12/08/2018
Chúa Nhật tuần 19 Thường Niên năm B
(phần I)
BÀI ĐỌC I: 1 V 19, 4-8
“Nhờ sức của nuôi ấy, ông mới
đi tới núi của Thiên Chúa”.
Trích sách Các Vua
quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy,
Êlia đi một ngày đàng vào trong hoang địa. Khi đến nơi kia, và ngồi dưới gốc
cây tùng, ông xin được chết mà rằng: “Lạy Chúa, đã đủ rồi, xin cất mạng sống
con đi: vì con chẳng hơn gì các tổ phụ con”. Rồi ông nằm ngủ dưới bóng cây
tùng. Và đây Thiên Thần Chúa đánh thức ông và bảo rằng: “Hãy chỗi dậy mà ăn”.
Ông nhìn thấy gần đầu ông có chiếc bánh lùi và một bình nước: ông ăn uống, rồi
ngủ lại. Thiên Thần Chúa trở lại đánh thức ông lần thứ hai và bảo: “Hãy chỗi dậy
mà ăn: vì đường ngươi phải đi còn xa”. Ông liền chỗi dậy ăn uống, và nhờ sức của
nuôi ấy, ông đi bốn mươi ngày bốn mươi đêm mới tới Horeb, núi của Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 33, 2-3.
4-5. 6-7. 8-9
Đáp: Các bạn hãy nếm
thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng: 1) Tôi chúc tụng
Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn
tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. – Đáp.
2) Các bạn hãy cùng
tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa
đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi điều lo sợ. – Đáp.
3) Hãy nhìn về Chúa để
các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và
Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. – Đáp.
4) Thiên Thần Chúa hạ
trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa, và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm
thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao; phúc đức ai tìm nương
tựa ở nơi Người. – Đáp.
BÀI ĐỌC II: Ep 4, 30 –
5, 2
“Anh em hãy sống trong tình
thương, như Đức Kitô đã sống”.
Trích thư Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh
em chớ làm phiền hà Thánh Thần của Thiên Chúa, vì trong Người, anh em được ghi ấn
tín để chờ đợi ngày cứu chuộc đến. Anh em hãy loại ra khỏi anh em mọi thứ gay gắt,
tức giận, nóng nảy, dức lác, chửi rủa, cùng mọi thứ độc ác. Anh em hãy ăn ở hiền
hậu với nhau, hãy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho
anh em trong Đức Kitô. Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu
dấu của Người: hãy sống trong tình thương, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta
và phó Mình làm của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa vì
chúng ta. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia!
– Chúa phán: “Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết
nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 6, 41-52
(Hl 41-51)
“Ta là bánh hằng sống bởi trời
mà xuống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, những người
Do-thái kêu trách Chúa Giêsu, vì Người đã phán rằng: “Ta là bánh hằng sống bởi
trời mà xuống”. Họ nói: “Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse
sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: ‘Ta bởi trời
mà xuống'”.
Chúa Giêsu trả lời
cùng họ rằng: “Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu
Cha, là Đấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong
ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: ‘Mọi người sẽ được Thiên
Chúa dạy bảo’. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã
xem thấy Cha, trừ Đấng bởi Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo
thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
“Ta là bánh ban sự sống.
Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống,
để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh
này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được
sống”. Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Thánh Thể
Ta là bánh từ trời xuống
ai ăn bánh này thì sẽ được sống đời đời. Đức Kitô là bánh bởi trời, nhưng không
phải đã rớt xuống như manna trong sa mạc. Trái lại cũng như tấm bánh được hình
thành qua nhiều giai đoạn. Trước hết phải có hạt giống, phải có người gieo trồng,
phải có người làm cỏ và bón phân. Rồi phải có mưa có nắng, phải có người gặt,
phải có người xay bột và sau cùng phải có người làm bánh và khi ăn chúng ta phải
bẻ, phải cắt ra từng miếng.
Đức Kitô tấm bánh
chúng ta bẻ ra hôm nay trong bàn tiệc Thánh Thể cũng đã phải trải qua nhiều
giai đoạn hình thành như thế. Có thể nói ngài là hạt lúa miến tinh tuyền đã được
gieo cấy trong trần gian. Ngài đã lớn lên dưới ánh nắng mặt trời của xứ
Nadarét, đã vươn lên trên nhân loại tội lỗi này, tựa như cây lúa vươn lên giữa
khoảng bùn lầy. Rồi Ngài đã bị gặt hái, nghĩa là bị bắt, bị đánh đập, bị nghiền
nát. Cuối cùng Ngài bị nướng trong lò nghĩa là đóng đinh, bị bẻ ra nghĩa là bị
đâm thấu tận trái tim. Do đó trong tấm bánh bẻ ra hôm nay chúng ta phải thấy được
Đức Kitô chịu chết như lời thánh Phaolô: Mỗi lần ăn và uống chén này là anh em
loan truyền việc Chúa chịu chết. Đức Kitô không thể trở thành bánh nuôi chúng
ta nếu Ngài không chấp nhận cái chết trên thập giá bởi vì Ngài có chết thì mới
làm cho chúng ta được sống.
Đồng thời như chúng ta
thường thấy: Bữa cơm quy tụ mọi người trong gia đình thế nào thì bàn tiệc Thánh
Thể cũng quy tụ những người con cái Chúa như vậy. Ngay từ những ngày đầu tiên
Giáo Hội đã ý thức rằng Thánh Thể là bí tích, là dấu chỉ sự sự hiệp nhất: Chúng
ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể. Bởi đó nếu
chúng ta đến nhà thờ mà không có sự chia sẻ hiệp thông thì bàn tiệc Thánh Thể
chẳng còn ý nghĩa gì mấy. Chúng ta rước lấy Chúa vào lòng cũng giống như kẻ ngồi
vào bàn ăn, nếu chỉ biết có mình với chén cơm, thì bữa ăn cũng chẳng còn ý
nghĩa sâu xa tốt đẹp.
Do đó, phải luôn ý thức
rằng Thánh Thể là dấu chỉ của sự hiệp nhất và chúng ta chỉ thực sự có quyền đón
nhận Thánh Thể khi yêu thương hiệp nhất với anh em. Đưa tay đón nhận Thánh Thể
Chúa cũng chính là mở rộng bày tay đón nhận tất cả mọi anh em là chỉ thể của
Ngài. Mở rộng lòng đón rước Chúa là mở rộng trái tim đón nhận mọi anh em. Chúng
ta đã thực sự sống tình bác ái yêu thương và hiệp nhất mà bí tích Thánh Thể đòi
hỏi hay chưa?
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 19 Thường Niên, Năm B
Bài đọc: I
Kgs 19:4-8; Eph 4:30-5:2; Jn 6:41-51.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bánh mang lại sự sống thần linh cho con người.
Đời sống con người có ít nhất hai chiều kích: thể lý và
tinh thần. Khi thân xác mệt mỏi và đói khát, con người không còn sức lực để làm
việc; vì thế họ cần ăn uống và nghỉ ngơi để lấy sức. Khi tinh thần chán nản đến
độ tuyệt vọng, con người mất hết ý chí và nghị lực để sống, họ chỉ muốn chết.
Làm sao con người có thể phục hồi tinh thần để tiếp tục bước tới?
Các Bài Đọc hôm nay chú trọng đặc biệt tới lương thực thần linh, những gì có thể
giúp con người sống dồi dào và sống muôn đời. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Elijah
cảm thấy chán nản đến tuyệt vọng; vì sau khi đã cố gắng rao giảng và làm nhiều
phép lạ; vua quan và con cái Israel vẫn quay lưng lại vẫn sự thật, lại còn nghe
lời hoàng hậu Jezebel để lấy mạng sống của ông. Thiên Chúa sai thiên thần mang
bánh và nước tới để giúp ông phục hồi nghị lực. Sau khi dùng lương thực hai lần,
ông chỗi dậy và đi bộ một mạch 40 ngày đêm tới núi Horeb, để gặp gỡ Thiên Chúa.
Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Ephesô hãy loại trừ lối sống
theo xác thịt, và mở lòng lãnh nhận lối sống theo Thánh Thần, mà Đức Kitô đã
xin Chúa Cha gởi tới tâm hồn các tín hữu. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu tuyên bố
Ngài là bánh từ trời xuống để đem lại sự sống trường sinh cho nhân loại; người
Do-thái xầm xì chống đối, vì họ không hiểu làm sao Chúa Giêsu có thể xuống từ
trời và lấy thịt của Ngài cho họ ăn được.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi suốt bốn mươi ngày đêm tới
núi Horeb.
1.1/ Nỗi chán nản và thất
vọng của tiên-tri Elijah vì con người mù quáng trước sự thật: Giống như tất cả các tiên tri khác, tiên-tri Elijah phải
nói những gì Thiên Chúa truyền và phải làm chứng cho sự thật; nhưng con người
chẳng những không nhận ra và tin vào sự thật, họ còn tìm giết hại mạng sống của
Elijah. Trong chương 18 trước trình thuật hôm nay, Elijah đã chứng minh cho vua
Ahab và toàn thể con cái Israel biết đâu là Thiên Chúa thật, qua việc thử thách
hy lễ trên núi Carmel. Thiên Chúa đã nhận lời cầu xin của ông qua việc gởi lửa
từ trời xuống thiêu rụi của lễ. Nhân cơ hội này, tiên-tri Elijah đã ra lệnh bắt
trói và tàn sát một lúc 450 ngôn-sứ của Baal.
Nhưng Ahab là một ông vua hèn nhát: nhà vua đã không chấp nhận sự thật, lại còn
kể cho hoàng hậu Jezebel nghe mọi chuyện ông Elijah đã làm và tất cả sự việc
ông dùng gươm hạ sát hết các ngôn-sứ. Bà Jezebel liền sai sứ giả đến nói với
ông Elijah rằng: “Xin các thần minh làm cho ta thế này, và còn hơn thế nữa, nếu
giờ này sáng mai ta không biến mạng ngươi ra như mạng một trong các người ấy”
(I Kgs 19:2).
Vì thế, tiên-tri Elijah phải trốn đi để bảo toàn mạng sống. Tiên-tri đi một
ngày đường trong sa mạc. Ông đến ngồi dưới gốc một cây kim tước. Ông xin cho được
chết và nói: “Lạy Đức Chúa, đủ rồi! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì
con chẳng hơn gì cha ông của con.”
1.2/ Bánh của thiên thần
làm cho Elijah lấy lại sức sống: Rồi ông nằm
dưới cây kim tước đó và thiếp đi. Nhưng này có một thiên sứ đụng vào người ông
và nói: “Dậy mà ăn!” Ông đưa mắt nhìn thì thấy ở phía đầu ông có một chiếc bánh
nướng trên những hòn đá nung và một hũ nước. Ông ăn bánh, uống nước, rồi lại nằm
xuống. Thiên sứ của Đức Chúa trở lại lần nữa, đụng vào người ông và nói: “Dậy
mà ăn, vì ngươi còn phải đi đường xa.”
Đây là bánh từ tay các thiên thần chuẩn bị cho tiên-tri Elijah. Chỉ có lương thực
này mới có thể giúp cho tiên-tri Elijah hồi phục cả về thể xác lẫn tinh thần, để
ông lên đường đi bộ suốt 40 ngày đêm tới Horeb, là núi của Thiên Chúa. Lương thực
của trái đất không thể làm được điều này. Bánh mà tiên-tri Elijah ăn là hình
bóng của bí-tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu đề cập tới trong Tin Mừng Gioan bên dưới.
2/ Bài đọc II: Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa.
Để hiểu những lợi ích do Bí-tích Thánh Thể mang lại, chúng ta cần phân biệt hai
lối sống mà thánh Phaolô muốn các tín hữu Ephesô thấu hiểu.
2.1/ Lối sống theo xác thịt:
là lối sống ngược lại với những gì Chúa
Thánh Thần hướng dẫn. Thánh Phaolô khuyên nhủ: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh
Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu
chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ,
và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.” Nhìn chung, đây là bốn phản ứng thường thấy
khi con người phải đương đầu với những đối tượng làm điều họ không thích hay
gây thiệt hại cho họ. Tùy theo sự liên hệ và vị thế của đối tượng, con người sẽ
chọn một hay nhiều cách thức để đối xử cho thỏa mãn tính nóng giận.
2.2/ Lối sống theo Thánh
Thần: Ngược lại với lối sống theo xác thịt,
thánh Phaolô khuyên:
+ Phải đối xử tử tế với nhau: Người tín hữu không sống ích kỷ để chỉ biết lo
cho mình, nhưng luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác.
+ Phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ
cho anh em trong Đức Kitô. Đây là một phần của Kinh Lạy Cha và cũng là một điều
Chúa Giêsu đòi hỏi để trở nên trọn lành như Cha trên trời trong chương 5 của
Tin Mừng Matthew.
+ Hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương: Tục ngữ
Việt-nam khuyến khích việc con bắt chước để trở nên giống cha: “Con nhà tông,
chẳng giống lông cũng giống cánh.” Bắt chước Thiên Chúa là tiêu chuẩn cao nhất
trong cuộc đời một người có thể học được. Clement của Alexandria nói cách mạnh
bạo hơn: một tín hữu thực sự là một người khôn ngoan đang tập luyện để thành
Chúa.
+ Hãy sống trong tình bác ái: như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng
ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm
ngào ngạt. Hai điều chúng ta cần học nơi Đức Kitô: (1) luôn vâng lời Thiên Chúa
trong mọi sự; và (2) luôn yêu thương mọi người. Không có một của lễ nào đẹp
lòng Thiên Chúa hơn hy lễ của Đức Kitô vì bao gồm cả hai yếu tố này.
3/ Phúc Âm: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được
sống muôn đời.
3.1/ Thái độ nghi ngờ của
con người về “lương thực mới” mà Chúa Giêsu mặc khải:
(1) Phản ứng của con người: Con người xầm xì phản đối vì con người không hiểu
việc Thiên Chúa làm. Người Do-thái xầm xì phản đối, vì Đức Giêsu đã nói: “Tôi
là bánh từ trời xuống.” Họ nói với nhau: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con
ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại
nói: “Tôi từ trời xuống?”
(2) Phản ứng của Chúa Giêsu: Đức Giêsu muốn nói cho con người hiểu ngay cả việc
con người có đức tin là do sự giúp đỡ của Thiên Chúa: “Các ông đừng có xầm xì với
nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi
kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.”
Làm sao chúng ta hiểu động từ lôi kéo ở đây?
– Bằng cách dùng sức mạnh như người chăn lôi kéo con bò? Thiên Chúa chắc chắn
không làm điều này vì nó xâm phạm tự do của con người, và con người sẽ chẳng có
công ích gì cả.
– Bằng cách vạch ra cho con người thấy đâu là sự thật và những ích lợi của việc
sống theo sự thật (Augustine). Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài dùng đường lối
này khi rao giảng Tin Mừng, và chỉ có đường lối này mới có kết quả lâu dài.
Kinh Thánh đã mặc khải cho con người biết về sự xuất hiện của Đức Kitô: Chúa
Giêsu nói: “Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên
Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với
tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên
Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha.”
Cả hai tiên-tri,
Isaiah và Jeremiah, đều tiên đoán sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai và sự dạy dỗ
dân chúng của Ngài (x/c Isa 54:13, Jer 31:33-34).
3.2/ Chúa Giêsu phân biệt
cho con người hai loại bánh khác nhau tùy vào hiệu quả:
(1) Hiệu quả của lương thực phần xác:
+ Mau hư nát như manna: Chúa Giêsu nói: “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc,
nhưng đã chết.” Manna hay lương thực phần xác chỉ có thể làm cho no bụng và đem
lại sự sống thể lý; nhưng không đem lại sự sống tinh thần và sự sống trường
sinh cho con người.
+ Khi con người dùng đúng lương thực phần xác, chúng sẽ làm con người mạnh khỏe;
nhưng nếu dùng không đúng, chúng sẽ gây thiệt hại nhiều cho con người.
+ Không mang lại sự sống tinh thần: Thực tế chứng minh có những người giầu có,
ăn ngon mặc đẹp, mà vẫn không muốn sống; trong khi có những người tuy nghèo khó
thiếu thốn, nhưng vẫn sống và sống cách dồi dào.
(2) Hiệu quả của lương thực thần linh:
+ Mang lại sự sống muôn đời: Chúa Giêsu mặc khải: “Tôi là bánh trường sinh … là
bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời
xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là
thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
+ Làm cho con người kết hiệp với Thiên Chúa qua Đức Kitô: Sự sống thần linh được
thông hiệp cho con người qua bí-tích Thánh Thể. Lãnh nhận Bí-Tích này thường
xuyên sẽ gia tăng đức tin và đức ái cho con người, để họ càng ngày càng biết
yêu mến Thiên Chúa hơn.
+ Làm cho con người kết hiệp với Giáo Hội và với nhau: Thánh Phaolô ví mỗi tín
hữu như một chi thể trong một thân thể là Giáo Hội. Bí-tích Thánh Thể liên kết
các chi thể với nhau.
+ Thánh hóa con người: Bí-tích Thánh Thể tha các tội nhẹ; giúp tránh các tội nặng
trong tương lai; hướng lòng con người về Thiên Chúa, và không về những lôi cuốn
của thế gian. Con người là hậu quả của những gì họ ăn uống: nếu năng lãnh nhận
BT Thánh Thể, họ sẽ càng ngày càng nên giống Thiên Chúa; đến độ họ có thể thốt
lên như Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong
tôi.”
+ Giúp sinh hoa kết trái tốt lành: Chúa Giêsu ví Ngài như cây nho và chúng ta
là cành. Nếu chúng ta kết hiệp với Ngài, chúng ta mới có thể sinh hoa trái là
nhân đức và các việc lành. Năng lãnh nhận bí-tích Thánh Thể sẽ giúp chúng ta có
sức mạnh để sống theo lối sống của Thánh Thần như đã đề cập đến trong Bài Đọc
II.
ÁP DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG:
– Chúng ta là sự kết hiệp của thể xác lẫn tinh thần: như thân xác cần của ăn uống
để sống cách thể lý, tinh thần chúng ta cũng cần lương thực thần linh để sống
vui vẻ và hạnh phúc.
– Bí-tích Thánh Thể là chính Đức Kitô. Khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa, chúng ta
được thông phần với đời sống thần linh của Thiên Chúa, và nhận được bao nhiêu kết
quả tốt đẹp từ cuộc sống thần linh này.
– Chúng ta cần biết thu xếp thời gian để tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể mỗi
ngày. Sức mạnh của Thánh Thể sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả khó khăn trong cuộc
sống.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
12/08/2018 – CHÚA NHẬT TUẦN 19 TN – B
Ga 6,41-51
“THẦY BAN TRÓT THÂN MÌNH”
“Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế
gian được sống.” (Ga 6,51)
Suy niệm: Trong trọn bản văn Thánh Lễ của Sách Lễ Rôma, những chữ được in đậm và
to nhất chính là ‘lời truyền phép’: “TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ ĂN, VÌ NÀY
LÀ MÌNH THẦY, SẼ BỊ NỘP VÌ CÁC CON… TẤT CẢ CÁC CON HÃY NHẬN LẤY MÀ UỐNG, VÌ NÀY
LÀ CHÉN MÁU THẦY, MÁU GIAO ƯỚC MỚI VÀ VĨNH CỬU, SẼ ĐỔ RA CHO CÁC CON VÀ NHIỀU
NGƯỜI ĐƯỢC THA TỘI…” In đậm và to nhất, bởi vì đây là những lời quan trọng nhất,
đây là khoảnh khắc đậm đặc ý nghĩa YÊU THƯƠNG nhất của Thánh Lễ. Trong khoảnh
khắc này, Chúa Giêsu dứt khoát trao hiến chính sự sống của Ngài cho chúng ta.
Và đây không phải là một quyết định bốc đồng kiểu ‘anh hùng rơm’; đây là cả một
chương trình hiến thân được vạch ra từ trước, như bản văn Tin Mừng hôm nay xác
nhận.
Mời Bạn: Hãy nghe với cả tâm hồn mình, hãy nghe như lần đầu tiên được nghe những
lời tha thiết của Chúa: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con; này là Máu Thầy
sẽ đổ ra cho các con…” Và bạn hãy cảm nhận niềm hạnh phúc được Chúa yêu thương
đến mức đó.
Chia sẻ: Hẳn bạn từng trao tặng điều gì thật quí cho bạn hữu, người
thân? Hãy mô tả kinh nghiệm ấy. Rồi bạn nhìn lại hành động của Chúa: Ngài yêu thương
ta đến mức trao chính bản thân, chính sự sống của Ngài chứ không phải chỉ là một
cái gì đó ở ngoài Ngài!
Sống Lời Chúa: Bạn sốt sắng
tham dự Thánh Lễ và rước lễ với cả tâm tình.
Cầu nguyện: Hát “Thầy yêu
chúng con lời ai nói cho cùng… Thầy yêu chúng con Thầy ban trót thân mình, để
nuôi chúng con ngày lưu ký trần gian…”
(5 Phút Lời Chúa)
Bánh trường sinh (12.8.2018
– Chúa nhật 19 Thường niên, Năm B)
Suy Niệm
Một ngôn sứ dũng cảm như Êlia trên núi Các-men
cũng có lúc chán nản, thất vọng, chỉ muốn xin được chết.
Giữa sa mạc, Êlia nằm ngủ dưới gốc cây.
Ông không còn đủ sức tiếp tục cuộc hành trình.
Một thiên thần đã đem đến cho ông bánh và nước,
nhờ đó ông có sức đi đến núi của Thiên Chúa.
cũng có lúc chán nản, thất vọng, chỉ muốn xin được chết.
Giữa sa mạc, Êlia nằm ngủ dưới gốc cây.
Ông không còn đủ sức tiếp tục cuộc hành trình.
Một thiên thần đã đem đến cho ông bánh và nước,
nhờ đó ông có sức đi đến núi của Thiên Chúa.
Người Kitô hữu cũng phải đi ngang qua sa mạc cuộc đời,
với bao thách đố, ngờ vực, hiểm nguy…
Chúng ta cần được dưỡng nuôi, nâng đỡ,
để có sức đi hết cuộc hành trình về quê thật.
Có thiên thần nào hiện ra đem bánh cho ta không?
Có thứ manna nào từ trời rơi xuống?
Thiên Chúa Cha muốn ban cho ta tấm bánh từ trời,
đó là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa (Ga 6,32-33).
Ðức Giêsu là Tấm Bánh Cha ban cho nhân loại,
và chính Ngài cũng muốn tặng bản thân mình cho ta:
“Tôi là Bánh trường sinh” (c.48).
“Tôi là Bánh hằng sống từ trời xuống” (c.51).
với bao thách đố, ngờ vực, hiểm nguy…
Chúng ta cần được dưỡng nuôi, nâng đỡ,
để có sức đi hết cuộc hành trình về quê thật.
Có thiên thần nào hiện ra đem bánh cho ta không?
Có thứ manna nào từ trời rơi xuống?
Thiên Chúa Cha muốn ban cho ta tấm bánh từ trời,
đó là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa (Ga 6,32-33).
Ðức Giêsu là Tấm Bánh Cha ban cho nhân loại,
và chính Ngài cũng muốn tặng bản thân mình cho ta:
“Tôi là Bánh trường sinh” (c.48).
“Tôi là Bánh hằng sống từ trời xuống” (c.51).
Khi nói đến Bánh hằng sống, Bánh trường sinh,
chúng ta thường nghĩ ngay đến bí tích Thánh Thể
và ít khi nghĩ đến Tấm Bánh Lời Chúa.
Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc.
Chúng ta được mời đến dự bàn tiệc Lời Chúa
trước khi dự bàn tiệc Thánh Thể.
Cả hai đều là lương thực cần thiết cho tín hữu.
Công đồng Vaticanô (PV 7) khẳng định rằng
khi chúng ta nghe đọc Lời Chúa trong Phụng Vụ
thì Chúa Giêsu “hiện diện trong Lời của Người,
vì chính Người nói khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội”.
Như thế Chúa Giêsu vẫn loan báo Tin Mừng
trong từng thánh lễ (PV 33).
Ngài vẫn trao cho ta Tấm Bánh là Lời của Ngài.
Con người sống đâu chỉ nhờ cơm bánh vật chất,
mà còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Ðức Giêsu là Lời viết hoa của Thiên Chúa.
“Thầy có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68).
chúng ta thường nghĩ ngay đến bí tích Thánh Thể
và ít khi nghĩ đến Tấm Bánh Lời Chúa.
Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc.
Chúng ta được mời đến dự bàn tiệc Lời Chúa
trước khi dự bàn tiệc Thánh Thể.
Cả hai đều là lương thực cần thiết cho tín hữu.
Công đồng Vaticanô (PV 7) khẳng định rằng
khi chúng ta nghe đọc Lời Chúa trong Phụng Vụ
thì Chúa Giêsu “hiện diện trong Lời của Người,
vì chính Người nói khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội”.
Như thế Chúa Giêsu vẫn loan báo Tin Mừng
trong từng thánh lễ (PV 33).
Ngài vẫn trao cho ta Tấm Bánh là Lời của Ngài.
Con người sống đâu chỉ nhờ cơm bánh vật chất,
mà còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Ðức Giêsu là Lời viết hoa của Thiên Chúa.
“Thầy có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68).
Lời Chúa là thức ăn khó nuốt.
Cuốn Tân Ước tôi cầm trên tay là một bản văn cổ,
thuộc nền văn hóa xứ Pa-lét-tin cách đây hơn 2000 năm.
Phải học hỏi, đào sâu mới hiểu đúng và hiểu đủ.
Lời Chúa cũng là thức ăn khó nuốt,
vì là một lời mời gọi tôi ra khỏi mình,
bỏ lại những tính toán khôn ngoan và hợp lý.
Tiếng Chúa đụng đến con người tôi, ở đây, bây giờ,
và mời tôi dấn thân vào một cuộc mạo hiểm.
Nhưng Lời Chúa sẽ là tấm bánh thơm ngon
nếu tôi biết lắng nghe và đem ra thực hành.
Càng sống Lời Chúa,
tôi càng gặp được ánh sáng và sức mạnh,
nhất là được hiệp thông với con người Ðức Giêsu.
Hãy hưởng dùng Tấm Bánh Chúa trao cho bạn,
và hãy chia sẻ cho nhau kho tàng Lời Chúa.
Cuốn Tân Ước tôi cầm trên tay là một bản văn cổ,
thuộc nền văn hóa xứ Pa-lét-tin cách đây hơn 2000 năm.
Phải học hỏi, đào sâu mới hiểu đúng và hiểu đủ.
Lời Chúa cũng là thức ăn khó nuốt,
vì là một lời mời gọi tôi ra khỏi mình,
bỏ lại những tính toán khôn ngoan và hợp lý.
Tiếng Chúa đụng đến con người tôi, ở đây, bây giờ,
và mời tôi dấn thân vào một cuộc mạo hiểm.
Nhưng Lời Chúa sẽ là tấm bánh thơm ngon
nếu tôi biết lắng nghe và đem ra thực hành.
Càng sống Lời Chúa,
tôi càng gặp được ánh sáng và sức mạnh,
nhất là được hiệp thông với con người Ðức Giêsu.
Hãy hưởng dùng Tấm Bánh Chúa trao cho bạn,
và hãy chia sẻ cho nhau kho tàng Lời Chúa.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con nhìn thấy sự hiện diện của Chúa
dưới muôn ngàn dáng vẻ.
Chúa hiện diện lặng lẽ như tấm bánh nơi nhà Tạm,
nhưng Chúa cũng ở nơi những ai nghèo khổ,
những người sống không ra người.
Chúa hiện diện sống động nơi vị linh mục,
nhưng Chúa cũng có mặt ở nơi hai, ba người
gặp gỡ nhau để chia sẻ Lời Chúa.
Chúa hiện diện nơi Giáo Hội
gồm những con người yếu đuối, bất toàn,
và Chúa cũng ở rất sâu
trong lòng từng Kitô hữu.
xin cho con nhìn thấy sự hiện diện của Chúa
dưới muôn ngàn dáng vẻ.
Chúa hiện diện lặng lẽ như tấm bánh nơi nhà Tạm,
nhưng Chúa cũng ở nơi những ai nghèo khổ,
những người sống không ra người.
Chúa hiện diện sống động nơi vị linh mục,
nhưng Chúa cũng có mặt ở nơi hai, ba người
gặp gỡ nhau để chia sẻ Lời Chúa.
Chúa hiện diện nơi Giáo Hội
gồm những con người yếu đuối, bất toàn,
và Chúa cũng ở rất sâu
trong lòng từng Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con thấy Chúa đang tạo dựng cả vũ trụ
và đang đưa dòng lịch sử này về với Chúa.
Xin cho con gặp Chúa nơi bất cứ ai là người
vì họ có cùng khuôn mặt với Chúa.
Xin cho con khám phá ra
Chúa đang hẹn gặp con
nơi mọi biến cố buồn vui của đời thường.
Ước gì con thấy Chúa ở khắp nơi,
thấy đâu đâu cũng là nhà của Chúa.
Và ước gì con đừng bỏ lỡ bao cơ hội gặp Chúa
trên bước đường đời của con. Amen.
xin cho con thấy Chúa đang tạo dựng cả vũ trụ
và đang đưa dòng lịch sử này về với Chúa.
Xin cho con gặp Chúa nơi bất cứ ai là người
vì họ có cùng khuôn mặt với Chúa.
Xin cho con khám phá ra
Chúa đang hẹn gặp con
nơi mọi biến cố buồn vui của đời thường.
Ước gì con thấy Chúa ở khắp nơi,
thấy đâu đâu cũng là nhà của Chúa.
Và ước gì con đừng bỏ lỡ bao cơ hội gặp Chúa
trên bước đường đời của con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12 THÁNG TÁM
Đưa Vũ Trụ Về Với
Thiên Chúa
Trong thế giới hữu
hình, nguyên động lực chính của lịch sử và văn hóa là con người. Con người được
tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Ngài và được Ngài bảo vệ để hiện
hữu. Con người được Thiên Chúa hướng dẫn trong tình từ phụ để thực hiện vai trò
làm chủ trên các tạo vật khác. Như chúng ta nhớ lại, một cách nào đó, con người
là một “sự quan phòng của Thiên Chúa”.
Công Đồng Vatican II
diễn tả điều này một cách chính xác như sau: “Đối với các tín hữu, chắc chắn hoạt
động cá nhân cũng như tập thể của nhân loại, hoặc nỗ lực vĩ đại của con người vất
vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hoàn cảnh sinh sống, tự nó vốn phù hợp với ý định
của Thiên Chúa. Thực vậy, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, con người đã
nhận mệnh lệnh chinh phuc trái đất cùng tất cả những gì chứa đựng trong đó, cai
quản vũ trụ trong công bình và thánh thiện – và khi nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng
tạo dựng muôn loài, họ qui hướng về Ngài chính bản thân mình cũng như muôn vật:
như thế, khi con người chinh phục tất cả thì danh Chúa được tôn vinh khắp cả địa
cầu” (MV 34).
Cũng trong Hiến Chế
trên, Công Đồng tuyên bố: “Thật vậy, con người không lầm lẫn khi họ nhận biết
mình cao cả hơn vũ trụ vật chất và không coi mình chỉ như một mảnh vụn của
thiên nhiên hay như một phần tử vô danh trong xã hội loài người. Bởi vì nhờ có
nội giới, con người vượt trên mọi vật. Khi con người quay về với lòng mình tức
là họ trở về với nội giới thâm sâu này, ở đó, Thiên Chúa Đấng thấu suốt tâm hồn,
đang chờ đợi họ, và cũng nơi đó chính con người tự định đoạt về vận mệnh riêng
của mình dưới con mắt của Thiên Chúa” (MV 14).
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 12/8
Chúa Nhật XIX thường
niên
1V 19,4-8; Ep
4, 30-5,2; Ga 6, 41-51.
LỜI SUY NIỆM: “Chẳng ai đến với
tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi
sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các
ngôn sứ: hết thảy mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ.”
Trước giáo huấn của Chúa Giêsu và các phép lạ Người đã làm trước đám đông,
nhưng trong đó, vẫn có những người không tin khi đi theo Chúa Giêsu; đặc biệt
là các kinh sư và người Pharisêu, mà họ còn ra mặt chống đối Người. Điều này
Chúa Giêsu không thất vọng về họ; bởi vì Người luôn tin vào tình thương của
Chúa Cha sẽ hoán cải và lôi kéo họ, về với Người. Điều này cho chúng ta
thấy được, trong những người tin theo Chúa Giêsu, không phải là một sự dễ dàng,
nhưng cần sức mạnh của Chúa Cha “lôi kéo” họ, để rồi ban cho họ ân sủng hiểu biết
mà vâng phục.
Lạy Chúa Giêsu. Chúng con tạ ơn Chúa đã cho chúng con được sinh ra trong một
gia đình thuộc Giáo Hội của Chúa. Xin cho chúng con biết dùng ân sủng của Chúa
để sống, hầu có thể lôi kéo thêm nhiều người biết Chúa, yêu Chúa và tin vào
Chúa để sống đẹp lòng Chúa hơn , hầu được hưởng hạnh phúc đời đời trong Nước Trời.
Mạnh Phương
12 Tháng Tám
Món Quà Vô Giá
Một người đàn bà
giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của
tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà
không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút.
Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món
quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục
vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình
tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném
tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất
cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương
óng ánh…
Cô gái chỉ có thể hiểu
được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà… Lắm khi Thiên
Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập
giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng
tốt của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ muốn
điều dữ cho chúng ta. Tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng
ta đến nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét