Trang

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

02-07-2016 : THỨ BẢY - TUẦN XIII THƯỜNG NIÊN

02/07/2016
Thứ bảy đầu tháng, tuần 13 thường niên



Bài Ðọc I: (Năm II) Am 9, 11-15
"Ta sẽ đem dân Ta bị lưu đày trở về, và sẽ trồng họ trên đất của họ".
Trích sách Tiên tri Amos.
Ðây Chúa phán: "Trong ngày ấy, Ta sẽ dựng lại nhà xếp của Ðavít đã xiêu đổ, Ta sẽ lấp những lỗ hổng nơi tường, trùng tu lại những gì đổ nát. Ta sẽ xây dựng lại như ngày xưa, để chúng chiếm hữu những gì còn sót của Êđom và tất cả các dân tộc, vì chúng đã xưng tụng danh Ta".
Chúa hoàn thành những việc Chúa đã phán như thế. Và Chúa còn phán: "Ðây đã đến những ngày mà người cày ruộng tiếp nối người thợ gặt, kẻ ép nho tiếp nối người gieo giống. Từ các núi non, rượu nho mới sẽ chảy tuôn tràn, và từ các đồi, rượu sẽ vọt ra lai láng. Ta sẽ đem Israel dân Ta bị lưu đày trở về. Họ sẽ xây lại các thành phố bị bỏ hoang và cư ngụ tại đó. Họ sẽ trồng nho và sẽ uống rượu nho. Họ sẽ lập vườn, và sẽ ăn quả sinh ra ở nơi ấy. Ta sẽ trồng họ trên đất của họ, và không khi nào họ bị nhổ ra khỏi đất Ta đã ban cho họ. Chúa là Thiên Chúa của ngươi phán như thế".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 84, 9. 11-12. 13-14
Ðáp: Chúa phán bảo về sự bình an cho dân tộc của Người (c. 9).
Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an, bình an cho dân tộc và các tín đồ của Chúa, và cho những ai thành tâm trở lại với Người. - Ðáp.
2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau; đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. - Ðáp.
3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lối bước của Người. - Ðáp.

Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 9, 14-17
"Làm sao các phù rể có thể buồn rầu khi tân lang còn đang ở với họ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, [Chúa Giêsu sang miền Giêsarênô,] các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ rằng: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay. Không ai lấy vải mới mà vá vào áo cũ, vì miếng vải mới làm áo dúm lại, và chỗ rách lại càng tệ hơn. Người ta cũng không đổ rượu mới vào bầu da cũ, chẳng vậy, bầu da vỡ, rượu đổ ra, và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu da mới, và cả hai được nguyên vẹn".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Thái độ dứt khoát
Phanxicô được mệnh danh là người nghèo của Thiên Chúa, đã làm một cuộc đoạn tuyệt với tất cả những gì thuộc về thế gian để nên giống Chúa Giêsu trong mọi sự.
Trên bước đường theo Ngài, Chúa Giêsu không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào nơi người môn đệ: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình". Nếu chính bản thân mà còn phải từ bỏ, thì huống chi những gì thuộc về thế gian. Thái độ dứt khoát này được Chúa Giêsu làm nổi bật trong cách xử thế của Ngài đối với một số những luật lệ Cựu ước. Trong khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và những người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh, thì Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài tự miễn chước. Hành động như thế, Chúa Giêsu muốn nói lên sự độc lập của Ngài và của các môn đệ đối với một số truyền thống cũ. Chúa Giêsu đã minh định thái độ của Ngài khi tuyên bố về sự hiện diện của Tân lang. Ngài chính là Tân lang, là Ðấng Cứu Thế mà con người mong đợi.
Theo truyền thống Do thái giáo, việc giữ chay được liên kết chặt chẽ với việc chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Ăn chay có nghĩa là nói lên niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế. Căn cứ trên ý nghĩa và mục đích của việc giữ chay như thế, Chúa Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, do đó các môn đệ không cần giữ chay, bởi vì họ không cần phải trông đợi nữa. Ðó là thái độ hợp thời và hợp lý: họ đang sống bên Chúa Giêsu: thái độ của họ không phải là thái độ buồn sầu, khóc lóc. Thời của Ðấng Cứu Thế không phải là thời của tang chế, ủ dột, mà là thời của hân hoan.
Làm môn đệ Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu, thái độ của người theo Chúa phải là sống tất cả cho Ngài và vì Ngài. Ðưa ra dụ ngôn chiếc áo và bình rượu, Chúa Giêsu muốn nói rằng thái độ của người môn đệ phải là thái độ dứt khoát tận căn, một thái độ không pha lẫn Tin Mừng với tinh thần thế tục.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét lại tương quan của chúng ta với Chúa Giêsu. Mang danh hiệu của Ngài, làm môn đệ của Ngài có nghĩa là phải sống trọn cho Ngài. Nói như thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi".
Veritas Asia


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 13 TN2
Bài đọc: Amo 9:11-15; Mt 9:14-17.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đừng mù quáng và cố chấp.
Tội lỗi là điều không tránh khỏi bao lâu con người còn ở trong thân xác; điều quan trọng là con người phải nhận ra những lầm lỗi đó để ăn năn, để xin Thiên Chúa tha thứ, và biết lợi dụng những cơ hội Thiên Chúa ban để mỗi ngày mỗi sống tốt đẹp hơn. Những ai không biết lợi dụng những cơ hội Ngài ban, lại còn mù quáng trong tội lỗi của mình, làm sao họ có thể lãnh nhận ơn tha thứ và biết bao ơn thánh của Thiên Chúa!
Các bài đọc hôm nay muốn thức tỉnh con người để họ nhận ra những tội lỗi họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và biết tận dụng những cơ hội Ngài ban để thăng tiến. Trong bài đọc I, ngôn sứ Amos tiên đoán những ngày huy hoàng của vương triều David sẽ trở lại, con cái Israel lưu lạc từ bốn phương sẽ hân hoan trở về để tái thiết quốc gia, Dân Ngoại sẽ được nhập đoàn, và con số những người nhận biết Đức Chúa sẽ gia tăng khi triều đại của Đấng Thiên Sai tới. Trong Phúc Âm, khi các môn đệ của Gioan chất vấn Chúa Giêsu về việc không ăn chay, Ngài trả lời ăn chay cũng phải có thời và có lúc. Người ta chỉ ăn chay khi nhận ra mình tội lỗi và sống xa cách với Thiên Chúa; nhưng phải vui mừng và phấn khởi dự tiệc khi đã có Ngài.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ta sẽ đổi vận mạng của Israel dân Ta.
1.1/ Ta sẽ dựng lại lều xiêu vẹo của David.
Triều đại của David được coi như thời kỳ hoàng kim của dân tộc Do-thái, vì mối liên hệ mật thiết của vua David với Thiên Chúa. Từ đó trở đi, vương quốc của Do-thái bị suy yếu dần trong thời đại của các vua kế tiếp: Bắt đầu bằng biến cố vương quốc bị chia cắt làm hai, rồi đến vương quốc Israel bị rơi vào tay của Assyria, và sau cùng vương quốc Judah bị rơi vào tay vua Babylon.
Sự “siêu vẹo” của giòng dõi David là do tội bất trung của vua chúa và con cái Israel: Họ không chịu thờ phượng Thiên Chúa, nhưng chạy theo thờ phượng các thần của Dân Ngoại. Họ không chịu tuân giữ những Lề Luật Thiên Chúa truyền, nhưng làm những gì họ muốn và theo sự xúi giục của các bà vợ Dân Ngoại.
Để giúp họ trở về với tình yêu đích thực, Ngài phải để cho họ rơi vào tay quân thù và chịu lưu đày cực khổ; nhưng rồi cũng chính Ngài quan phòng để con cái Israel tản mác khắp nơi được hồi hương để xây dựng lại Đền Thờ và tái thiết xứ sở; khi họ nhận ra tội lỗi của họ và kêu cầu lòng thương xót của Ngài.
Ngôn sứ Amos nhìn thấy tương lai: Khi Thiên Chúa thương nhìn đến con cái Israel, không những họ được phục hồi giang sơn đã mất, mà còn được nới rộng lãnh thổ và gia tăng dân số. Điều ngôn sứ có lẽ muốn nói ở đây là khi triều đại của Đấng Thiên Sai tới, Ngài sẽ làm cho nhiều dân tộc nhận biết và tin vào Thiên Chúa, để họ được tháp nhập vào với con cái Israel, và được kể vào số dân riêng của Ngài.
1.2/ Chúng sẽ không còn bị bứng đi khỏi thửa đất Ta đã ban cho chúng.
Những hình ảnh ngôn sứ dùng để mô tả những gì Thiên Chúa sẽ ban cho con cái Israel khi họ biết ăn năn hối lỗi quay về: Họ sẽ có cơm ăn áo mặc vì Thiên Chúa chúc lành cho mùa màng của họ. Thiên Chúa sẽ phục hồi những gì đã mất: “chúng sẽ tái thiết những thành phố điêu tàn và định cư ở đó; chúng sẽ uống rượu vườn nho mình trồng, ăn thổ sản vườn mình canh tác.” Họ sẽ không lo phải vất vả vun trồng mà không biết có được ăn hay không! Thiên Chúa sẽ bảo vệ họ khỏi tay quân thù, và họ sẽ không sợ phải lưu đày và làm tôi mọi cho quân thù phương Bắc. Một khi đã đưa họ trở về, họ sẽ không còn lo phải bị lưu đày một lần nữa.
2/ Phúc Âm: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ?”
2.1/ Ăn chay phải có mục đích: Khi con người làm bất cứ việc gì, là cho một mục đích; chứ không làm theo hứng, cũng không theo thời, hay thấy người ta làm mình cũng làm. Các môn đệ ông Gioan thấy môn đệ Chúa Giêsu không ăn chay lên tiến lại hỏi Ngài: "Tại sao chúng tôi và các người Pharisees ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?"
Đức Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay." Câu trả lời của Chúa Giêsu nhắc nhở cho các môn đệ của Gioan biết: một trong những mục đích của việc ăn chay là để một người sống mối liên hệ của họ với Thiên Chúa. Nếu một người đang sống mối liên hệ đó như các môn đệ đang có Chúa Giêsu, các môn đệ chưa cần phải ăn chay. Họ sẽ ăn chay khi Chúa Giêsu rời xa họ hay khi họ đang sống xa cách với Thiên Chúa mà muốn trở lại với Ngài.
2.2/ Phải có tinh thần mới để đón nhận mặc khải và đạo lý mới: Nếu con người muốn tiến bộ, họ phải có một tinh thần hay thái độ cầu tiến; nếu không có tinh thần này, họ sẽ giữ chặt những gì họ đã có hay đã biết và từ chối thay đổi. Chúa Giêsu đưa ra hai ví dụ để mời gọi khán giả suy xét:
(1) Không ai lấy vải mới vá vào áo cũ: "vì miếng vá mới sẽ co lại, khiến áo rách lại càng rách thêm." Vải mới có độ co dãn mạnh hơn áo cũ, vì chưa được giặt giũ nhiều. Nếu một người vá vải mới vào áo cũ, nó sẽ co lại và làm cho chỗ rách của áo cũ càng tệ hơn.
(2) Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ: "vì như vậy, bầu sẽ bị nứt: rượu chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì đổ vào bầu mới: thế là giữ được cả hai." Một ví dụ tân thời hiện đại giúp chúng ta dễ hiểu hơn: Các softwares mới ra phải được dùng trong các máy vi tính mới, vì chúng đòi nhiều chỗ để chứa các dữ kiện và đòi một vận tốc nhanh hơn mà các máy vi tính cũ không thể đáp ứng nổi. Nếu một người ngoan cố cứ dùng các softwares mới này trong máy vi tính cũ của mình, mà không chịu update, họ sẽ chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi.
Trong lãnh vực tri thức cũng thế, để có thể hiểu truyền thống của một nước, người nghiên cứu phải đặt mình trong hoàn cảnh và lối suy tư của dân địa phương; nếu không, họ sẽ không bao giờ hiểu được truyền thống của dân địa phương, và dễ đi tới những phê phán sai lầm. Cũng vậy, để có thể tiếp nhận đạo lý của Chúa Giêsu, người nghe phải có một thái độ khiêm nhường và cởi mở, họ mới có thể tiếp nhận những mặc khải mới của Chúa Giêsu. Nếu họ cho Lề Luật đã hoàn hảo như các kinh-sư, họ sẽ không bao giờ muốn tiếp nhận đạo lý mới của Ngài.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta đừng cố chấp ở trong sự sai lạc và tội lỗi; nhưng cần có một tinh thần học hỏi và cầu tiến để nhận ra những gì cần hủy bỏ và những gì cần thay đổi cho cuộc đời tốt đẹp hơn.
- Lắng nghe sự hướng dẫn của Thánh Thần sẽ giúp chúng ta nhận ra sự thật từ bao nhiêu sai lầm. Ngài sẽ giúp chúng ta sửa đổi con người cũ và canh tân thành những người con sống đẹp lòng Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


02/07/16 TH BY ĐU THÁNG TUN 13 TN
Mt 9,14-17

Suy nim: Trong mt đám cưới, cô dâu chú r là “cái đinh” ca s kin. Điu này càng đúng đi vi mt đám cưới theo phong tc Do Thái. Mi s long trng bc nht đu dành cho đôi tân hôn. Ngay c nhng vic đo đc quan trng như ăn chay cũng phi nhường bước cho nim vui ca ba tic cưới khi chàng r còn đang hin din. Chúa Giê-su ví mình như chàng r và các môn đ như nhng bn thiết ca chàng. Mi nim vui hay ni bun ca các môn đ đu qui hướng v Đc Ki-tô, nghĩa là h có làm gì cũng vì Chúa mun và vì yêu mến Ngài.
Mi Bn: Ging như tâm s mt thiếu n đang yêu: “Có chàng, đánh phn tô son. Vng chàng, đim thm trang hng vi ai?, vic trang đim không ch là đ làm đp cho bn thân mà còn đ din t tình yêu chung thu. Cũng thế, làm các vic đo đc không phi đ hoàn thin bn thân s hoàn thin y đương nhiên s có; tôi làm hay không làm vic gì đó ch vì ý Chúa mun, ch vì lòng tôi yêu mến Ngài. Nếu mi vic chúng ta làm đu“vì chàng r, nghĩa là vì yêu mến Đc Ki-tô thì vic gì cũng tr thành vic đo đc, có giá tr, có công phúc trước mt Chúa.
Chia s: Làm vic tt vi ý hướng ích k khác làm vic tt vi ý hướng tt thế nào?
Sng Li Chúa: Trước khi sp làm vic gì, bn hãy dâng lên Chúa li nguyn này: Ly Chúa Giê-su đáng mến, con xin dâng lên Chúa công vic con sp làm đây. Con ước ao làm vic này vì yêu mến Chúa. Xin Chúa giúp con làm vic này hết sc tt đp theo thánh ý Chúa. Amen.

Gi được c hai
Kitô hu được đnh nghĩa là nhng người luôn sng trong nim vui, bt chp nhng bách hi và giá phi tr đ làm môn đ Đc Giêsu. 


Suy nim:
Mỗi năm người Do thái dành một ngày chính thức để cả nước ăn chay.
Đó là ngày lễ Xá tội (Lv 23, 29).
Tuy nhiên cũng có những ngày ăn chay khác có tính tập thể
để kỷ niệm những biến cố đau buồn của dân tộc.
Ngôn sứ Giôen đã mời người ta ăn chay, khóc lóc và than van (Ge 2, 12).
Vào thời Đức Giêsu, các môn đệ của Gioan Tẩy Giả và nhóm Pharisêu
còn ăn chay do lòng đạo đức riêng, có người hai lần một tuần (Lc 18, 12).
Nhìn chung bầu khí ăn chay không phải là bầu khí vui tươi phấn khởi.
Bởi đó có người cố mang bộ mặt rầu rĩ để khoe là mình đang ăn chay.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu bị các môn đệ của Gioan tra hỏi
về chuyện tại sao các môn đệ của Ngài lại không ăn chay như họ (c. 14).
Đối với họ ăn chay là một việc đạo đức quan trọng, không thể thiếu
trong đời sống của một nhóm như nhóm các môn đệ Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã trả lời họ bằng một câu hỏi khác.
Gián tiếp Ngài nhận mình là chàng rể, các môn đệ là khách dự tiệc cưới.
Chính vì thế chuyện ăn chay than khóc hoàn toàn không hợp chút nào.
Bầu khí vui tươi là nét đặc trưng của thời kỳ Đấng Mêsia đến.
Đúng là cần phải sám hối, vì Nước Trời đã đến rồi (Mt 4, 17),
nhưng Nước Trời được ví như một tiệc cưới lớn (Mt 22, 1-14; 25, 1-13),
nên phải đón lấy Nước này trong niềm vui của ngày hội.
Chỉ khi nào chàng rể Giêsu bị đem đi trong cuộc Khổ nạn,
khi ấy các môn đệ của Ngài mới ăn chay.
Các Kitô hữu sơ khai vẫn giữ việc ăn chay (Cv 13, 2; 14, 23; 2 Cr 6, 5)
đặc biệt vào những ngày thứ tư và thứ sáu (sách Điđakhê 8, 1),
thay vì thứ hai và thứ năm như người Do thái.
Nhưng họ ăn chay không phải để chờ một Đấng chưa đến,
mà để chuẩn bị lòng mình đón đợi một Đấng sắp lại đến trong vinh quang.
Đức Giêsu đem đến những giáo huấn và tinh thần mới mẻ.
Liệu có thể ghép những cái mới đó vào cái khung của lối sống cũ không?
Bằng hai ví dụ, Ngài cho thấy điều đó khó thực hiện và gây nguy hại.
Miếng vải mới được vá vào chiếc áo cũ, sẽ co lại và làm áo rách thêm.
Rượu mới được đổ vào bầu da cũ, thì bầu sẽ bị nứt mà rượu lại chảy ra.
Đối với Đức Giêsu, muốn giữ được cả bầu lẫn rượu mới, thì cần có bầu mới.
Bầu mới chính là cách sống mới Luật Tôra của Thiên Chúa
như đã được Ngài giải thích lại trong Bài Giảng trên núi.
Kitô hữu được định nghĩa là những người luôn sống trong niềm vui,
bất chấp những bách hại và giá phải trả để làm môn đệ Đức Giêsu.
Chàng rể đã bị đem đi, nhưng Chàng rể vẫn đang ở lại (Mt 28, 20).
Bầu khí của tiệc cưới và rượu mới
vẫn là bầu khí của mọi cộng đoàn Kitô hữu hôm nay.

Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.

Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.

Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối,
xin cho con có lúc thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning Christ)

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
2 THÁNG BẢY
Quyền Bính Đặt Điểm Tựa Trên Lòng Nhân
Quyền bính của Thiên Chúa được diễn tả qua mối quan tâm từ phụ. Một cách nào đó, chân lý này chứa đựng chính cốt lõi của chân lý về sự quan phòng thần linh. Thánh Kinh sử dụng hình ảnh của một Mục Tử Tốt Lành để diễn tả sự thật về lòng từ phụ của Thiên Chúa: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi; tôi sẽ không còn phải thiếu thốn chi” (Tv 23,1). Thật là một hình ảnh độc đáo!
Các biểu tượng cổ xưa của đức tin và của truyền thống Kitô giáo diễn tả chân lý về sự quan phòng bằng từ La tinh “omni-tenens” (nắm giữ tất cả) – ứng với từ Hi lạp “panto-krator” (cai quản tất cả). Tuy nhiên, những ý niệm ấy vẫn chưa nói được gì so với sự hàm súc và vẻ đẹp của hình ảnh người mục tử trong Thánh Kinh. Hình ảnh người mục tử là một hình ảnh đầy ấn tượng có sức mạc khải chân lý về sự quan phòng thần linh.
Thật vậy, người mục tử là một người cầm quyền đầy quan tâm, thực hiện một kế hoạch đời đời đầy khôn ngoan và yêu thương qua việc cai quản thế giới tạo vật và nhất là xã hội loài người (Vat. II, TDTG số 3). Đó là một quyền bính đầy cẩn trọng, bao gồm cả quyền lực lẫn lòng nhân.
Theo bản văn của Sách Khôn Ngoan mà Công Đồng Vatican I trích dẫn, quyền bính ấy “vươn rộng từ chân trời này tới chân trời kia, cai quản mọi sự thật tốt đẹp” (Kn 8,1). Nghĩa là, nó bao trùm lấy, nâng đỡ, bảo vệ, và – một cách nào đó – nó nuôi dưỡng nữa. Quyền bính đó chính là Thiên Chúa chúng ta, Đấng săn sóc chúng ta như mục tử săn sóc đàn chiên của mình.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 02 – 7
Am 9,11-15; Mt 9,14-17.

Lời suy niệm: “Bấy giờ, các môn đệ ông Gioan tiến lại hỏi Đức Giêsu: tại sao chúng tôi và các người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?”
Với người Kitô hữu, chúng ta đều biết trước khi Chúa Giêsu bước vào sứ vụ công khai rao giảng về Nước Trời, Người đã vào hoang địa ăn chay Bốn Mươi Đêm Ngày. Nên đối với Chúa Giêsu việc ăn chay cầu nguyện là đều cần thiết cho đời sống và sứ vụ của mỗi người, Chúa Giêsu không loại bỏ sự ăn chay đối với người môn đệ của Người: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.”
Lạy Chúa Giêsu. Ăn chay và cầu nguyện là hai yếu tố cần thiết cho đời sống đức tin của mỗi người chúng con, và Chúa luôn muốn chúng con thực hiện hai điều này một cách kín đáo. Xin cho chúng con khiêm nhường mỗi khi ăn chay cầu nguyện, để tránh sự khen chê của người đời.
Mạnh Phương


02 Tháng Bảy
Ðấng Cứu Thế Ðang Có Mặt
Ngày kia, có một đan viện phụ Công giáo tìm đến một vị tu sĩ Ấn Giáo tại chân núi Himalaya. Với tất cả ưu tư phiền muộn, vị đan viện phụ trình bày về tình trạng bi đát của tu viện do ông điều khiển. Trước kia, tu viện này là một trong những trung tâm Công giáo thu hút không biết bao nhiêu khách hành hương. Nhà nguyện lúc nào cũng vang lên tiếng ca hát của các tu sĩ và giáo dân đến từ khắp nơi. Các căn phòng lúc nào cũng có người ở... Nay tu viện gần như trở thành một ngôi chùa trống vắng. Làn sóng những người trẻ tìm đến tu viện hầu như tắt lịm. Nhà nguyện vắng kẻ ra người vào. Một số nhỏ tu sĩ còn lại sống trong uể oải buông thả... Vị viện phụ muốn hỏi nhà tu sĩ Ấn Giáo: đâu là nguyên nhân đã đưa đến tình trạng này? Phải chăng vì một tội lỗi tày đình nào đó mà bàn tay Chúa đã đè nặng trên cộng đoàn?
Sau khi nghe đức viện phụ kể lể, vị tu sĩ Ấn Giáo mới ôn tồn nói: "Cái tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn: đó là tội vô tình". Vị tu sĩ Ấn Giáo mới giải thích như sau: "Ðấng Cứu Thế đã cải trang thành một người giữa chư vị, nhưng chư vị đã vô tình không nhận ra Ngài".
Nhận được lời giải thích của vị tu sĩ Ấn Giáo, đức viện phụ mới hối hả trở về tu viện, trong lòng ông không khỏi miên man đặt câu hỏi: "Ai là người được Ðấng Cứu Thế đang mượn hình dáng để trở lại với loài người?". Cả tu viện chỉ có tất cả không đầy mười người. Ðấng Cứu Thế không thể là chính ông, vì ông tự biết mình là một con người tội lỗi yếu hèn. Nhưng ông cũng biết rõ các tu sĩ khác trong tu viện: có người nào toàn vẹn để Ðấng Cứu Thế mượn lấy hình dáng? Thế nhưng, ông vẫn tin theo lời của vị tu sĩ Ấn Giáo để xác quyết rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người nào đó trong cộng đoàn...
Với niềm xác tín ấy, ông quy tu tất cả các tu sĩ lại và loan báo cho mọi người biết rằng Ðấng Cứu Thế đang cải trang thành một người trong nhà. Ðôi mắt của mỗi người mở to ra và ai cũng bắt đầu dò xét từng người trong nhà. Chỉ có điều chắc chắn là: bởi vì Ðấng Cứu Thế đã cải trang, cho nên, không ai có thể nhận ra Ngài được. Thành ra mỗi người trong nhà đều có thể là Ðấng Cứu Thế... Từ đó, ai ai cũng đối xử với nhau như đối xử với chính Ðấng Cứu Thế. Không mấy chốc, bầu khí yêu thương, huynh đệ, sức sống và niềm vui đã trở lại với tu viện. Sự thánh thiện ấy không mấy chốc được đồn thổi đi khắp nơi. Các tín hữu từ khắp nơi trở lại tu viện để tĩnh tâm và cầu nguyện. Nhiều ngưởi trẻ cũng đến gõ cửa Nhà Dòng...
Nếu người người, ai ai cũng nhìn nhau và đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa Giêsu, thì có lẽ hận thù, chiến tranh sẽ không bao giờ có lý do để tồn tại trên mặt đất này. Sự vắng bóng của Thiên Chúa trong xã hội, hay đúng hơn sự vô tình của con người để không nhận ra Thiên Chúa trong cuộc sống: đó là đầu mối của mọi thứ bất hòa, chiến tranh, xáo trộn trong xã hội.
Chối bỏ Thiên Chúa cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại của những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần là một bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thiên Chúa. Khi con người chối bỏ Thiên Chúa, con người cũng trà đạp con người...
Con người là hình ảnh cao quý của Thiên Chúa đến độ Ngài đã trở thành con người và tự đồng hóa với con người. Từ nay, con người chỉ có thể nhận ra Ngài trong mỗi người anh em của mình mà thôi. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch: mỗi một con người đều là hình ảnh của Thiên Chúa và chỉ có xuyên qua tình yêu đối với con người, con người mới có thể đến với Thiên Chúa...
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét