Trang

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

20-03-2018 : THỨ BA - TUẦN V MÙA CHAY


20/03/2018
Thứ ba tuần 5 Mùa Chay


Bài Ðọc I: Ds 21, 4-9
"Kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống".
Trích sách Dân Số.
Trong những ngày ấy, các người Do-thái rời bỏ núi Hor, theo con đường về phía Biển Ðỏ, để vòng quanh xứ Eđom. Dân chúng đi đường xa mệt nhọc, nên nản chí, kêu trách Chúa và Môsê rằng: "Tại sao các người dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập, cho chúng tôi chết trong hoang địa. Không bánh ăn, không nước uống, chúng tôi đã ngán thức ăn nhàm chán này".
Bởi đó Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người, họ chạy đến cùng Môsê và thưa rằng: "Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi nói những lời phản nghịch Chúa và phản nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn". Môsê cầu nguyện cho dân. Và Chúa phán cùng Môsê rằng: "Ngươi hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên làm dấu; kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được sống". Môsê đúc một con rắn đồng, treo nó lên làm dấu, và kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng, thì được chữa lành.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 101, 2-3. 16-18. 19-21
Ðáp: Lạy Chúa, xin nhậm lời con cầu nguyện, và cho tiếng con kêu lên tới Chúa (c. 2).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin nhậm lời con cầu nguyện, và cho tiếng con kêu lên tới Chúa. Xin Chúa đừng ẩn giấu thánh nhan, trong ngày con phải phiền muộn. Xin Chúa lắng tai nghe con, khi con cầu nguyện, Chúa mau nhậm lời. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, muôn dân sẽ kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ quý trọng vinh quang Ngài; khi Chúa sẽ tái lập Sion, Ngài xuất hiện trong vinh quang xán lạn; Ngài sẽ đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ kêu van.- Ðáp.
3) Những điều này được ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng Thiên Chúa. Từ thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã ngó xuống trần thế, để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án tử. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 94, 8ab
Hôm nay các ngươi đừng cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa phán.

Phúc Âm: Ga 8, 21-30
"Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người biệt phái rằng: "Ta ra đi, các ông sẽ tìm kiếm Ta và sẽ chết trong tội của các ông. Nơi Ta đi các ông không thể tới được".
Người Do-thái nói với nhau rằng: "Ông ta sắp tự vẫn hay sao mà lại nói "Nơi Ta đi các ông không thể tới được"?"
Chúa Giêsu nói tiếp: "Các ông thuộc về hạ giới; còn Ta, Ta bởi trời cao. Các ông thuộc về thế gian này; còn Ta, Ta không thuộc về thế gian này. Ta đã nói: Các ông sẽ chết trong tội các ông. Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông sẽ chết trong tội của các ông".
Vậy họ liền hỏi: "Ông là ai?" Chúa Giêsu trả lời: "Là Nguyên thuỷ đang nói với các ông đây! Ta có nhiều điều phải nói và đoán xét về các ông, nhưng Ðấng đã sai Ta là Ðấng chân thật, và điều Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điều Ta đã nghe biết ở Ngài".
Nhưng họ không hiểu là Người nói về Chúa Cha, vì thế Chúa Giêsu nói: "Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông sẽ nhận biết Ta là ai. Ta không tự mình làm điều gì. Ðiều Ta nói, chính là điều Chúa Cha đã dạy Ta. Ðấng đã sai Ta đang ở với Ta; Ngài không để Ta một mình, bởi vì Ta luôn luôn làm điều đẹp lòng Ngài". Khi Người nói những điều ấy thì có nhiều kẻ tin vào Người.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Nhiều Kẻ Tin Phục Người
Alexina là một thanh niên hâm mộ thể thao, âm nhạc, đồng thời cũng là một người có đức tin nhiệt thành và rất thực tế. Năm lên 25 tuổi, anh viết cho chính mình một bức thư, bỏ vào phong bì, đề tên tuổi hẳn hoi, bên dưới có ghi: Sẽ mở đọc vào năm tôi đúng 60 tuổi". Bức thư được anh để ngay trên bàn viết, dưới chân cây Thánh Giá nhỏ bằng gỗ.
Ngày tháng trôi qua, thấm thoát anh Alexina đã trở thành cụ già 60 tuổi, đầu tóc bạc phơ. Vào đúng ngày sinh nhật thứ 60, cụ Alexina mời con cháu, bạn bè đến chung vui trong một bữa tiệc tràn đầy thân mật. Sau bữa tiệc, cụ mở thư ra trước mặt mọi người đang dự tiệc, một bức thư có nội dung như sau:
Bạn thân mến, mùa kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của bạn. Hôm nay bạn bắt đầu bước đi trên một đoạn đường mới, 60 tuổi đã qua là kể như đời bạn đã xế chiều. Dù bạn vẫn còn khỏe, nhưng sức dẻo dai đã kém thua trước nhiều lắm. Bạn hãy bảo vệ sức khỏe để còn phục vụ cho phúc lợi chung. Bạn hãy biết ra đi, biết rút lui cách nhẹ nhàng và nhường chỗ cho đàn em trẻ hơn bạn, có khả năng thể xác hơn bạn, nhưng không phải rút lui để cầu an nhàn hạ.
Bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm của 60 năm trước đây đầy nụ cười và nước mắt cho đàn em. Và bạn hãy sung sướng khi thấy họ thành công hơn bạn, vì nhờ họ Thiên Chúa được vinh danh hơn. Bạn hãy tích cực dấn thân cho đến hơi thở cuối cùng theo sức bạn, theo tuổi bạn. Bạn hãy chuộc lại những thời giờ lãng phí trong suốt 60 năm qua.
Hãy kiểm điểm trước mặt Chúa. Hãy rút kinh nghiệm từ quá khứ. Hãy cảm tạ Thiên Chúa và sám hối trước mặt Người. Bạn hãy dành một phần của đời bạn để làm một việc gì cho Chúa mà giờ đây Chúa đang mời gọi bạn cộng tác dấn thân. Bạn đừng quên rằng, bạn đang tiến về nhà Cha mỗi một phút giây cách gần gũi hơn. Bạn hãy sẵn sàng đừng bám víu vào của cải trần gian. Hãy sống mỗi ngày như là ngày cuối cùng của đời bạn sao cho đẹp lòng Chúa, vui lòng gia đình và bè bạn trong xã hội. Hãy dứt khoát, hãy quyết tâm mãnh liệt, hãy nghiêm chỉnh thực hiện, hãy kết hợp với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Ân sủng và bình an của Chúa ở cùng bạn.
Ngày sinh nhật thứ 25 của Alexina.
Ðọc xong bức thư, cụ Alexina nói tiếp: Cách đây 35 năm tôi nghĩ rằng, khi đã 60 tuổi tôi sợ mình vẫn còn sức, sẽ bám víu vào của cải và địa vị trần gian, nên tôi viết bức thư này để nhắc nhở tôi trong lúc tôi xế chiều là hãy cố gắng thực hiện những ước nguyện của tôi. Hôm nay, tôi tha thiết xin con cháu, bạn bè cầu nguyện cho tôi thực hiện những gì Chúa muốn trong giây phút hiện tại này.
Anh chị em thân mến!
Thành tâm thiện chí của cụ Alexina trong câu chuyện vừa kể trên đáng chúng ta bắt chước. Thực hiện thánh ý Chúa trong giây phút hiện tại là gì? Nếu không phải là tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Ðấng cứu rỗi, để đừng chết trong tội lỗi.
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Gioan nhắc lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và những người biệt phái. Qua đó, Chúa Giêsu mạc khải cho họ biết rằng: Ngài là Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu đóng đinh và chết trên Thập Giá để giao hòa con người với Thiên Chúa Cha.
Như vậy, khi mạc khải chính mình cho con người, Chúa Giêsu Kitô cũng đồng thời mạc khải mối tương quan chặt chẽ giữa Ngài và Thiên Chúa Cha. Tin nhận Chúa Giêsu thì cũng phải tin nhận Thiên Chúa Cha, Ðấng đã sai Con Một Mình là Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người. Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Ðây là một mầu nhiệm đáng được con người chiêm ngưỡng và dâng lời chúc tụng hơn là chối từ bắt bẻ.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã lập lại lời chúc tụng Thiên Chúa như sau: Chúc tụng Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Chúa chúng ta. Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã thể theo lòng thương xót hải hà mà tái sinh chúng ta cho hy vọng hằng sống, nhờ sự Phục Sinh từ cõi chết của Ðức Kitô.
Sau đó, ngài khuyên những người con tinh thần của mình như sau: Con không hiểu tại sao thánh Ignatiô cầu nguyện rằng: "Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con". Vì Chúa nói với Philipphê: "Hỡi Philipphê, con ở với Thầy lâu nay mà con chưa biết Thầy sao? Nếu biết thật, đời con sẽ đổi hẳn". Ðúng vậy! Biết Chúa rõ ràng, tin Chúa thật lòng thì cuộc đời chúng ta sẽ đổi hẳn.
Lạy Chúa, không có ơn Chúa trợ giúp, con không thể tin Chúa. và nếu không tin thì chắc chắn con sẽ không có thể canh tân đời sống mình được. Xin Chúa hãy thương ban ơn đức tin cho con. Amen.

Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần V MC
Bài đọcNum 21:4-9; Jn 8:21-30.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết nắm lấy cơ hội để được sống.
Để thành công trong thương trường, một người cần 4 yếu tố: con người, cơ hội, thời gian, và sản phẩm; điều quan trọng hơn cả là cơ hội. Cơ hội sẽ đến với mọi người, nhưng để có thể sinh lợi ích, con người phải nắm lấy cơ hội. Khi cơ hội đã qua, có thể chúng sẽ không bao giờ trở lại. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế: con người không sống mãi, họ chỉ có nhiều nhất 100 năm để học hỏi và tin vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô. Ngài sẽ ban cho mọi người có cơ hội để học biết và tin tưởng vào Đức Kitô. Họ phải biết lợi dụng thời gian và nắm lấy cơ hội để học biết Đức Kitô và tin vào những gì Ngài rao giảng. Nếu họ không biết dùng thời gian và bỏ lỡ cơ hội để học biết và tin vào Ngài, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của họ: được cứu độ hay phải hư đi.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc con người phải biết nắm lấy cơ hội. Trong Bài Đọc I, Sách Dân Số tường thuật việc dân chúng không biết nắm lấy cơ hội luyện tập trong sa mạc. Họ kêu trách Thiên Chúa và Moses vì thiếu thức ăn hợp khẩu và nước uống. Hậu quả của việc kêu trách là họ bị rắn lửa tiêu diệt. Nhưng Thiên Chúa vẫn thương yêu và cho họ cơ hội thứ hai: ai bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng mà Moses giương cao trên cây, sẽ được cứu sống. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải cho người Do-thái ý nghĩa của biến cố trong Sách Dân Số: Họ phải tin vào Ngài, nếu không họ sẽ chết trong tội của họ. Nếu họ không tin vào Ngài khi còn sống, họ phải tin Ngài khi Ngài bị giương cao trên Thập Giá. Nếu họ bỏ lỡ cả hai cơ hội để tin vào Ngài, họ sẽ chết trong tội của họ.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ông Moses giương cao “con rắn” trong sa mạc để cứu dân khỏi chết.
1.1/ Thiên Chúa thanh luyện dân 40 năm trong sa mạc: Mục đích của Thiên Chúa khi bắt dân phải lang thang trong sa mạc suốt 40 năm là để chuẩn bị cho dân trước khi vào Đất Hứa. Họ phải tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa bằng cách vượt qua những trở ngại trên đường đi: thức ăn, nước uống, khí hậu khắc nghiệt, mệt mỏi … Trong cuộc hành trình qua sa mạc, nhiều lần dân chúng Israel mất kiên nhẫn và kêu trách Thiên Chúa và Moses như trình thuật hôm nay. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Moses rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này." Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Israel phải chết.
Mỗi năm, Giáo Hội đều cử hành biến cố này bằng cách kêu gọi các tín hữu ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành trong 40 ngày của Mùa Chay. Mục đích là để các tín hữu có cơ hội luyện tập con người để đừng quá lệ thuộc vào vật chất, biết dành thời giờ để định vị lại cuộc đời và trau dồi cho đời sống thiêng liêng, xét mình và thú tội để lãnh nhận ơn tha thứ, và biết chia sẻ của cải với các người thiếu thốn. Nếu các tín hữu biết lợi dụng cơ hội, họ sẽ có sức mạnh để chế ngự các tính hư nết xấu, và thăng tiến trên đường thiêng liêng.
1.2/ Thiên Chúa cứu dân khỏi chết bằng nhìn lên rắn đồng: Rắn được nhiều dân tộc thờ như thần, nhất là các quốc gia Á Châu và Cận Đông. Ngành khảo cổ tìm ra nhiều hình ảnh con rắn đồng khắc trên các tấm bia tại Timnah, gần Biển Chết. Timnah, nằm trong vùng sa mạc Sinai, là vùng có nhiều đồng nhưng cũng rất nhiều rắn lửa, thợ đến đây tìm đồng thường bị rắn cắn chết nên họ rất tin và thờ phượng thần rắn. Rắn được coi như biểu tượng của cả thần chết và chữa lành. Rắn độc cắn người và làm cho chết, nhưng nọc độc của rắn được dân tộc Ân-độ dùng để chữa lành nhiều bệnh như tục ngữ Việt-nam nói “lấy độc trị độc.” Rắn cuộn tròn trên cây cột đã trở thành biểu tượng của ngành y khoa từ lâu đời. Câu truyện rắn cám dỗ bà Evà phạm tội và trình thuật hôm nay có thể có ít nhiều liên hệ với lịch sử của lòai rắn.
Khi dân Israel bị rắn cắn và nhiều người tử thương, họ đến nói với ông Moses: "Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi." Ông Moses khẩn cầu cho dân. Đức Chúa bảo ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống." Ông Moses vâng lời Đức Chúa, làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống.
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu chịu giương cao trên Thập Giá để cứu chuộc con người.
2.1/ Cơ hội lần đầu để tin vào Đức Kitô khi Ngài còn sống: Chúa Giêsu đối thọai với người Do-thái và thuyết phục họ tin vào Ngài, bằng cách mặc khải cho họ những điều sau:
(1) Những gì sẽ xảy ra cho Ngài và cho họ trong tương lai: Ngài sẽ trải qua Cuộc Thương Khó và sẽ sống lại về cùng Chúa Cha. Họ sẽ hối tiếc và tìm Ngài, nhưng quá muộn; vì họ không thể lên Trời với Ngài. Họ phải tin Ngài, tội của họ mới được tha; vì họ không tin Ngài, tội của họ vẫn còn. Người Do-thái không hiểu những gì Ngài mặc khải, họ nghĩ chỉ khi nào Ngài tự tử, họ mới không trông thấy Ngài; và theo truyền thống, những ai tự tử sẽ bị giam cầm dưới địa ngục; và như vậy câu Ngài nói "Nơi Tôi đi, các ông không thể đến được," là đúng sự thật.
(2) Sự khác biệt giữa Ngài và họ: Ngài có nguồn gốc từ Trời, nguồn gốc của họ là ở thế gian này. Ngài không thuộc về thế gian này, nhưng họ thuộc về thế gian. Chúa Giêsu nhắc họ lần nữa: Họ phải tin Ngài để tội của họ được tha. Họ không hiểu những gì Ngài mặc khải, nên họ hỏi Người: "Ông là ai?"
(3) Sự liên hệ giữa Thiên Chúa và Ngài: Thiên Chúa Cha sai Ngài đến thế gian để chịu chết và gánh tội cho con người. Nếu họ không chịu tin vào Ngài, tội của họ vẫn còn, và họ sẽ chết trong tội của họ. Tất cả những điều này Thiên Chúa, Đấng Chân Thật, muốn Ngài loan báo cho họ, và Ngài đã loan báo; nhưng họ không tin vào lời Ngài.
2.2/ Cơ hội thứ hai để tin vào Đức Kitô khi Ngài bị giương cao: Ngài cho họ biết trước Ngài sẽ phải chết cách nào: Đây là lần thứ hai Chúa Giêsu nói cho dân chúng biết Ngài sẽ phải chết cách nào trong Tin Mừng Gioan. Lần đầu tiên, khi Chúa Giêsu đàm đạo với Nicodemus, Ngài gợi lại cho họ về biến cố rắn lửa cắn người Do-thái trong sa mạc Sinai như chúng ta đọc trong Sách Dân Số hôm nay: “Như ông Moses đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Jn 3:14-15). Trong trình thuật hôm nay, Người bảo họ: "Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Tôi Hằng Hữu, và biết Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy Tôi thế nào, Tôi nói như vậy. Đấng đã sai Tôi vẫn ở với Tôi; Người không để Tôi một mình, vì Tôi hằng làm những điều đẹp ý Người."
Chúa Giêsu muốn nói với người Do-thái: Tuy các ông không tin Tôi bây giờ; nhưng các ông phải tin Tôi khi nhìn thấy những gì Tôi đã nói với các ông xảy ra: cách chính xác, khi các ông giương Tôi cao trên Thập Giá. Lúc đó, các ông sẽ biết tất cả những gì Tôi nói với các ông là sự thật: sự liên hệ giữa Chúa Cha và Tôi, Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa, các ông phải tin Tôi thì tội của các ông mới được tha … Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội để học hỏi và để tin tưởng vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô; vì cơ hội có thể qua đi và không bao giờ đến nữa.
- Đừng bao giờ đợi đến khi về già, vì chúng ta không biết sẽ sống được bao năm; và có còn đủ trí khôn sáng suốt để hiểu, hay đủ nghị lực để học mà tin vào Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


20/03/2018 - THỨ BA TUẦN 5 MC
Ga 8,21-30

CÁI NHÌN TIN NHẬN CHÚA
“Khi các ông giương cao Con Người lên, bây giờ các ông sẽ biết rằng tôi hằng hữu.” (Ga 8,28)
Suy niệm: Chúa Giê-su đã tự mạc khải Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng Ngài chỉ được người ta nhận biết là Đấng hằng hữu khi Ngài chịu tử nạn: khi “các ông giương cao Con Người lên.” Con rắn bằng đồng được Mô-sê giương cao lên trong sa mạc là dấu hiệu chữa lành cho những người bị rắn cắn (x. Ds 21,4-9). Chúa Giê-su nhận hình ảnh đó ứng nghiệm vào mình để nói lên rằng Ngài nhất thiết phải chịu tử nạn mới thi triển được hết mức quyền năng cứu độ của Thiên Chúa và mới có thể triệt tận căn nọc độc của tội lỗi. Nếu như chỉ trên cây thập giá Đức Giê-su mới tỏ mình ra là Con Thiên Chúa, thì cũng chỉ khi nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên thập giá, con người mới được ơn cứu độ.
Mời Bạn: Bạn có ngước mắt nhìn lên Đức Ki-tô chịu đóng đinh trên cây thập giá thì cái nhìn của Chúa mới có thể thổi luồng sinh khí mới vào tâm hồn bạn. Bạn hãy để Ngài lôi kéo bạn lên thập giá để từ trên đó Ngài sẽ nâng bạn lên cùng Thiên Chúa.
Chia sẻ: - “Bạn đã đón nhận thập giá  Đức Ki-tô trong đời bạn thế nào?” – “Thập giá Chúa nâng bạn lên khỏi con người cũ tội lỗi thế nào?”
Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn tìm một khoảng khắc thật riêng tư, thật sâu lắng để nhìn ngắm Chúa chịu đóng đinh và ôn lại những tâm tình Chúa soi sáng cho bạn trong 5 phút suy niệm này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su chịu khổ nạn, con muốn chiêm ngắm chịu treo trên thập giá, xin lôi kéo con lên thập giá với Chúa, để khi Chúa từ trong kẻ chết chỗi dậy, Chúa cũng nâng con lên, cho con thông phần sự sống mới trong cuộc phục sinh với Chúa.
(5 Phút Lời Chúa)



Giương cao Con Người lên (20.3.2018 – Th ba Tun 5 Mùa Chay)
 Khi tôi gn thánh giá ca tôi vi thánh giá ca Giêsu, thánh giá nhy s có sc kéo nhiu người lên vi Giêsu.



Suy nim:
“Khi các ông giương cao Con Người lên…” (c. 28).
Đó là cách diễn tả về cái chết của Đức Giêsu trong Tin Mừng Gioan.
Cái chết trên thập giá đúng là một sự giương cao nhục nhã, đau đớn.
Đức Giêsu bị treo lên cây gỗ như một kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa.
Những kẻ giương cao Ngài lên là các ông, các nhà lãnh đạo Do-thái.
Họ đã giết Đức Giêsu vì nhiều lý do.
Lý do lớn nhất là vì Ngài đã dám sống trọn vẹn cho Cha và cho con người.
Sống công chính đã khiến Ngài trở nên nạn nhân cho cái chết bất công.
Cái chết của Đức Giêsu gắn kết Ngài với muôn triệu cái chết khác
của những người vô tội trong suốt dòng lịch sử.
Nhưng cái chết của Đức Giêsu còn nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Thiên Chúa đã biến cái chết ghê rợn của Con Ngài thành dấu chỉ của tình yêu.
Nhìn lên thánh giá, chúng ta thấy tình yêu của Cha tặng trao cho nhân loại.
Cha đã tặng tình yêu lớn nhất là chính Con Một của mình.
Vì thế có thể nói chính Cha đã giương cao Con mình trên thánh giá.
“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc,
Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” (Ga 3, 14).
Đức Giêsu được giương cao bởi chính Thiên Chúa qua cái chết của Ngài.
Như dân Do thái xưa đã nhìn lên con rắn bằng đồng để được sống,
ai nhìn lên thánh giá và tin vào tình yêu, người ấy sẽ được cứu độ.
Thập tự giá không còn là dấu hiệu của cái chết bất lực của một nạn nhân.
Nó đã trở nên thánh giá với sức mạnh phi thường.
“Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất,
tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12, 32).
Qua việc giương cao này, sức thu hút mạnh mẽ của thánh giá được bày tỏ.
Cả nhân loại được nâng lên khỏi cái nặng nề tội lỗi của chính mình.
Đấng chịu đóng đinh vẫn lôi kéo cả vũ trụ này mãi cho đến tận thế.
Cuối cùng, có thể nói chính Đức Giêsu đã tự giương cao mình trên thánh giá.
“Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được,
nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10, 18).
Cái chết là kết quả tất yếu của một cuộc sống dám để Cha chi phối trọn vẹn.
“Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì…
Chúa Cha dạy tôi thế nào thì tôi nói như vậy…
Tôi luôn luôn làm những điều đẹp ý Người” (cc. 28-29).
Đức Giêsu đã sống trung tín như một Người Con, người được Cha sai.
Cha lúc nào cũng ở với Ngài, nên Ngài không biết đến cô đơn (c. 29).
Mỗi Kitô hữu cũng được giương cao trên thánh giá riêng của đời mình.
Và khi tôi gắn thánh giá của tôi với thánh giá của Giêsu,
thánh giá nhỏ bé ấy sẽ có sức kéo nhiều người lên với Giêsu.
Cầu nguyn:

Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả,
đó là ơn nhận ra Thánh giá của Con Cha
trong mọi nỗi khổ đau của đời con,
và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh giá,
bao lâu tùy ý Cha định liệu.

Xin đừng để con trở nên chua chát
nhưng được trưởng thành nhờ đón nhận đau khổ
với sự kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ
và lòng khát khao nóng bỏng
có ngày sẽ được ở nơi không còn khổ đau.
Ngày đó, Cha sẽ lau khô mọi giọt lệ
của những người đã yêu mến Cha,
đã tin vào tình yêu Cha giữa nỗi thống khổ,
tin vào ánh sáng của Cha giữa đêm đen.

Nhờ Cha, ước gì đau khổ của con
nói lên lòng tin của con
vào những lời hứa của Cha,
lòng cậy của con vào tình yêu trung tín của Cha,
và lòng mến mà con dành cho Cha.

Lạy Cha, xin cho con yêu Cha hơn yêu bản thân,
và yêu Cha chỉ vì Cha,
chứ không mong phần thưởng.

Ước gì Thánh giá trở nên mẫu gương cho con,
là ánh sáng cho đêm tăm tối,
nhờ đó con không còn coi khổ đau
như một tai họa hay một điều vô lý,
nhưng như một dấu chỉ cho thấy
con đang thuộc về Cha mãi mãi.

Karl Rahner

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
20 THÁNG BA
Phải Chăng Chúng Ta Đã Từ Khước Tình Cha?
Chỗi dậy và trở về với Cha (Lc 15,18), chúng ta sẽ lấy lại được những gì mình đã đánh mất do tội lỗi. Giống như Người Con Đi Hoang, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng khi mình sống trong tội lỗi, mình đã phong tỏa chính mình khỏi sự bảo vệ và tình yêu của Cha. Chúng ta sẽ nhận hiểu tấm lòng Cha yêu thương ta biết mấy – thế mà ta đã quay lưng lại với Ngài!
Sa vào tội lỗi và hoang phí sản nghiệp của Cha, chúng ta đã bứt đứt mọi mối gắn kết giữa Cha với mình. Chúng ta không đáng được Cha tiếp nhận vào nhà. Sự hòa giải chỉ có thể bắt đầu khi Người Con Đi Hoang thực sự muốn quay về. Rồi, tình yêu và lòng nhân hậu của Cha có thể giúp người con ương ngạnh ấy thắng vượt mặc cảm tội lỗi và bất xứng của mình. Chính khi nhìn vào đáy mắt Cha mình là lúc anh ta nghe được lời tha thứ.
Về gần đến nhà Cha mình, người con trai tự nghĩ : “Con không đáng được gọi là con của Cha nữa”. Nhưng Cha anh đang quay quắt đợi chờ, bền bỉ đợi chờ; và thoạt trông thấy bóng anh, ông tràn ngập vui mừng. Người Cha quên hết những điều sai trái mà con mình đã phạm. Người Cha vồn vã ôm chầm lấy đứa con đang hối hận tận đáy lòng. “Lạy Cha, con đã lỗi phạm …, con không đáng được gọi là con của Cha nữa” (Lc 15,21).
Trong Mùa Chay này, mỗi người chúng ta – dù tội lỗi có tày đình đến mấy đi nữa – cũng có thể quay về và thú nhận tội lỗi của mình. Chúng ta cần phải vạch mặt chỉ tên rõ ràng những tội lỗi của mình – và tiến về phía vòng tay đang đón đợi của Cha.
Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình trở về nhà Cha. Hãy khảo sát lương tâm mình, xưng thú tội lỗi mình, thống hối và quyết tâm sống một đời sống mới. Đó là những bước của một lộ trình hoán cải.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 20/3
Ds 21, 4-9; Ga 8, 21-30.

LỜI SUY NIỆM: “Đức Giêsu nói với họ: “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi các ông không thể dến được.” Người Do-thái mới nói: “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói: ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.”
Chúa Giêsu là Đấng đem chân lý của Thiên Chúa đến cho loài người. Nhưng đối với những người không tin vào Người, thì mọi lời của Người, họ liên tục không vâng lời, họ nghe lời Người bằng một thái độ đùa cợt, chế giễu.
Lạy Chúa Giêsu. Mỗi người trong chúng con chỉ có một thời gian để sống trong trần thế này, chuẩn bị cho cuộc sống muôn đời ngày sau. Xin con chúng con luôn tìm gặp Chúa ngay lúc này, tin vào Lời Chúa và sống Lời Chúa để chúng con được Chúa tha thứ mọi tội lỗi cùng những thiếu sót để ngày sau được gặp lại Chúa trong Nước Trời.
Mạnh Phương




20 Tháng Ba
Ánh Sáng Ðô Thị
Một trong những cuốn phim hay nhất của Charlot và cũng có lẽ là một trong những cuốn phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh, đó là cuốn phim có tựa đề là: "Ánh sáng đô thị". Ðó là câu chuyện tình của một gã lang thang và một cô gái bán hoa.
Nàng là một cô gái mù bán hoa bên vệ đường. Một nhà tỷ phú trong vùng ngày nào cũng dừng lại mua hoa của nàng. Ngày kia, gã lang thang là Charlot cũng dừng lại mua hoa của nàng. Cô gái bán hoa tưởng chàng là người tỷ phú. Thế là một giấc mộng đã chớm nở và nối kết hai tâm hồn. Nàng tưởng mình gặp được người mình mơ mộng từ lâu nay. Chàng thì hy vọng sẽ kiếm được tiền để chữa lành tật mù lòa của nàng.
Nhưng chẳng may, vì một sự ngộ nhận, chàng đã bị cảnh sát giam giữ. Sau một thời gian cầm tù, chàng được trả tự do. Chàng trở lại chỗ cũ để tìm người con gái mù, nhưng nàng không còn ở đó nữa. Nhờ tiền bạc trước kia chàng đã gửi cho nàng, người con gái đã được chữa lành và nay đứng trông coi một cửa hàng bán hoa rộng lớn hơn. Chàng đi qua đi lại nhiều lần, nhưng không thể nào nhận ra nàng. Tình cờ, một cánh hoa hồng rơi xuống đất, chàng nhặt lấy. Người con gái cười như nhạo báng. Chàng định bỏ đi, nhưng chợt nhận ra tiếng cười, chàng quay lại. Chàng hỏi một cách nhút nhát: "Cô đã thấy được rồi sao?". Người con gái nhận ra tiếng nói quen thuộc. Nàng từ từ nhặt cánh hoa và gắn lên áo chàng. Và nàng thốt lên trong cảm xúc: "Anh đấy sao?". Thế là cả hai đã nhận ra nhau và họ sẽ không bao giờ rời nhau nữa.
Cuộc gặp gỡ trong bất cứ một cuộc tình nào cũng là hình bóng của cuộc gặp gỡ trong đức tin giữa chúng ta và Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu và chúng ta là những con người có tự do. Do đó Thiên Chúa không nói với chúng ta bằng một ngôn ngữ nào khác hơn là tình yêu. Tình yêu không bao giờ là một cưỡng bách, nhưng là một mời gọi tự do.
Những người Do Thái thời Chúa Giêsu đòi hỏi những dấu lạ, những bằng chứng hiển nhiên về sứ mệnh của Ngài. "Ông hãy làm cho chúng tôi một dấu lạ".
Ngày nay thì trái lại, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, con người dường như không còn tin ở phép lạ nữa. Tưởng mình có thể chế ngự và làm chủ vũ trụ, con người muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.
Chúng ta có thể ngạc nhiên tại sao Thiên Chúa không làm phép lạ nhãn tiền cho những người biệt phái hay cho những kẻ vô thần ngày nay. Tại sao Ngài không viết tên Ngài trên trời để xóa tan mọi nghi ngờ trong lòng người? Thiên Chúa có lối sư phạm của Ngài. Ngài đã không là Thiên Chúa của những điềm lạ cả thể, nhưng là một Thiên Chúa đã chọn lựa làm tôi tớ để chinh phục tình yêu và lòng tín nhiệm của con người. Thiên Chúa không những là một Thiên Chúa của quyền năng ở bên trên con người, nhưng còn là Thiên Chúa ở bên trong con người. Và, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu chính là dấu lạ cả thể nhất, bởi vì đó là dấu chứng của tình yêu Chúa Giêsu đã nói đến dấu chứng đó khi dùng hình ảnh của tiên tri Giona. Giona được Thiên Chúa sai đến cho dân thành Ninivê. Ông tưởng Chúa sẽ dùng ông để làm một dấu lạ cả thể khiến dân thành sẽ tin vào sứ mệnh của ông. Nhưng cuối cùng, qua con người của ông, Thiên Chúa chỉ kêu mời sự hoán cải và tình yêu.
Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta qua những sinh hoạt và những biến cố tầm thường nhất trong cuộc sống. Ngài mời gọi chúng ta nhận ra Ngài trong cái ăn, cái uống, cái mặc, trong tiếng cười, tiếng khóc, trong tất cả mọi gặp gỡ của chúng ta với tha nhân. Và ngay cả trong cái chết mà con người cho là điểm cuối cùng của cuộc sống, Thiên Chúa cũng có mặt.
Nhận ra Ngài như cô gái bán hoa đã nhận ra giọng nói của chàng Charlot, đó là ơn gọi của người Kitô chúng ta. Một đức tin trưởng thành không đòi hỏi và thử thách Thiên Chúa, nhưng tín thác và nhận ra dấu chỉ của Ngài qua những cái tầm thường nhất của cuộc sống.
(Lẽ Sống)



Lectio Divina: Gioan 8:21-30
Th Ba 20 Tháng Ba, 2018
Th Ba Tun V Mùa Chay       
                          

1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa, là Thiên Chúa cu đ đy lòng thương xót ca chúng con,
Lang thang trong sa mc cn ci,
Ca bt công và thiếu tình yêu thương ca mình,
Chúng con kêu lên vi ni s hãi
Hoc bàng hoàng trong im lng,
Mt s người rơi vào nghi ng hay tuyt vng.
Xin hãy ban cho chúng con đ nim tin tưởng
Đ tìm đến Người
Đng đã gánh lên mình nhng nghi ng và ti li ca chúng con,
Chu đau kh vì chúng con trên thp giá, và đã sng li,
Người là Đc Giêsu Kitô, Đng Cu Đ chúng con và là Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Gioan 8:21-30 

Khi y, Chúa Giêsu nói vi nhng người Bit Phái rng:  Ta ra đi, các ông s tìm kiếm Ta và s chết trong ti ca các ông.  Nơi Ta đi, các ông không th ti được.”  Người Do Thái nói vi nhau rng:  “Ông ta sp t vn hay sao mà li nói Nơi Ta đi các ông không th ti được?
Chúa Giêsu nói tiếp:  Các ông thuc v h gii; còn Ta, Ta bi tri cao.  Các ông thuc v thế gian này; còn Ta, Ta không thuc v thế gian này.  Ta đã nói:  Các ông s chết trong ti các ông.  Vì, nếu các ông không tin Ta, các ông s chết trong ti ca các ông.
Vy h lin hi:  “Ông là ai?”  Chúa Giêsu tr li:  Là Nguyên Thy đang nói vi các ông đây!  Ta có nhiu điu phi nói và đoán xét v các ông, nhưng Đng đã sai Ta là Đng Chân Tht, và điu Ta nói ra trong thế gian đây, chính là điu Ta đã nghe biết Ngài.  Nhưng h không hiu là Người nói v Chúa Cha.
Vì thế Chúa Giêsu nói:  Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông s nhn biết Ta là ai.  Ta không t mình làm điu gì.  Điu Ta nói, chính là điu Chúa Cha đã dy Ta.  Đng đã sai Ta đang vi Ta; Ngài không đ Ta mt mình, bi vì Ta luôn luôn làm điu đp lòng Ngài.  Khi Người nói nhng điu y thì có nhiu k tin vào Người.

3.  Suy Nim

  Tun trước, phn Phng V đã dn chúng ta suy nim v chương 5 ca sách Tin Mng Gioan.  Tun này, Phng V đưa ra cho chúng ta chương 8 ca cùng sách Tin Mng.  Ging như chương 5, chương 8 cũng cha đng nhng suy nim sâu sc v mu nhim Thiên Chúa bao quanh con người ca Đc Giêsu.  Mt cách rõ ràng, đó là câu hi đi thoi gia Chúa Giêsu và nhng người Bit Phái (Ga 8:13).  Người Bit Phái mun biết Chúa Giêsu là ai.  H ch trích Chúa bi vì Người đưa ra li chng v mình mà không có bt k mt bng chng hay nhân chng nào đ hp thc hóa mình trước mt mi người (Ga 8:13).  Chúa Giêsu tr li bng cách nói rng Người không nhân danh mình, nhưng luôn vì Chúa Cha và nhân danh Chúa Cha (Ga 8:14-19).
  Trên thc tế, cuc đi thoi cũng là mt biu hin v cách mà đc tin được chuyn ti trong nhng bài giáo lý trong các cng đoàn ca người môn đ Chúa yêu vào cui thế k th nht.  Chúng cho thy bài đc cu nguyn li ca Chúa Giêsu mà các Kitô hu đã làm, coi đó là Li ca Chúa.  Phương pháp hi-đáp giúp tìm ra câu tr li ca các vn nn vào gn cui thế k th nht, người Do Thái đã nuôi ln các Kitô hu.  Đó là cách c th đ giúp cho cng đoàn tăng thêm đc tin vào Chúa Giêsu và vào s đip ca Người.
  Ga 8:21-22:  Nơi Ta đi, các ông không th ti được.  đây, Gioan trình bày mt ch đ mi hay mt khía cnh khác bao quanh con người ca Đc Giêsu.  Chúa Giêsu nói vic ra đi ca mình và nói rng s đi đến nơi mà người Bit Phái không th ti được.  “Ta ra đi, các ông s tìm kiếm Ta và s chết trong ti ca các ông.  H s đi tìm Chúa Giêsu, nhưng s không tìm thy Người, bi vì h không biết Người và s đi tìm Người vi các tiêu chun sai lch.  H sng trong ti li và s chết trong ti li.  Sng trong ti li là sng xa ri Thiên Chúa.  H tưởng tượng Thiên Chúa theo mt cách nào đó, nhưng Thiên Chúa thì khác vi nhng gì h tưởng tượng.  Đây là lý do mà h không th nhn ra s hin din ca Thiên Chúa trong Đc Giêsu.  Người Bit Phái không hiu nhng điu Chúa Giêsu mun nói và h hiu mi vic hoàn toàn theo nghĩa đen:  “Ông ta sp t vn hay sao?
  Ga 8:23-24:  Các ông thuc v h gii; còn Ta, Ta bi tri cao.  Người BIt Phái xét đoán tt c mi vic theo các tiêu chun ca thế gian này.  “Các ông thuc v thế gian này; còn Ta, Ta không thuc v thế gian này!”  Khuôn kh thm quyn hướng dn Chúa Giêsu trong mi vic Người nói và làm là t bi tri cao, đó là, Thiên Chúa, và s v Người nhn lãnh là t Chúa Cha.  Khuôn kh thm quyn ca người Bit Phái thì t h gii, không ci m, khép kín trong tiêu chun ca riêng nó.  Đây là lý do ti sao h đang sng trong ti li.  Sng trong ti li là cuc sng không hướng v Chúa Giêsu. Ánh mt ca Chúa Giêsu thì hoàn toàn hướng v Thiên Chúa đt ti đim mà chính Thiên Chúa trong Người và trong tt c s viên mãn nơi Người (xem Col 1:19).  Chúng ta nói rng:  “Đc Giêsu là Thiên Chúa.  Gioan mi gi chúng ta nói:  Thiên Chúa là Đc Giêsu!”  Đây là lý do mà Chúa Giêsu nói rng:  Nếu các ông không tin Ta, các ông s chết trong ti ca các ông.  TA là li khng đnh mà Thiên Chúa t gii thiu vi ông Môisen ti thi đim gii thoát dân ca ông khi ách thng tr ca người Ai Cp (Xh 3:13-14).  Đây là li biu hin ti đa ca s chc chn tuyt đi v s tht rng Thiên Chúa ng gia chúng ta trong con người ca Đc Giêsu.  Chúa Giêsu là bng chng khng đnh s thc rng Thiên Chúa cùng chúng ta.  Đng Emmanuel.
  Ga 8:25-26:  Ông là ai?  Mu nhim Thiên Chúa trong Đc Giêsu không phù hp vi nhng tiêu chun mà người Bit Phái nhìn v phía Chúa Giêsu.  Mt ln na h hi:  “Ông là ai?”  H không hiu vì h không hiu ngôn ng ca Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu đã rt cn trng khi nói chuyn vi h da theo tt c nhng gì Người đã tri qua và sng trong s hip nht vi Chúa Cha và vì s hiu biết và nhn thc v s v ca Người.  Chúa Giêsu không phô trương bn thân mình.  Người ch nói và th hin nhng điu Người đã nghe t Chúa Cha.  Người là s mc khi đích thc bi vì Người thun khiết và vâng phc hoàn toàn.
  Ga 8:27-30:  Khi nào các ông đưa Con Người lên cao, các ông s nhn biết TA là ai.  Người Bit Phái đã không hiu rng Chúa Giêsu, trong mi điu Người nói và làm, là s biu hin ca Chúa Cha.  H s hiu được điu y ch sau khi Con Người b đưa lên cao.  Khi y các ông s biết TA là ai.  T ng ‘được đưa lên có nghĩa kép, b treo lên trên Thp Giá và được nâng lên bên hu Chúa Cha.  Tin Mng v cái chết và s sng li mc khi Chúa Giêsu là ai, và h s biết rng Chúa Giêsu là s hin din ca Thiên Chúa gia chúng ta.  Nn tng ca điu chc chn này ca đc tin chúng ta có hai mt:  mt mt, điu chc chn rng Chúa Cha luôn vi Chúa Giêsu và Người không bao gi mt mình, và mt khác, s vâng phc trit đ và hoàn toàn ca Chúa Giêsu đi vi Chúa Cha, tr thành mt s ci m hoàn toàn và minh bch toàn din ca Chúa Cha đi vi chúng ta.

4.  Mt vài câu hi gi ý cho vic suy gm cá nhân

  Người mà sng khép kín vi tiêu chun riêng ca mình và nghĩ rng minh biết tt c mi s, s không bao gi có kh năng đ hiu được người khác.  Đây là cách mà người Bit Phái x s trước mt Chúa Giêsu. Còn tôi, tôi x s trước mt nhng người khác ra sao?
–  Chúa Giêsu vâng phc Chúa Cha cách trit đ và vì điu này, Người là s mc khi trn vn ca Chúa Cha.  Và hình nh v Thiên Chúa mà tôi t ra, xut phát t tôi, là hình nh gì?

5.  Li nguyn kết

Ly CHÚA, xin nghe li con cu khn,
Tiếng con kêu, mong được thu ti Ngài.
Bui con gp gian truân, xin Ngài đng n mt,
Trong ngày con cu cu, xin Ngài lng tai nghe
Và mau mau đáp li!
(Tv 102:1-2)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét