nhỏ, đôi khi được chấp nhận về phương diện xã hội, và ở lúc khác bị kỳ thị và bách hại đến phải tử đạo. Trong một số ngữ cảnh, Kitô giáo phải đối phó với hậu quả của các quyết định trong quá khứ, thậm chí là những hậu quả chính trị, làm suy yếu sự khả tín của nó; trong các bối cảnh khác, người Công Giáo tương tác với sự phong phú về văn hóa và tâm linh của các truyền thống tôn giáo khác hoặc các nền văn hóa truyền thống; một số bối cảnh bị thế tục hóa, và coi đức tin như một vấn đề hoàn toàn riêng tư, trong khi trong các bối cảnh khác, ảnh hưởng của các hệ phái tôn giáo hoặc các đề xuất tôn giáo khác (tân đại, vv) đang tăng lên đáng kể. Ở một số vùng, Kitô giáo và tôn giáo bị coi là tàn tích của quá khứ, trong khi ở những vùng khác, họ vẫn là xương sống của đời sống xã hội. Ở một số quốc gia, cộng đồng Công Giáo không đồng nhất, nhưng bao gồm các nhóm thiểu số về sắc tộc và văn hóa (các cộng đồng bản địa) cũng như các nhóm thiểu số tôn giáo (đa số các nghi lễ); ở những nước khác, nó được kêu gọi mở cửa cho các tín hữu nhập cư trong tư cách di dân.
25. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy bối cảnh cũng khá đa dạng nếu chúng ta nhìn vào mối tương quan của người trẻ với đức tin và tư cách thành viên giáo phái. Như đã được nhấn mạnh trong cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ, «một phần của việc người trẻ thiếu quan tâm và thờ ơ với đức tin (và sự hấp dẫn ít hơn của Giáo hội) là do các định chế tôn giáo khó trở nên đồng điệu với lương tâm hiện đại của chúng ta; và điều này xảy ra trong các bối cảnh xã hội đang đưa ra các đòi hỏi mới mẻ và đau lòng về ý nghĩa, do nhiều sự không chắc chắn vốn đè nặng lên cuộc sống cá nhân và tập thể. Hơn nữa, trong bối cảnh đa dạng lớn lao nơi giới trẻ ngày nay, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự bừng sống về tôn giáo và tâm linh, cả bên trong các Giáo hội lớn lẫn ở bên ngoài các giáo hội này». Và điều này nữa: “Sự cùng hiện diện rộng rãi giữa các tín hữu, những người không tin và ‘những người tin cách khác’, thay vì phát sinh ra căng thẳng và tranh chấp, dường như đang tạo thuận lợi cho việc thừa nhận lẫn nhau, với những điều kiện đặc biệt. Điều này đặc biệt đúng khi, một mặt, có một loại chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết bất khả tri với một khuôn mặt nhân bản hơn, nghĩa là không ngạo mạn hoặc tự hợm hĩnh; và mặt khác, có một niềm tin tôn giáo cởi mở hơn đối với đối thoại, thay vì cuồng tín».
Kỳ sau: Chương II: Các kinh nghiệm và loại ngôn ngữ
11. Trong bối cảnh thay đổi này, gia đình vẫn là một điểm tham chiếu nổi bật trong diễn trình phát triển toàn diện con người nhân bản: tất cả những người đóng góp vào cuộc thảo luận đều đồng ý về điều này. Vì vậy, có một sự nối kết sâu sắc giữa THƯỢNG HỘI ĐỒNG này và những THƯỢNG HỘI ĐỒNG liền trước nó mà ta cần làm nổi bật. Tuy nhiên, có nhiều khác biệt đáng kể trong cách thức quan niệm gia đình. Giới trẻ đã lên tiếng nhiều, họ sử dụng những từ ngữ gần với những từ ngữ được một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC sử dụng: «Ở nhiều nơi trên thế giới, vai trò của người cao niên và sự tôn kính đối với tổ tiên của người ta là những nhân tố góp phần tạo nên bản sắc của họ. Tuy nhiên, điều này không được chia sẻ một cách phổ quát, vì các mô hình gia đình truyền thống ở những nơi khác đang sa sút »(GMTHĐ 1). Giới trẻ cũng nhấn mạnh các rắc rối, các chia rẽ và sự mong manh của gia đình là một nguồn đau khổ lớn lao như thế nào đối với nhiều người trong số họ.
12. Các câu trả lời cho Bảng câu hỏi trực tuyến cho thấy các bà mẹ là những người được giới trẻ ưa thích tham khảo, trong khi cần có sự suy nghĩ về các ông bố, là những người mà sự vắng mặt hoặc biến mất dần trong một số bối cảnh nào đó, nhất là ở các nước phương Tây, đã tạo ra sự mơ hồ và trống rỗng vốn cũng tác động lên việc thi hành tư chất làm cha tinh thần. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh vai trò quan trọng của ông bà trong việc truyền đạt đức tin và các giá trị cho giới trẻ, nêu lên các câu hỏi đối với sự biến hóa trong tương lai của xã hội. Các hộ gia đình có cha mẹ đơn lẻ cũng đang trên đà gia tăng.
13. Mối liên hệ giữa giới trẻ và các gia đình của họ không nên được coi là đương nhiên: «Một số người trẻ tách mình ra khỏi các truyền thống gia đình của họ, hy vọng sẽ trở nên độc đáo hơn những gì họ cho là" mắc kẹt trong quá khứ "và" lỗi thời ". Mặt khác, ở một số nơi trên thế giới, giới trẻ tìm kiếm bản sắc bằng cách tiếp tục bám rễ vào các truyền thống gia đình của họ và cố gắng chân thực theo cách họ được dưỡng dục»(GMTHĐ 1). Những tình huống này đòi hỏi một cái nhìn thấu suốt sâu sắc hơn vào mối liên hệ giữa văn hóa tuổi trẻ và nền luân lý gia đình. Một số nguồn tường trình một hố phân cách ngày càng gia tăng giữa hai thực tại này; tuy nhiên, những nguồn khác lập luận rằng vẫn còn những người trẻ, những người quan tâm đến việc sống những mối liên hệ chân chính và lâu dài và dành một giá trị lớn lao cho các định mức phát xuất từ Giáo Hội. Đối với nhiều người, hôn nhân và gia đình vẫn là một trong các tham vọng và kế hoạch được người trẻ theo đuổi.
Các mối tương quan liên thế hệ
14. Trong số các đặc điểm của thời đại chúng ta, được nhiều HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC và Cuộc Hội Thảo Quốc Tế xác nhận, cũng như một số phân tích xã hội, có một sự đảo ngược trong mối tương quan giữa các thế hệ: ngày nay, người lớn thường nhắc đến giới trẻ như những mẫu mực cho chính lối sống của mình, trong một nền văn hóa hoàn cầu bị thống trị bởi sự tập chú cá nhân chủ nghĩa vào bản ngã mình. Như một Thánh Bộ của Tòa Thánh từng quả quyết, «vấn đề ở đây là sự bác bỏ lối sống người lớn, vốn là đặc điểm thực sự của vũ trụ văn hóa phương Tây. Không những có sự vắng mặt của người lớn trong đức tin. Mà còn có sự vắng mặt của cả “thời kỳ” người lớn nữa. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC cho rằng không có nhiều xung đột về thế hệ giữa người trẻ và người lớn ngày nay, mà đúng hơn, có “sự ra xa lạ lẫn nhau”: người lớn không quan tâm đến việc truyền đạt các giá trị nền tảng về nhân sinh của chúng ta cho các thế hệ trẻ, những người coi họ là đối thủ hơn là các đồng minh có thể có. Do cách này, mối tương quan giữa những người trẻ và người lớn có nguy cơ chỉ là cảm xúc, không can dự gì vào bất cứ chiều kích giáo dục và văn hóa nào. Theo quan điểm giáo hội, làm cho giới trẻ can dự vào THƯỢNG HỘI ĐỒNG được coi là một dấu hiệu quan trọng của cuộc đối thoại liên thế hệ: «Chúng tôi rất vui mừng được coi trọng bởi hàng giáo phẩm của Giáo Hội và chúng tôi cảm thấy cuộc đối thoại này giữa Giáo Hội trẻ và Giáo Hội già là một diễn trình lắng nghe sinh tử và nhiều hoa trái» (GMTHĐ 15).
15. Cùng với các mối tương quan liên thế hệ, chúng ta không nên quên các mối tương quan đồng trang đồng lứa (peer), vốn là một kinh nghiệm căn bản trong sự tương tác với người khác, và trong sự dần dần tách mình ra khỏi bối cảnh gia đình gốc. Một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC nhấn mạnh tới giá trị căn bản của sự hiếu khách, tình bạn và sự hỗ trợ lẫn nhau vốn là đặc trưng của giới trẻ ngày nay. Các mối tương quan đồng trang đồng lứa này, nếu được trải nghiệm nơi các nhóm có cấu trúc ít hay nhiều, sẽ cho người trẻ cơ hội để tăng cường các kỹ năng xã hội và tương quan trong một bối cảnh trong đó, giới trẻ không được đánh giá và phê phán.
Những lựa chọn sống
16. Tuổi trẻ được xem là thời điểm đặc biệt, trong đó các cá nhân đưa ra các lựa chọn có thể xác định ra bản sắc và dòng đời của họ. Những người trẻ tham dự cuộc Gặp mặt tiền Thượng Hội Đồng hoàn toàn nhận thức được điều này: “Những khoảnh khắc chủ yếu để phát triển bản sắc chúng tôi bao gồm: quyết định khóa học, chọn nghề, quyết định niềm tin, khám phá tính dục và đưa ra các cam kết đổi đời” (GMTHĐ 1). Do các lý do xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, thời điểm lúc người ta rời gia đình gốc của họ, hoặc đưa ra các lựa chọn căn bản, thay đổi rất nhiều. Ở một số quốc gia, người ta kết hôn hoặc chọn đời sống linh mục hay tu trì trước cả khi bước sang tuổi 18, trong khi ở những nơi khác, điều này xảy ra sau tuổi 30, khi tuổi trẻ thực sự đã qua đi. Trong một số bối cảnh, việc chuyển sang giai đoạn trưởng thành đã trở thành một diễn trình lâu dài, phức tạp và không thẳng một đường (linear), trong đó, tiến bộ và thụt lùi diễn ra và, nhìn chung, việc tìm việc làm chiếm ưu thế hơn chiều kích cảm xúc. Điều này khiến người trẻ khó khăn hơn trong việc đưa ra các lựa chọn dứt khoát và, như một HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC châu Phi đã chỉ rõ, «làm nổi bật sự cần thiết phải tạo ra một khuôn khổ chính thức để cung cấp sự hỗ trợ được điều chỉnh theo từng cá nhân».
17. Ở một giai đoạn sống trong đó, các quyết định quan trọng cần được đưa ra, giữa các cơ may và giới hạn phát xuất từ bối cảnh xã hội không ngừng biến hóa, tạo ra sự bấp bênh và không chắc chắn (xem TLCB I, 3 và III, 1), cả các khả thể lẫn các khó khăn về tâm lý vốn có tính đặc trưng đối với tuổi trẻ đều gia nhập cuộc chơi và phải được nhìn nhận, xử lý và giải quyết trong diễn trình lớn lên, với sự hỗ trợ thỏa đáng nếu cần. Trong số các khó khăn mà người trẻ phải đương đầu, các chuyên gia nhắc đến sự cứng ngắc hoặc tác phong bốc đồng, thiếu cam kết vững ổn, lạnh lùng và thiếu tương cảm, giảm hiểu biết về cảm xúc, không có khả năng hoặc sợ hãi quá mức trong việc thiết lập các mối tương quan. Phổ biến hơn, nhiều thái độ đã xuất hiện cho thấy cần phải thanh luyện và giải thoát: phụ thuộc về xúc cảm, cảm giác tự ti, thiếu can đảm và sức mạnh đối đầu với nguy cơ, khuynh hướng thoả mãn tính dục lấy mình làm tâm điểm, gây hấn, phô trương và cần luôn được là tâm điểm chú ý. Thay vào đó, các tài nguyên quý giá mà chúng ta cần trân trọng và rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là: tương cảm đối với những người chúng ta gặp, một nhận thức cân bằng về cảm giác tội lỗi, tiếp xúc với chính sự thân mật của mình, sẵn lòng giúp đỡ người khác và làm việc với nhau, khả năng nhận diện các nhu cầu và trách nhiệm của chúng ta như là khác biệt với các nhu cầu và trách nhiệm của người khác, giữ vững các lựa chọn của chúng ta ngay cả khi chúng ta cô đơn một mình, chống lại và đánh trả các khó khăn và thất bại, hoàn thành các nhiệm vụ chúng ta đã đảm nhận một cách có trách nhiệm.
18. Do đó, tuổi trẻ không chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp giữa những bước đầu tiên hướng tới quyền tự chủ mà chúng ta muốn có nơi các thiếu niên và những trách nhiệm làm người lớn, nó cũng là thời điểm để thực hiện bước nhảy vọt có giá trị trong cam kết bản thân đối với các mối tương quan và bổn phận của chúng ta, và trong khả năng tiếp xúc với bản ngã bên trong và đối phó với sự cô đơn của chúng ta. Dĩ nhiên, nó là thời điểm thử nghiệm, thăng trầm, hy vọng xen kẽ với sợ hãi, và không thể tránh khỏi căng thẳng giữa các khía cạnh tích cực và tiêu cực, qua đó chúng ta học cách phát biểu và hòa nhập các chiều kích xúc cảm, tình dục, trí tuệ, tâm linh, cơ thể, tương quan và xã hội của chúng ta. Cuộc hành trình này, một cuộc hành trình diễn biến qua các lựa chọn nhỏ nhoi hàng ngày và nhiều quyết định có hậu quả hơn của chúng ta, cho phép mỗi người chúng ta khám phá ra tính đặc biệt và độc đáo trong ơn gọi của chúng ta.
Giáo dục, Trường học và Đại học
19. Các định chế giáo dục và đào tạo không chỉ là nơi người trẻ dành phần lớn thì giờ của họ: đầu tiên và quan trọng nhất đây là những không gian hiện sinh mà xã hội dành cho sự phát triển trí tuệ và nhân bản cũng như hướng dẫn nghề nghiệp của họ. Tuy nhiên, có một số vấn đề, chủ yếu liên quan đến sự kiện này là các hệ thống trường học và đại học thường cung cấp thông tin mà không có sự đào tạo, và không cổ vũ việc phát triển suy tư có phê phán và cảm thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của học tập, cả trong lãnh vực ơn gọi nữa. Ở nhiều nước, quyền sử dụng không đồng đều hệ thống trường học khá hiển nhiên, cũng như hố phân cách về cơ hội được đào tạo giữa các khu vực thành thị và nông thôn và tỷ lệ bỏ học đáng báo động: tóm lại, những điều này đều là mối đe dọa cho tương lai giới trẻ và xã hội. Ở một số quốc gia, tình hình của những người không học hành hoặc không làm việc (điều gọi là “NEETs”) cũng đáng lo ngại không kém và đòi được lưu ý về phương diện chăm sóc mục vụ.
20. Ở nhiều quốc gia có hệ thống giáo dục không thỏa đáng, Giáo hội và các định chế giáo dục của Giáo hội đóng một vai trò bổ túc (remedial) căn bản, trong khi ở những nơi khác, các hệ thống này gặp khó khăn trong việc duy trì các tiêu chuẩn quốc gia có giá trị. Một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm là việc đào tạo chuyên nghiệp, trong đó, ở một số nước, các trường Công Giáo đóng một vai trò quan trọng: chúng không những chỉ dạy các kỹ năng kỹ thuật mà còn giúp học sinh khám phá cách làm thế nào, các em có thể tận dụng tối đa các khả năng của mình, bất kể các khả năng này là gì và bao nhiêu. Các sáng kiến học tập từ xa hoặc giáo dục không chính thức là điều cực kỳ quan trọng trong các bối cảnh nghèo đói và thiếu thốn lớn hơn, vì chúng tạo cơ hội để thu hẹp hố phân cách trong việc có cơ hội học hành.
21. Không phải chỉ là chuyện trường học: như cuộc Gặp Mặt Tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG đã quả quyết, "Căn tính của người trẻ cũng được lên khuôn bởi sự tương tác và thành viên bên ngoài của chúng ta trong các nhóm, hiệp hội và phong trào chuyên biệt cũng hoạt động tích cực ở bên ngoài Giáo hội. Đôi khi, các giáo xứ không còn là nơi kết nối nữa » (GMTHĐ 1). Uớc muốn tìm ra các vai trò kiểu mẫu tích cực vẫn còn mạnh mẽ: «Chúng tôi cũng nhìn nhận vai trò của các nhà giáo dục và bạn bè, như các nhà lãnh đạo của các nhóm tuổi trẻ, chẳng hạn, có thể trở thành các điển hình tốt. Chúng tôi cần tìm ra các kiểu mẫu hấp dẫn, nhất quán và chân chính» ( GMTHĐ 1).
Việc làm và nghề nghiệp
22. Việc chuyển tiếp sang đời sống làm việc và chuyên nghiệp vẫn còn là điều rất quan trọng và ở một số nơi, khoảng cách giữa việc học ở trường học và ở đại học, cũng như nhu cầu của thị trường lao động, làm cho chủ đề này càng trở nên nhạy cảm hơn. Các người trẻ trả lời Bản Câu Hỏi Trực Tuyến của Văn Phòng Thượng Hội Đồng cho rằng việc làm ổn định là điều căn bản (82,7%), vì nó ngụ hàm sự ổn định về kinh tế và tương quan cũng như khả thể thành toàn bản thân (89,7%). Việc làm là các phương thế cần thiết, mặc dù không đầy đủ, để đạt được kế hoạch đời mình, chẳng hạn như có một gia đình (80,4%) và con cái.
23. Mối quan tâm trên sẽ lớn lao hơn, nếu nạn thất nghiệp của giới trẻ đặc biệt cao. Trong các bối cảnh nghèo nàn hơn, việc làm cũng có giá trị giải thoát về phương diện xã hội, trong khi thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta di cư sang các nước khác. Đặc biệt ở châu Á, người trẻ phải sống theo nền văn hóa thành công, thế đứng xã hội và đạo đức nghề nghiệp vốn thấm nhiễm các hoài mong của cha mẹ họ và xác định ra hệ thống trường học, tạo ra một bầu khí cạnh tranh cao, quan điểm kén chọn và khối lượng công việc nặng nề và gây căng thẳng. Cuộc Gặp Mặt tiền THƯỢNG HỘI ĐỒNG quả quyết rằng người trẻ vẫn tin việc phải «khẳng định phẩm giá cố hữu của việc làm» (GMTHĐ 3), nhưng cũng cho thấy việc trân quí các niềm hy vọng và ước mơ trong các điều kiện kinh tế cực kỳ khắc nghiệt vốn tạo ra sự sợ hãi là điều khó khăn ra sao (xem GMTHĐ 3). Theo một số HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC, mối tương quan giữa ơn gọi và nghề nghiệp nên được thăm dò tốt hơn, cũng như “cường độ ơn gọi” khác nhau của các ngành nghề đa dạng.
Người trẻ, các tín ngưỡng và tôn giáo
24. Tính đa dạng và các khác biệt cũng áp dụng cho bối cảnh tôn giáo trong đó người trẻ lớn lên: ở một số quốc gia, người Công Giáo chiếm đa số, trong khi ở những nước khác họ chỉ là một thiểu số nhỏ, đôi khi được chấp nhận về phương diện xã hội, và ở lúc khác bị kỳ thị và bách hại đến phải tử đạo. Trong một số ngữ cảnh, Kitô giáo phải đối phó với hậu quả của các quyết định trong quá khứ, thậm chí là những hậu quả chính trị, làm suy yếu sự khả tín của nó; trong các bối cảnh khác, người Công Giáo tương tác với sự phong phú về văn hóa và tâm linh của các truyền thống tôn giáo khác hoặc các nền văn hóa truyền thống; một số bối cảnh bị thế tục hóa, và coi đức tin như một vấn đề hoàn toàn riêng tư, trong khi trong các bối cảnh khác, ảnh hưởng của các hệ phái tôn giáo hoặc các đề xuất tôn giáo khác (tân đại, vv) đang tăng lên đáng kể. Ở một số vùng, Kitô giáo và tôn giáo bị coi là tàn tích của quá khứ, trong khi ở những vùng khác, họ vẫn là xương sống của đời sống xã hội. Ở một số quốc gia, cộng đồng Công Giáo không đồng nhất, nhưng bao gồm các nhóm thiểu số về sắc tộc và văn hóa (các cộng đồng bản địa) cũng như các nhóm thiểu số tôn giáo (đa số các nghi lễ); ở những nước khác, nó được kêu gọi mở cửa cho các tín hữu nhập cư trong tư cách di dân.
25. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy bối cảnh cũng khá đa dạng nếu chúng ta nhìn vào mối tương quan của người trẻ với đức tin và tư cách thành viên giáo phái. Như đã được nhấn mạnh trong cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Thân Phận Tuổi Trẻ, «một phần của việc người trẻ thiếu quan tâm và thờ ơ với đức tin (và sự hấp dẫn ít hơn của Giáo hội) là do các định chế tôn giáo khó trở nên đồng điệu với lương tâm hiện đại của chúng ta; và điều này xảy ra trong các bối cảnh xã hội đang đưa ra các đòi hỏi mới mẻ và đau lòng về ý nghĩa, do nhiều sự không chắc chắn vốn đè nặng lên cuộc sống cá nhân và tập thể. Hơn nữa, trong bối cảnh đa dạng lớn lao nơi giới trẻ ngày nay, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy sự bừng sống về tôn giáo và tâm linh, cả bên trong các Giáo hội lớn lẫn ở bên ngoài các giáo hội này». Và điều này nữa: “Sự cùng hiện diện rộng rãi giữa các tín hữu, những người không tin và ‘những người tin cách khác’, thay vì phát sinh ra căng thẳng và tranh chấp, dường như đang tạo thuận lợi cho việc thừa nhận lẫn nhau, với những điều kiện đặc biệt. Điều này đặc biệt đúng khi, một mặt, có một loại chủ nghĩa vô thần hoặc thuyết bất khả tri với một khuôn mặt nhân bản hơn, nghĩa là không ngạo mạn hoặc tự hợm hĩnh; và mặt khác, có một niềm tin tôn giáo cởi mở hơn đối với đối thoại, thay vì cuồng tín».
Kỳ sau: Chương II: Các kinh nghiệm và loại ngôn ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét