Trang

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Các Kitô hữu ở Indonesia thúc đẩy sự hòa hợp và tình huynh đệ


Các Kitô hu Indonesia thúc đy s hòa hp và tình huynh đ

Jakarta - “Người Công giáo Indonesia tiếp tục tìm cách thúc đẩy tình huynh đệ trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa của đất nước. Họ thực hiện điều này thông qua đối thoại và những hành động thực tế kiến tạo hòa bình đích thực”. Đây là điều mà cha Benny Susetyo, linh mục Công  giáo nói với Hãng tin Fides. Cha là một nhà tư vấn cho Fides về giáo dục cho Pancasila, một đơn vị được tạo lập bởi Tổng thống Joko Widodo vào năm 2017 bao gồm các thành viên của các tổ chức và của các cộng đoàn Indonesia, thúc đẩy việc thực hiện Pancasila, "Hiến chương của năm nguyên tắc", nền tảng của quốc gia.
Trước tình trạng các hành động khủng bố làm tổn hại sự sống chung và làm cho tình hình căng thẳng giữa đa số người Hồi giáo và thiểu số, tiêm nhiễm virus không khoan dung; cha Benny Susetyo khẳng định rằng: "Người Công giáo được kêu gọi cải thiện cuộc đối thoại bằng cách tạo ra mối quan hệ hài hòa với những người thân cận và kiến tạo một bầu khí tôn trọng hổ tương và nhân từ". Bình luận về các vụ đánh bom tự sát gần đây ở Surabaya, và các hành vi chống lại các nhà thờ, cha Susetyo nói: "Đau khổ và bạo lực làm tổn thương lương tâm, nhưng linh hồn tự do không bao giờ sợ. Thân xác có thể bị phá hủy, nhưng chúng tôi vẫn đoàn kết và trung tín dưới lá cờ của Pancasila. Chúng tôi hiệp nhất vì chúng tôi yêu đất nước. Chúng tôi cố gắng chống khủng bố với ngôn ngữ của tình yêu".
Bộ trưởng Lukman Hakim Saifuddin, thành viên của Hãng tin, hy vọng rằng người ta có thể mang trở lại trong ký ức chung của dân tộc thông qua các nhà lãnh đạo tôn giáo, các giá trị của Pancasila. Và ông nhấn mạnh: “Tất cả các nguyên tắc hiện diện trong Pancasila của chúng tôi về cơ bản là các giá trị tôn giáo" .
La Pancasila, hiến chương của năm nguyên tắc được truyền cảm hứng của nhà nước Indonesia (niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, nhân quyền và dân quyền, thống nhất  Indonesia, dân chủ được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan, công bằng xã hội) được sinh ra vào ngày 1 tháng 6 năm 1945 khi tổng thống đầu tiên Sukarno trình bày cho Ủy ban Độc lập trong một bài phát biểu mang tên "Sự ra đời của Pancasila".  (Agenzia Fides 19/5/2018)
Ngọc Yến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét