Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

17-03-2018 : THỨ BẢY - TUẦN IV MÙA CHAY


17/03/2018
Thứ bảy tuần 4 Mùa Chay


Bài Ðọc I: Gr 11, 18-20
"Con như chiên con hiền lành bị đem đi giết".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Lạy Chúa, Chúa đã tỏ cho con và con đã biết; vì Chúa đã chỉ cho con những mưu toan của chúng. Còn con, con như chiên con hiền lành bị đem đi giết. Con đã không biết chúng mưu toan hại con khi chúng nói: "Chúng ta hãy bỏ cây vào bánh của nó, chúng ta hãy diệt trừ nó khỏi đất kẻ sống, và người ta không còn nhớ đến tên nó nữa".
Nhưng lạy Chúa các đạo binh, Chúa xét xử công minh, và dò xét tâm can. Chớ gì con sẽ thấy Chúa báo thù chúng, vì con đã phó thác việc con cho Chúa.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12
Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa con, con đến nương nhờ Ngài, xin cứu con khỏi mọi người đang lùng bắt, và xin giải thoát thân con, kẻo có người như sư tử chộp bắt hồn con, xé nát ra mà không ai cứu gỡ. - Ðáp.
2) Xin minh xét cho con, thân lạy Chúa, theo sự công chính và vô tội ở nơi con. Nguyện cho chấm dứt sự độc dữ kẻ ác nhân, và xin Ngài củng cố người hiền đức, khi Ngài lục soát tâm can, ôi Chúa công minh. - Ðáp.
3) Thuẫn che thân con là Thiên Chúa, Ðấng cứu độ những kẻ lòng ngay. Thiên Chúa là vị công minh thẩm phán, và Thiên Chúa hăm doạ hằng ngày. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán: "Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời".

Phúc Âm: Ga 7, 40-53
"Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, sau khi nghe Chúa Giêsu giảng, có nhiều người trong đám dân chúng nói rằng: "Ông này thật là tiên tri". Kẻ khác nói: "Ông này thật là Ðấng Kitô". Người khác nữa lại nói: "Ðấng Kitô xuất thân từ Galilêa sao? Nào Kinh Thánh chẳng nói: Ðấng Kitô xuất thân bởi dòng dõi Ðavit, và từ làng Bêlem, quê hương của Ðavit?" Vì thế, dân chúng bất đồng ý kiến với nhau về Người. Trong số đó, có một ít kẻ định bắt Người, nhưng không ai dám ra tay bắt Người. Vậy khi những người thừa hành đến với thượng tế và biệt phái, các ông này hỏi họ rằng: "Tại sao các ngươi không điệu nó tới?" Các người thừa hành thưa rằng: "Chẳng hề có ai nói như người ấy". Các người biệt phái trả lời rằng: "Chớ thì các ngươi cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong các vị thủ lãnh và các người biệt phái, có ai tin nó đâu? Chỉ có lũ khốn nạn đó nó không biết gì lề luật". Nicôđêmô là người đã tới gặp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm họ, nói với họ rằng: "Chớ thì luật của chúng ta có lên án cho ai mà không nghe họ, hoặc không biết rõ họ làm gì không?" Nhưng họ trả lời rằng: "Hay ông cũng là người Galilêa? Hãy đọc kỹ Kinh Thánh, ông sẽ thấy rằng không có tiên tri nào phát xuất từ Galilêa". Sau đó ai về nhà nấy.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Càng Thêm Ðố Kỵ
Thường thường người ta ai cũng cầu xin cùng Chúa cho được ơn khôn ngoan sáng suốt để cư xử với mọi người. Có những người khác thì xin cho được hồn an xác mạnh, nhưng ít kẻ cầu xin cho được vác thánh giá Chúa, chịu đau khổ vì Chúa.
Thánh nữ Magaritta thuật lại rằng: Một hôm Chúa hiện ra và phán bảo tôi như sau: Hai điều sau đây con muốn chọn điều nào? Một là được khỏe mạnh, lòng trí luôn vui hưởng sự ngọt nào êm ái, được bề trên tín nhiệm, chị em quí mến và người ngoài cảm phục. Hai là phải ốm đau bệnh tật, chịu bề trên thử thách, chị em khinh dể, luôn luôn cay đắng, tứ bề khổ cực... Nghe vậy, tự nhiên lòng tôi xao xuyến âu lo. Tôi sấp mặt xuống đất và than thở cùng Chúa rằng: "Lạy Chúa, con chẳng dám chọn điều nào cả, nhưng điều nào đẹp lòng Chúa hơn, thì xin Chúa chọn thay cho con con đường Thập Giá, vì chỉ có Thánh Giá mới làm đẹp lòng Cha hơn cả. Và chỉ ai yêu mến Thánh Giá mới thực sự giống Cha hoàn toàn".
Cũng chính lúc ấy, Chúa cho tôi xem thấy tất cả những khốn khó trong cuộc đời tôi. Tôi rùng mình kinh khiếp, nhưng sau khi suy nghĩ tôi cảm nhận được rằng: "Yêu thương ai thì sẽ trao tặng những gì quí giá nhất cho người mình yêu". Chúa Giêsu sẽ ban cho những kẻ Ngài yêu thương, ngoài nước Thiên Ðàng và chẳng còn gì quí giá hơn Thập Giá. Và thánh nữ Magaritta đã chịu mọi đau khổ, bị bạc đãi, phải vác lấy những Thập Giá trong suốt 20 năm trường. Thánh nữ tâm sự như sau: "Nếu không có Chúa nâng đỡ thì tôi không có sức nào chịu đựng được".
Anh chị em thân mến!
Qua bao nhiêu thế hệ, kể từ khi Chúa Giêsu xuống trần gian rao giảng Tin Mừng, thực hiện ơn cứu rỗi cho con người, mở đầu một giai đoạn lịch sử cứu rỗi mới, nhưng lúc nào cũng có những con người cứng lòng chối bỏ Chúa. Và ngược lại thì cũng có nhiều tâm hồn chân thành tin yêu Chúa, sống kết hợp với Chúa như trường hợp các vị chư thánh trong Giáo Hội.
Thánh nữ Magaritta đã được ơn đặc biệt sống kết hợp với Thập Giá của Chúa, để phổ biến khắp nơi lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhiều người, kể cả những vị bề trên trực tiếp của thánh nữ cũng đã hơn một lần hiểu lầm thánh nữ cho rằng, thánh nữ có lòng đạo đức giả hình. Tuy nhiên, thánh nữ vẫn trung thành với ơn gọi theo Chúa cho đến cùng.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã khuyến khích các người con tinh thần của mình như sau: Con tin tưởng và theo gương thánh Phaolô; khi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của ngôn ngữ hay khoa khôn ngoan để rao giảng chính trị của Thiên Chúa. Quả thật, tôi đã quyết định là giữa anh em tôi không muốn biết gì ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô bị đóng đinh Thập Giá. Chúa Giêsu chịu đóng đinh là sự khôn ngoan từ trời, đó là một cuộc cách mạng sáng chói không thể che đậy được, mãnh lực không thể cầm hãm được. Kinh nghiệm của 20 thế kỷ nay cho thấy rõ điều đó, và nhiều người can đảm phục vụ cho sự khôn ngoan ấy. Tuy nhiên, khi còn sống, Chúa Giêsu Kitô đã không tránh khỏi cảnh bị một số người hiểu lầm và chối từ.
Ðức tin vào Chúa Giêsu có thể đã bị các vị lãnh đạo, những kẻ thông thái tự phụ chụp mũ cho rằng, đó là chuyện bịa đặt: Người có đức tin là người bị mê hoặc bị dụ dỗ. Cần phải can đảm lắm mới có thể đứng hàng đầu trong số những người theo Chúa và theo cho đến cùng.
Lạy Chúa, xin thương ban ơn soi sáng cho con trên bước đường theo Chúa, để con can đảm vững bước. Thường khi gặp thử thách con hay nghi ngờ, xin Chúa thương ban ơn củng cố lòng tin để con được trung thành theo Chúa đến cùng. Amen.
Veritas Asia




Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần IV MC
Bài đọcJer 11:18-20; Jn 7:40-53.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải suy xét trước khi buộc tội người công chính.
Khi một người hay một nhóm muốn buộc tội một người, họ sẽ tìm cho được mọi lý do để có thể buộc tội người đó: gây mâu thuẫn cá nhân hay các nhóm, tìm người làm chứng gian, cắt nghĩa sai luật lệ; nhưng không bao giờ tiết lộ lý do chính của việc buộc tội.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc buộc tội các người công chính. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Jeremiah được Thiên Chúa cho thấy âm mưu của những người định bắt và giết ông, vì họ không muốn nghe những lời ông tố cáo họ đã vi phạm Lề Luật của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, các thượng tế và kinh sư thi hành âm mưu bắt và giết Chúa Giêsu, vì họ sợ dân chúng sẽ bỏ họ mà theo Ngài. Một mặt họ gởi các vệ binh đi bắt Chúa Giêsu, một mặt họ tìm cách chia rẽ để kéo dân về phía họ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Âm mưu để giết tiên-tri Jeremiah.
1.1/ Âm mưu của bọn ác nhân: Là ngôn sứ của Thiên Chúa, tiên tri phải nói những gì Thiên Chúa truyền cho ông nói. Tiên tri tố cáo tội ác của nhà Judah và hình phạt sắp xảy đến cho họ. Họ không những không muốn nghe, mà còn phác họa một âm mưu để thủ tiêu Jeremiah. Họ bảo nhau: "Cây đương sức, nào ta chặt nó đi, loại nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống, để không còn ai nhớ đến tên tuổi nó nữa!" Mục đích của họ là để khỏi phải nghe những lời tố cáo của tiên tri, và phi tang nhân chứng để tiếp tục con đường gian ác của họ.
1.2/ Uy quyền của Thiên Chúa: Nhưng kẻ thù của tiên tri Jeremiah đã không biết uy quyền của Thiên Chúa, Đấng gởi tiên tri đi. Ngài không những cho Jeremiah biết âm mưu của chúng, mà còn dùng Vua Babylon như cây roi để đánh phạt họ và đem đi lưu đày.
Tiên tri Jeremiah tin tưởng vào uy quyền của Thiên Chúa, và cầu xin: “Nhưng, lạy Đức Chúa các đạo binh, Ngài công minh khi xét xử, Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật là đích đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài.”
Con người phải rất cẩn thận khi tố cáo những người được Thiên Chúa sai tới, vì máu của họ đổ ra sẽ kêu thấu đến trời, và Thiên Chúa sẽ xét xử phân minh cho họ.
2/ Phúc Âm: Âm mưu giết Đức Kitô:
2.1/ Âm mưu giết Đức Kitô của các thượng tế và kinh-sư: Lý do chính yếu họ muốn giết Đức Giêsu là vì quyền lợi. Họ sợ dân chúng theo Chúa Giêsu và họ sẽ mất hết quyền lợi họ đang được hưởng, như thánh-sử Gioan tường thuật: Khi thấy dân chúng đi đón Người, vì họ nghe biết Người đã làm dấu lạ đó. Bấy giờ người Pharisees bảo nhau: "Các ông thấy chưa: các ông chẳng làm nên trò trống gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy hết!" (Jn 12:19).
2.2/ Các phản ứng khác nhau về Chúa Giêsu:
(1) Phản ứng của dân chúng: Họ không biết nhiều về Kinh Thánh, các thượng tế và kinh sư dùng sự hiểu biết Kinh Thánh của họ để làm cho dân chúng bị hoang mang và chia rẽ:
- Khi thấy trong dân chúng có những người cho Chúa Giêsu là một ngôn-sứ. Họ dùng Kinh Thánh trả lời: “Không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilee cả!”
- Khi thấy kẻ khác cho: "Ông này là Đấng Kitô." Họ lại nói: "Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilee sao? Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua David và từ Bethlehem, làng của vua David sao?" Sự thật Kinh Thánh có nói điều ấy để chỉ nơi sinh của Đức Kitô, chứ không nói gì tới nơi trưởng thành của Ngài. Họ dùng những lời ấy để từ chối Chúa Giêsu là Đức Kitô. Họ đạt được mục đích khi thánh-sử Gioan tường thuật: “Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.”
(2) Phản ứng của các vệ binh: Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pharisees. Họ liền hỏi chúng: "Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây?" Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!" Đây là phản ứng có lẽ trung thực nhất vì những vệ binh không biết nhiều về Lề Luật và Kinh Thánh; hơn nữa, họ còn là những người thuộc về các thượng tế và kinh-sư. Họ có lẽ được nhìn thấy và nghe Chúa Giêsu lần đầu tiên, nên chưa có thành kiến với Ngài.
(3) Phản ứng của Nicodemus: Ông là một người Pharisee, trước đây ông đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm và đàm đạo với Ngài. Ông nói với họ: "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" Nicodemus biết Lề Luật đòi sự công bằng cho mọi người (Exo 23:1, Deut 1:16); vì thế, mọi người đều có quyền để biện hộ, và tòa án không thể kết án họ khi chưa có bằng chứng rõ rệt. Các kinh-sư đã không theo tiến trình này khi buộc tội Chúa Giêsu. Nhưng Nicodemus đã không có can đảm để làm chứng cho Ngài, khi ông phải đối diện với sự tức giận của họ.
(4) Phản ứng của các kinh-sư: Họ không chỉ tức giận và tố cáo Chúa Giêsu, nhưng còn giận dữ với tất cả những ai không theo phe nhóm họ để tố cáo Ngài. Họ tức giận:
- Với các vệ binh: Họ mắng: "Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pharisees, đã có một ai tin vào tên ấy đâu?” Họ kiêu hãnh lấy địa vị của mình như tiêu chuẩn để bắt người khác cũng phải hành động như họ.
- Với dân chúng: Họ khinh thường: “Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!" Luật của các Rabbi có 6 điều ngăn cấm trong việc giao tiếp với “dân đen”: “Không làm chứng cho họ, không tin vào lời chứng của họ, không nói điều bí mật cho họ nghe, không cho họ làm cha nuôi của những trẻ mồ côi, không cho họ làm quản lý của các quĩ bác ái, và không đi chung với họ trong cuộc hành trình.” Vì họ quan niệm “dân đen” không biết Lề Luật, nên họ mặc sức giải thích theo cách thức để đạt được mục đích của họ!
- Với Nicodemus: Họ đáp: "Cả ông nữa, ông cũng là người Galilee sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilee cả."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Có sự liên quan giữa điều răn thứ 5 và điều răn thứ 8: Chúng ta thường để ý đến việc giết người bằng gươm giáo hay súng đạn, mà rất ít khi để ý đến việc giết người bằng sự nói hành hay làm chứng gian.
- Thiên Chúa thấu suốt mọi sự trong tâm hồn con người, nên chúng ta đừng bao giờ vào hùa với nhau để giết hại người công chính và vô tội; vì chúng ta sẽ phải trả giá máu của họ đổ ra.
- Chúng ta phải có can đảm làm nói, sống, và làm chứng cho sự thật; cho dù nhiều khi chúng ta phải trả giá đắt vì sự thật, nhưng chỉ có sự thật mới giải thóat con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

17/03/2018 - THỨ BẢY TUẦN 4 MC
Th. Pa-tri-xi-ô, giám mục
Ga 7,40-53


DÁM TUYÊN XƯNG NIỀM TIN
Các vệ binh trở về nói với các thượng tế : “Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy.” Người Pha-ri-sêu liền nói với chúng : “Các các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao ?…” (Ga 7,46-48)
Suy niệm: Chính vì tin nhận Chúa Giê-su mà các vệ binh bị làm khó dễ: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao?” Ngay cả ông Ni-cô-đê-mô, một thành viên vị vọng trong thượng hội đồng Do thái cũng bị dè bỉu chỉ vì ông dám bênh vực Đức Ki-tô: “Cả ông nữa, ông cũng là người Ga-li-lê sao?” Thế đó, tin theo Chúa Giê-su không phải là chấp nhận một giải pháp dễ dàng. Bởi vì tin Chúa nghĩa là dám tuyên bố nhận Ngài là Chúa của mình cho dù người đời có cho Ngài là gì đi nữa. Tin theo Ngài là phải hy sinh mọi quan điểm, mọi quyền lợi riêng, là chấp nhận bị ngược đãi, bị loại bỏ, bị kết án… Tin theo Ngài là chấp nhận vác thập giá mỗi ngày mà theo Ngài.
Mời Bạn: Tin vào Đức Ki-tô không phải chỉ là “tường thuật” lại dư luận “người ta nói”, mà là “làm chứng”, là dám nói lên quan điểm niềm tin của chính mình, là dám sống tới mức cao nhất điều mình tuyên xưng, là “dám chơi, dám chịu”, dám chấp nhận những thiệt thòi lớn lao nhất, kể cả chấp nhận thập giá vì tin vào Đức Ki-tô và Tin Mừng của Ngài.
Chia sẻ: Trước khi bạn nói về Đức Ki-tô cho anh em lương dân, bạn hãy “minh hoạ” chân dung của Đức Ki-tô bằng cách thể hiện niềm tin vào Ngài qua cuộc sống của mình.
Sống Lời Chúa: Chọn một việc bổn phận hằng ngày và làm với ý hướng cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thương ban ơn soi sáng và củng cố lòng tin để chúng con can đảm và được trung thành theo Chúa đến cùng.
(5 Phút Lời Chúa)


Ông này là Đng Kitô (17.3.2018 – Th by Tun 4 Mùa Chay)
Xin Chúa cho ta hn nhiên như các v binh, và can đm nói s tht như ông Nicôđêmô.



Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người Do Thái không tin Đức Giêsu là Kitô
vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ không biết xuất thân từ đâu.
Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của Ngài (Ga 7, 27).
Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính của Đức Giêsu.
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ trong dân chúng
đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45).
Có những người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15).
Có người lại cho Ngài là Đấng Kitô (c.41).
Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất thân từ Galilê,
còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Bêlem, quê của vua Đavít (c.42).
Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy.
Chuyện quan trọng là Đức Giêsu Nazareth ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo.
Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt Đức Giêsu (c.32).
Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy,
chỉ vì họ bị ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu.
“Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy” (c. 46).
Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế.
Trước chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội.
Họ không thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế.
Vì khinh bỉ những người tin vào Đức Giêsu,
Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát không biết Lề Luật.
Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật,
nên đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49).
Thật ra không phải là không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu.
Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh (Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm.
Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng để bênh vực cho Ngài (c. 50).
Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị kết tội (x. Đnl 1, 16-17).
Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do Thái đã phạm luật.
Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc.
Bất chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo:
“Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao?” (c.52).
Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so với người Giuđê.
Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giôna, con ông Amíttai (2V 14, 25).
Thái độ của những thượng tế và người Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ.
Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu.
Họ vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô.
Họ không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm.
Xin Chúa cho ta hồn nhiên như các vệ binh,
và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Cầu nguyn:

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế Người là tất cả của tôi.

Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi,
đến với Người trong mọi sự,
và dâng Người tình yêu trong mọi lúc.

Chỉ mong tôi chẳng còn gì,
nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.

Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì,
nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người
và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(R. Tagore)

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
17 THÁNG BA
Quí Hơn Vàng!
Trong Mùa Chay, chúng ta ôn lại Thập Giới, vì đây là mùa mà Đức Giêsu Kitô kêu gọi chúng ta khảo sát lương tâm mình. Từ đầu Mùa Chay, Chúa không ngừng giục giã chúng ta hoán cải và giao hòa. Tiếng thúc giục này liên can với việc chúng ta tuân giữ luật luân lý của Thiên Chúa như được thể hiện trong Thập Giới. Hoán cải có nghĩa là đoạn tuyệt với sự dữ và dứt bỏ các thứ tội lỗi. Hoán cải là quyết định trở về vâng phục Thiên Chúa và thực thi điều tốt.
Chúng ta biết rằng Đức Giêsu Kitô đã đến để hoàn thành mọi giới răn mà Thiên Chúa đã trao cho dân Ngài tại Núi Si-nai. Người đòi dân It-ra-en phải tuân phục các giới răn đó. Người xác nhận với họ rằng việc tuân phục các giới răn ấy chính là nền tảng của cuộc giao hòa với Thiên Chúa và của ơn cứu độ vĩnh hằng.
Đó là lý do vì sao phụng vụ thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời. Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện… Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỉ cõi lòng… Quyết định Chúa phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh; thật quý báu hơn vàng, hơn vàng y muôn lượng” (Tv 19,8-11).
Mùa Chay là lúc để ta quay về với Thập Giới của Thiên Chúa. Trong ánh sáng của Thập Giới, chúng ta bắt đầu khảo sát lương tâm mình và đào thải mọi tội lỗi đã bén rễ trong đời ta.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 17/3
Gr 11, 18-20; Ga 7, 40-53.

LỜI SUY NIỆM: “Trong nhóm Pharisêu có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Đức Giêsu; ông nói với họ: “Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?”
Chúa Giêsu xuất hiện trong ngày bế mạc Lễ Lều tại Đền Thờ và lên tiếng nói: “Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống.” Đã làm cho cộng đồng người Do-thái nghĩ về Người mỗi người một cách, họ đâm ra chia rẽ, và có phản ứng khác nhau: có người cho Người là Đấng Kitô, là ngôn sứ, có người thì hoài nghi, có người thì muốn bắt Người, trong đó có sự ngạc nhiên của nhóm lính được sai đi bắt Người “ngạc nhiên và sửng sốt” về những lời Người nói. Duy chỉ có các tư tế và người Pharisêu có thái độ nóng giận và khinh dễ hạ thấp phẩm giá của đám đông dân chúng đơn sơ vì đã tin, nhưng đặc biệt trong nhóm Pharisêu đó, có Nicôđêmô đã biện hộ bênh vực Người, mặc dầu cũng bị cho là kẻ không hiểu biết: “Cả ông nữa, ông cũng là người Galilê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê.”
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người trong chúng con hiểu và tin vào Chúa, thì cũng biết cam đảm tuyên xưng niềm tin của mình, như các tiền nhân của chúng con đã tuyên xưng, trở nên chứng nhân của Chúa.
Mạnh Phương



Gương Thánh Nhân
Ngày 17-03: Thánh PATRICIÔ
Giám mục (.... - 492)

Là anh hùng dân tộc và thánh bảo trợ của Ai Nhĩ Lan, Patriciô chào đời tại Bretagne. Trang trại của cha Ngài, phó tế Calpurniô, ở gần biển. Patriciô được 16 tuổi khi bọn hải khấu Ai Nhỉ Lan đến cướp phá bắt người. Thảm họa thường xẩy ra thời man rợ này. Patriciô bị bán sang Ai Nhĩ Lan. Ngài chăn súc vật trên núi và đã nếm mùi cực của đời làm tôi mọi. Ngài đau khổ nhiều.
Nhưng thời kỳ gian lao phải làm nô lệ này lại là thời kỳ phong phú nhất đối với đời Ngài. Suốt những tháng ngày dài đơn độc, Ngài nghĩ tới Thiên Chúa. Những lời dạy dỗ của cha mẹ mà trứơc kia Ngài chẳng chú ý gì tới, bây giờ lại trở thành động lực sống. Như thế Patriciô tự thánh hóa, hiến mình cho ơn thánh Chúa, quen thuộc với địa sở, với thổ dân và ngôn ngữ của họ, chuẩn bị cho sứ mệnh lớn lao của Ngài sau này.
Sáu năm trôi qua, tới ngày đào thoát. Ngài tới một hải cảng, nơi có một con tàu sắp sửa giương buồm nhổ neo. Nhưng Ngài không có tiền trả lộ phí các thương gia không cho Ngài đáp tàu. Buồn rầu, Patriciô trở về. Bỗng chủ tàu gọi lại và cho Ngài lên tàu. Sau ba ngày vuợt biển, họ tới một miền hoang vu ở Econe. Các thủy thủ lang thang kiếm ăn. Sự lo âu làm họ muốn nghẹt thở. Patriciô nói với bạn hữu về quyền năng siêu việt của Thiên Chúa mà Ngài thờ lạy.
Các lương dân xin Ngài khẩn cầu cho họ. Họ nói với Ngài: - Mày là Kitô hữu mà chẳng làm gì được cho chúng tao cả. Mày không cứu nổi chúng tao khỏi cơn đói này được sao ?
Patriciô trả lời : - Cứ tin tưởng và thật tình quay về với Chúa, đối với Ngài không có gì là không thể được, để ngay hôm nay đây, Ngài sẽ gửi đồ ăn tới cho các bạn.
Và chẳng mấy chốc, họ gặp một bầy heo, khiến cho họ có thể sống cho đến khi tìm tới được miền có dân cư.
Nhiều năm trôi qua sau những biến cố thăng trầm và cả một thời gian làm nô lệ, Patriciô được trở về và gặp lại cha mẹ. Dường như sau bao nhiêu gian khổ, Ngài nói về vui hưởng an bình và tình thương. Nhưng các thị kiến ám ảnh Ngài luôn: các trẻ em giơ tay kêu mời Ngài, xin Ngài rửa tội cho chúng.
Tận thẳm sâu tâm hồn Ngài biết rằng mình phải trở lại đảo lưu đày của mình và lần này là để trở thành nô lệ của các tâm hồn. Lúc khởi sự chương trình, Ngài gặp phải những dèm pha, chống đối tư tưởng như thời gian và sức lực Ngài đã uổng phí nơi đám lương dân này. Nhưng Patriciô, người chiến sĩ của Chúa Kitô không nản chí, không dừng bước. Ngài bắt đầu học đạo ở Gaule, tại cung điện thời danh Iles de Lérins. Trở về, Ngài dành một thời gian lâu dài tại Anxèrre để hoàn tất việc học hỏi nơi các giám mục Amator và Germain. Trong khi chuẩn bị công cuộc truyền giáo lớn lao sắp tới Ngài được tấn phong giám mục. Đó là việc thành lập tòa giám mục Armagh.
Năm 432, Patriciô đi bước quyết định. Ngài sắp lôi kéo các tâm hồn dân Ai Nhĩ Lan ra khỏi việc sùng bái của các tăng ni (thời cổ xưa) để tỏ cho họ thấy một quyền năng thiêng liêng cao cả hơn. Ngài biết rằng để hiến tế chính con người, dân Ai Nhĩ Lan chọn những người ngoại quốc. Nhưng Ngài đương đầu với mọi nguy hiểm đe dọa đến mạng sống. Ngay tại trung tâm thờ ngẫu tượng mà các tăng ni cư ngụ, Patriciô ra mắt các thủ lãnh và các chiến binh.
Bất kể những chống đối dữ dội, Ngài sắp dẫn các lãnh tụ đến chỗ xin được rửa tội. Luôn luôn Ngài nhằm cải hoá các thủ lãnh bộ tộc, để rồi họ sẽ dắt dân chúng theo Ngài từ chối quà cáp các vua này muốn trao tặng Ngài. Tại miền Almonaid. Các đạo sĩ nổi dậy. Patriciô giơ tay trái lên trời chúc dữ thủ lãnh Rechrad khiến hắn chết tốt. Khi dựng lên nhà thờ ở bìa rừng gần biển, rất nhiều người đã trở lại. Trong một chuyến đi tới Connaught, chính một tăng lữ đã đón nhận thánh nhân và giúp Ngài thiết lập một tu viện và một nhà thờ.
Lịch sử kể lại cuộc hoán cải của các con gái vua Loeghair tại giếng Grogan và diễn từ Ngài đã nói với họ:
- "Thiên Chúa chúng ta cổ xúy tất cả, làm sống động tất cả, trỗi vượt tất cả, đỡ nâng tất cả, Ngài có một người con vĩnh cửu như Ngài, giống như Ngài. Thánh linh hiển hiện giữa các Ngài, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần không hề tách rời nhau. Tôi, tôi muốn dâng các cô cho vua trên trời. Các cô là những con cái trần thế, các cô có tin không ?
Tiếp sau câu hỏi của thánh nhân, là những câu đáp:
- Các cô có tin rằng sau khi chịu phép rửa tội, tội nguyên tổ liền bị xua trừ không ?
- Chúng tôi tin.
- Các cô có tin vào cuộc sống mới sau khi chết không ?
- Chúng tôi tin.
Thế là Patriciô rửa tội cho họ và các Kitô hữu xin được xem thấy mặt Chúa Kitô. Patriciô nói: - Nếu không chết, nếu không rước mình thánh, các cô không thấy được mặt Chúa Kitô.
Và rồi khi đã rước lễ. Các cô gái của nhà vua lịm đi như chết, gần giếng Crôgan còn nấm mồ của họ.
Không ngơi nghỉ, Patriciô rảo khắp trên hòn đảo và thích ứng các phong tục ngẫu thần với Kitô giáo. Ngài để cho lương dân tổ chức lễ thắp lửa ngày 21 tháng sáu kính mùa hè, nhưng là để kính thánh Gioan Tẩy giả. Ơ Bretagne vẫn còn giữ được lửa thánh Gioan tẩy giả của Ngài. Do bình cánh chuồn đầy dẫy ở đồng quê, vị tông dồ cho dân chúng thấy hình ảnh Chúa Ba Ngôi. Như thế mọi sự đều có thể là bài học cho việc giảng dạy.
Trên một ngọn đồi, Patriciô lập một ngôi nhà gỗ cho các tu sĩ. Nơi này đã trở thành một trung tâm vĩ đại, nguồn gốc của thành phố Armagh. Ngài truyền chức cho các linh mục, đặt họ ở các thành phố. Còn chính Ngài, Ngài sống đời cầu nguyện mãnh liệt và kiên trì. Chúng ta khó tưởng tượng nổi, Cuốn Confession của Ngài cho thấy đức tin, lòng nhân hậu và hạnh phúc của Ngài như một cuộc tử đạo.
Thánh Patriciô đã làm cho cả hòn đảo theo Kitô giáo. Khi cải hóa dân Ai Nhĩ Lan, Ngài còn là Đấng khai sáng văn minh. Đưa dân man rợ vào nghệ thuật và khoa học. Các tu viện Ngài để lại phát triển khác thường lôi kéo các sinh viên tới trong nhiều thế kỷ. Ai Nhĩ Lan được cải hóa đã thành đảo của các nhà trí thức, các thánh nhân, nhờ dấu vết thánh thiện của thánh Patriciô.
(daminhvn.net)



17 Tháng Ba
Chia Sẻ Ánh Sáng Cứu Ðộ
Ngày xưa có một người cha có ba đứa con trai. Ông vốn sinh ra nghèo khổ, nhưng nhờ chuyên cần làm việc và cần kiệm, nên ông trở nên một điền chủ giàu có. Lúc về già, gần đất xa trời, ông nghĩ tới chuyện chia gia tài cho các con. Nhưng ông cũng muốn xem đứa con nào thông minh nhất để phó thác phần lớn gia sản của ông cho nó. Ông liền gọi ba đứa con đến giường bệnh, trao cho mỗi đứa năm đồng bạc và bảo mỗi đứa hãy mua cái gì có thể lấp đầy căn phòng trơ trọi mà ông đang ở.
Ba đứa con vâng lời cha cầm tiền ra phố. Người anh cả nghĩ rằng đây chỉ là một công việc dễ dàng. Anh ta ra tới chợ mua ngay một bó rơm rất lớn mang ngay về nhà. Người con thứ hai suy nghĩ kỹ lưỡng hơn: sau khi đi rảo quanh chợ một vòng, anh ta quyết định mua những bao lông vịt rất đẹp mắt.
Còn người con trai thứ ba, suy nghĩ đi, suy nghĩ lại: làm sao mua được cái gì với năm đồng bạc này, để có thể lấp đầy căn phòng lớn của cha mình. Sau nhiều giờ đắn đo, bỗng mắt chàng thanh niên hớn hở, anh ta lại căn tiệm nhỏ mất hút trong đường nhỏ gần chợ, anh ta mua cây đèn cầy và một hộp diêm. Trở về nhà, anh hồi hộp, không biết hai anh mình đã mua được cái gì.
Ngày hôm sau, cả ba người con trai đều họp lại trong phòng của cha già. Mỗi người mang quà tặng của mình cho cha: Người con cả mang rơm trải trên nền nhà của căn phòng, nhưng phòng quá lớn, rơm chỉ phủ được một góc nền nhà. Người con thứ hai mang lông vịt ra, nhưng cũng chỉ phủ được hai góc của căn phòng. Người cha cóvẻ thất vọng. Bấy giờ người con trai út mới đứng ra giữa phòng, trong tay chẳng mang gì cả. hai người em tò mò chăm chú nhìn em, và hỏi: "Mày không mua cái gì sao?". Bấy giờ đứa em mới từ từ rút trong túi quần ra một cây nến và hộp diêm. Thoáng một cái, căn phòng đầy ánh sáng. Mọi người đều mỉm cười. Người cha già rất sung sướng vì quà tặng của đứa con út. Ông quyết định giao phần lớn ruộng đất và gia sản của mình cho con trai út, vì ông thấy anh ta đủ thông minh để quản trị gia sản của mình và nhờ đó cũng có thể giúp đỡ các anh của nó nữa.
Ðứng trước khó khăn thử thách, để kêu gọi sự bình tĩnh sáng suốt và tinh thần hợp tác, người ta thường nói với nhau: thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
Cuộc sống của mỗi người chúng ta, cuộc sống của những người xung quanh chúng ta, cuộc sống của xã hội chúng ta có lẽ cũng giống như một căn phòng đen tối... Chỉ cần một người đốt lên một chút ánh sáng, những người xung quanh sẽ cảm thấy ấm cúng và phấn khởi.
Một chút ánh sáng của một cái mỉm cười. Một chút ánh sáng của một lời chào hỏi. Một chút ánh sáng của một san sẻ. Một chút ánh sáng của tha thứ. Và một chút ánh sáng của niềm tin được chiếu tỏa qua sự vui vẻ chấp nhận cuộc sống... Một chút ánh sáng ấy cũng đủ để nâng đỡ ít nhất là một người mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì không có một nghĩa cử nào được thực thi mà không ảnh hưởng đến người khác...
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Gioan 7:40-53
Th By 17 Tháng Ba, 2018


Th By Tun IV Mùa Chay                              

1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa, là Thiên Chúa toàn năng,
Khi đám đông dân chúng gp g Con Chúa,
Người đã tr thành nguyên nhân ca s chia r:
Người nh hưởng đến đi sng ca h
Cách này hay cách khác.
Nguyn xin cho chúng con chp nhn Người hoàn toàn
Và dn sn sàng chính mình đ dành ch cho Người
Trong cuc sng hàng ngày ca chúng con, ngay c khi đau kh.
Ly Chúa, xin giúp chúng con, rng vi Người
Chúng con có th luôn tìm kiếm và làm theo ý Chúa.
Chúng con cu xin nh Đc Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Gioan 7:40-53 

Khi y, sau khi nghe Chúa Giêsu ging, có nhiu người trong đám dân chúng nói rng:  “Ông này tht là tiên tri.  K khác nói:  “Ông này tht là Đng Kitô”.  Người khác na li nói:  “Đng Kitô xut thân t Galilêa sao?  Nào Kinh Thánh chng nói:  Đng Kitô xut thân bi dòng dõi Đavít, và t làng Bêlem, quê hương ca Đavít?”  Vì thế, dân chúng bt đng ý kiến vi nhau v Người.
Trong s đó, có mt ít k đnh bt Người, nhưng không ai dám ra tay bt Người.  Vy khi nhng người tha hành đến vi thượng tế và bit phái, các ông này hi h rng:  Ti sao các ngươi không điu nó ti?”  Các người tha hành thưa rng:  Chng h có ai nói như người y.  Các người bit phái tr li rng:  Ch thì các ngươi cũng b mê hoc ri sao?  Trong các v th lãnh và các người bit phái, có ai tin nó đâu?  Ch có lũ khn nn đó nó không biết gì l lut.
Nicôđêmô là người đã ti gp Chúa Giêsu ban đêm, cũng là người trong nhóm h, nói vi h rng:  Ch thì lut ca chúng ta có lên án cho ai mà không nghe h, hoc không biết rõ h làm gì không?”  Nhưng h tr li rng:  Hay ông cũng là người Galilêa?  Hãy đc k Kinh Thánh, ông s thy rng không có tiên tri nào phát xut t Galilêa.  Sau đó ai v nhà ny.

3.  Suy Nim

  Trong chương 7, thánh Gioan khng đnh rng đã có nhng ý kiến khác nhau và có nhiu hoang mang trong dân chúng v Chúa Giêsu.  Nhng h hàng thân thích đã nghĩ mt đàng (Ga 7:2-5), dân chúng li nghĩ đàng khác (Ga 7:12).  Mt s người nói rng:  “Ông này tht là tiên tri! (Ga 7:40).  K khác li nói:  “Ông ta mê hoc dân chúng! (Ga 7:12).  Mt s người ca ngi:  “Ông y là mt người tt! (Ga 7:12).  K khác na li ch trích Người:  “Ông này đã không được giáo dc, đã không hc hành gì c! (Ga 7:15).  Nhiu ý kiến.  Mi người đu có lý l riêng ca mình, trích t Kinh Thánh hay t Truyn Thng.  Nhưng không ai nh đến Người Tôi T Thiên Sai, được công b bi tiên tri Isaia (Is 42:1-9; 49:1-6; 50:4-9; 52:13-53:12; 61:1-2).  Ngày nay cũng thế, có nhiu cuc tho lun v tôn giáo, và tt c mi người đu trích Kinh Thánh đ bin minh cho lý l ca mình.  Như trong quá kh, vic tương t cũng xy ra ngày nay, nó xy ra nhiu ln đến ni mà nhng k bé mn đã b đánh la bi nhng bài thuyết ging ca nhng người cao trng, và thnh thong, thm chí bi nhng bài thuyết ging ca nhng người thuc v Giáo Hi na.
  Ga 7:40-44:  S hoang mang trong dân chúng.  Phn ng ca dân chúng thì rt đa dng.  Có người thì nói:  Ông này tht là tiên tri.  K khác nói:  Ông này tht là Đng Thiên Sai; Đng Kitô.  Nhng người khác na cho rng:  Ông này không th là Đng Cu Thế được vì Đng Cu Thế xut thân bi dòng dõi Đavít, và t làng Bêlem, và ông này xut thân t Galilêa!  Nhng ý kiến khác nhau v Đng Thiên Sai to ra s chia r và tranh cãi. Có mt s k đnh bt Người, tng giam Người, nhưng h không dám ra tay.  Có l vì h s dân chúng (xem Mt 14:2).
  Ga 7:45-49:  Lp lun ca k cm quyn.  Trước đây, đng trước phn ng ca người dân thiên v Chúa Giêsu, người Bit Phái đã sai v binh đi bt Người (Ga 7:32).  Nhưng v binh tr v tay không.  H đã hết sc thán phc khi nghe người ta bo nhau rt rõ ràng:  Chng h có ai nói như người y!  Người Bit Phái phn ng li:  Ch thì các ngươi cũng b mê hoc ri sao?”  Theo li người Bit Phái nói rng:  Đám tin dân này không biết gì v L Lut và đ cho bn thân mình b Chúa Giêsu la di.  Điu đó như th h nói rng:  Không, ch có chúng ta, nhng thượng tế, là người khôn ngoan hơn và chúng ta không đ cho mình b mê hoc!”  Và h cho rng dân chúng là “k chết tit!  Các gii chc tôn giáo thi y đã đi x dân chúng hết sc khinh mit.
  Ga 7:50-52:  Li bênh vc Chúa Giêsu ca ông Nicôđêmô.  Trước li lp lun ngu ngc này, tính chân tht ca ông Nicôđêmô ni dy và ông lên tiếng bênh vc Chúa Giêsu:  “Ch thì lut ca chúng ta có lên án cho ai mà không nghe h, hoc không biết rõ h làm gì không?”  Phn ng ca nhng người khác là h cho rng ông Nicôđêmô đang chế giu h:  Nicôđêmô, ông cũng là người Galilêa sao?  Hãy đc k Kinh Thánh đi, ông s thy rng không có tiên tri nào phát xut t Galilêa!”  H chc mm!  Cm quyn sách ca quá kh, h t bo v mình chng li tương lai đang đến và quy nhiu h.  Ngày nay, nhiu người vn tiếp tc làm điu tương t.  H ch chp nhn điu mi l nếu điu y hp vi ý tưởng riêng thuc v quá kh ca h.

4.  Mt vài câu hi gi ý cho vic suy gm cá nhân

  Ngày nay, nhng ý kiến khác nhau mà mi người có v Chúa Giêsu là gì?  Và trong cng đoàn ca bn, có nhng ý kiến khác nhau gây ra hoang mang không?
–  Có nhng người ch chp nhn s mi l mà thun vi ý tưởng ca h và thuc v quá kh.  Còn bn thì sao?

5.  Li nguyn kết

Ly Thiên Chúa, xin ly lòng nhân hu xót thương con
M lượng hi hà xóa ti con đã phm.
Xin ra con sch hết mi li lm
Ti li con, xin Ngài thanh ty.
(Tv 51:1-2) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét