26/08/2018
Chúa Nhật tuần 21 Thường Niên năm B
(phần I)
BÀI ĐỌC
I: Gs 24, 1-2a. 15-17. 18b
“Chúng tôi sẽ
tôn thờ Chúa, vì chính Người là Thiên Chúa chúng tôi”.
Trích
sách ông Giosuê.
Trong
những ngày ấy, Giosuê triệu tập tất cả các chi tộc lại ở Sikem, rồi gọi các kỳ
lão, các thủ lãnh gia tộc, quan án, sĩ quan đến, và họ đứng trước mặt Thiên
Chúa. Giosuê liền nói với toàn dân như thế này: “Nếu các ngươi không muốn tôn
thờ Thiên Chúa, thì cho các ngươi lựa chọn: hôm nay, các ngươi hãy tuỳ ý chọn
phải tôn thờ ai hơn: hoặc là các thần cha ông các ngươi đã tôn thờ ở
Mêsôpôtamia, hoặc các thần của người xứ Amôrê, nơi các ngươi đang ở. Phần tôi
và gia đình tôi, chúng tôi sẽ tôn thờ Chúa”. Dân trả lời rằng: “Không thể có
chuyện chúng tôi bỏ Chúa mà tôn thờ những thần ngoại. Chúa là Thiên Chúa chúng
tôi, chính Người đã dẫn chúng tôi và cha ông chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi
nhà nô lệ. Người đã làm những việc kỳ diệu cả thể trước mắt chúng tôi và đã gìn
giữ chúng tôi suốt con đường chúng tôi đã đi, giữa tất cả mọi dân chúng tôi đã
đi qua. Chúa đã trục xuất tất cả những dân đó cũng như người Amôrê trên phần đất
chúng tôi đã tiến vào”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19. 20-21. 22-23
Đáp:
Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c.
9a).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa, linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. – Đáp.
2)
Thiên Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu.
Thiên Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. –
Đáp.
3)
Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ; Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo.
Thiên Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương
giập nát. – Đáp.
4)
Người hiền đức gặp nhiều bước gian truân, nhưng Thiên Chúa luôn luôn giải
thoát. Người giữ gìn họ xương cốt vẹn toàn, không để cho một cái nào bị gãy. –
Đáp.
5) Sự
độc dữ sẽ sát hại đứa ác nhân; kẻ ghét người hiền sẽ phải đích thân đền tội.
Thiên Chúa cứu chữa linh hồn tôi tớ của Người, và phàm ai tìm đến nương tựa nơi
Người, người đó sẽ không phải đền bồi tội lỗi. – Đáp.
BÀI ĐỌC
II: Ep 5, 21-32
“Mầu nhiệm này
thật lớn lao: trong Đức Kitô và trong Hội Thánh”.
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức Kitô. Người vợ hãy
phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Đức Kitô
là đầu Hội Thánh: chính Người là Đấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội
Thánh phục tùng Đức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong
mọi sự như vậy. Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Đức Kitô
yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh, để thánh hoá Hội Thánh, khi Người
dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội
Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo hay phải điều gì khác tương tự,
nhưng thánh thiện và vẹn tuyền. Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình
như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không
ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Đức Kitô đối
với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người.
Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một
thân xác. Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh. Đó
là lời Chúa.
ALLELUIA:
Ga 10, 27
Alleluia,
alleluia! – Chúa phán: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng
biết Ta”. – Alleluia.
PHÚC
ÂM: Ga 6, 61-70
“Chúng con sẽ
đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống”.
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy,
có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá! Ai nghe được!”
Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: “Điều
đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước
thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời
Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số
không tin”. Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ
nộp Người. Và Người nói: “Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với
Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không
còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: “Cả các con,
các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ
đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng
con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa”. Đó là lời
Chúa.
Suy Niệm: Bánh ban sự sống
Ðể sống tình cảm và đời sống gia đình,
trong thực tế có nhiều khó khăn. Không giải quyết và lướt thắng được, trái tim
con người sẽ luôn bất an và buồn chán. Cuộc đời của họ có thể như xây nhà trên
cát, vì con sâu buồn bực, hận thù hay thất vọng ở trong ruột gan họ sẽ đục
khoét mọi công trình xây cất do bàn tay và trí óc họ làm ra. Các bài Kinh Thánh
đọc trong thánh lễ hôm nay không đề ra hết mọi lời khuyên để giải quyết; nhưng
nếu thực hành được những lời đạo đức này có lẽ con người sẽ tìm ra lẽ sống cho
cuộc đời nhiều khi khó khăn.
1. Hãy Tin Vào Quá Khứ
Bài sách Yôsua cho chúng ta được chứng
kiến cuộc họp mặt cuối cùng giữa nhà lãnh đạo quần chúng và đại biểu con cái
nhà Israel. Yôsua bấy giờ đã già. Ông biết giờ chết đã gần. Nhìn vào dân tộc mà
ông đã vất vả lãnh đạo đánh chiếm Hứa địa và định cư ở đó, ông không khỏi đau
xót và lo lắng. Các chi họ Israel chưa hoàn toàn đoàn kết. Tương quan giữa họ
và thổ dân chưa hoàn toàn tốt đẹp. Nhất là yếu tố xây dựng một dân tộc duy nhất
là "lòng kính sợ Yavê", chưa được củng cố vững vàng. Con cái nhà
Israel đang còn thích nhìn sang các tượng thần của dân bản xứ và của dân ngoại.
Và nếu họ chạy theo các ngẫu tượng này thì thôi, sẽ mất tất cả.
Yôsua nhận thấy nguy cơ thật trầm trọng...
Ông cố gắng một lần cuối cùng. Thu góp sức lực của tuổi già lại, ông triệu tập
một cuộc họp đông đủ các đại biểu con cái nhà Israel. Ông chọn Sikem làm địa điểm
nhóm họp. Ðây là nơi tổ phụ Abraham đã dựng bàn thờ đầu tiên để dâng đất Canaan
này cho Thiên Chúa (Kn 12,6). Yacob và con cái ông đã để lại nhiều kỷ niệm ở chốn
này (Kn 33,35). Chính Yôsua trong thời hoạt động nhất cũng chọn Sikem làm nơi
tuyên bố luật pháp để đoàn kết các chi họ Israel trong một lý tưởng chung (Yos
8). Nay ông có lý để chọn nơi này làm chỗ tập họp nung nấu lại tình thương yêu
ruột thịt.
Có lẽ đây không phải là một cuộc họp cử
hành Phụng vụ, mặc dù sách viết: họ đứng chầu trước nhan Thiên Chúa. Chúng ta
không nhận thấy sự hiện diện của hàng tư tế. Và sau khi họp bàn xong, họ đã ra
về mà không làm một lễ dân nào. Câu viết kia chỉ có nghĩa là họ ý thức đang đứng
trước mặt Yavê, đang ở nơi thánh địa của Người, đang làm việc dưới con mắt vô
hình của Ðấng Thiên Chúa toàn năng.
Yôsua khai mạc phiên họp bằng cách nhắc
lại quá khứ, để tất cả cùng nhờ Thiên Chúa đã hướng dẫn, bảo hộ, săn sóc dân
như thế nào. Rồi ông kết luận: "Bây giờ các ngươi không bằng lòng phụng thờ
Yavê thì cứ chọn lấy ai mà thờ, hoặc là các thần của tổ tiên trước khi họ đặt
chân đến xứ này, hoặc là các ngẫu tượng của dân bản xứ mà Yavê đã giúp các
ngươi đánh đuổi. Phần ta và cả nhà ta, sẽ phụng thờ Yavê".
Nói thực ra, sau những lời này, dân
không còn chọn lựa nào khác là cùng nhất trí với Yôsua. Họ vừa nớ lại công ơn của
Thiên Chúa. Họ thấy rõ nhờ Người mà họ được như ngày hôm nay. Quá khứ của họ được
xây dựng nhờ sự hướng dẫn bảo hộ của Người. Toàn dân mủi lòng nghĩ đến sự vô
tâm của họ trước đây đối với Yavê... Họ đồng thanh trả lời với Yôsua:
"Quái gỡ thay nếu chúng tôi bỏ Yavê để phụng thờ những thần khác... Vậy cả
chúng tôi nữa, chúng tôi cũng sẽ phụng thờ Yavê vì Người là Thiên Chúa của
chúng tôi".
Dĩ nhiên, đọc câu truyện trên đây cho
chúng ta nghe hôm nay, phụng vụ chỉ muốn nhắc nhở chúng ta nghĩ lại quá khứ đã
ràng buộc chúng ta lại với Thiên Chúa để chúng ta suy nghĩ lại về lòng trung
thành của mình đối với Người... Nhưng chẳng có gì cấm chúng ta áp dụng những điều
này vào trong đời sống tình cảm và đời sống gia đình của chúng ta. Việc nhớ lại
mối tình đầu và những chặng đường đã cùng nhau sát cánh qua bao nhiêu đắng cay
ngọt bùi, không có sức giúp chúng ta lướt thắng những trục trặc và khó khăn hiện
tại trong tương quan đối với bạn hữu và người thương của mình sao? Nhưng không
phải chỉ có quá khứ, còn tương lai nữa. Và điều này chúng ta có thể nhận ra từ
bài Tin Mừng Yoan.
2. Hãy Hy Vọng Ở Tương Lai
Ðoạn văn này kết thúc diễn từ của Ðức
Yêsu về bánh ban sự sống. Chúng ta hẳn còn nhớ những lời cuối của Người đã nói:
Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống... ai không ăn và không uống Thịt
Máu này sẽ không được sống. Còn ai ăn và uống sẽ lưu lại trong Ta và Ta ở trong
kẻ ấy.
Ðó là những lời "sống sượng".
Chắc chắn quần chúng đã không chấp nhận. Nhưng lạ kỳ thay: Thánh Yoan không để
ý đến phản ứng của quần chúng. Người nhìn vào hàng môn đồ của Ðức Yêsu. Ðây
không phải chỉ là nhóm 12. Có nhiều người khác nữa vẫn đi theo Người. Họ đã ở
trong đám đông hay ở gần Người trong suốt bài diễn từ. Nhưng tác giả Yoan đã
không chú ý đến họ. Nói đúng hơn trong chương 6 của sách Tin Mừng này, ông có lối
trình bày kỳ cục. Lúc Ðức Yêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều thì có mặt các môn đệ
ở giữa quần chúng (6,1-15); sau đó chỉ nguyên có môn đồ trên thuyền gặp sóng
gió (6,15-21). Khi đã vào bờ an toàn và gặp đông đủ quần chúng, họ lại có mặt
trong khi Ðức Yêsu giảng (6,22-59). Lúc Người giảng xong, trở lại chỉ còn có
mình họ mà thôi (6,60-66). Và lần này sự việc cũng xảy ra một cách buồn thảm
như khi gặp sóng gió.
Tại sao tác giả Yoan lại bố cục bài
trình bày như vậy?
Phải chăng người muốn nói rằng sứ điệp của
Ðức Yêsu gồm cả việc làm và lời nói, tuy diễn ra ở trước mặt toàn dân, nhưng cuối
cùng sẽ có ảnh hưởng trên một số ít người, những kẻ thân cận với Người hơn cả,
để bó buộc người ta phải lựa chọn và sự lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của
Tin Mừng ở giữa loài người? Chúng ta cứ nghĩ lại mà xem. Sau khi Ðức Yêsu làm
phép lạ hóa bánh ra nhiều rồi lẫn trốn lên núi để tránh bị lôi vào phong trào
muốn có một vị cứu tinh trần tục, tác giả Yoan đã thuật truyện thuyền các môn đồ
gặp biển động và cuồng phong. Có thể nói người đưa sự ngỡ ngàng và thắc mắc của
tất cả quần chúng trước thái độ ly kỳ của Ðức Yêsu vào trong tâm hồn các môn đồ
để nó tụ lại ở đây và làm sóng, làm gió thử thách đức tin của những kẻ đi theo
Chúa. Cũng vậy, sau khi Ðức Yêsu đã nói những lời khó nghe về thịt và máu Người
là của ăn và của uống, Yoan đã đem tất cả phản ứng của quần chúng vào trong tâm
hồn các môn đồ để làm nổi bật tính cách cam go của cuộc phấn đấu mà đức tin
đang gặp phải. Những năm sau Công đồng Vatican II không có một hiện tượng như vậy
sao? Cuộc khủng hoảng ở trong dân chúng đã làm mưa to gió lớn trong đời sống tu
trì và tông đồ.
Vậy phản ứng của môn đồ thật ra là của tất
cả mọi người kết tinh lại để đi đến một thái độ phải dứt khoát trong lựa chọn� Họ lấy làm gai
chướng về các lời của Ðức Yêsu. Người thương họ và muốn cứu giúp họ như trong
trường hợp thuyền họ gặp sóng gió. Hôm ấy, Người đã hiện ra với họ, tỏ mình ra
cho họ và lập tức thuyền họ đã cập bến bình an. Hôm nay lẽ ra họ còn phải nhớ
câu truyện ấy. Quá khứ lẽ ra phải củng cố niềm tin của họ. Nhưng dường như
không phải như vậy. Ðức Yêsu còn gợi lại hình ảnh trước; nhưng Người còn mạc khải
cả tương lai nữa để họ biết chấp nhận hiện tại.
Người nói: "nếu các ngươi trông thấy
Con Người lên nơi Ngài đã có trước...?" Những chữ "trông thấy"
có thể gợi lên cảnh tượng trên mặt hồ sóng gió lúc Người hiện đến với họ. Nhưng
lập tức những chữ ấy đã đưa về tương lai, ám chỉ việc Ðức Yêsu sẽ phục sinh,
lên trời và hiện đến trong vinh quang. Người muốn ám chỉ rằng nếu lần thấy Người
trong quá khứ đã có thể đem bình an lại cho họ, thì huống nữa là những điều họ
sẽ thấy trong tương lai!
Tuy nhiên những lời như vậy chỉ có giá
trị cho những tâm hồn có một chút thái độ tin tưởng và phó thác. Chứ đối với những
con người xác thịt, chỉ muốn nắm ngay những gì ăn chắc, thì những lời đó không
có ảnh hưởng gì cả. Thành ra nhiều môn đồ đã rút lui, không còn đi theo Ðức
Yêsu nữa.
Nhìn vào đám 12 còn lại, mà từ nay sẽ trở
thành Tông đồ, Ðức Yêsu muốn họ xác định lập trường. Simon Phêrô thay mặt anh
em nói lên những lời tỏ rõ niềm tin như các sách Tin Mừng khác đã thuật lại khi
các ngài đối thoại ở Cêsarê: Ngài là Ðấng Thánh của Thiên Chúa. Ngài có những lời
đem lại sự sống đời đời. Chúng tôi sẽ bỏ Ngài đi theo ai?
Thế là từ nay Ðức Yêsu có một số ít đi
theo Người. Còn đại đa số đã rút lui. Người sẽ đi với số ít này lên Núi Sọ dẫn
đến vinh quang phục sinh, đang khi đại đa số sẽ dùng tay bọn quá khích và tên
môn đồ phản bội để giết Người. Bọn này đã không nhớ lại việc làm và lời nói của
Người ở trong quá khứ; và cũng chẳng có tinh thần vươn về tương lai mà nhiều lần
Người đã gợi ra cho họ.
Nhiều người nơi chúng ta trong đời sống
đối với Chúa và Hội Thánh cũng như đối với tha nhân bạn hữu và các người trong
gia đình, không lướt thắng nổi các khó khăn, khủng hoảng, cũng chỉ vì đã hết
quý hóa mọi tương quan thắm thiết trong quá khứ, và không có đủ sức mạnh tinh
thần để tin tưởng vào tương lai. Nhiều cuộc ly dị hôn nhân đã xảy ra vì vậy.
Nhiều sự cộng tác gãy gánh cũng thế. Và tất cả như vậy, cuối cùng, chỉ vì những
suy nghĩ về quá khứ và tương lai không đủ mạnh đối với bộ mặt cam go của thực tế
trong hiện tại. Lời Chúa hôm nay dùng bài Thánh Thư để giúp đỡ chúng ta về điểm
này.
3. Hãy Hiểu Biết Hiện Tại
Thánh Phaolô bắt đầu khuyên tín hữu về
các tương giao và tương quan xã hội trong mầu nhiệm Ðức Kitô. Và trước hết người
đề cập tới tương quan phu phụ.
Người không có những lý do cụ thể đặc biệt
nào để đề cập vấn đề này đâu. Thư Êphêsô ít có tính cách cụ thể hơn cả, theo
nghĩa đã không do hoàn cảnh cụ thể nào thôi thúc tác giả viết ra. Có thể nói nó
không phải là thư trao đổi tin tức, hay muốn giải quyết vấn đề gì. Nó là một
"luân thư", mượn hình thức thư từ để trình bày giáo lý.
Ở đây tác giả ca tụng mầu nhiệm cứu thế
của Ðức Kitô đã đem đến cho chúng ta một sự sống mới. Ơn của Người phải phát
huy ra trong đời sống, và trong các tương quan xã hội, mà gia đình là một môi
trường. Tình yêu phu phụ giữ vai trò trọng yếu. Nó cũng phải được thấm nhuần mầu
nhiệm Ðức Kitô.
Vậy nhìn tương quan phu phụ trong mầu
nhiệm này, thánh Phaolô một đàng không thể quên hình ảnh Yavê là hôn phu của
dân Người; và do đó Ðức Kitô là hôn phu của Hội Thánh. Ðàng khác, ở những trang
đầu tiên trong bộ Thánh Kinh (Kn 2,24) người ta đọc thấy: "Bởi thế mà đàn
ông sẽ bỏ cha mẹ và khăng khít với vợ mình và hai chúng sẽ nên một thân
xác". Có lẽ câu Kinh Thánh này đã bị nhiều người lợi dụng và cắt nghĩa không
chỉnh. Phaolô đem đọc dưới ánh sáng của mầu nhiệm Ðức Kitô và thấy ngay câu ấy
viết về sự mật thiết của Ðức Kitô và Hội Thánh. Cả hai là một đến nỗi không thể
rời nhau được nữa.
Nhưng không phải là không có thứ tự. Ðức
Kitô đã yêu thương trước và đã phó nộp mình để làm ra Hội Thánh trong sạch
không một vết nhơ. Người trở thành đầu của Hội Thánh, có uy quyền trên Hội
Thánh, nhưng đó là thứ uy quyền của tình yêu, phục vụ.
Và Phaolô kết luận, chồng hãy cư xử với
vợ mình như thế; và vợ hãy đối với chồng mình như Hội Thánh đối với Ðức Kitô.
Chắc chắn đây là những tư tưởng rất cao
cả mà Phaolô gọi là mầu nhiệm lớn. Chấp nhận như vậy thì mọi vấn đề cụ thể khác
dù có to cũng trở thành nhỏ, có khó cũng trở nên dễ. Bởi vì mọi thực tại trần
gian đã được cuốn vào đà thăng tiến của mầu nhiệm Ðức Kitô. Và từ nay người có
đức tin Kitô giáo có thể nhờ lòng tin cậy mến để chấp nhận và thăng tiến mọi sự
kiện và tương quan ở đời.
Do đó không cần những cái nhìn về quá khứ
hay về tương lai cho bằng cần có cái nhìn đức tin về hiện tại, là chúng ta có
thể tìm ra lẽ sống tốt đẹp và phong phú ở trong hết mọi hoàn cảnh. Nói đúng
hơn, quá khứ và tương lai chỉ cần để xây dựng niềm tin hiện tại. Cũng như giờ
đây chúng ta cũng cần biết lịch sử thánh gồm cả quá khư và tương lai để tuyên
xưng đức tin trong hiện tại hầu cử hành mầu nhiệm thánh. Chính đức tin hiện tại
khiến chúng ta công nhận bánh rượu này sẽ là Thịt Máu Chúa Kitô để ban cho ai
lãnh nhận với đức tin được sự sống mới, hầu sống cách mới mẻ mọi thực tại và
tương quan ở đời.
Như vậy, chính niềm tin sẽ đánh giá thái
độ của chúng ta trong giờ phút này và trong khắp đời sống. Chúng ta hãy sốt sắng
xin cho mình được niềm tin ấy trong bản tuyên xưng đức tin đọc bây giờ.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời
Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn
Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 21 Thường Niên, Năm B
Bài đọc: Jos 24:1-2, 15-17; Eph
5:21-32; Jn 6:60-69.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết làm
các quyết định khôn ngoan trong cuộc đời.
Con người phải thường xuyên làm rất nhiều quyết định trong cuộc đời: có những
quyết định không quan trọng cho lắm như ăn gì, uống gì, mặc gì; nhưng cũng có
những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời như chọn nghề nghiệp, chọn
người để kết hôn, chọn tôn giáo để tin. Khi con người làm quyết định, con người
phải chịu trách nhiệm và lãnh nhận mọi hậu quả sẽ xảy ra; vì thế, con người phải
biết quyết định cách khôn ngoan. Để biết quyết định cách khôn ngoan, con người
cần học hỏi và suy xét để biết trước những hậu quả có thể xảy ra.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn chứng những trường hợp con người phải quyết định cách
khôn ngoan. Trong Bài Đọc I, Thủ Lãnh Joshua triệu tập đại hội tại Shechem, để
buộc con cái Israel phải biết quyết định dứt khoát: thờ phượng một Thiên Chúa
hay thờ phượng các thần ngoại bang. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô đưa ra
hình ảnh lý tưởng của sự kết hiệp giữa Đức Kitô và Hội Thánh để làm gương cho vợ
chồng phải trung thành với nhau suốt đời. Để có thể trung thành suốt đời, vợ cần
phải vâng lời chồng, và chồng cần phải yêu thương vợ như yêu chính thân thể của
mình. Trong Phúc Âm, sau khi đã làm hai phép lạ cả thể, dạy dỗ và mặc khải cho
dân chúng về mầu nhiệm Thánh Thể, có hai phản ứng trái ngược nhau xảy ra: Một số
các môn đệ chọn bỏ Chúa Giêsu vì không thể chấp nhận “ăn thịt và uống máu” Ngài
để được sống. Nhưng Phêrô đại diện cho Nhóm Mười Hai chọn ở lại và tuyên xưng đức
tin vào Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới
có những lời đem lại sự sống đời đời.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Phần tôi và gia đình
tôi, chúng tôi chọn phụng thờ Đức Chúa.
1.1/ Anh
em có quyền lựa chọn thần nào thích để thờ: Sau khi đã dẹp tan các dân bản xứ và định cư con cái Israel
trong Đất Hứa, ông Joshua biết mình đã hoàn tất nhiệm vụ Chúa trao và sẵn sàng
về yên nghỉ với cha ông; nên ông truyền quy tụ ở Shechem mọi chi tộc
Israel, tất cả các kỳ mục của Israel, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng
trước nhan Thiên Chúa.
Rồi ông Joshua nói với toàn dân: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel, phán thế
này: “Thuở xưa, khi còn ở bên kia Sông Cả, cha ông các ngươi, cho đến Terah là
cha của Abraham và của Nahor, đã phụng thờ các thần khác. Nếu anh em không bằng
lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ hoặc là
các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người
Amorites mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ
phụng thờ Đức Chúa.”
1.2/
Chúng tôi chọn thờ Đức Chúa:
Dân đáp lại: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần
khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với
cha ông chúng tôi lên từ đất Ai-cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi
những dấu lạ lớn lao đó, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi,
giữa mọi dân tộc chúng tôi đã đi ngang qua.”
2/ Bài
đọc II: Trung thành trong
ơn gọi gia đình.
Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, cả hai vợ chồng đều phải quyết định làm những gì
cần thiết; một người quyết định không đủ để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thánh
Phaolô dùng một mối liên hệ bao quát và thâm sâu hơn để diễn tả mối liên hệ vợ
chồng.
2.1/ Bổn
phận của người vợ: “Người
làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng
như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh,
thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải
tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.” Mục đích của sự vâng lời là cho sự hiệp
nhất trong gia đình và Giáo Hội. Nếu thân xác con người không thể có hai đầu,
gia đình và Giáo Hội cũng không thể có hai nhà lãnh đạo hay hai Chúa.
2.2/ Bổn
phận của người chồng: “Người
làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến
mình vì Hội Thánh.” Ba điều Đức Kitô làm để tỏ tình yêu thương với Hội Thánh:
(1) Hiến mình vì Hội Thánh: Không có tình yêu nào thâm sâu và cao quí cho bằng
tình của người sẵn sàng hy sinh mạng sống cho người yêu. Đức Kitô hiến mình chuộc
tội để Hội Thánh khỏi phải chết và được sống.
(2) Thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời
hằng sống: Vì muốn có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết
nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền; Đức Kitô
đã dùng nước để rửa Hội Thánh sạch mọi tội, dùng Lời để chỉ dẫn điều hay lẽ phải,
và dùng ơn thánh qua các Bí-tích để thánh hóa mọi phần tử của Hội Thánh.
(3) Nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh: như chăm sóc thân thể của chính mình: Cũng
thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình.
Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm
sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng
ta là bộ phận trong thân thể của Người.
3/
Phúc Âm: Lời dạy của Đức
Kitô về Thánh Thể dẫn tới hai quyết định trái ngược
nhau.
3.1/ Nhiều
môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa: Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng
tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang
xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không
chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?
Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh
em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.”
Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp
Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được,
nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.”
Tại sao các môn đệ không tin, rút lui, và không còn đi theo Chúa nữa?
(1) Họ không nhận ra Chúa Giêsu là ai: Nếu họ nhận ra, họ đã không bỏ đi. Họ
không nghĩ Chúa Giêsu là giải pháp độc nhất cho cuộc đời của họ. Chúa Giêsu nhận
ra đây là sứ vụ quan trọng nhất trong sứ vụ của Ngài, nên Ngài làm mọi sự có thể
để khơi dậy niềm tin nơi con người.
(2) Họ không hiểu các mặc khải và những lời dạy dỗ khôn ngoan của Chúa Giêsu:
Trước tiên, họ không hiểu về Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Thứ đến, họ không
hiểu về mục đích của cuộc đời và làm sao để đạt mục đích đó. Sau cùng, họ không
hiểu tại sao phải ăn thịt và uống máu Chúa để có sự sống và đạt được cuộc sống
đời đời.
(3) Họ cậy dựa hoàn toàn vào lý luận của con người và không biết giới hạn của
con người: Họ nghĩ họ chỉ tin những gì có thể hiểu được và từ chối không tin những
gì vượt quá sự hiểu biết của họ. Chúa Giêsu nói rõ đức tin và mầu nhiệm Thánh
Thể vượt quá sự hiểu biết của con người, họ chỉ có thể hiểu được với ơn thánh của
Thiên Chúa (6:37, 44, 65).
(4) Họ không biết, không hiểu, và hiểu sai Kinh Thánh: Chúa Giêsu sửa sai họ:
“Không phải ông Moses đã cho họ ăn manna, mà là Thiên Chúa” (6:32); và đây là
hình bóng của những gì Ngài đang nói với họ về Bí-tích Thánh Thể. Ngài làm hoàn
hảo lời các ngôn sứ (Isa 54:13, Jer 31:33-34) khi ngồi giữa họ để dạy họ hiểu
biết những gì về Thiên Chúa.
3.2/
Phêrô đại diện cho Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu: Đức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em
nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Simon Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ
Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.
Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của
Thiên Chúa.”
+ Tin Mừng Gioan không tường thuật biến cố tuyên xưng đức tin của Phêrô tại
Caersarea Philippi; nhưng thay thế bằng lời tuyên xưng đức tin của Phêrô hôm
nay.
+ “Đấng Thánh của Thiên Chúa:” có thể so sánh với “Đấng Thiên Sai” hay “Đấng được
xức dầu” trong Tin Mừng Nhất Lãm. Chỉ có 3 nhân vật được gọi là Đấng Thánh
trong Tin Mừng Gioan: Chúa Cha (17:11), Chúa Giêsu (6:69), và Chúa Thánh Thần
(1:33, 14:26, 20:33). Vì Ba Ngôi tự bản chất là thánh, nên họ có thể thánh hóa
con người.
Chúng ta hãy suy xét những lý do Phêrô có thể dùng để tuyên xưng đức tin vào
Chúa Giêsu:
(1) Phêrô đã chứng kiến ít nhất hai phép lạ từ đầu chương 6: Bánh hóa nhiều để
nuôi 5,000 người ăn và Chúa Giêsu làm cho sóng gió phải yên lặng. Mục đích của
phép lạ là để khơi dậy niềm tin. Chứng kiến hai phép lạ to lớn này, Phêrô nhận
ra Chúa Giêsu sở hữu quyền lực của Thiên Chúa.
(2) Phêrô đã lắng nghe những lời mặc khải và dạy dỗ khôn ngoan của Chúa Giêsu;
nhất là lời mặc khải về mục đích của cuộc đời (Jn 6:39-40). Con người sống trên
đời này là cho một mục đích: để về hưởng hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa. Để đạt
mục đích này, con người cần tin vào Đức Kitô.
(3) Phêrô đã lắng nghe Chúa Giêsu giải nghĩa Kinh Thánh: Nhiều người cũng đọc
Kinh Thánh, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu Kinh Thánh. Chúa Giêsu cắt
nghĩa về manna và sự nối kết cần thiết với mầu nhiệm Thánh Thể;
và về lời sấm “mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo” của tiên tri Isaiah và
Jeremiah. Ngài vạch ra cho mọi người thấy Ngài đến để làm trọn những lời tiên
tri này khi ngồi giữa để dạy dỗ họ về những mầu nhiệm của Thiên Chúa.
(4) Phêrô đã lắng nghe những cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người Do-thái:
Những cuộc đối thoại này cần thiết để nhận ra chân lý từ những sai lầm. Những
sai lầm của người Do-thái được sửa chữa bằng những lý luận khôn ngoan và vững
chắc của Đức Kitô.
(5) Phêrô biết Thiên Chúa, biết mình, và biết giới hạn của con người: Phêrô thú
nhận một sự thật: Chỉ có Thiên Chúa mới có những Lời mang lại sự sống đời đời.
Con người không phát minh sự thật, nhưng học hỏi sự thật từ Thiên Chúa. Khi con
người không hiểu sự thật, không có nghĩa là sự thật không có; nhưng vì khả năng
hiểu biết con người quá hạn hẹp và yếu kém.
(6) Phêrô biết tổng hợp tất cả những điều trên để đi đến kết luận là tuyên xưng
đức tin của mình vào Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải dành nhiều thời giờ để học hỏi thì mới biết quyết định cách
khôn ngoan. Nếu không chịu học hỏi, chúng ta sẽ dễ dàng quyết định cách không
chín chắn hoặc sai lầm.
– Sai một ly đi một dặm. Quyết định sai lầm sẽ dẫn chúng ta đến thiệt hại to lớn,
và ngăn cản chúng ta đạt được mục đích của cuộc đời.
– Bí-tích Thánh Thể vô cùng quan trọng cho cuộc đời. Hiểu sai về Bí-tích này sẽ
gây rất nhiều thiệt hại trong cuộc sống, và ngăn cản chúng ta không đạt được cuộc
sống đời sau.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
26/08/2018 – CHÚA NHẬT TUẦN 21
TN – B
Ga 6,54a.60-69
Ở LẠI VỚI CHÚA
Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn
đi với Người nữa. Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng
muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,66-67)
Suy niệm: Sau diễn từ của
Chúa Giê-su về Bánh Hằng Sống, “nhiều môn đệ rút lui”! Chúa muốn hiến thân để ở
lại với con người nhưng nhiều người kể cả các môn đệ đã chối từ, “rút lui,
không còn đi với Người nữa.” Ngày hôm nay, Chúa Giê-su vẫn muốn ở lại với chúng
ta “mọi ngày cho đến tận thế,” cách đặc biệt, bằng sự hiện diện của Ngài trong
bí tích Thánh Thể. Tuy nhiên, nếu chân thành nghe lắng nghe, ta sẽ nhận ra rằng
Thầy Giê-su vẫn đang hỏi chúng ta với cùng một câu hỏi ấy: “Cả anh em nữa, anh
em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Bỏ đi vì vô tình, vô tâm. Bỏ đi vì cầu an, ngại
khó, ngại bị phiền toái, bị rắc rối, bị quấy rầy. Bỏ đi vì vỡ mộng, vì bất đắc
chí, vì so đo hơn thiệt. Bỏ đi vì nhút nhát hay hèn nhát. Có cả ngàn lẻ một thứ
cám dỗ để tôi bỏ đi. Nói chung, bất cứ khi nào tôi chọn lựa một thứ gì đó như
là giá trị cao hơn Đức Giê-su và Tin Mừng của Người, thì đấy là lúc tôi đang
đành… bỏ Người mà đi!
Mời Bạn: dừng chân ở lại
với Chúa, là Bánh Hằng Sống bằng việc chầu Thánh Thể nơi Nhà Tạm; ở lại với Chúa
bằng việc lắng nghe Lời Ngài nơi Sách Thánh, trong Phụng Vụ; ở lại với Chúa nơi
tha nhân, và cách riêng nơi những mảnh đời nghèo hèn bất hạnh ở xung quanh
mình.
Chia sẻ: về một lần bạn bỏ
Chúa mà đi và bạn rút ra được những kinh nghiệm nào từ đó.
Sống Lời Chúa: Trong từng ngày,
từng việc, bạn lại chọn: ở lại với Chúa.
Cầu
nguyện: Hát “Bỏ Thầy con biết theo ai…”
(5
Phút Lời Chúa)
Lời ban sự sống (26.8.2018 – Chúa nhật 21 Thường niên,
năm B)
Suy
Niệm
Chẳng nên ngạc nhiên nếu có lúc đức tin gặp khủng hoảng.
Cả lịch sử Cựu Ước đong đưa giữa tin và không tin.
Khi Ðức Giêsu đến, người ta phải đứng trước một lựa chọn:
tin hay không tin vào Lời Ngài, vào con người Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy
một kinh nghiệm về khủng hoảng đức tin nơi chính các môn đệ.
Kinh nghiệm ấy thật gần gũi với con người hôm nay.
Cả lịch sử Cựu Ước đong đưa giữa tin và không tin.
Khi Ðức Giêsu đến, người ta phải đứng trước một lựa chọn:
tin hay không tin vào Lời Ngài, vào con người Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy
một kinh nghiệm về khủng hoảng đức tin nơi chính các môn đệ.
Kinh nghiệm ấy thật gần gũi với con người hôm nay.
Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?
Ðó là phản ứng của các môn đệ ngày xưa
khi nghe Thầy Giêsu vén mở căn tính của Thầy.
Thầy khẳng định mình từ trời mà xuống (Ga 6,38),
và Thầy sẽ trở lại nơi Thầy đã ở trước kia (c.62),
sau khi hiến mình chịu chết cho nhân loại (c.51)
và nuôi nhân loại bằng chính máu thịt mình (c.53).
Hôm nay chúng ta vẫn có thể thấy chúng chướng tai.
Mầu nhiệm Nhập thể, mầu nhiệm Tử nạn của Con Thiên Chúa,
bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Chúa về trời:
đó vẫn là và mãi mãi là những mầu nhiệm khôn dò.
Phải yêu mến mới hiểu được, mới chấp nhận được.
Hôm nay vẫn có câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng,
vì chướng tai, chướng cả với suy nghĩ và tình cảm của ta.
Lời Chúa đòi tôi đi xa hơn
và bắt tôi điều chỉnh lại mối tương quan đã có với Chúa.
Ðó là phản ứng của các môn đệ ngày xưa
khi nghe Thầy Giêsu vén mở căn tính của Thầy.
Thầy khẳng định mình từ trời mà xuống (Ga 6,38),
và Thầy sẽ trở lại nơi Thầy đã ở trước kia (c.62),
sau khi hiến mình chịu chết cho nhân loại (c.51)
và nuôi nhân loại bằng chính máu thịt mình (c.53).
Hôm nay chúng ta vẫn có thể thấy chúng chướng tai.
Mầu nhiệm Nhập thể, mầu nhiệm Tử nạn của Con Thiên Chúa,
bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Chúa về trời:
đó vẫn là và mãi mãi là những mầu nhiệm khôn dò.
Phải yêu mến mới hiểu được, mới chấp nhận được.
Hôm nay vẫn có câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng,
vì chướng tai, chướng cả với suy nghĩ và tình cảm của ta.
Lời Chúa đòi tôi đi xa hơn
và bắt tôi điều chỉnh lại mối tương quan đã có với Chúa.
Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Ngài nữa.
Họ đã đi với Ngài một thời gian,
đã tin và đã trở thành môn đệ.
Nhưng họ không thể đi tới cùng cuộc phiêu lưu này.
Trở nên môn đệ hay trở nên một Kitô hữu
không phải là một bảo đảm chắc chắn
mình sẽ trung tín mãi mãi với Ðức Kitô.
Trở nên môn đệ là bước vào cuộc phiêu lưu,
là khám phá ra một Ðức Kitô luôn luôn mới,
là để Ngài từ từ đưa ta đi sâu vào mầu nhiệm hơn.
Cuộc phiêu lưu nào cũng có chút rủi ro,
cũng đòi chút liều lĩnh,
vì đây là cuộc phiêu lưu của tình yêu, của lòng tin.
Ðã có những môn đệ không tin và bỏ đi.
Ngay trong nhóm ở lại cũng có kẻ phản bội.
Ðể khỏi bỏ cuộc, cần bỏ mình…
Họ đã đi với Ngài một thời gian,
đã tin và đã trở thành môn đệ.
Nhưng họ không thể đi tới cùng cuộc phiêu lưu này.
Trở nên môn đệ hay trở nên một Kitô hữu
không phải là một bảo đảm chắc chắn
mình sẽ trung tín mãi mãi với Ðức Kitô.
Trở nên môn đệ là bước vào cuộc phiêu lưu,
là khám phá ra một Ðức Kitô luôn luôn mới,
là để Ngài từ từ đưa ta đi sâu vào mầu nhiệm hơn.
Cuộc phiêu lưu nào cũng có chút rủi ro,
cũng đòi chút liều lĩnh,
vì đây là cuộc phiêu lưu của tình yêu, của lòng tin.
Ðã có những môn đệ không tin và bỏ đi.
Ngay trong nhóm ở lại cũng có kẻ phản bội.
Ðể khỏi bỏ cuộc, cần bỏ mình…
Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ?
Ðại diện Nhóm Mười Hai, Phêrô bày tỏ thái độ ở lại.
Không phải vì ông và các bạn hiểu được lời Thầy Giêsu,
nhưng vì họ tin vào con người của Thầy,
tin Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa,
Ðấng đã cho dân ăn no nê, Ðấng đã đi trên biển.
Lòng tin này khiến họ chấp nhận cả những lời chướng tai.
Lời chướng tai là lời đem lại sự sống đời đời.
Nhiều bạn trẻ hôm nay cô đơn, nhưng không biết đến với ai.
Hãy cùng nhau đến với và ở lại bên Thầy Giêsu,
Ngài sẽ không làm chúng ta thất vọng.
Ðại diện Nhóm Mười Hai, Phêrô bày tỏ thái độ ở lại.
Không phải vì ông và các bạn hiểu được lời Thầy Giêsu,
nhưng vì họ tin vào con người của Thầy,
tin Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa,
Ðấng đã cho dân ăn no nê, Ðấng đã đi trên biển.
Lòng tin này khiến họ chấp nhận cả những lời chướng tai.
Lời chướng tai là lời đem lại sự sống đời đời.
Nhiều bạn trẻ hôm nay cô đơn, nhưng không biết đến với ai.
Hãy cùng nhau đến với và ở lại bên Thầy Giêsu,
Ngài sẽ không làm chúng ta thất vọng.
Cầu
Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi mình,
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rằng
trước khi con tập sống cho Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.
trước khi con tập sống cho Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
26
THÁNG TÁM
Một
Công Trình Của Thánh Thần
Chính
Chúa Thánh Thần chúc lành và bảo vệ công trình của Thượng Hội Đồng. Cũng như hồi
đầu thập niên 60, chúng ta dạt dào tạ ơn Chúa Thánh Thần vì tặng phẩm Công Đồng,
thì ở đây chúng ta cũng có thể tạ ơn Chúa Thánh Thần vì tiếng gọi mời Giáo Hội
bước tới xuyên qua biến cố Thượng Hội Đồng này.
Chúng
ta tạ ơn Chúa Thánh Thần vì sự qui tụ này của các chủ tịch các hội đồng giám mục
trên khắp thế giới, các hồng y tổng trưởng các thánh bộ trong giáo triều Rôma,
các bề trên tổng quyền của các dòng tu khác nhau, các thành viên của các cơ chế
sống đời thánh hiến cũng như giáo dân – tất cả cùng gặp gỡ nhau dưới sự hướng dẫn
khôn ngoan của vị Tổng Thư Ký và các cộng sự viên của ngài.
Chúng
ta cũng hết lòng tạ ơn Chúa Thánh Thần vì các cuộc họp của Thượng Hội Đồng ở mọi
cấp đều tỏ ra rất kiến hiệu, cho thấy rằng việc triệu tập Thượng Hội Đồng là một
phương thế tốt để Giáo Hội tự khảo sát công việc của mình. Như vậy, toàn thể
Giáo Hội được hiệp nhất “một lòng một trí” trong Chúa Kitô (Cv 4,32). Một lần nữa,
Giáo Hội được mời gọi áp dụng giáo huấn của Công Đồng vào đời sống mình và dấn
thân trên con đường hoàn thành chính mình trong tình yêu. Vâng, đây là sứ mạng
được Đức Kitô ủy thác cho Giáo Hội khi Ngài nói với Phêrô và các Tông Đồ rằng
“Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).
–
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
26/8
Chúa
Nhật XXI Thường Niên
Gs
24, 1-2.15-17.18b; Ep 5, 21-32; Ga 6, 54a.60-69.
LỜI
SUY NIỆM: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với
ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng
con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Trong số đám đông dân chúng và một số môn đệ đi theo Chúa Giêsu không hoàn toàn
là những con người tin Người là Đấng được Thiên Chúa sai đến, để cứu chuộc tội
lỗi cho loài người và đem lại sự sống đời đời cho họ. Họ theo Người chỉ
vì họ được một cái gì đó, nên khi phải chịu khổ vì Người, mà họ phải mất một
chút gì đó cho Người thì họ bỏ đi ngay. Trước tình trạng đó Chúa Giêsu quay
nhìn Nhóm Mười Hai và Người hỏi về thái độ của các ông. Điều này ngày hôm nay
Chúa cũng đang nhìn và hỏi mỗi người trong chúng ta, trong cuộc sống hiện tại,
với hoàn cảnh hiện tại, chúng ta còn có muốn theo Người hay không?
Lạy Chúa Giêsu. Xin Chúa ban thêm ân sủng của Chúa, để chúng con bền vững trong
đức tin, để luôn luôn mạnh dạng tuyên xưng như thánh Phêrô: “Bỏ Chúa thì chúng
con biết theo ai”, dù bất cứ hoàn cảnh nào chúng con gặp phải.
Mạnh
Phương
26
Tháng Tám
Gia Ðình Là Nền Tảng Của Vũ Trụ
Án
Tử, người nước Tề, nổi tiếng là một người thanh liêm và thủy chung. Xuất thân từ
một gia đình nghèo, Án Tử được vợ hy sinh buôn tảo bán tần để nuôi ăn học. Ðỗ đạt
làm quan, Án Tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, ông vẫn
một mực trung thành với vợ.
Một
hôm vua Cảnh Công đến thăm ở lại dùng bữa với Án Tử. Một người đàn bà đã già xuất
hiện trong bữa tiệc. Khi Án Tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ mình, nhà
vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với Án Tử: “Ôi vợ khanh trông vừa già
lại vừa xấu. Quả nhân có một đứa con gái vừa trẻ vừa đẹp, quả nhân muốn cho về
hầu, khanh nghĩ sao?”.
Án
Tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự: “Nội tử của tôi nay thật
già và xấu. Nhưng chúng tôi đã lấy nhau và ăn ở với nhau bao lâu nay, kể từ khi
nàng còn trẻ đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc còn trẻ cốt để nhờ cậy lúc già,
lấy chồng lúc đẹp để nhờ cậy khi xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi cũng như
tôi đã từng nhận sự giúp đỡ của nội tử tôi. Nay, bệ hạ muốn ban ơn mưa móc là
tùy ở bệ hạ, nhưng xin đừng để tôi phải mang tiếng là ăn ở bội bạc với nội tử của
tôi”.
Nói
xong Án Tử lạy hai lạy, xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.
Gia
đình là nền tảng của xã hội. Con người chỉ có thể sinh ra và lớn lên trong một
gia đình. Trong cái nhìn Kitô, thì gia đình là một Giáo Hội nhỏ trong đó đức
tin được thông ban và trưởng thành.
Nền tảng
để gia đình được đứng vững đó là Tình Yêu. Nhưng Tình Yêu không là một cái có sẵn,
mà là một giá trị luôn đòi hỏi sự xây dựng và vun xới của con người… Một gia
đình hạnh phúc hay không, tất cả đều tùy thuộc ở sự phấn đấu xây dựng từng ngày
của con người.
Hai cử
chỉ dường như được gắn liền với nhau trong chuyến viếng thăm quê hương dạo
tháng 5/1987 của Ðức Gioan Phaolii II, đó là: viếng mộ song thân và cử hành
Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng.
Cây tốt
thường sinh trái tốt: con người của Ðức Gioan Phaolô II là hoa trái Tình Yêu của
cha mẹ ngài. Viếng mộ của song thân, Ðức Thánh Cha không những nói lên niềm tri
ân của ngài đối với bậc sinh thành, nhưng ngài còn muốn đề cao giá trị của đời
sống hôn nhân.
Giữa
đời thời đại mà đời sống hôn nhân và gia đình bị lay động đến tận gốc rễ, Ðức
Thánh Cha muốn gióng lên một tiếng kêu vô cùng thảm thiết: hãy trung thành với
nhau.
Trong
Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình, qua đó các đôi vợ chồng hiện diện được mời gọi
lập lại lời thề hứa trong hôn phối, Ðức Thánh Cha đã lập lại ý nghĩa và giá trị
của Bí Tích Hôn Phối. Ngài nói như sau: “Khi quỳ gối trước bàn thờ trong ngày
cưới, các đôi vợ chồng đã thề hứa với nhau cho đến cùng. Họ thề hứa với nhau
như thế trước mặt Thiên Chúa. Lời cam kết này phản ánh chính lời hứa của Chúa
Giêsu rằng Ngài yêu họ và yêu cho đến cùng”.
“Tôi
hứa sẽ giữ trung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn
cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi”.
Khi
tuyên hứa với nhau như thế, hai người đã lập lại chính cam kết của Chúa Giêsu,
Ðấng đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng.
Yêu
cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày. Tình yêu hôn nhân là một hạt
giống: có được chôn vùi, có mục nát đi mới sinh hoa kết trái. Luật của đời sống
hôn nhân chính là luật của hy sinh, của chiến đấu, của chính sự chết. Nhưng
cũng chính khi con người biết chối bỏ chính mình bằng hy sinh, con người sẽ gặp
lại chính mình trong người khác… Ðó là lẽ sống mà Chúa Giêsu đã để lại cho
chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét