Tình hình căng thẳng gia tăng tại Thánh Địa
GIÊRUSALEM: Tình hình Thánh Địa xem ra yên tĩnh, nhưng người
ta lo sợ sẽ có biến động vào ngày 14 tháng 5, khi Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được chính
thức rời về Giêrusalem.
Linh Mục Pietro Filet, tổng thư ký HĐGM Thánh Địa, đã cho
hãng tin SIR của HĐGM Italia biết như trên. Ngày mùng 6 tháng 12 năm 2017 tổng
thống Mỹ Donald Trump thừa nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel, và quyết định
rời Tòa đại sứ Hoa Kỳ về Giêrusalem ngày 14 tháng 5, nhân kỷ niệm 70 năm thành
lập nước Israel. Tổ chức Hamas huy động người dân Palestin biểu tình ngày 15
tháng 5 trong bối cảnh cuộc “Tuần hành trở về”, qua đó phong trào Hamas đòi quyền
của người Palestin tỵ nạn hay đã bị người Israel đuổi đi được trở về
các vùng đất họ đã sinh sống hồi năm 1948 nhưng nay bị Israel chiếm đóng. Đức
Cha Giacinto Boulos Marcuzzo, phụ tá Đức Thượng Phụ công giáo Giêrusalem
Palestina, cho biết các anh em Do thái vui mừng, trong khi các anh em Hồi giáo
và kitô hữu A rập Palestine rất lo âu vì những gì đang xảy ra: từ việc chuyển
tòa đại sứ Hoa Kỳ về Giêrusalem cho tới các cuộc đụng độ trên cao nguyên Golan
và các căng thẳng giữa Israel và Iran, cũng như các vụ biểu tình trong dải
Gaza, tất cả chỉ khiến cho tiến trình hòa bình ngày càng xa rời Thánh Địa. Hòa
bình đỏi hỏi các quyết định khác, chứ không phải bạo lực.
** ĐC Marcuzzo cũng cho biết mỗi ngày thứ sáu đều là dịp cho
các căng thẳng và đụng độ xảy ra giữa người Palestine và quân đội Israel. Chính
trong bối cảnh căng thẳng này các Giáo Hội Kitô Thánh Địa đưa ra lời kêu gọi, sẽ
được chính thức gióng lên trong cuộc gặp gỡ đại kết hòa bình ngày mùng 7 tháng
7 tới đây tại Bari nam Italia, do ĐTC Phanxicô triệu tập để cầu nguyện cho hòa
bình tại Trung Đông. Chúng tôi kêu gọi giới lãnh đạo chính trị của mọi quốc gia
liên hệ trong vùng Trung Đông từ bỏ các ý thức hệ và các lợi lộc riêng tư, và
biết lo cho lợi ích của mọi dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, giữa các bóng tối
bao phủ Thánh Địa cũng có một vài ánh sáng hy vọng. Đó là số các tín hữu hành
hương ngày càng gia tăng, nhất là từ các nước Đông Âu, Nga và Ucraina đứng hàng
đầu. Nhưng cũng có các tín hữu đến từ các nước Á châu như Việt Nam, Trung Quốc,
Malaysia Philippines, Indonessia, Đại Hàn và Nhật Bản. ĐC cho biết không có gì
nguy hiểm đối với các tín hữu hành hương. Họ có thể viếng thăm các nơi thánh trong
an bình.
Tuy nhiên, linh mục Mario da Silva, cha sở giáo xứ Thánh Gia
trong dải Gaza, cho biết tình hình tại đây rất căng thẳng. Cha xin mọi người cầu
nguyện nhiều cho hòa bình tại Thánh Địa, và cách riêng tại Gaza. Tình hình kinh
tế xã hội rất tồi tệ vì có tới 40% tổng số người Palestine không có công ăn việc
làm, vì cuộc phong tỏa của chính quyền Israel. Cuộc sống của các gia đình trong
các ngày tới đây sẽ còn thê thảm và khó khăn hơn nữa (REI 11-5-2018)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét