Các Bản Dịch Kinh Thánh quan trọng
ra sao?
Mary Elizabeth Sperry / Nguyễn Văn
Hãy bước vào bất kỳ tiệm sách nào, bạn sẽ thấy có những kệ
dài dành riêng cho Kinh Thánh. Đánh chữ “Bible” trong công cụ tìm kiếm, các bạn
sẽ tìm được 250 ngàn kết quả! Mua bản dịch nào có quan trọng hay không? Làm sao
có thể nói bản dịch nào thích hợp với bạn?
Bước đầu tiên để chọn một bản dịch Kinh Thánh là cần đoan chắc đó là một ấn bản Công Giáo.
Các ấn bản Công Giáo bao gồm 7 sách của Cựu Ước (Tôbia, Giuđitha, 1 và 2 Macabê, Khôn Ngoan, Barucs, phần phụ trội trong Étte và Daniel) không có trong các ấn bản của Đạo Cải Cách. Hội Thánh tin rằng những sách này thuộc về Sách Thiêng được thần hứng bởi Thần Khí. Trong một cuốn Kinh Thánh Công Giáo, những sách này nằm trong phần Cựu Ước. Trong một số ấn bản Kinh Thánh khác, những sách này và những sách khác không nằm trong Kinh Thánh, được đặt vào giữa hai phần Cựu Ước và Tân Ước.
Để được dùng trong giảng dạy hay đọc trong phạm vi cá nhân, một cuốn Kinh Thánh Công Giáo cần có “imprimatur”. Ghi chú chính thức này thường được ghi phía sau trang tiêu đề. Theo Latin có nghĩa “được phép in ra” (let it be printed). Imprimatur có nghĩa thẩm quyền Hội Thánh đã kiểm tra văn bản và không tìm thấy gì trái ngược với huấn đạo và luân lý của Hội Thánh. Không nhất thiết có ý nói tất cả các nhà chuyên môn và giám mục tham dự vào cuộc kiểm tra đồng thuận với mọi lựa chọn của các người dịch. Đơn giản nói lên rằng văn bản Kinh Thánh được dịch trung thực và không có gì trong lời văn hay chú giải đi ngược lại với đạo huấn của Hội Thánh.
Các bạn cũng còn muốn tìm một phong cáchdịch thích hợp nhất cho mình.
Cách dịch tương đương nghiêm ngặt (formal equivalent translation) theo sát từng từ, làm rõ nghĩa từng từ một của ngôn ngữ và văn phạm nguyên thuỷ trong khi vẫn dễ hiểu với ngôn ngữ hiện đại.
Cách dịch tương đương mạnh dạn (dynamic equivalent translation) ít theo sát từng từ một, chuyển tải ý chung và từng ý một của bản văn nguyên thuỷ sang ngôn ngữ hiện đại, không nhất thiết đi theo ngôn ngữ và văn phạm của ngôn ngữ nguyên thuỷ.
Cách dịch diễn giải (paraphrase) kể lại bản gốc theo từ ngữ riêng của người dịch. Cách dịch này được tìm thấy phổ biến nhất nơi các sách kể chuyện Kinh Thánh cho trẻ em.
Một bản dịch Công Giáo cũng có ghi chú thêm giúp các bạn hiểu bản văn. Các ghi chú này cung cấp các bài đọc thêm đối với các đoạn văn khó hiểu trong bản gốc, giúp hiểu rõ hơn cách dùng từ của ngôn ngữ nguyên thuỷ, và một số các lời cách nghĩa vắn gọn của Hội Thánh về đoạn văn.
Một khi các bạn đã lựa chọn một bản dịch, hãy tìm các đặc điểm phù hợp với nhu cầu cá nhân như giá cả, khổ giấy và cách trình bầy. Các ấn bản Kinh Thánh có thể bao gồm thêm tư liệu giúp các bạn hiểu bản văn tốt hơn, các bản đồ về các khu vực Kinh Thánh được thành hình, thời gian biểu, tự điển, danh sách các Bài Đọc dùng trong Thánh Lễ, và một số bài suy niệm. Một ấn bản đặc biệt có thể nhắm tới đối tượng là giới trẻ, các bà mẹ, các cặp vợ chồng, cung cấp thêm các bài viết và lời cầu nguyện để thăng hoa đời sống tâm linh của các bạn.
Một bản dịch nào được trao tặng cho nhau thì cũng đều tốt cả. Nếu các bạn tự tìm lấy một bản dịch cho mình, các bạn sẽ có một bản có thể tin cậy được cho riêng mình.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/do-translations-matter.cfm
Mary Elizabeth Sperry hiện là Phó giám đốc Uỷ ban cấp phép in và sử dụng bản dịch New American Bible của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ tại nhà xuất bản của HĐGM Hoa Kỳ.)
Bước đầu tiên để chọn một bản dịch Kinh Thánh là cần đoan chắc đó là một ấn bản Công Giáo.
Các ấn bản Công Giáo bao gồm 7 sách của Cựu Ước (Tôbia, Giuđitha, 1 và 2 Macabê, Khôn Ngoan, Barucs, phần phụ trội trong Étte và Daniel) không có trong các ấn bản của Đạo Cải Cách. Hội Thánh tin rằng những sách này thuộc về Sách Thiêng được thần hứng bởi Thần Khí. Trong một cuốn Kinh Thánh Công Giáo, những sách này nằm trong phần Cựu Ước. Trong một số ấn bản Kinh Thánh khác, những sách này và những sách khác không nằm trong Kinh Thánh, được đặt vào giữa hai phần Cựu Ước và Tân Ước.
Để được dùng trong giảng dạy hay đọc trong phạm vi cá nhân, một cuốn Kinh Thánh Công Giáo cần có “imprimatur”. Ghi chú chính thức này thường được ghi phía sau trang tiêu đề. Theo Latin có nghĩa “được phép in ra” (let it be printed). Imprimatur có nghĩa thẩm quyền Hội Thánh đã kiểm tra văn bản và không tìm thấy gì trái ngược với huấn đạo và luân lý của Hội Thánh. Không nhất thiết có ý nói tất cả các nhà chuyên môn và giám mục tham dự vào cuộc kiểm tra đồng thuận với mọi lựa chọn của các người dịch. Đơn giản nói lên rằng văn bản Kinh Thánh được dịch trung thực và không có gì trong lời văn hay chú giải đi ngược lại với đạo huấn của Hội Thánh.
Các bạn cũng còn muốn tìm một phong cáchdịch thích hợp nhất cho mình.
Cách dịch tương đương nghiêm ngặt (formal equivalent translation) theo sát từng từ, làm rõ nghĩa từng từ một của ngôn ngữ và văn phạm nguyên thuỷ trong khi vẫn dễ hiểu với ngôn ngữ hiện đại.
Cách dịch tương đương mạnh dạn (dynamic equivalent translation) ít theo sát từng từ một, chuyển tải ý chung và từng ý một của bản văn nguyên thuỷ sang ngôn ngữ hiện đại, không nhất thiết đi theo ngôn ngữ và văn phạm của ngôn ngữ nguyên thuỷ.
Cách dịch diễn giải (paraphrase) kể lại bản gốc theo từ ngữ riêng của người dịch. Cách dịch này được tìm thấy phổ biến nhất nơi các sách kể chuyện Kinh Thánh cho trẻ em.
Một bản dịch Công Giáo cũng có ghi chú thêm giúp các bạn hiểu bản văn. Các ghi chú này cung cấp các bài đọc thêm đối với các đoạn văn khó hiểu trong bản gốc, giúp hiểu rõ hơn cách dùng từ của ngôn ngữ nguyên thuỷ, và một số các lời cách nghĩa vắn gọn của Hội Thánh về đoạn văn.
Một khi các bạn đã lựa chọn một bản dịch, hãy tìm các đặc điểm phù hợp với nhu cầu cá nhân như giá cả, khổ giấy và cách trình bầy. Các ấn bản Kinh Thánh có thể bao gồm thêm tư liệu giúp các bạn hiểu bản văn tốt hơn, các bản đồ về các khu vực Kinh Thánh được thành hình, thời gian biểu, tự điển, danh sách các Bài Đọc dùng trong Thánh Lễ, và một số bài suy niệm. Một ấn bản đặc biệt có thể nhắm tới đối tượng là giới trẻ, các bà mẹ, các cặp vợ chồng, cung cấp thêm các bài viết và lời cầu nguyện để thăng hoa đời sống tâm linh của các bạn.
Một bản dịch nào được trao tặng cho nhau thì cũng đều tốt cả. Nếu các bạn tự tìm lấy một bản dịch cho mình, các bạn sẽ có một bản có thể tin cậy được cho riêng mình.
(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/do-translations-matter.cfm
Mary Elizabeth Sperry hiện là Phó giám đốc Uỷ ban cấp phép in và sử dụng bản dịch New American Bible của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ tại nhà xuất bản của HĐGM Hoa Kỳ.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét