Trang

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

26-07-2016 : THỨ BA - TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN - THÁNH GIOANKIM VÀ ANNA - Lễ Nhớ

26/07/2016
Thứ ba tuần 17 thường niên
Thánh Gioakim và thánh Anna.
Lễ nhớ.

* Theo mt truyn thng c xưa, có th vào thế k 2. Thánh Gioakim và thánh Anna là song thân ca Đc Trinh N Maria. Lòng sùng kính thánh Anna được ph biến phương Đông vào thế k 6, và phương Tây vào thế k 10. Còn thánh Gioakim cũng được tôn kính như thế, nhưng mun hơn, li thế k 17.

Bài Ðọc I: Hc 44, 1. 10-15
"Miêu duệ họ tồn tại đến muôn đời".
Trích sách Huấn Ca.
Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại. Có những người nhân hậu, mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên. Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối dòng, miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành. Miêu duệ họ sẽ tồn tại đến muôn đời, và vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ. Thân xác họ được chôn cất bình an, tên tuổi họ sẽ sống đời này qua đời nọ. Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụng, và công hội thuật lại lời ngợi khen họ.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 131, 11. 13-14. 17-18
Ðáp: Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người (Lc 1, 32a).
Xướng: 1) Chúa đã thề hứa cùng Ðavít một lời hứa quả quyết mà Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Ta sẽ đặt lên ngai báu của ngươi một người con cháu thuộc dòng giống ngươi". - Ðáp.
2) Bởi chưng Chúa đã kén chọn Sion, đã thích lựa Sion làm nơi cư ngụ cho mình. Ngài phán: "Ðây là nơi nghỉ ngơi của Ta tới muôn đời, Ta sẽ cư ngụ nơi đây, vì Ta ưa thích". - Ðáp.
3) Tại đó, Ta sẽ gầy dựng một uy quyền cho Ðavít, sẽ chuẩn bị ngọn đèn sáng cho người được Ta xức dầu. Ta sẽ bắt những kẻ thù ghét người tủi hổ, nhưng triều thiên của Ta chiếu sáng rực rỡ trên mình người. - Ðáp.

Alleluia: x. Lc 2, 25c
Alleluia, alleluia! - Các ngài mong đợi niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần ngự trong các ngài. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 13, 16-17
"Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".
Ðó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Thánh Gioakim và Thánh Anna, Song Thân Đức Maria
Truyền thống cổ xưa từ thế kỷ II kể rằng song thân của Đức Trinh Nữ Maria là thánh Gioakim và thánh nữ Anna. Lòng sùng kính hai vị là hiệu quả tất yếu của lòng đạo đức các tín hữu vẫn dành cho ái nữ của các vị là Đức Maria. Đức Lêô XIII đã thiết lập một lễ kính chung thánh Gioakim và thánh nữ Anna, vì trước kia hai ngài được kính riêng, cho đến khi có cuộc canh tân phụng vụ mới đây.
Mái nhà song thân Đức Trinh Nữ.
Phúc thay thánh Gioakim và thánh nữ Anna vì người con các ngài đã sinh ra. Chúa đã ban cho các ngài phúc lành của mọi quốc gia.
Truyền thống rất cổ xưa đã lưu truyền cho chúng ta quí danh của song thân Đức Maria. Trong thời đại và những hoàn cảnh lịch sử, các ngài đã là tảng đá nền quí báu trong việc hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại. Qua hai ngài, phúc lành Thiên Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Abraham và dòng dõi đã truyền đến chúng ta, và chúng ta được tiếp nhận Đấng Cứu Thế nhờ sự cộng tác của các ngài. Thánh Gioan Damascene đã khẳng định chúng ta nhận biết hai đấng thánh diễm phúc này qua hoa quả của các ngài: Đức Trinh Nữ Maria là hoa quả tuyệt vời các ngài đã trao cho nhân loại. Thánh Anna cưu mang Đức Maria rất tinh tuyền vô nhiễm trong cung lòng. Ôi hài nhi rất xinh đẹp, rất khả ái! – Thánh Tiến Sĩ đã reo lên – Ôi, nữ tử của Ađam và Mẹ Thiên Chúa, phúc thay lòng đã cưu mang Mẹ! Và phúc thay cánh tay đã bồng ẵm Mẹ, đôi môi đã được đặc ân hôn yêu Mẹ… Thánh Gioakim và thánh nữ Anna đã được đặc ân chăm sóc Mẹ Thiên Chúa trong mái nhà của các ngài. Thiên Chúa chắc chắn đã trào đổ nhiều ân sủng xuống cho các ngài trong suốt thời kỳ ấy. Thánh nữ Têrêxa Avila thường đặt các đan viện ngài thành lập dưới sự bảo trợ của thánh Giuse và thánh Anna, vì lý luận rằng: Lòng nhân lành Thiên Chúa rất lớn lao đến độ Người nhất định sẽ ưu đãi những ngôi nhà của bà ngoại tôn quí của Người. Chúng ta biết chúa Giêsu đã xuống thế trực tiếp từ họ ngoại.
Chúng ta có thể giao phó cho song thân Mẹ Maria tất cả những nhu cầu, nhất là những nhu cầu liên quan đến đời sống thánh trong gia đình chúng ta. Chúng ta cầu nguyện trong phụng vụ thánh lễ hôm nay, Lạy Chúa là Thiên Chúa các tổ phụ của chúng con, Chúa đã ban cho hai thánh Gioakim và Anna đặc ân làm song thân của Đức Maria, Thánh Mẫu Con Nhập Thể của Chúa. Ước chi những lời cầu xin của các ngài giúp chúng con đạt được phần rỗi mà Chúa đã hứa ban cho dân Chúa. Xin giúp chúng con biết tỉnh thức vì lợi ích của những người Chúa đã ủy thác cho chúng con chăm sóc. Xin dạy chúng con biết tạo lập một sắc thái nhân đạo và siêu nhiên trong những môi trường của chúng con, những nơi chúng con dễ dàng tìm thấy Chúa, vì Chúa là mục tiêu tối hậu, là kho tàng của chúng con.
Đời sống Kitô hữu.
Theo Đức Gioan Phaolô II, thánh Gioakim và thánh nữ Anna là một cảm hứng bất tận cho cuộc sống gia đình và xã hội thường nhật. Đức Thánh Cha kêu gọi: Hãy loan truyền cho nhau, từ thế hệ này sang thế hệ khác, toàn bộ gia sản tinh thần của đời sống Kitô Giáo, gồm cả việc cầu nguyện. Đức Maria tiếp nhận từ song thân của Mẹ những gia sản truyền thống của nhà Đavít, một di sản đã được truyền tụng qua nhiều thế hệ. Ở đó, Mẹ học biết thân thưa cùng Thiên Chúa Cha bằng thái độ cung kính sâu xa. Cũng tại mái nhà ấy, Mẹ đã học biết những lời tiên tri nói về ngày đến của Đức Messiah – về nơi sinh của Con Mẹ…
Khi đến giờ phải tạo lập một mái nhà riêng cho Chúa Giêsu sinh ra đời, Đức Maria chắc chắn đã nhớ lại mái nhà của song thân. Và rồi Chúa Giêsu cũng học biết từ nơi Mẹ những cách thế để thân thưa và những lời đầy khôn ngoan mà sau đó Người đã sử dụng trong thời kỳ rao giảng. Hài nhi Giêsu đã thảo hiếu lắng nghe từ môi miệng Đức Maria những lời cầu nguyện đầu tiên, giống như những con trẻ Do Thái ngay khi vừa bập bẹ biết nói đã được nghe cha mẹ dạy cho. Đức Maria chắc hẳn là một người thầy rất mực tốt lành! Mẹ đã phản chiếu sự phong phú nơi linh hồn đầy ân sủng của Mẹ một cách dịu hiền. Chúng ta được tiếp nhận tặng ân đức tin vô giá và vô số tập tục tốt lành từ tổ tiên, những người đã giữ gìn và truyền lại cho chúng ta kho tàng quí giá ấy. Đồng thời, chúng ta cũng có bổn phận phải bảo tồn gia sản sinh động này để truyền lại cho người khác.
Hiện nay có những cuộc tấn công mãnh liệt đang chống lại các gia đình, chúng ta phải can đảm để bảo tồn di sản chúng ta đã được lãnh nhận. Chúng ta được mời gọi để làm giàu thêm những di sản ấy bằng đức tin và sự chiến đấu để sống các nhân đức nhân bản. Bổn phận chúng ta là phải làm cho Thiên Chúa hiện diện trong mái nhà của chúng ta bằng những phương thế truyền thống Kitô Giáo, chẳng hạn đọc kinh trước và sau khi dùng bữa, đọc kinh tối trong gia đình…, đọc Lời Chúa với người cao niên, đọc một lời kinh ngắn cho những người qua đời, nhắc nhớ những ý nguyện của gia đình và của Đức Thánh Cha, cùng tham dự thánh lễ Chúa Nhật, cùng lần chuỗi Mân Côi, kinh nguyện được các Đức Thánh Cha thường xuyên cổ võ cho các gia đình. Kinh Mân Côi rất phù hợp với thời biểu gia đình, kể cả những chuyến du lịch… Không cần dồn nén quá nhiều việc đạo đức trong các gia đình, tuy nhiên, phải có một số nào đó. Các bậc cha mẹ cùng cầu nguyện với con cái sẽ dễ dàng tìm thấy con đường để hiểu biết tâm hồn chúng. Hơn nữa, những người trẻ sẽ không bao giờ quên được gương sáng của cha mẹ vì đã giúp họ cầu nguyện và đến với Đức Mẹ trong những nhu cầu cần thiết. Chúng ta mang ơn cha mẹ vì các ngài đã đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu Thánh Thể… Chắc chắn, những bài học này là di sản lớn lao mà chúng ta được thừa hưởng.
Những hoàn cảnh xã hội hiện nay đòi các gia đình phải gắn bó với những niềm tin và quảng đại trong cách sống. Việc chúng ta khẳng định quyết tâm của mình sẽ rất đẹp lòng Đức Mẹ. Chúng ta quyết tâm trở nên những khí cụ liên kết các thành phần trong gia đình, nhất là qua các hành động phục vụ vui tươi và những hy sinh nhỏ mọn hằng ngày để giúp đỡ người khác. Một quyết tâm như thế sẽ đưa chúng ta đến việc cầu nguyện cho thành phần nào cần được cầu nguyện nhiều nhất trong gia đình, giúp đỡ thành viên nào yếu đuối hoặc thành viên nào đang sa sút, và đặc biệt là sống yêu thương đối với thành viên nào đang yếu bệnh hoặc gặp gian truân.
Giáo dục con cái. Việc cầu nguyện trong gia đình.
Chắc chắn hai thánh Gioakim và Anna luôn ý thức Thiên Chúa đang yêu sách ái nữ của các ngài một điều gì đó thật vĩ đại, bởi vì trẻ Maria đã biểu lộ những đặc ân tuyệt vời trên phương diện nhân bản cũng như siêu nhiên. Các ngài đã dâng ái nữ cho Thiên Chúa, như những bậc cha mẹ Do Thái thường làm. Các bậc cha mẹ củng cố tình yêu cho nhau bằng việc cầu nguyện sẽ biết tôn trọng thánh ý Thiên Chúa đối với con cái của họ. Tình yêu giữa cha mẹ càng được củng cố hơn nữa nếu như con cái họ được ơn tận hiến cho Thiên Chúa. Các bậc cha mẹ thường ước ao và kêu xin Thiên Chúa ơn này, bởi vì như thánh Josemaría Escrivá nói: Dâng con cái để phụng sự Chúa không phải là một hy sinh: đó là một vinh dự và một niềm vui, một vinh dự cao cả và một niềm vui lớn lao. Con cái sẽ nghiệm thấy vẻ đẹp của hành vi hiến dâng những năng lực của chúng cho Nước Chúa, bởi vì bằng nhiều cách, chúng đã học biết thực hiện điều ấy ngay trong nếp sống ở gia đình.
Tình yêu dẫn đến hôn nhân cũng là một con đường thánh thiện, một ơn gọi, một con đường để hiến dâng toàn diện cho Thiên Chúa. Tình yêu này phải hiệu quả và hoạt động nơi hoa trái, tức là con cái. Tình yêu chân thực sẽ biểu hiện trong việc nỗ lực dạy dỗ con cái biết sống chuyên cần, tiết độ, và có giáo dục, theo đúng ý nghĩa của từ ngữ… và trở nên những tín hữu tốt lành. Ước chi các nhân đức nhân bản được phát triển nơi gia đình: nhân cách mạnh mẽ, điều độ trong việc sử dụng vật chất, có tinh thần trách nhiệm, quảng đại, siêng năng… và ước chi mọi người đều biết tiêu dùng một cách kiệm ước, luôn nhớ đến nhiều người trên thế giới vẫn còn đang túng thiếu.
Tình yêu thương con cái đích thực sẽ đưa cha mẹ đến chỗ quan tâm chọn trường học cho con cái, bởi vì điều này ảnh hưởng đến phần rỗi của chúng. Cũng tình yêu ấy sẽ thúc đẩy cha mẹ lo tìm nơi nghỉ ngơi và giải trí lành mạnh cho con cái – thường họ phải hy sinh sở thích và quyền lợi khi tránh những môi trường có thể làm cho việc sống đạo trở nên khó khăn. Cha mẹ đừng bao giờ quên rằng mình là người quản lý một kho tàng quí báu của Thiên Chúa. Là những tín hữu, họ phải tạo lập một gia đình, nơi có Chúa Kitô hiện diện.
Hôm nay, chúng ta nài xin hai thánh Gioakim và Anna giúp chúng ta làm cho mái nhà của chúng ta trở thành một nơi dễ dàng gặp được Thiên Chúa. Chúng ta hãy cậy nhờ sự cầu bầu của Đức Mẹ. Đức Gioan Phaolô II đã khuyến khích: Hợp nhất cùng nhau, chúng ta hãy hướng tâm hồn về Mẹ Maria. Xin Mẹ hãy tỏ ra là Từ Mẫu của chúng ta hết thảy. Xin Mẹ hãy dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên Chúa Kitô, Đấng đã trở nên Con của Mẹ, để Người thương tình chấp nhận.

Thứ Ba sau Chúa Nhật 17 Quanh Năm


Bài Ðọc I: (Năm II) Gr 14, 17-22
"Lạy Chúa, xin hãy nhớ lại, xin Chúa chớ huỷ bỏ giao ước giữa Ngài và chúng con".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Ngày đêm mắt ta rơi lệ không ngừng, vì trinh nữ con gái dân ta bị trọng thương, vết tích quá trầm trọng. Nếu ta đi ra đồng, thì đây những kẻ bị giết bằng gươm; nếu ta vào thành phố, thì đây những kẻ chết đói. Tiên tri và tư tế đều đi đến đất nước mình chẳng quen biết.
Chớ thì Chúa ruồng bỏ Giuđa sao? Hay lòng Chúa ghê tởm Sion rồi sao? Vậy tại sao Ngài đánh phạt chúng con đến nỗi không chữa được nữa? Chúng con mong đợi sự hoà bình mà không gặp sự lành; và chúng con mong đợi kỳ lành bệnh, thì đây toàn là xui xẻo.
Lạy Chúa, chúng con nhìn nhận những sự độc dữ của chúng con và sự gian ác của cha ông chúng con, vì chúng con đã phạm đến Chúa. Vì thánh danh Chúa, xin đừng để chúng con phải nhục nhã; vì toà vinh quang của Chúa, xin đừng để chúng con nhuốc hổ; xin Chúa nhớ lại, xin đừng huỷ bỏ giao ước giữa Chúa với chúng con.
Trong các tượng thần dân ngoại, chớ thì có vị nào làm cho mưa xuống chăng? Hay là tầng trời có thể đổ mưa xuống chăng? Nào Ngài chẳng phải là Thiên Chúa chúng con mong đợi sao? Vì chính Chúa tạo thành tất cả những sự đó.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 78, 8. 9. 11 và 13
Ðáp: Lạy Chúa, vì vinh quang danh Chúa, xin giải thoát chúng con (c. 9bc).
Xướng: 1) Xin đừng nhớ lỗi tiền nhân để trị chúng con; xin kíp mở lòng từ bi đón nhận chúng con, vì chúng con lầm than quá đỗi! - Ðáp.
2) Ôi Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng con, xin phù trợ chúng con vì vinh quang danh Chúa; xin giải thoát và tha tội chúng con vì danh Ngài. - Ðáp.
3) Xin cho tiếng tù binh rên xiết vọng tới thiên nhan; xin ra tay thần lực giải thoát người mang án tử. Phần chúng con là thần dân Chúa, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi, chúng con sẽ ca tụng Chúa tới muôn đời, đời nọ sang đời kia, chúng con loan truyền lời ngợi khen Chúa. - Ðáp.

Alleluia: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phân rẽ tư tưởng và là ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 13, 36-43
"Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe". Người đáp lại rằng: "Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Bài Học Kiên Nhẫn

Ngày 13/5/1917 Ðức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng tại Fatima và cho biết Nước Nga sẽ trở lại. Cũng chính năm đó, Lénine đã thực hiện cuộc cách mạng tháng mười để xóa bỏ mọi bất công của chế độ quân chủ và xây dựng thiên đàng tại thế. 80 năm trước đây, lắng nghe và tin vào những lời tiên báo của ba trẻ Fatima thật là phi lý. Nhưng thời giờ của Thiên Chúa không phải là thời giờ của con người. Lucia, một trong ba trẻ đã được diễm phúc chứng kiến sự ứng nghiệm của lời tiên báo; các bức tường đã sụp đổ, bạo động và máu nhường chỗ cho sự tha thứ, lòng nhân từ, tinh thần hòa giải.
Kiên nhẫn là một trong những bộ mặt của niềm hy vọng Kitô giáo. Con người làm lịch sử, nhưng chính Thiên Chúa mới là Ðấng hướng dẫn mọi nẻo đường về với Ngài. Ðó là bài học mà có lẽ Giáo Hội muốn nhắn gửi chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay.
Dụ ngôn về cỏ lùng thoạt tiên gợi lên cho chúng ta một trong những thảm kịch lớn của nhân loại. Ở thời đại nào cũng có những người muốn thanh tẩy xã hội bằng các cuộc sàng lọc không tiếc xót: từ Tần Thủy Hoàng đến Hitler, Pônpốt qua các cuộc chiến hiện nay. Khi người ta muốn loại bỏ cỏ lùng, thì người ta cũng nhổ đi cả cây lúa tốt tươi.
Qua dụ ngôn cỏ lùng, có lẽ Chúa Giêsu còn muốn nói đến một thảm kịch khác sâu sắc hơn, đó là thảm kịch của lòng người. Trong đáy thẳm tâm hồn, ai trong chúng ta cũng cảm nghiệm được sự giằng co xâu xé giữa một bên là khả năng hướng thiện và một bên là sức mạnh của tối tăm. Cỏ lùng vẫn cố gắng vươn lên trong cánh đồng tâm hồn chúng ta. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy một cách chính xác khi Ngài nói: "Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn sự ác không muốn thì tôi lại làm". Sức mạnh của tội ác, của ma quỉ, của sự dữ trong tâm hồn mỗi người chúng ta là một thực tại không thể chối cãi được. Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đã chẳng dạy chúng ta cầu nguyện: Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ đó sao?
Cảm nghiệm sâu sắc về nỗi yếu hèn và khốn khổ của mình, con người mới cảm thấy cần cảm thông, kiên nhẫn và tha thứ cho người khác hơn. Ðó là bài học thực tiễn mà có lẽ mỗi người chúng ta cần đào sâu, đồng thời cầu xin để mỗi ngày chúng ta phát hiện ra những tia sáng tình thương của Chúa và chia sẻ tình yêu với những người xung quanh.

Veritas Asia


LỜI CHÚA MỖI NGÀY

THỨ BA TUẦN XVII THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọcJer 14:17-22; Mt 13:36-43.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về những hành động mình làm.

Không có một hành động nào con người làm mà không gây ra hậu quả cho cá nhân người đó, cho gia đình, và cho xã hội. Nhiều khi con người nghĩ hành động đó có đáng gì đâu, nhưng nếu họ có thể nhìn thấu suốt tương lai, họ sẽ rùng mình về những hậu quả do hành động đó gây ra. Vì thế, mỗi khi quyết định làm một việc gì, con người cần suy nghĩ khôn ngoan và chín chắn, để đừng gây ra những thiệt hại cho bản thân và cho tha nhân.
Các bài đọc hôm nay muốn cho con người nhìn thấy những thiệt hại do những hành động quá khứ của con người gây ra. Trong bài đọc I, ngôn sứ Jeremiah muốn cho chúng ta học bài học lịch sử. Vì con cái Israel khinh thường Lề Luật và Lời Chúa được phán qua các ngôn sứ, họ đã phải chịu hậu quả là nước mất, nhà tan, Đền Thờ bị phá hủy, và toàn dân bị đem đi lưu đày. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cắt nghĩa dụ ngôn cỏ lùng cho các môn đệ. Thiên Chúa luôn gieo những sự thiện vào lòng con người để hướng dẫn họ làm điều tốt. Ma quỉ, ngược lại, luôn gieo những sự ác vào lòng con người để thúc đẩy họ làm điều dối trá sai lầm. Con người có tự do chọn lựa để làm theo những gì Thiên Chúa dạy hoặc ma quỉ thúc giục; nhưng họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trong Ngày Phán Xét.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc ICon cái Israel nhận ra tội lỗi của họ khi phải chịu đau khổ.
1.1/ Chúng con đợi hoà bình nhưng chẳng được may lành chi hết!
Trình thuật hôm nay giả sử chiến tranh đã bùng nổ trên toàn cõi Judah đúng như lời các ngôn sứ Micah và Isaiah loan báo. Ngôn sứ Jeremiah được coi là ngôn sứ của thời lưu đày. Ông đã chứng kiến mọi sự xảy ra như một ứng nghiệm lời Đức Chúa đã tuyên phán qua các ngôn sứ. Toàn thểJudah được ông nhân cách hóa như một cô gái bị đánh nhừ đòn, chỉ còn thoi thóp chờ chết.
Họ phải đương đầu một lúc với hai tai họa kinh khủng là chiến tranh và đói khát: “Tôi bước ra đồng nội: này kẻ chết vì gươm, quay trở lại đô thành: nọ bao người đói lả.” Khi phải đương đầu với những đau khổ, họ nhận ra Thiên Chúa đã thực sự lìa bỏ họ. Trước đây, họ không nghĩ là Thiên Chúa sẽ bỏ họ, sẽ để cho quân thù phương Bắc tới hủy diệt Đền Thờ là nơi cực thánh Ngài cư ngụ; nhưng nay mọi lời các ngôn sứ loan báo đã thành sự thật. Những lời của ngôn sứ Jeremiah trong trình thuật hôm nay chỉ nhắc lại những gì Thiên Chúa đã nói trước qua các ngôn sứ: “Lạy Chúa, phải chăng Ngài đã quyết từ bỏ Judah? Phải chăng Sion khiến lòng Ngài ghê tởm? Vậy cớ sao Ngài đánh phạt chúng con đến vô phương chữa chạy? Chúng con đợi hoà bình nhưng chẳng được may lành chi hết! Mong đến thời bình phục, mà chỉ thấy rùng rợn khiếp kinh!”
1.2/ Con cái Israel bắt đầu nhận ra sự thật.
(1) Họ nhận ra tội lỗi của mình: Trước đây, họ nghĩ Thiên Chúa chỉ dọa chứ không làm, họ nghĩ họ sẽ không phải gánh chịu những thiệt hại của những hành động thất nhân ác đức của họ; nhưng giờ đây họ cảm nghiệm thấy hậu quả của mọi tội lỗi, và của những lời Thiên Chúa phán. Họ nhận tội với Ngài: “Lạy Chúa, chúng con nhận rằng mình gian ác, và cha ông sai lỗi đã nhiều. Quả chúng con đều đắc tội với Chúa!”
Tuy nhiên, họ nhận ra họ vẫn còn hy vọng vào lời Thiên Chúa hứa với các tổ phụ và các ngôn sứ: Thiên Chúa sẽ bảo vệ và chúc lành, nếu họ biết ăn năn trở lại. Vì thế, họ kêu cầu lên Thiên Chúa: “Vì Danh Thánh, xin Chúa đừng chê bỏ chúng con, đừng rẻ rúng toà vinh hiển của Ngài. Dám xin Ngài nhớ lại, đừng huỷ bỏ giao ước giữa Ngài với chúng con.”
(2) Nhận ra quyền năng của Thiên Chúa: Câu này giả sử vương quốc Judah bị hạn hán. Giống như thời ngôn sứ Elijah, khi con cái Israel giàu có và sung túc vì được mủa, họ không nghĩ tới Thiên Chúa đã chúc lành bằng cách ban mưa thuận gió hòa cho mùa màng của họ. Họ nghĩ là thần Baal đã ban cho hay nhờ sức lực cố gắng mà họ được như thế. Để mở mắt cho con cái Israel, Elijah truyền lệnh đóng cửa trời trong 3 năm, không mưa và cũng chẳng có sương rơi xuống. Hậu quả là mùa màng thất thoát, súc vật lăn ra chết vì không có cỏ, con người cũng bị chết vì đói và khát. Jeremiah cũng tuyên nhận quyền năng của Thiên Chúa khi dân chúng phải đương đầu với đói khát, họ phải nhận ra: “Trong số chư thần của các dân tộc, có thần nào làm được mưa chăng?
Có phải trời đổ được mưa rào, hay chính Ngài, lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng con? Chúng con trông cậy nơi Ngài, vì chính Ngài đã làm ra tất cả những điều đó!”

2/ Phúc ÂmBấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ.
2.1/ Nghĩa biểu tượng (allegorical) của dụ ngôn cỏ lùng:
Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe." Rất ít dụ ngôn có nhiều những nghĩa biểu tượng như Chúa Giêsu cắt nghĩa về dụ ngôn cỏ lùng:
+ Kẻ gieo hạt giống tốt: là Con Người, chính Đức Kitô.
+ Kẻ thù đã gieo cỏ lùng: là quỷ thần, những kẻ đối nghịch với Thiên Chúa.
+ Ruộng: là thế gian. Nhiều người ví thế gian như một bãi chiến trường giữa thiện và ác.
+ Hạt giống tốt: là con cái Nước Trời, những người muốn sống theo sự thật và sự tốt lành.
+ Cỏ lùng: là con cái Ác Thần, những người từ chối sống theo đường lối của Thiên Chúa.
+ Mùa gặt: Như mùa gặt phải đến với nhà nông, Ngày Tận Thế chắc chắn sẽ đến với con người. Thợ gặt là các thiên thần.
2.2/ Ngày Tận Thế sẽ xảy đến:
Mục đích của dụ ngôn thường chỉ muốn nói lên một điều chính yếu. Điều chính yếu trong dụ ngôn cỏ lùng là sự hiện diện của quỉ thần trong cuộc sống con người. Chúng cạnh tranh với Thiên Chúa để lôi kéo con người theo chúng; nhưng chúng chỉ có quyền hạn trên con người cho tới Ngày Tận Thế. Trong ngày đó, quỉ thần và con cái của chúng sẽ bị tiêu diệt muôn đời, như lời Chúa Giêsu tuyên bố hôm nay: "Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến Ngày Tận Thế cũng sẽ xảy ra như vậy."
(1) Số phận của ma quỉ và con cái của chúng: "Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng."
(2) Số phận của con cái Nước Trời: "Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi hành động chúng ta làm. Đừng khinh thường bất kỳ một hành động nào, dù nhỏ mọn đến đâu chăng nữa.
- Nhìn lại lịch sử của nhân loại, của gia đình, và của mỗi người thường xuyên, sẽ giúp chúng ta biết cẩn thận trong việc làm những quyết định. Đừng bao giờ quyết định cách mù quáng.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP

26/07/16 TH BA TUN 17 TN
Th. Gio-a-kim và An-na, song thân Đức Ma-ri-a                 
Mt 13,36-43

Suy nim: Sau khi xem tung ci lương Tm Cám” có người khóc vì xót thương cho cô Tm hin lành, có người tc tưởi vì s đc ác ca m con cô Cám. Qu thc, trong cuc sng có rt nhiu người xu nhưng cũng không thiếu nhng người tt. Ngay trong con người chúng ta cũng có khuynh hướng tt và xu. Cho nên, Li Chúa hôm nay dy chúng ta hãy là ht ging tt thì mi xng đáng là con cái Nước Tri. Và Chúa Giê-su cũng dy chúng ta phi biết chp nhn thc trng vàng thau ln ln này, tích cc bi dưỡng nhng yếu t tt và khc phc nhng yếu t xu bng vic khiêm nhường sám hi và kiên nhn canh tân đi sng và nh thc hành Li Chúa, điu xu b trit tiêu đi và nhng gì tt đp ngày càng phát trin.
Mi Bn: Mt người hôm nay có th là xu, nhưng ngày mai có th tr thành tt. Bi đó, bn đng nên vi đánh giá hay kết án người khác và cũng đng vi t mãn v mình. Mi bn hãy tn dng cơ hi nht đ kín múc ân sng Chúa qua vic lãnh nhn các bí tích đ ngày càng tr nên tt như Cha chúng ta trên tri là Đng tt lành.
Sng Li Chúa: Tâm nim li thư thánh Phê-rô tông đ: “Khi chúng ta có lòng tin thì có thêm đc đ, có đc đ li thêm hiu biết, có hiu biết li thêm tiết đ, có tiết đ thêm kiên nhn, có kiên nhn thêm đo đc, có đo đc thêm tình huynh đ, có tình huynh đ li thêm bác ái” (2Pr 1,5-7).
Cu nguyn: Ly Chúa, xin ban cho con biết kiên nhn và tha th cho nhau trong đi sng thường ngày ngõ hu mi ngày nên tt lành hơn trên con đường v nhà Chúa. Amen.

Chói li như mt tr
Cuc đi Kitô hu là mt n lc không ngng đ nh c lùng nơi mình, và khao khát vươn ti s thánh thin ca chính Thiên Chúa.


Suy nim:
“Chẳng phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng của ông sao?
Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” (Mt 13, 27).
Có lẽ một số Kitô hữu trong Hội Thánh sơ khai đã đặt câu hỏi tương tự
khi họ thấy có những phần tử xấu trong cộng đoàn của mình.
“Ông có muốn chúng tôi nhổ đi không?”
Ông có muốn chúng tôi trục xuất họ ra khỏi cộng đoàn không?
Có người tưởng rằng một Hội Thánh phải gồm toàn những thánh nhân.
Hội Thánh không có chỗ cho tội nhân, cho con cái Ác Thần (c. 38).
Lời từ chối của ông chủ ruộng cho thấy sự nhẫn nại của Thiên Chúa.
“Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.
Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt” (Mt 13, 28-29).
Thiên Chúa chấp nhận cỏ lùng mọc chung với lúa,
con cái Nước Trời sống chung với con cái Ác Thần cho đến tận thế.
Nhẫn nại và bao dung là dấu hiệu của sự thánh thiện đích thực,
sự thánh thiện này biết chờ đợi, biết tôn trọng tự do của con người.
Đôi khi chúng ta cũng có thái độ nóng nảy của Giacôbê và Gioan,
khi đòi đốt cả làng người Samari khi họ không chịu đón Chúa (Lc 9, 54).
Chúng ta vẫn sống trong một thế giới vàng thau lẫn lộn.
Có khi không phân biệt được lúa với cỏ lùng,
vì trong cái tốt vẫn ẩn hiện bóng dáng của cái bất toàn,
và trong cái xấu thi thoảng cũng lóe lên những tia sáng của chân lý.
Một người tốt có thể trở nên cỏ lùng.
Một người xấu có thể trở nên gié lúa trĩu hạt.
Chúng ta chưa thể nói gì về một con người khi người ấy chưa nhắm mắt,
và khi chưa nghe lời phán xử cuối cùng của Thiên Chúa.
Người đầu tiên được bảo đảm vào Nước Trời lại là một tên gian phi.
Nhiều vị thánh hôm nay là những người trước đây đã làm điều gian ác.
Nếu tôi tự đặt câu hỏi: Tôi là lúa hay cỏ lùng?
Tôi sẽ thấy lúng túng khi tìm câu trả lời.
Nơi trái tim tôi, tôi thấy có sự giằng co giữa chọn Chúa và Ác Thần.
Có lúc tôi thấy mình như đã thuộc trọn về Chúa,
có lúc lại thấy thế gian và xác thịt như hoàn toàn thống trị mình.
Ngay trong điều tốt tôi làm, vẫn có điều gì không tuyệt đối trong suốt.
Tôi hiểu rằng cỏ lùng vẫn có chỗ trong thửa ruộng của lòng tôi.
Thiên Chúa vẫn chấp nhận tôi như thế đó.
Nếu Ngài nghiêm phạt tôi thì tôi đâu còn sống đến nay.
Dụ ngôn trên nhắc chúng ta không được tiếm quyền xét xử của Thiên Chúa,
không đòi xóa sạch sự dữ trong một sớm một chiều.
Nhưng chúng ta lại không được để mặc cho sự dữ thao túng.
Chúng ta dám hy sinh mạng sống để xây dựng một thế giới công bình.
Đức Giêsu đã bị sự dữ nuốt chửng, nhưng cuối cùng Ngài đã chiến thắng.
Cuộc đời Kitô hữu là một nỗ lực không ngừng để nhổ cỏ lùng nơi mình,
và khao khát vươn tới sự thánh thiện của chính Thiên Chúa.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.

Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.

Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào...

Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.

Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

Lời Chúa Trong Gia Đình
26-07
Thánh Gioakim và Anna
Gr 14, 17-22; Mt 13, 36-43

LỜI SUY NIỆM: Chúa Giêsu giả thích về dụ ngôn cỏ lùng: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người, Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời, cỏ lùng là con cái ác thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là tận thế. Thợ gặt là các thiên thần” (Mt 13, 37-39).
        Chúa Giêsu đang cho chúng ta biết, chung quanh chúng ta đang có sự hiện diện của ma quỷ, nó đang dùng hết mọi kế sách để đánh lừa chúng ta, có những hình thức bên ngoài chúng ta cứ tưởng nó tốt lành, nhưng thực ra đó là những độc hại, chúng ta cần phải tỉnh thức; và cuối cùng sẽ có sự phán xét.
Trong đời sống hiện tại, mỗi con người cần phải có sự chuẩn bị, vì cuối cùng sẽ phân rẻ một bên là con cái Nước Trời và một bên là con cái của ác thần, sẽ có sự thưởng phạt phân minh.
Mạnh Phương

26 Tháng Bảy
Vết Sẹo Nơi Bàn Chân

Ông Khấu Chuẩn, người đời nhà Tống, đất Hạ Bì, lúc nhỏ là một cậu bé lêu lổng, ham chơi. Bà mẹ vốn là người nghiêm khắc, nên thường hay quở phạt ông. Tuy nhiên, tính nào vẫn tật ấy, Khấu Chuẩn vẫn không thay đổi. Một hôm, ông trốn học đi chơi, bà mẹ giận quá cầm quả cân ném phải chân ông, máu chảy đầm đìa... Từ đó, ông đã bỏ hẳn tính lêu lổng phóng túng, chỉ lo chuyên cần học tập. Về sau đỗ đạt, ông được bổ làm tể tướng. Mỗi khi sờ đến vết sẹo ở bàn chân, ông khóc nức nở: "Chính vết thương này đã làm ta nên người".
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng. Thương tích dường như là một điều thiết yếu trong cuộc sống. Vấp ngã là điều thường tình trong thân phận con người. Chúng ta không nhìn lại những vết sẹo trong tâm hồn để nuối tiếc quá khứ, nhưng để nhận rõ dấu chỉ của một tình thương bao la cao cả hơn. Phải, Thiên Chúa mạnh hơn sự chết và tội lỗi của con người. Nói như thánh Phaolô: nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó ân sủng của Chúa càng dồi dào.
Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét