Trang

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

07-09-2012 : THỨ SÁU TUẦN XXII MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Sáu sau Chúa Nhật 22 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 4, 1-5
"Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa tác viên của Ðức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 5-6. 27-28. 39-40
Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).
Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.
2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Cl 3, 16a và 17c
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 5, 33-39
"Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng: "Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?" Người đáp lại rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".
Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới phải đổ vào bầu da mới, thì giữ được cả hai. Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu bị kêu trách vì môn đệ Ngài cứ ăn uống. Việc ăn chay, cầu nguyện theo cái nhìn của biệt phái, là để chứng tỏ con người của họ thánh thiện đạo đức. Vì các môn đệ của Ðức Giêsu không ăn chay nên họ đã đặt vấn đề với Ðức Giêsu.
Ðức Giêsu không phủ nhận giá trị của việc ăn chay, cũng không trách việc ăn uống. Ăn chay hay ăn uống đúng lúc thì mới hợp lý. Các môn đệ của Chúa cũng sẽ ăn chay khi Ngài là chàng rễ được cất đi. Còn bây giờ Ngài còn ở với họ, niềm vui đầy tràn sao bắt họ căn chay.

Cầu Nguyện:
Lạy Cha, bài Tin Mừng hôm nay cho chúng con một ý nghĩa: Sống thời đại mới phải có tinh thần mới. Vì rượu mới phải đổ vào bầu da mới. Từ đó làm cho chúng con suy nghĩ về cuộc sống của chúng con hôm nay. Chúng con được phúc làm con Cha, một người Cha tràn đầy yêu thương, luôn lo lắng chăm sóc cho chúng con. Vì thế, cuộc sống của chúng con phải luôn bình an và phấn khởi. Ở trong tinh thần tự do của người con, chúng con không được sống theo tinh thần dân ngoại, người nô lệ, để phải gò bó, sợ hãi. Tin vào tình yêu của Cha, chúng con xin phó thác cuộc sống chúng con trong tay Cha, nhờ Ðức Giêsu Con Cha, Chúa chúng con. Amen.


(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Dứt Khoát Tận Căn
(Lc 5,33-39)

Suy Niệm:
Dứt Khoát Tận Căn
Kỷ luật hay cách sống của Chúa Giêsu đề ra cho các môn đệ Ngài khiến nhiều người khó chịu. Ngài và các môn đệ sống theo một lề lối hoàn toàn khác với những tuân giữ của những người Biệt phái và ngay cả với Gioan Tẩy giả: trong khi Gioan Tẩy giả và các người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh trong tuần, thì các môn đệ Chúa Giêsu xem chừng không biết thế nào là chay tịnh.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai dụ ngôn để biện minh cho thái độ ấy. Trước hết, Ngài nói đến sự hiện diện của Tân Lang: bao lâu Tân Lang còn đó, thì việc chay tịnh được miễn chuẩn. Trong Cựu Ước, việc giữ chay gắn liền với việc mong đợi Ðấng Cứu Thế. Chay tịnh là thể hiện của lòng mong đợi. Gioan Tẩy giả đã lấy chay tịnh làm qui luật cơ bản cho cuộc sống của ông và của các môn đệ. Như vậy khi miễn chước cho các môn đệ của Ngài khỏi chay tịnh, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, họ không còn phải mong đợi gì nữa; thời cứu thế đã đến, con người không còn phải chay tịnh, trái lại, họ phải vui mừng hoan hỉ.
Dụ ngôn thứ hai Chúa Giêsu đưa ra để giải thích tại sao các môn đệ Ngài không phải giữ chay, đó là hình ảnh chiếc áo mới và rượu mới: Không nên lấy áo cũ mà vá vào áo mới, không nên đổ rượu mới vào bầu da cũ. Dĩ nhiên, ở đây Chúa Giêsu không có ý bảo rằng cái mới thì đương nhiên tốt hơn cái cũ; Ngài không có ý so sánh cho bằng đưa ra một sự bất tương hợp. Bài học thật rõ ràng: không nên có thái độ nước đôi hoặc thỏa hiệp, mà phải dứt khoát tận căn. Bài học này được Chúa Giêsu lặp lại nhiều lần khi nêu ra những điều kiện để vào Nước Trời: "Hãy bán tất cả, bố thí cho người nghèo, rồi đến theo Ta", "Ai cầm cày mà còn ngó lại sau, thì không xứng với Nước Thiên Chúa", "Ai yêu cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ Ta". Tựu trung, vì Ngài, con người phải chấp nhận hy sinh tất cả, ngay cả mạng sống mình.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại niềm tin cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Thỏa hiệp vốn là cơn cám dỗ triền miên trong cuộc sống đạo của chúng ta: Muốn làm môn đệ Chúa Kitô, nhưng lại đeo đuổi những gì nghịch với Tin Mừng; đi theo Chúa Kitô, nhưng lại không muốn sống theo giáo huấn của Ngài; muốn là thành phần của Giáo Hội, nhưng lại chống báng Giáo Hội. Thỏa hiệp để được cả đạo lẫn đời như thế cũng chỉ là đánh mất bản thân mà thôi. Lời sách Khải huyền đáng được chúng ta suy nghĩ: Thà ngươi nguội lạnh hay nóng hẳn đi; nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta mửa ngươi ra khỏi miệng.
Xin Chúa nâng đỡ đức tin chúng ta để chúng ta tiến bước theo Chúa, làm môn đệ Chúa với một đức tin tinh tuyền và làm chứng cho mọi người xung quanh.

(Veritas Asia)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ SÁU TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọc: 1 Cor 4:1-5; Lk 5:33-39.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Vấn đề xét đoán.

Xét đoán là điều con người thường xuyên làm trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải xét đoán nào cũng đúng và có giá trị ngang nhau. Các Bài đọc hôm nay nói về các lọai phán đoán và vạch ra cái đúng cũng như sai của nó.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Dân thành Corintô xét đoán Phaolô.

Thánh Phaolô không muốn cho người ta gọi ngài, người rao giảng của Chúa Kitô là nhà lãnh đạo, nhưng muốn được gọi là: đầy tớ (huperétes) và quản gia (hoikonómos). Người đầy tớ là người làm theo ý của chủ mình khi được ra lệnh. Người quản gia chịu trách nhiệm mọi việc trong nhà: điều khiển các người làm việc, mua bán những vật dụng cần thiết và giữ sổ sách cho chủ. Tuy quyền hành có cao hơn những đầy tớ khác, nhưng đối với chủ, người quản gia cũng chỉ là đầy tớ. Điều này có thể áp dụng cho mọi chức vụ trong Giáo Hội, cho dẫu có bao nhiêu quyền hành hay danh vọng, họ vẫn chỉ là đầy tớ của Chúa Kitô.

Đặc tính của người quản gia là phải đáng tin cậy vì chủ đặt trọn vẹn niềm tin nơi ông. Vì vậy, ông sẽ bị xét xử từ 3 nguồn:

1.1/ Xét xử bởi người đời: Thánh Phaolô khẳng định: “Đối với tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì.” Thông thường những xét xử của người đời không chính xác cho lắm vì không nắm giữ được toàn bộ các dữ kiện liên quan; nhất là còn bị ảnh hưởng bởi nhiều những nguyên do khác: chủ quan, ghen tương, lấy điểm… Tuy nhiên, những nhận định này là buớc đầu giúp đương sự kiểm điểm các hành động của mình. Thánh Phaolô có lẽ thốt lên những lời trên sau khi đã tự kiểm điểm mình trước tôn nhan Chúa.

1.2/ Xét xử bởi chính mình: Thánh Phaolô cũng xác quyết: “Quả thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công chính. Mà tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình.” Những lời này cho thấy sự cẩn thận của Phaolô: Cho dù mình xét xử chính mình cũng chưa chắc hòan toàn đúng vì có thể bị chi phối bởi tính tự mãn, kiêu ngạo, hay tự đánh lừa. Tuy nhiên, tự xét mình cần thiết trong tiến trình trở nên hoàn hảo. Phải biết mình trước khi biết các tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.

1.3/ Xét xử bởi Thiên Chúa: Đây là sự xét xử mà Phaolô quan tâm tới và chỉ xét xử bởi Thiên Chúa mới hòan toàn đúng vì: (1) Chỉ mình Ngài biết mọi hòan cảnh liên quan tới việc làm của đương sự; (2) Chỉ mình Ngài nhìn thấu những lý do tại sao đương sự làm những việc đó; (3) Chỉ Thiên Chúa không bị chi phối bởi bất kỳ giới hạn nào như con người.

Vì những lý do này, nên Thánh Phaolô khuyên: “Vậy xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng những gì ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ý định trong thâm tâm con người. Bấy giờ, mỗi người sẽ được Thiên Chúa khen thưởng đích đáng.”

2/ Phúc Âm: Các Biệt-phái và Kinh-sư xét đoán Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài.

Đối với các Biệt-phái và Kinh-sư, cầu nguyện và ăn chay là hai tiêu chuẩn dùng để xét xử con người có đạo đức hay không, và một cách gián tiếp, đánh giá người Thầy của các môn đệ đó. Bằng một câu hỏi, họ đã xét xử và kết tội Chúa và các môn đệ của Ngài là những người không đạo đức vì mê ăn uống. Họ nói với Người: "Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Biệt-phái cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!"

Đức Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay." Mục đích của việc ăn chay, theo truyền thống của người Do-thái, là dâng chính thân xác mình để cầu xin sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời. Các môn đệ không cần phải ăn chay vì họ đang có Chúa hiện diện giữa họ. Chàng rể là Chúa Giêsu và khách dự tiệc là những môn đệ của Chúa. Sẽ có ngày Chúa Giêsu rời bỏ các môn đệ, lúc đó họ sẽ ăn chay.

Thời đại nào cũng có sự phân biệt và giằng co giữa cái mới và cái cũ. Có những người luôn chống lại với cái mới và tìm mọi cách để bảo vệ cái cũ như các Biệt-phái và Kinh-sư hôm nay. Chúa Giêsu không hoàn toàn chống lại những cái cũ của họ vì có những cái cũ tốt cần được giữ lại, nhưng Chúa muốn cho họ chấp nhận những cái mới để kiện toàn những cái cũ, hay lọai bỏ đi những cái cũ không hay. Nhưng để có thể chấp nhận những cái mới, họ cần có một tâm hồn hay trái tim mới. Ngài dùng hai dụ ngôn này để dẫn chứng điều này:

(1) "Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.” Khi vá áo, con người thường chọn miếng vá từ những vải dư thừa hay áo cũ chứ không ai dại cắt miếng vá từ áo mới. Không những thế, họ còn phải chọn miếng vá nào cùng mầu và cùng độ giãn với áo cũ; nếu không, độ giãn của miếng vá mới sẽ làm cho chỗ rách tệ hại hơn.

(2) "Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ ngon hơn."” Bầu da mới có độ co giãn trong khi bầu da cũ đã khô và mất hết độ co giãn. Rượu mới có rất nhiều áp suất, đó là lý do tại sao phải đổ vào bầu da mới. Các Biệt-phái và Kinh-sư cũng giống như những người thích uống rượu cũ, vì họ luôn bảo vệ những truyền thống và quay lưng lại với những thay đổi mới.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta đừng vội xét đóan tha nhân khi chưa có đủ bằng chứng.
- Chúng ta đừng quá chú trọng đến những lời phê bình chỉ trích của tha nhân cũng đừng quá chắc chắn với lối nhìn chủ quan của mình; chỉ có phán xét của Thiên Chúa mới hoàn toàn đúng.
- Chúng ta không nên mù quáng bảo vệ tất cả cái cũ, nhưng cũng đừng mang thái độ “có mới nới cũ.” Chúng ta cần khôn ngoan để mở lòng tiếp nhận cái mới tốt và có can đảm để vứt đi những cái cũ xấu.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.

Thứ Sáu tuần 22 thường niên

Sứ điệp:Trở thành môn đệ Chúa Giêsu, ta phải thay đổi cách sống cũ, từ suy nghĩ  đến hành động, để mặc lấy cách suy nghĩ, cách hành động, cách sống mới cho phù hợp với Tin Mừng.
Cầu nguyện;Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến sống giữa chúng con. Có Chúa là có hạnh phúc viên mãn. Có Chúa là có niềm vui đích thực. Chúa đã yêu mến từng người chúng con, nên Chúa đã hy sinh chết và sống lại vinh hiển để cứu độ con, để thông ban cho con đời sống mới chan chứa tình thương.
Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay mạc khải cho con biết, Chúa không chấp nhận lối sống nửa vời: vừa muốn thờ Chúa lại vừa thờ mình; vừa muốn được cả trần gian lại vừa muốn thiên đàng. Giữa hai cách sống ấy, con phải chọn một. Con phải đấu tranh với chính mình, phải bỏ hết đời sống cũ, bỏ lối sống cũ để trở thành con người mới, thành một Kitô khác giữa đời. Tuy nhiên, con lại thường dễ chiều theo những khuynh hướng tự nhiên, dễ dãi. Vì thế, đời sống con vẫn vật vờ, vá víu, không đẹp mắt Chúa.
Lạy Chúa, xin tha cho con vì nhiều lúc con chưa dứt khoát bước theo Chúa. Xin giúp con đổi mới cuộc sống, hoàn toàn sống theo đường lối Phúc âm. Xin giúp con sống đạo vì lòng yêu mến Chúa. Con tin rằng Chúa luôn hiện diện bên con. Xin đốt lên trong con lòng khao khát Chúa, mong được sống với Chúa. Xin cho con biết vượt qua những hình thức bề ngoài giả dối, để cách sống của con được phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Amen.
Ghi nhớ : "Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".
07/09/12 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 5,33-39

CỞI MỞ VỚI THÁNH THẦN

“Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới!” (Lc 5,37)

Suy niệm: Từ sau cuộc lưu đày bên Babylon và nhất là trong cuộc bách hại của đế quốc Hy Lạp, giới kinh sư và Pharisêu muốn bảo vệ sự tinh tuyền của Do Thái giáo bằng một lối sống đạo thật nhiệm nhặt. Vì thế đối với họ, thì ăn chay là việc đạo đức tối quan trọng. Thế nhưng khi Chúa Giêsu đến trần gian, lịch sử cứu độ đã sang trang. Ngài được sai đến để mở ra vận hội ân phúc mà Ngài ví như một tiệc cưới, trong đó Ngài chính là chàng rể và mọi người đều được mời tham dự. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng không phải là ăn chay hay làm những việc theo truyền thống khác nhưng là sống với Ngài, để được Ngài dẫn vào cuộc sống thân tình với Thiên Chúa. Chính vì không ra khỏi tư duy của mình, những người Biệt phái đánh mất một cơ hội thưởng thức thứ rượu cứu độ mới Chúa Giêsu mang đến.

Mời Bạn: Đời sống đạo, cơ cấu tổ chức trong cộng đoàn, kinh nguyện, cử hành phụng vụ luôn cần có những thích nghi cho phù hợp với một thế giới không ngừng biến đổi. Đó phải là kết quả của việc lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần, để rồi quyết định dưới ánh sáng của Lời Chúa. Thái độ cần có là cởi mở và biết kiên nhẫn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Sống Lời Chúa: Để sống hiệp thông trong cộng đoàn, cùng dấn thân thi hành sứ vụ, chúng tôi cùng nhau ngồi lại cầu nguyện và trao đổi trong tinh thần đối thoại để khám phá ra điều Chúa muốn ta làm trong hiện tại.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến trong chúng con và đổi mới tâm hồn chúng con.

Chàng rễ ở với họ.
Niềm vui là đặc nét của người Kitô hữu qua mọi thách đố. Niềm vui là quà tặng lớn của chúng ta cho một thế giới muộn phiền.
Suy nim:
Sau khi Lêvi, người thu thuế, được Thầy Giêsu mời gọi đi theo,
ông đã tổ chức bữa đại tiệc khoản đãi Thầy và các môn đệ.
Ông còn mời các bạn đồng nghiệp đến dùng bữa để từ giã.
Ăn uống vui vẻ, hòa đồng cả với những người bị xã hội tránh xa,
đó là một nét đặc biệt của nhóm Thầy Giêsu.
Đừng quên chính Thầy cũng bị mang tiếng là tay ăn nhậu (Lc 7, 34).
Như thế nhóm của Thầy không có nét khắc khổ, 
như các nhóm môn đệ của Gioan hay của người Pharisêu.
Các nhóm này thường hay ăn chay và cầu nguyện.
“Còn môn đệ Thầy thì ăn với uống !” (c. 33).
Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Thầy về lý do có sự khác biệt đó.
Thầy trả lời: vì bầu khí của nhóm Giêsu là bầu khí vui của tiệc cưới.
Chú rể chính là Thầy, còn các môn đệ là những khách dự tiệc.
Chẳng ai dự tiệc cưới mà lại ăn chay.
Chẳng ai buồn khi chàng rể còn đang ở bên cạnh (c. 34).
Bởi đó thật là dễ hiểu nếu các môn đệ không ăn chay một tuần hai lần,
nếu họ có nét mặt tươi tắn và sẵn sàng chung vui với người khác.
Chuyện Thầy Giêsu ăn uống hồn nhiên với những tội nhân
cho thấy Thiên Chúa không khinh, nhưng quý họ và mời họ trở về.
Thầy cho thấy mình đang rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin Vui.
Đến với Thầy là gặp được niềm vui cứu độ.
Thầy Giêsu và các môn đệ đều mời gọi người ta hoán cải (Mc 1,15; 6,12)
Nhưng hoán cải ở đây không phải là chuyện buồn, mà là chuyện vui,
bởi lẽ hoán cải là thay đổi tận căn cái nhìn về Thiên Chúa và người khác.
Chẳng ai vui bằng người thoát ra khỏi được cảnh nô lệ tội lỗi.
Cả thiên đàng cũng mừng vui khi một người hoán cải (Lc 15, 7. 10).
Thầy Giêsu đã trao cho các môn đệ niềm vui của chính mình.
Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn (Ga 15,11; 16,24; 17,13).
Kitô giáo bắt nguồn từ niềm vui phục sinh và sống mãi nhờ niềm vui ấy.
Các tông đồ bị đánh đòn mà lại vui, bởi họ chịu vì Đức Giêsu (Cv 5,41).
Niềm vui là đặc nét của người Kitô hữu qua mọi thách đố.
Niềm vui là quà tặng lớn của chúng ta cho một thế giới muộn phiền.
Chàng rể Giêsu đang ở với chúng ta cho đến tận thế và mãi mãi,
nên “anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Chúng ta chỉ có thể là sứ giả của Tin Mừng nếu ta có niềm vui nội tâm.
Niềm vui này phải tỏa ra như hương thơm làm mọi người ngây ngất.
Ông Nietzsche một triết gia vô thần người Đức viết cho các Kitô hữu:
“Nếu niềm tin của các anh làm các anh hạnh phúc,
thì hãy cho tôi thấy hạnh phúc ấy trên khuôn mặt của các anh…
Nếu Tin Mừng của Sách Thánh được viết trên khuôn mặt của các anh rồi,
thì các anh chẳng cần phải cố nhấn mạnh đến giá trị của Sách ấy nữa.”
Nietzsche không tin một Kitô hữu buồn, mà bảo mình tin vào sự phục sinh.
Chúng ta có bao giờ để ý soi khuôn mặt Kitô hữu của mình không?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
có những ngày con cảm thấy
đời sống thật nặng nề;
có những lúc con muốn buông trôi,
để mặc cho dòng đời đưa đẩy;
có những khoảng thời gian dài,
con như mảnh đất khô khan cằn cỗi.
Xin cho con ánh sáng của Chúa
để con biết lối mà đi.
Xin cho con tấm bánh của Chúa
để con có sức mà dấn bước.
Xin cho con Lời của Chúa
để con vững một niềm tin.
Xin cho con sự sống của Chúa
để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,
niềm vui và sáng tạo.
Lạy Chúa Giêsu,
con thấy mình cần Chúa
trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Ước gì ai gặp con
cũng gặp được sự hiện diện của Chúa.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay".
Kim chỉ nam của cuộc sống
Theo sách Giảng Viên: "Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời, một thời để chào đời, một thời để lìa thế, một thời để khóc lóc, một thời để vui cười, một thời để than van, một thời để múa nhảy". Trong Tin Mừng hôm nay khi giải thích về lý do tại sao Ngài và các môn đệ của Ngài không ăn chay, có lẽ Chúa Giêsu cũng muốn lặp lại lời dạy của sách Giảng Viên: "Mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời. Có một thời không ăn chay và một thời để ăn chay". Thời gian của Giáo Hội là thời gian vừa ăn chay vừa không ăn chay. Ðúng hơn, thời gian của Giáo Hội là thời gian của cử hành.
Khi chúng ta nói về cử hành, chúng ta thường dễ nghĩ đến lễ lạc, trong đó chúng ta có thể quên đi những khó khăn của cuộc sống và hòa mình vào đàn ca múa nhảy, ăn uống, cười vui. Thật ra, trong ý nghĩa Kitô giáo, cử hành hoàn toàn xa lạ với bầu khí ấy. Trong Kitô giáo, cử hành chỉ có thể có được khi chúng ta ý thức một cách sâu xa rằng sự sống và cái chết là hai thực tại không bao giờ tách lìa nhau. Cử hành chỉ thực sự đến khi nào tình yêu và nỗi lo sợ, niềm vui và nỗi buồn, nước mắt và nụ cười, có thể hiện hữu chung với nhau. Cử hành chỉ có thể đến khi nào chúng ta ý thức được rằng sự sống là điều quí giá vô cùng. Và sự sống quí giá không những vì nó có thể được thấy, được sờ, được cảm nghiệm, mà còn ngay cả khi nó mất. Khi chúng ta cử hành một đám cưới, chúng ta cử hành sự kết hợp và chia tay cùng một lúc; khi chúng ta cử hành cái chết, chúng ta cử hành một tình bạn đã mất nhưng đồng thời cũng cử hành một sự tự do và có được. Có thể có nước mắt sau đám cưới và những nụ cười đám tang. Thật thế, chúng ta có thể làm cho những nỗi buồn cũng như niềm vui của chúng ta trở thành một phần của cuộc cử hành cuộc sống với ý thức sâu xa rằng sống và chết không phải là hai điều đối nghịch nhau mà là bạn hữu thân tình với nhau trong mỗi một phút giây của cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta chào đời, chúng ta được tự do để hít thở khí trời, nhưng chúng ta lại đánh mất sự an toàn trong lòng mẹ. Khi chúng ta đi học, chúng ta được tự do để đi vào một xã hội rộng lớn hơn nhưng lại đánh mất một chỗ đặc biệt trong gia đình chúng ta. Khi chúng ta lập gia đình, chúng ta tìm được một người bạn đường nhưng lại đánh mất mối liên kết đặc biệt với cha mẹ chúng ta. Khi chúng ta tìm được công ăn việc làm, chúng ta có được sự độc lập để làm ra tiền, nhưng lại đánh mất khung cảnh vô tư của trường học. Khi chúng ta có con cái, chúng ta khám phá ra một thế giới mới, nhưng lại đánh mất đi một phần tự do đi lại. Khi chúng ta được thăng cấp trong công việc, chúng ta trở nên quan trọng hơn trước mắt người khác nhưng lại đánh mất những cơ may khác. Khi chúng ta về hưu, cuối cùng chúng ta có cơ may làm điều chúng ta muốn nhưng lại đánh mất niềm vui trong công việc. Khi chúng ta có thể cử hành sự sống trong mọi giây phút quyết liệt, trong đó cái được và cái mất quyện lấy vào nhau, lúc ấy chúng ta có thể cử hành ngay cả cái chết của chúng ta, bởi vì chúng ta đã học được từ cuộc sống rằng ai mất sẽ tìm thấy.
Trong mọi sự, lời của thánh Phaolô trong thư gởi cho giáo đoàn Philipphê 4,4 đáng được chúng ta lấy làm kim chỉ nam cho cuộc sống: "Anh em hãy vui lên trong Chúa, tôi nhắc lại một lần nữa, anh em hãy vui lên vì Chúa ở gần chúng ta".
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Mi thi mi khác
H nói vi Người: “Môn đ ông Gio-an năng ăn chay cu nguyn, môn đ người Pha-ri sêu cũng thế, còn môn đ ông thì ăn vi ung!” Đc Giêsu tr li: “Chng l các ông li có th bt khách d tic cưới ăn chay, khi chàng r còn vi h? S có ngày chàng r b đem đi; ngày đó h mi ăn chay.” (Lc. 5, 33-35)
Mi thi mi khác!
Câu nói đó xưa như trái đt. Nhng lut sĩ và bit phái hình như quên đi khi h trách các môn đ ca Đc Kitô không ăn chay như môn đ ca Gio-an và không cu nguyn như h.
Mi thi mi khác, có thi đ vui, có thi đ hy sinh. Có thi đ làm vic, có thi đ ngh ngơi. Người ta đến đám cưới không phi đ khóc! Đc Giêsu nói: lúc này là tic cưới ca tôi. Vy phi vui mng. Bun s đến lúc tôi ra đi các ông s không bao gi tìm thy tôi.
Mi thi mi khác. Có thi cho qun áo mi. Nhưng qun áo mi không luôn mi. Chúng đp khi mi dùng. Dùng lâu, chúng s thành đ phế thi. Chúng rách khó vá, nên không ai ly vi mi vá vào áo rách.
Bình cũ không còn có th cha được rượu mi, rượu mi s làm b bình cũ. Đng quên rng rượu mi không bao gi ngon như rượu cũ.
S so sánh đó có th rút ra bài hc rt tế nh. Đc Kitô không mun xúc phm đến h, nhưng Người không ưa nhng th quá khích. Đi vi k thù khích bác và c chp, h không th hiu được s khn thiết v nhng đi mi. Người th gii thích bng hình nh hôn nhân đ thy s không th thích nghi ca con người cu ước vi thi tân ước ca Ngài. Ngài không chi b h, nhưng h có thi ca h. Ngài thiết lp thi tân ước như Thiên Chúa đã tuyn chn mt dân tc xưa và nay cho mi người.
Không phi ch có lut sĩ và bit phái xưa, c nhng Kitô hu ngày nay cũng không biết nhn ra s cn thiết phi tái sinh lòng m đo theo Thánh Thn Thiên Chúa và công đng Va-ti-can II hướng dn. Không phi tái sinh là chp vá, nhưng là công vic lâu dài, kiên nhn đôi khi phi chu đau kh đ thêu dt nên mt tm áo mi không có đường may. Mt hy vng sng li chan hòa vui mng.
GF.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 9
7 THÁNG CHÍN
Liên Kết Với Cây Nho
Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, mối kết hiệp thiêng liêng giữa cành và cây phải được củng cố. Bản thân người được kêu gọi và Chúa Kitô phải hiệp nhất ngày càng thâm sâu hơn. Và điều này nhất thiết có nghĩa rằng đương sự phải có kỷ luật sống và biết hy sinh – cách riêng phải biết học hỏi và cầu nguyện. Chính sự hy sinh sẽ giải phóng trái tim chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể nhiệt thành bám chặt vào Lời Chúa. Chính sự hy sinh sẽ thúc đẩy chúng ta quên mình để phục vụ anh chị em mình. Như thánh Gioan viết: “Cành nào sinh hoa trái, thì sẽ được cắt tỉa để sinh nhiều hoa trái hơn”. (Ga 15,2). Vì vậy, bạn đừng nghi ngờ tình yêu Thiên Chúa khi phải đối diện với những thử thách hay khổ đau – bởi vì Chúa “cắt tỉa” những ai Người yêu mến để người ấy sinh hoa trái dồi dào hơn.
Để nên một với Đức Kitô, chúng ta phải đón nhận trọn vẹn Lời của Người. Lời này được chuyển đạt cho chúng ta qua Thánh Kinh và qua truyền thống Giáo Hội. Giáo Hội gìn giữ và giới thiệu Lời Chúa trong tất cả vẻ tinh ròng, nhất quán và trong tất cả sức mạnh của Lời đó. Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần và nhờ đoàn sủng của quyền giáo huấn, Giáo Hội có thể chuyển trao Tin Mừng cho mọi thế hệ. Thật vậy, một thái độ vâng phục trong tình yêu đối với quyền giáo huấn đích thực của Giáo Hội sẽ đảm bảo cho chúng ta nắm bắt được Lời của Thiên Chúa. Bởi nếu không bám vào Lời Chúa, chúng ta sẽ không thể kết hiệp với Đức Kitô – sự kết hiệp đem lại cho ta sự sống. Trung thành với quyền giáo huấn của Giáo Hội, đó là một điều kiện tất yếu để có thể nhận hiểu đúng các “dấu chỉ của thời đại”. Nhờ đó chúng ta được ở trong mối liên kết với Cây Nho trao ban nguồn sống.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 07-9
1Cr 4, 1-5; Lc 5, 33-39.
LỜI SUY NIỆM: Họ nói với Người: “Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pharisêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!” Đức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ.” Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ sẽ ăn chay”. (Lc 5, 33-35).
          Thật hạnh phúc cho mỗi người Kitô hữu, khi được Chúa Giêsu cho biết đời sống của một người Kitô hữu là đang sống với Tin Mừng, vui tươi như thực khách dự một tiệc cưới; Trong cuộc đời có rất nhiều thứ tiệc, nhưng chỉ có tiệc cưới là một tiệc vui hoàn hảo, trọn vẹn nhất cho các thực khách. Đồng thời Ngài cũng cho biết, sẽ có ngày Ngài bị đem đi, chứ không phải bất ngờ đối với Ngài.  Trong ngày đó những con người đang hiệp thông với Ngài mới cần phải ăn chay sám hối tội lỗi của mình để đón nhận ơn cứu độ.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
07 Tháng Chín
Ðâu Là Hạnh Phúc Ðích Thực
Seiji Katagire, một phi công Nhật Bản, đang trên cần lái của chiếc phản lực cơ DC 8 của hãng hàng không dân sự với 174 hành khách trên tàu. Ðang lúc anh chuẩn bị đáp xuống phi trường Ðông Kinh, thì anh bỗng nghe được những âm thanh khủng khiếp báo hiệu một sự chết chóc rùng rợn. Do phản ứng tự nhiên, anh đã kéo giật cần lái, khiến cho chiếc máy bay đâm nhào xuống đất gây tử thương cho 24 hành khách và hàng trăm người bị thương.
Khi cuộc điều tra về tai nạn kết thúc thì anh được gửi ngay đến bệnh viện tâm thần. Các bác sĩ về khoa thần kinh học cho rằng những tiếng kêu gào khủng khiếp mà viên phi công đã nghe được, xuất hiện ngay trong cơn ác mộng giữa lúc tỉnh táo của anh và đó chính là nguyên nhân gây ra tai nạn... Theo các bác sĩ tâm thần, ác mộng xảy ra trong tình trạng nửa tỉnh nửa mơ là dấu hiệu báo trước một cơn khủng hoảng tinh thần.
Theo những con số chính xác được tiết lộ từ các bệnh viện thần kinh tại Nhật Bản, thì con số người mắc bệnh mất trí và thác loạn thần kinh đã gia tăng theo tỷ lệ thuận với sự phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế tại quốc gia này... Người Nhật Bản nổi tiếng là người cần cù siêng năng nhất thế giới. Từ em bé mới tập tễnh cắp sách đến trường với một vị bộ trưởng trong chính phủ, tất cả mọi người đều lấy sự bon chen và lấy sự phấn đấu làm phương châm của cuộc sống... Sự cố gắng đó vừa đưa nước Nhật đến chỗ phồn thịnh cũng vừa xô đẩy người dân đến tình trạng căng thẳng không ngừng. Một chút lơ đễnh có thể đưa đến thất bại, một chút sơ sót có thể đưa đến chỗ mất công ăn việc làm... Tự ái cá nhân và tự ái dân tộc khiến người Nhật không chịu đựng được sự thất bại. Một lần thi trượt có thể xô ngã không biết bao nhiêu học sinh Nhật đến chỗ tự vận.
Nhật Bản là quốc gia được coi là mạnh nhất Á Châu và là nước một trong những kỹ thuật cao nhất thế giới. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi: liệu sự giàu có phồn thịnh đó có đem lại cho con người hạnh phúc hay không?
Hạnh phúc là một cái gì vô cùng tương đối... Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột.
Chúng ta hãy thử so sánh niềm vui của các trẻ em thuộc hai xã hội khác nhau. Trong một gia đình mà cơm trắng được coi như một thứ xa xỉ phẩm, thì chắc chắn một ổ bánh mì tây sẽ tạo cho các em bé trong gia đình nghèo một niềm vui gấp nghìn lần niềm vui của những em bé suốt đời sống trên nhung lụa và ăn toàn cao lương mỹ vị.
Một chiếc áo mới mỗi năm chỉ được mặc một lần của em bé nhà nghèo có lẽ sẽ làm cho em bé đó vui hơn tất cả những em bé suốt đời chỉ biết có lụa là gấm vóc.
Của cải vật chất là một điều kiện cần thiết để cho con người được sống xứng với phẩm giá con người. Những phương tiện kỹ thuật giúp con người phát triển nhiều hơn trong nhân cách. Sự sung túc về vật chất phải đem lại sự phát triển nhân bản và tinh thần. Có hiều hơn để nên người nhiều hơn: đó là khẩu hiệu người ta thường đề ra để kêu gọi giúp đỡ các nước kém mở mang... Tuy nhiên, tự nó, của cải vật chất, sự giàu có, những phương tiện văn minh tiến bộ không phải là cùng đích của con người.
Người Kitô luôn thức tỉnh để đánh giá đúng những phương tiện vật chất họ đang sử dụng hay đang tìm cách để đắc thủ. Sự chạy đua với những phương tiện vật chất không nên làm họ mờ mắt, bán đứng lương tâm của mình.
Hạnh phúc duy nhất và đích thực trong cuộc sống của người Kitô phải là chính Chúa. Có được hạnh phúc đó trong tâm hồn, chúng ta sẽ đánh giá đúng mức của cải vật chất và đồng thời sẽ tìm được hạnh phúc ngay trong những điều kiện thiếu thốn nhất của cuộc sống.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 07
 
Thứ sáu đầu tháng


"Không ai biết Cha trừ ra Con và bất cứ ai mà Con muốn mạc khải cho". Đức Kitô, Ngài thông minh thượng trí và tự do tuyệt đối. Chúa Con biết Chúa Cha nhờ cùng bản tính, bởi vì Ngài từ Chúa Cha mà ra, và Ngài ngang hàng với Chúa Cha trong thiên tính. Nhận biết Thiên Chúa là đi vào chiều sâu của Thiên Chúa, được tham dự vào thiên tính của Người: đó là tất cả những điều đã được biểu lộ, điều mà Đức Giêsu đã cảm nhận và ca ngợi Cha. "Lạy Cha, đó là nhờ vào lòng nhân ái của Cha ban tặng". Ngài nói với chúng ta như nói với người phụ nữ Samaria: "Nếu bạn biết nhận ra ân huệ của Thiên Chúa." Chúng ta tin vào những ân huệ của Thiên Chúa, chúng ta biết rằng mọi sự tốt lành trong chúng ta đều bắt nguồn từ ân huệ đó, bởi vì: "Đức Kitô là Ađam mới, Đấng mặc khải mầu nhiệm và tình yêu của Chúa Cha, được biểu lộ trọn vẹn trong chính Ngài và khám phá ra ơn gọi cao cả của mình" (Vui Mừng và Hy Vọng 22,1). Chúng ta sống nhờ sự nhận biết của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tồn tại đến muôn đời, với sự tự do hoàn toàn để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa: "Lạy Cha, không phải những gì con muốn, nhưng là điều Cha muốn".

Một đan sĩ 

Thứ Sáu 7-9

Chân Phước Frederick Ozanam

Bl.Frederick Ozanam.

(1813 -1853)
ì tin tưởng ở giá trị vô cùng của mỗi một con người, Frederick đã phục vụ người nghèo ở Balê và đã lôi cuốn những người khác phục vụ người nghèo trên thế giới. Qua tổ chức St. Vincent de Paul, công việc của Chân Phước Frederick còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Frederick là con thứ năm trong 14 người con của ông bà Jean và Marie Ozanam, và là một trong ba người còn sống cho đến tuổi trưởng thành. Khi là thiếu niên, anh nghi ngờ tôn giáo của mình. Việc đọc sách thánh và cầu nguyện dường như không giúp ích gì, nhưng sau những lần thảo luận với Cha Noirot của Ðại Học Lyons đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Frederick muốn học về văn chương, mặc dù cha anh, một bác sĩ, muốn anh trở thành một luật sư. Frederick vâng theo ý cha và năm 1831 anh đến Balê học luật tại đại học Sorbonne. Khi một vài giáo sư chế nhạo giáo huấn Công Giáo trong các bài giảng, Frederick lên tiếng bảo vệ Giáo Hội.
Một câu lạc bộ về biện luận do Frederick thành lập đã thay đổi hướng đi cuộc đời anh. Trong câu lạc bộ này, người Công Giáo, người vô thần và người chủ trương bất-khả-tri tranh luận về những vấn đề xảy ra hàng ngày. Có một lần, sau khi Frederick nói về vai trò của Kitô Giáo trong nền văn minh, một hội viên lên tiếng: "Này ông Ozanam, chúng ta hãy thành thật với nhau và hãy thiết thực. Tôi hỏi ông, ngoài việc thảo luận ông còn làm gì để chứng tỏ đức tin của ông?"
Frederick đau điếng bởi câu hỏi ấy. Sau đó anh quyết tâm rằng lời nói phải đi đôi với hành động. Và cùng với một người bạn, anh đến thăm những người nghèo ở chung cư Balê và giúp đỡ bất cứ gì họ có thể. Không bao lâu một nhóm người thiện chí nhằm giúp đỡ những ai có nhu cầu được thành lập dưới sự bảo trợ của tổ chức St. Vincent de Paul do Frederick đứng đầu.
Nghĩ rằng đức tin Công Giáo cần phải được một nhà thuyết giảng nổi tiếng giải thích các giáo huấn, Frederick nài nỉ Ðức Tổng Giám Mục Balê chỉ định Cha Lacordaire, nhà thuyết giảng đại tài của Pháp thời ấy, đến giảng trong Tuần Thánh ở Vương Cung Thánh Ðường Notre Dame. Người ta tham dự rất đông và từ đó trở đi đã trở thành một truyền thống hàng năm ở Balê.
Sau khi tốt nghiệp đại học Sorbonne, Frederick dạy luật tại Ðại Học Lyons. Ngài cũng đậu bằng tiến sĩ văn chương. Sau đó, vào ngày 23-6-1841, ngài kết hôn với Amelie Soulacroix, và trở về Sorbonne dạy văn chương. Là một giảng viên đáng kính nể, Frederick đã đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Trong khi đó, tổ chức St. Vincent de Paul lan tràn khắp Âu Châu. Riêng ở Balê có tới 25 chi nhánh.
Vào năm 1846, Frederick, Amelie và cô con gái Marie đến nước Ý; ở đây Frederick hy vọng sẽ phục hồi sức khỏe yếu kém của mình. Và họ đã trở lại Ý vào năm sau đó. Cuộc cách mạng 1848 đã khiến nhiều người ở Balê cần đến sự giúp đỡ của tổ chức St. Vincent de Paul. Số người thất nghiệp lên đến 275,000. Chính phủ yêu cầu Frederick và các cộng tác viên của ngài trông coi tổ chức giúp đỡ người nghèo của chính phủ. Các hội viên St. Vincent de Paul ở khắp Âu Châu tuốn đến Balê để giúp đỡ.
Sau đó Frederick thành lập tờ báo, Thời Ðại Mới, để bảo vệ sự công chính cho người nghèo và giới lao động. Nhiều người Công Giáo không vui với những bài viết của Frederick. Cho rằng người nghèo là "tư tế của dân tộc," Frederick nói rằng sự đói khát và mồ hôi của người nghèo tạo thành một hy lễ có thể đền bù tội lỗi nhân loại.
Vào năm 1852, sức khỏe yếu kém buộc Frederick phải trở về Ý với vợ và cô con gái. Ngài từ trần ngày 8-9-1853. Trong tang lễ của Frederick, Cha Lacordaire mô tả ngài như "một trong những tạo vật được đặc ân trực tiếp xuất phát từ bàn tay Thiên Chúa, mà trong con người ấy Thiên Chúa đã nối kết sự nhạy cảm với kỳ tài để khích động thế giới."
Frederick được phong chân phước năm 1997. Vì ngài có viết một tuyệt tác nhan đề Thơ Thánh Phanxicô Trong Thế Kỷ 13, và vì cảm nhận của ngài về phẩm giá của người nghèo rất gần với tư tưởng của Thánh Phanxicô, nên thật thích hợp để coi ngài là một trong những "vĩ nhân" của dòng Phanxicô.

Lời Bàn

"Ai chế nhạo người nghèo là xúc phạm đến Thiên Chúa" (Cách Ngôn 17:5). Frederick Ozanam không bao giờ coi thường người nghèo trong bất cứ sự phục vụ nào mà ngài có thể thi hành. Ðối với ngài, mỗi một người, dù là đàn ông, đàn bà hay trẻ em đều thật đáng quý. Sự phục vụ người nghèo đã dạy cho Frederick những điều về Thiên Chúa mà ngài không thể tìm thấy ở bất cứ đâu khác.

Lời Trích

Giáo sư Bailly, giám đốc linh hướng cho chi nhánh đầu tiên của tổ chức St. Vincent de Paul, nói với Frederick và các cộng sự viên về đức ái, "Cũng như Thánh Vinh Sơn, các bạn cũng sẽ nhận ra rằng người nghèo giúp các bạn nhiều hơn là các bạn giúp họ."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét