Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

26-05-2018 : THỨ BẢY - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN - THÁNH PHILIPPHÊ NÊRI, Linh Mục - Lễ Nhớ


26/05/2018
Thứ Bảy tuần 7 thường niên
Thánh Philipphê Nêri, linh mục.
Lễ nhớ.


Sinh năm 1515 ti Phirenxê, thánh nhân đến Rôma và dn thân lo cho thanh thiếu niên. Người đi vào con đường trn lành và lp mt hi chuyên phc v người nghèo. Lãnh chc linh mc năm 1551, người lp Dòng Ô-ra-toa, chuyên lo cu nguyn và làm vic bác ái trong gii thanh thiếu niên, các bnh nhân, các tù nhân. Nét ni bt trong đi ca thánh nhân là người yêu thương tha nhân cách thiết thc, đơn sơ và vui v. Người qua đi năm 1595.

Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 5, 13-20
"Lời cầu nguyện của người công chính rất linh nghiệm".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, ai trong anh em buồn sầu, người đó hãy cầu nguyện. Còn ai hân hoan, người đó hãy ca hát thánh vịnh. Ai trong anh em ốm đau ư? Hãy mời các trưởng lão giáo hội đến, để các ngài cầu nguyện và nhân danh Chúa xức dầu cho người đó. Lời cầu nguyện phát xuất tự lòng tin sẽ cứu được bệnh nhân và Chúa sẽ cho người đó được bình phục; và nếu người đó mắc tội, thì sẽ được tha. Vậy anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được cứu độ, vì lời cầu nguyện của người công chính rất linh nghiệm. Elia là con người đau khổ giống như chúng ta, thế mà ông kiên tâm cầu nguyện để trời đừng có mưa, và trời đã không mưa trong ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu nguyện, và trời đổ mưa, đất trổ sinh hoa quả.
Anh em thân mến, nếu ai trong anh em lạc đường chân lý, và có kẻ làm cho người đó trở lại, thì người ấy hãy biết rằng: kẻ làm cho người tội lỗi bỏ đường lầm lạc mà trở lại, sẽ cứu linh hồn người tội lỗi khỏi chết, và che lấp được nhiều tội lỗi.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 140, 1-2. 3 và 8
Ðáp: Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con kêu lên Chúa, xin mau chóng phù trợ con, nguyện nghe tiếng con, lúc con kêu cầu Chúa. Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm, tay con giơ lên thành như của lễ lúc chiều hôm. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin đặt quân gìn giữ miệng và lính canh gác gần cửa môi con. Ôi lạy Chúa, con mắt con hướng nhìn về Chúa, con tìm nương tựa nơi Ngài, xin đừng huỷ mạng sống con. - Ðáp.
  
Alleluia: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 10, 13-16
"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó". Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Thương yêu trẻ em
Ðức Giáo Hoàng Piô X khi nhậm chức Giám mục giáo phận Mantova, Ngài đã nghĩ đến người mẹ hiền và trở về thăm mẹ như để nói lên lòng biết ơn. Trong câu chuyện thân mật với mẹ, Ngài vừa nói vừa khoe chiếc nhẫn Giám mục của mình: "Mẹ xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp không?" Người mẹ mỉm cười đưa chiếc nhẫn cũ kỹ trên bàn tay đầy vết nhăn cho con xem và nói: "Nếu không có chiếc nhẫn này, thì đâu có chiếc nhẫn Giám mục của con".
Thật thế, nếu cha mẹ không để tâm giáo dục con cái, làm sao chúng có thể nên người, nhất là nên người con của Chúa được.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy những cha mẹ tìm cách đem con cái đến với Chúa Giêsu để xin Ngài đặt tay và chúc lành cho chúng. Chúa Giêsu rất thương mến trẻ em, Ngài tỏ ra không hài lòng vì các Tông đồ ngăn cản không cho các cha mẹ đem các trẻ em đến với Ngài. Trái ngược với quan niệm coi khinh trẻ em của các tác giả đạo đức Do Thái, Chúa Giêsu đề cao trẻ em như kiểu mẫu đón nhận Nước Trời: "Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào". Nơi khác, Ngài bảo vệ trẻ em một cách quyết liệt: "Ai làm cớ cho một trong những trẻ nhỏ này sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn".
Cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh dưỡng và giáo dục con cái, để chúng được hạnh phúc đời này, nhất là được hạnh phúc đời sau. Tuy nhiên, có những cha mẹ chỉ lo làm giàu, chứ không quan tâm xây dựng đạo đức cho con cái, cũng có những cha mẹ khoán trắng việc giáo dục đức tin của con cái cho các vị lãnh đạo tinh thần và thiêng liêng, mà quên rằng đó là nhiệm vụ trước tiên của cha mẹ do Bí tích Hôn phối và tình thương yêu đòi buộc. Con cái sống trong gia đình nhiều hơn các nơi khác, và cha mẹ cũng hiểu biết tính tình con cái hơn bất cứ ai khác, đó là những thuận lợi để cha mẹ góp phần vào việc giáo dục con cái.
Nhưng để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cha mẹ phải lo trau dồi kiến thức, cách riêng về tôn giáo, và sống đạo gương mẫu, sao cho con cái thực sự là nguồn hạnh phúc của gia đình và là triều thiên của chính cha mẹ.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả các cha mẹ. Xin Ngài soi sáng để các cha mẹ hiểu biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, đồng thời nhiệt tâm giáo dục con cái và dẫn đưa chúng đến với Chúa.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 7 TN2, Năm chẵn
Bài đọcJam 5:13-20; Mk 10:13-16.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Thiên Chúa.           
            Chúng ta lo lắng quá nhiều trong cuộc sống: bệnh tật, việc làm, gia đình, con cái; nhưng chúng ta có lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì cả, vì chúng ở ngoài tầm tay của chúng ta. Nhiều người lo lắng quá mất ngủ hay sinh bệnh tật; kẻ khác lo lắng quá nên tối ngày cằn nhằn người phối ngẫu hay con cái, làm mất cả hạnh phúc gia đình.
            Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Thiên Chúa như trẻ thơ tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay cha mẹ của chúng. Trong bài đọc I, thánh Giacôbê khuyên các tín hữu những điều cần làm trong khi vui cũng như lúc buồn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, nhất là biết cộng tác với Thiên Chúa trong việc đưa những người xa chân lý trở về với Ngài. Trong Phúc Âm, các môn đệ vì quá lo lắng cho Chúa Giêsu không có giờ nghỉ ngơi, nên xua đuổi các trẻ khi chúng đến với Chúa Giêsu. Ngài bảo các ông hãy cứ để các trẻ nhỏ đến với Ngài, vì Nước Trời là của những ai biết cư xử giống như chúng.    
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.         
1.1/ Những điều quan trọng người tín hữu cần làm: Thánh Giacôbê liệt kê 3 điều quan trọng người tín hữu cần làm.
            (1) Cầu nguyện khi đau khổ và đau yếu: “Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện… Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” Giáo Hội Công Giáo dựa vào câu này để lập phép Xức Dầu Thánh. Linh mục được mời sẽ xức dầu trên trán và hai tay của bệnh nhân, và cầu nguyện cho bệnh nhân được phục hồi sức khỏe. Dĩ nhiên, không phải cứ xức dầu là khỏi bệnh. Bệnh nhân phải biết tuân theo ý Chúa: nếu Ngài muốn để cho sống, Ngài sẽ cho phục hồi sức khỏe; nếu Ngài muốn cất về, xin cho được hưởng Nhan Thánh Chúa.
            Thánh Giacôbê nhấn mạnh đến cả bệnh phần xác: “Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy,” và bệnh phần hồn: “Nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.”
            (2) Hát thánh ca khi vui vẻ để tạ ơn Thiên Chúa: Thánh Phaolô cũng khuyên các tín hữu nên hát thánh ca, thánh thi, cùng thánh vịnh (Eph 5:19; Col 3:16). Mục đích là để ngợi khen và cảm tạ những ơn lành đã nhận được từ Thiên Chúa.
            (3) Thú tội với nhau: “Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực.” Dòng Đa-minh có giờ các tu sĩ thú tội và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Nếu được làm đúng cách và với tinh thần khiêm nhường, việc làm này sẽ giúp thăng tiến bản thân và cộng đoàn.
1.2/ Cộng tác với Thiên Chúa để đưa anh em lạc xa chân lý trở về: Đây có lẽ là điều quan trọng thứ hai sau việc mưu cầu ơn cứu độ cho chính mình. Thánh Giacôbê cho chúng ta một phần thưởng quan trọng của việc làm này: “Kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.” Tội lỗi ai cũng phạm; xưng thú tội lỗi sẽ được Thiên Chúa tha thứ; nhưng để đền bù các hậu quả của tội, chúng ta cần đưa nhiều anh/chị/em về với Ngài. Càng giúp đưa các linh hồn trở về với Thiên Chúa càng nhiều, chúng ta càng được giảm bớt các vạ do tội lỗi của chúng ta mang lại.
2/ Phúc Âm: Tin tưởng Thiên Chúa như trẻ thơ tin vào cha mẹ chúng.
2.1/ Vấn đề với con trẻ: Không phải chỉ có các môn đệ ngăn cản trẻ thơ đến với Chúa Giêsu; nhưng có rất nhiều các cặp vợ chồng ngày nay hay than phiền là không muốn có con, hay chỉ muốn có 2, 3 con. Một số lý do họ nêu ra:
            (1) Sợ con trẻ gây phiền hà: Người lớn hôm nay sợ trẻ con hàn nhà làm họ phải thu dọn tối ngày, họ sợ con trẻ ồn ào làm mất sự yên tĩnh, sợ chúng khóc đêm làm mất giấc ngủ, sợ chúng phá phách làm hư hại đồ dùng trong nhà.
            (2) Sợ phải săn sóc con trẻ: Con trẻ không tự săn sóc chúng, mà chỉ trông cậy hoàn toàn vào người lớn. Nhiều cặp vợ chồng sợ phải tốn thời gian để chăm sóc trẻ em sẽ không còn giờ lo cho bản thân họ.
            (3) Những ngụy biện của con người ngày nay để không có nhiều con trẻ: Sinh nhiều quá lấy chỗ đâu mà sống; khả năng tài chánh không có để lo cho con; sợ con trẻ hư, nên thà đừng có tốt cho chúng hơn.
            Đàng sau những lý do này là chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ. Con người hôm nay sợ phải tốn thời gian săn sóc và dạy dỗ con trẻ, sẽ không còn giờ để săn sóc mình và đi đây đó. Họ sợ sinh con vóc dáng sẽ xấu đi. Họ sợ tốn tiền cho con sẽ không còn thời giờ lo cho mình.
2.2/ Các đức tính của con trẻ: Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu những đức tính của trẻ thơ có, rồi áp dụng chúng vào những người đi tìm Nước Thiên Chúa. Chúng ta chỉ xét tới trường hợp chung của trẻ thơ, chứ không để ý tới trường hợp những trẻ thơ ngoại lệ.
            (1) Thành thật: Trẻ thơ thấy sao nói vậy, chúng không dấu và không sợ ai buồn lòng. Tục ngữ Việt-nam có câu: “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Câu này có nghĩa khi đi ra đường, một người cần hỏi kinh nghiệm của người già; nhưng khi về nhà, một người hỏi trẻ em là biết hết những gì đã xảy ra. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta phải có đức tính này trong các mối liên hệ: “Có thì nói có, không thì nói không; thêm bớt điều gì là do ác quỉ gây nên.”
            (2) Khiêm nhường: Trẻ thơ biết chúng không biết nên rất ham học hỏi tìm tòi. Chúng rất hay hỏi mà không sợ người khác cười nhạo vì những câu hỏi ngớ ngẩn. Chúng xấu hổ khi người khác khen ngợi. Chúng rất dễ hòa đồng với người khác và làm bạn mau chóng, chỉ cần thả chúng xuống nhà ai khoảng thời gian ngắn là chúng có thể chơi chung với nhau rồi. Người lớn thường đối xử với nhau khác, họ cần phải biết gia thế người khác và phải mất thời gian khá lâu để trở thành bạn.
            (3) Vâng lời: Trẻ em rất dễ vâng lời. Cha mẹ, anh chị, các thầy cô, và người lớn nói sao, chúng làm như vậy. Chúng không tranh luận cãi lại, cũng chẳng tìm hiểu lý do tại sao phải làm như vậy. Người lớn không hành động như thế, họ luôn tìm hiểu lý do phải làm, và nhiều khi còn tìm những lý do để không phải làm.
            (4) Tin tưởng: Trẻ thơ rất tin tưởng nơi cha mẹ, nhưng không dễ tin người ngoài. Đối với chúng, cha mẹ nói gì, chúng tin là có. Thiên Chúa muốn chúng ta đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Ngài; tất cả những Ngài đã nói, sẽ xảy ra; và những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ ban cho con người.
            (5) Yêu mến: Trẻ thơ không biết hận thù, chúng yêu mến cha mẹ và những người làm ơn cho chúng. Nếu chúng có giận dỗi, chúng sẽ làm hòa mau chóng vì chúng rất dễ quên. Người lớn không dễ dàng tha thứ. Có những mối hận họ sẽ không bao giờ quên, và để được tha thứ, họ đòi nhiều điều kiện.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
            Tất cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và sợ nguy hiểm là những lý do khiến chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối xử với tha nhân.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

26/05/18 – THỨ BẢY TUẦN 7 TN
Th. Phi-líp-phê Nê-ri, linh mục
Mc 10,13-16

VUI TƯƠI THEO CHÚA
“Cứ để trẻ em đến với Thầy, vì những ai giống như chúng mới được vào Nước Thiên Chúa. Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào.” (Mc 10,14-15)
Suy niệm: Xưa cũng như nay, mấy khi người ta lấy trẻ em như mẫu gương cho người lớn. Ngạn ngữ Anh nhắn nhủ: “Trẻ em nên được trông chừng chứ không nên nghe theo chúng.” Triết gia Platon nổi tiếng cũng than phiền: “Sánh với các dã thú, một đứa con trai là khó điều khiển nhất.” Thế mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su lại lấy trẻ em làm khuôn mẫu cho người lớn, mà lại là khuôn mẫu trong một vấn đề cực kỳ hệ trọng, đó là chuyện đi vào Nước Trời! Đức Giê-su không dạy ta có thái độ ấu trĩ, ỷ lại, khoán trắng cho Thiên Chúa những gì mình có thể làm được. Ngài muốn chúng ta đón nhận Tin Mừng Nước Trời và Lời Hằng sống của Ngài với tâm tình đơn sơ, hồn nhiên, không so kè tính toán hơn thiệt, tâm tình của một người con thảo hiếu.
Mời Bạn: Có thái độ hồn nhiên, đơn sơ khi đón nhận Nước Trời, vui tươi khi chấp nhận sống theo Lời Đức Giê-su mà không tính toán thua lỗ, mất mát.
Chia sẻ: Tôi có hay so đo tính toán khi theo Chúa, khi dấn thân phục vụ trong một đoàn thể không? Nếu có, tôi sẽ làm gì để sửa đổi?
Sống Lời Chúa: Ngày hôm nay tôi sẽ đọc và sống Lời Chúa với tâm trạng vui tươi, đơn sơ vì biết rằng Chúa yêu thương tôi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con xin cảm tạ Chúa đã thương cho chúng con trở thành con cái Chúa. Xin cho chúng con đi theo Chúa với tâm tình vui tươi, đơn sơ, hồn nhiên vì biết rằng Chúa luôn yêu thương chúng con.
(5 Phút Lời Chúa)


Ngài ôm các trẻ em (26.5.2018 – Thứ Bảy Tuần 7 Thường Niên B)

Suy nim:
Bài Tin Mng hôm nay k chuyn Đc Giêsu vi tr em.
Chc các em còn nh nên cn có người đưa các em đến vi Ngài.
Đó có th là cha m hay mt người trong gia tc.
Nhng người đưa các em đến phi có lòng tin vào Đc Giêsu.
H đưa con ca h đến gp Đng mà h tin là Người ca Thiên Chúa.
H không mong Thy Giêsu cha bnh hay cho con mình bánh ko.
Điu h mong là được Ngài chm tay vào chúng (c. 13).
Mt cái chm tay rt nh ca Thy, mt cái chm nh ca Thiên Chúa.
H mong có s tiếp xúc gia chính tay Thy vi thân xác con cái h.
Ơn phúc lành đến qua tay, qua s tiếp xúc đơn sơ.
Thy Giêsu rt vui lòng làm chuyn đó.
Nhưng các môn đ li không nghĩ như vy.
H nghĩ chơi vi tr em ch t mt thì gi, b quy ry vì n ào, ln xn.
V li, tr em thì đâu có xng đáng đ được gp Thy.
Bi vy h đã ngăn cm không cho các em đến vi Đc Giêsu.
Nói chung h vn chưa hiu ra bài hc mi đây ca Thy (Mc 9, 36-37).
Khi thy các môn đ ngăn cn, Thy Giêsu đã ni gin thc s.
Chc Ngài gin vì không hiu được sao các ông vn hp hòi đến thế,
sao các ông vn chưa đi được cái nhìn ca mình v tr em.
“Hãy đ tr em đến vi Thy, đng ngăn cm chúng (c. 14).
 Đây là mt mnh lnh nghiêm chnh và có giá tr mãi.
Tr em có ch trong trái tim Giêsu.
Thy Giêsu dù bn bu nhưng vn có gi cho các em gp g.
Ngài không coi chuyn chơi vi các em là phin phc.
Chúng ta chng nhng không được ngăn cn,
mà còn phi giúp đưa các em đến vi Thy Giêsu.
Chúng ta là cha m, là thy ca các em,
nhưng mt khác chúng ta li là hc trò đ hc hi nơi các em.
“Vì Nước Thiên Chúa thuc v nhng ai ging như chúng (c. 14).
Chúng ta cn hc nơi các em lòng biết ơn, s cy da và khiêm nhu.
“Ai không đón nhn Nước Thiên Chúa như mt tr em,
thì s chng được vào (c. 15).
Như thế phi hc cách đón ly Nước Tri như tr thơ,
nghĩa là đón ly như mt quà tng mà mình không xng,
đón ly vi s ng ngàng, ca ngi, tri ân.
Hãy nhìn Thy Giêsu bng các em nh trên cánh tay (c. 16; Mc 9, 36).
Hãy nhìn nét mt hnh phúc ca Thy.
Thy chng nhng chm đến các em, mà còn bng các em.
Thy còn trnh trng chúc lành bng cách đt hai bàn tay trên các em.
Rõ ràng Thy Giêsu quý các em, và Ngài không mun ta làm hư các em.
Thế gii hôm nay có bao điu ngăn cn không cho tr em gp Chúa.
Bao tr thơ đã b lm dng t nh, b ngược đãi, b bt làm nô l,
b tht hc, b b rơi, b ném vào cuc đi quá sm.
Bao tr thơ b suy dinh dưỡng, b bnh tt và chết khi còn trong lòng m.
Bao tr thơ thèm được chút hơi m ca tình thương gia đình.
Nht là có nhng tr em đã sm mt tui thơ
và dính vào thói hư ca người ln như nghin ngp, phm ti hình s.
Hãy giúp các em làm quen vi Giêsu và đng làm gương xu cho các em.
Hãy đón tiếp các em đ gp được chính Thy Giêsu
và gp được chính Thiên Chúa (Mc 9, 37).
Cu nguyn:

Ly Cha nhân ái, t tri cao,
xin Cha nhìn xung
nhng gia đình sng trên mt đt
trong nhng khu chut ti tàn
hay bit th sang trng.

Xin thương nhìn đến
nhng gia đình thiếu vng tình yêu
hay thiếu nhng điu kin vt cht ti thiu,
nhng gia đình bun bã vì vng tiếng cười tr thơ
hay vt v âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đ nhng gia đình đã thành ha ngc
vì cha đy di trá, ích k, dng dưng.

Ly Cha, xin nhìn đến nhng tr em trên thế gii,
nhng tr em cn s chăm sóc và tình thương
nhng tr em b lm dng, bóc lt, buôn bán,
nhng tr em lc lõng bơ vơ, không được đến trường,
nhng tr em b đánh cp tui thơ và tr nên hư hng.

Xin Cha thương bo v gìn gi
tng gia đình là hình nh ca thánh Gia Tht,
tng tr em là hình nh ca Con Cha thu u thơ.
Xin Cha sai Thánh Thn Tình Yêu
đem đến hnh phúc cho mi gia đình;
nhưng xin cũng nhc cho chúng con nh
hnh phúc luôn trong tm tay
ca tng người chúng con. Amen.
 Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
26 THÁNG NĂM
Tin Mừng Cho Mọi Người
Bạn là tín hữu? Bạn hãy sống đức tin của mình và hãy chuyển trao đức tin cho con em mình. Hãy nêu chứng tá đức tin bằng chính cuộc sống. Bạn hãy yêu mến Giáo Hội như một hiền mẫu. Hãy sống trong Giáo Hội và vì Giáo Hội. Hãy dành chỗ cho mọi người trong trái tim bạn. Hãy thứ tha nhau và hãy gieo rắc hòa bình bất cứ nơi nào bạn có mặt.
Bạn không phải là tín hữu? Hãy tìm kiếm Thiên Chúa, vì Ngài đang kiếm tìm bạn đó!
Bạn đang gặp đau khổ? Hãy vững lòng. Vì Đức Kitô đã từng nếm cảm niềm đau; Người sẽ ban cho bạn sức mạnh để đương đầu với nỗi ê chề của bạn.
Bạn là người trẻ? Hãy làm một cuộc đầu tư tốt nhất cho cuộc đời mình, vì cuộc đời bạn là một kho tàng hết sức quí giá.
Và với tất cả mọi người, tôi sẽ nguyện chúc: Xin ân sủng Thiên Chúa đồng hành với các bạn trong mỗi phút giây của cuộc sống thường ngày.
Và xin đừng quên: Hãy ân cần đón nhận các trẻ thơ ngay từ khoảnh khắc đầu tiên của các em. Ước gì lời chào tốt lành từ ban sơ dành cho các em sẽ mở ra cho các em một cuộc sống tràn đầy ân phúc – đó là niềm mong mỏi của bạn, của tôi, và là niềm mong mỏi của toàn thể Giáo Hội.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 26/ 5
Thánh Philípphê Nêri, linh mục
Gc 5, 13-20; Mc 10, 13-16.

Lời suy niệm: Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu; để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: ‘Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.”
            Điều này cho mỗi người chúng ta thấy, Chúa Giêsu rất yêu thương các trẻ nhỏ, bởi vì trẻ nhỏ thường là rất đơn sơ, nụ cười của các trẻ nhỏ không có sự ẩn chứa nào trong đó, các em dễ vâng lời và thích thú được vâng lời để thể hiện chính mình và làm đẹp lòng người nói chúng, khi  âu yếm chúng, đặc biệt các trẻ nhỏ thường đặt niềm tin vào người yêu mến chúng; đồng thời Chúa Giêsu cũng cho mỗi người chúng ta thấy được sự tôn trọng và đáp lại lòng mong muốn của các bà mẹ đối với Chúa, khi muốn đưa con mình đến gần Chúa, để chúng được Người đặt tay chúc lành.
            Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi gia đình Công Giáo chúng con có những người mẹ biết dâng con mình cho Chúa, không những chỉ trong ngày chịu phép rửa tội, nhưng biết dẫn đưa con cái mình đến với Chúa Giêsu qua cầu nguyện và đến với Thánh lễ cũng như các bí tích cần hiết thích hợp cho con cái mình.
Mạnh Phương



Gương Thánh Nhân

Ngày 26-05: THÁNH PHILIPPHÊ NÊRÔ
Linh Mục (1515 – 1595)
Thánh Philipphê Nêrô sinh năm 1515 tạo Florence. Bị mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, nhưng Philipphê có một bà Dì nhất mực yêu thương. Ngược lại Philipphê cũng rất vui tươi và ngoan ngùy đang cho mọi người yêu thích. Ngài hấp thụ được đức tin sâu xa nôi cha mẹ và các cha dòng Daminh ở tu viện thánh Marcô.
Năm 1533 Ngài đến sống với người cậu ở gần Naples để tập nghề kinh doanh. Ong cậu không có con thừa tự nên muốn dành gia tài cho Philipphê, nhưng thánh nhân thấy mình không có ơn gọi để sống cuộc đời như vậy. Và Ngài đi bộ về Roma, không tính toán cũng không có đồ dùng chi, Philipphê sẽ sống và chết tại Roma.
Một người đồng hương ở Roma cho Philipphê một căn phòng với điều kiện là dành ít thời gian dạy dỗ cho con cái họ. Thánh nhân đã sống đời cầu nguyện và học hành trong cô tịch, ngày ăn một bữa với bánh mì, nước và trái ôliu, ngủ trên sàn nhà. Trong khi theo môn triết học và thần học, Ngài vẫn tìm cách lôi kéo bạn bè vào nếp sống đạo đức, lo cải hoá người khác. Như vậy chính thánh nhân cũng bị cám dỗ và phải cố gắng để tự chủ, Ngài tăng thêm lời cầu nguyện và các việc hy sinh hãm mình.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1544, trong khi cầu nguyện, Ngài thấy một vật gì như trái banh bằng lửa xoáy vào trong tim gây nên một cơn bệnh và một vết thương xưng lên dầu không đau đớn gì. Trong cuộc khám nghịệm sau khi chết người ta thấy hai xương sườn phía trên bị gãy và tạo ra một khoảng rộng lớn hơn.
Sau nhiều năm, Ngài bán hết sách vở và bắt đầu lo cho linh hồn người khác hơn là cho mình. Ngài hòa mình với các bạn trẻ ở các ngã tư , các cửa tiệm và các bờ sông, dùng đến sức thu hút tự nhiên lẫn siêu nhiên để dẫn họ về đường ngay.
Hòa mình vào nhóm các nhà giảng thuyết, Philipphê đã gây được nhiều ảnh hưởng nơi các giáo dân lẫn lương dân. Người ta cho rằng: Ngài làm nhiều phép lạ. Tuy nhiên, thánh nhân rất khiêm tốn và không dám nhận chức linh mục. Cuối cùng theo lời khuyên của cha giải tội, Ngài thụ phong linh mục năm 1551. Nhiệt tâm của Ngài thật mãnh liệt khi Ngài cử hành thánh lễ đầu tiên đến nỗi như có một luồng ánh sáng từ Ngài phát ra. Phần lớn thời gian trong ngày và cả ban đêm Ngài dành vào việc ngồi tòa giải tội. Nhận thấy có nhiều thanh niên và trẻ em biếng nhác, Ngài mở cửa không cho chúng vui tươi trò chuyện ca hát. Căn phòng ấy được mệnh danh là “Ngôi nhà của nịềm vui Kitô giáo”. Mỗi chiều Ngài tổ chức buổi cầu nguyện chung cho các tín hữu. Muốn cho lời cầu nguyện khởi sắc, Ngài nhờ người bạn danh tiếng là nhạc sĩ Palestrina phổ nhạc các thánh thi. Nhà nghệ sĩ này coi Ngài như một người cha và đã qua đời trong cánh tay Ngài. các linh mục muốn dấn thân phù giúp Ngài đã họp thành một hội ái hữu và đó là tiền thân của dòng giảng thuyết.
Thánh Philipphê làm việc với một tính khí vui tươi đặc biệt. Ngày kia cộng đoàn một bạn trẻ đến báo tin cho Ngài biết hạnh phúc của mình đã được thân phụ cho theo học luật. Sau khi phác họa niềm vui hạnh phúc của mình như thế nào rồi, anh nghe hỏi:
– Học xong anh sẽ làm gì ?
– Con sẽ đậu bằng tiến sĩ luật .
– Rồi sao nữa ?
– Con sẽ cãi những vụ kiện quan trọng, khó khăn để thành danh tiếng.
– Rồi sao nữa ?
– Con sẽ nên danh giá và giàu có thỏa lòng mong ước .
– Rồi sao nữa ?
– Con sẽ sống sung sướng và hạnh phúc.
– Rồi sao nữa ?
– Rồi sao nữa ? sao nữa ? rồi con chết.
– Thánh nhân cao giọng hỏi tiếp: Rồi sao nữa ?
Và bạn trẻ không biết trả lời ra sao nữa, nhưng câu hỏi đã lọt vào trong tâm hồn cho đến khi hiến mình trong tu viện và chết lành thánh.
Cũng với tính khôi hài này. Thánh Philipphê đã sửa dạy được nhiều nết xấu của người ta. Chẳng hạn một phụ nữ quen tật nói xấu người khác được nghe thánh nhân dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp Ngài. Chị ta ngạc nhiên làm và như vậy. Tới nơi thánh nhân dạy : – Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.
Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: – Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không ?
Và thánh Nhân khuyên nhủ : – Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.
Với những bức thư của thánh Phanxicô Xavier từ phương Đông gởi về, thánh Philipphê đã tìm cách theo Ngài để gieo vãi chính máu mình cho Chúa Kitô. Nhưng một thày dòng khổ tu đã nói với thánh nhân : – Dân An độ của Ngài ở tại Roma này.
Thế là thánh nhân ở lại Rôma trở thành “Tông đồ thành Rôma”.
Năm 1622 khi được phong thánh, thì Phanxicô Xavie vị “Tông đồ của dân An độ” cũng được tuyên phong với Ngài.
Năm 1575, Đức giáo hoàng Gregoriô XIII đã cho Ngài và anh em linh mục thuộc nhóm Ngài một nhà thờ. Họ tái thiết thành một nhà thờ mới và ngày nay cũng chính là nhà mẹ ở Roma của dòng giảng thuyết. Philipphê được đặt làm bề trên của hội dòng mới, dòng giảng thuyết. Ngài hướng dẫn anh em trong dòng sống như như các linh mục triều, không có lời khấn nào đặc biệt, nhưng liên kết với nhau trong tình yêu thương nhau, trong một mục đích là phục vụ các linh hồn bằng việc cầu nguyện, giảng dạy và ban các phép bí tích. Ngài không đặt ra nhiều lề luật và ngày nay có tới 40 nhà dòng giảng thuyết gồm các phần tử sống theo đường lối của thánh Philipphê Nêrô.
Năm 1595, thánh Philipphê ngã bệnh. Ngày 25 tháng 5 Ngài dâng lễ và ngồi tòa như thường lệ. Nhưng sáng hôm sau Ngài bị thổ huyết, trong khi giơ tay chúc lành cho cộng đoàn và miệng lẩm bẩm : – Đây là tình yêu của con, hạnh phúc của lòng con và thánh nhân đã phó mình cho tình yêu.
(daminhvn.net)



26 Tháng Năm
Sức Mạnh Lời Chúa
Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nổi.
Hắn ta tàn nhẫn hạ sát đàn ông, phụ nữ, kể cả trẻ em. Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết. Nhưng cuối cùng hắn cũng bị bắt và bị kết án tử hình.
Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ thử khuyên nhủ hắn, nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ cũng không làm cho hắn mảy may động tâm, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với một cặp mắt dữ tợn như một hung thú.
Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho hắn quyển Tân Ước, với một hy vọng mỏng manh là hắn ta sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động nơi tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực. Niềm hy vọng của họ đã trở thành sự thật. Ishi-I đã đọc và những câu chuyện trong Tân Ước hình như có một sự thu hút mãnh liệt khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Câu Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha trên thập giá: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”, đã thắng sự chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn. Sau đó anh thuật lại: “Ðọc đến câu này tôi mới dừng lại. Con tim tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu hay tôi phải gọi đó là lòng thương xót của Ngài? Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin”.
Ông Chrgwin, tác giả đã viết câu chuyện trên trong quyển sách mang tựa đề “Thánh Kinh trong thế giới truyền giáo” đã kết thúc câu chuyện bằng sự ngạc nhiên tột độ của những nhân viên nhà giam có phận sự đến dẫn độ Ishi-I đi hành quyết. Họ đã không gặp được tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một con người hòa nhã, lễ độ. Ishi-I, tên sát nhân đã được Lời Chúa tái sinh.
Lời Chúa có sức mạnh vạn năng. Lời Chúa có thể biến đổi tâm hồn một tên sát nhân giết người không gớm tay như anh Tokichi Ishi-I và bao tâm hồn sa ngã khác. Lời Chúa có thể là động lực cho bao công tác bác ái của các tu sĩ nam nữ, đang dấn thân phục vụ những trẻ con bị bỏ rơi, những người già nua hấp hối không ai chăm sóc, những kẻ phải sống bên lề xã hội.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét