Đức tin kiên cường của Marjorie
Waefler, người mẹ có con mắc chứng tự kỷ
Năm lên 6 tuổi, cậu bé Silas, con trai của ông bà Simi và
Marjorie Waefler, bị mắc chứng tự kỷ. Một hội chứng không xác định được gọi là
"Heller", ảnh hưởng nặng nề trên các trẻ em trên thế giới, từ ngày đến
đêm. Trong cuốn sách “Đàng sau nụ cười của bạn”, bà Marjorie và gia đình bà đã
làm chứng về kinh nghiệm sống với Thiên Chúa.
Trong ngôi nhà ở Thụy sĩ, ông bà Simi và Marjorie cùng 4 người
con của họ cầu nguyện mỗi sáng và cùng nhau đọc một đoạn Kinh thánh trước khi bắt
đầu ngày mới. Silas, 9 tuổi, tham dự giờ cầu nguyện theo cách riêng của mình,
hát thật to và ồn ào các bài thánh ca ngợi khen Chúa. Silas chỉ nói được từ hai
năm nay. Năm 2014, Silas đang khỏe mạnh, thình lình hội chứng Heller đã xảy ra
với cậu bé mà không hề có dấu hiệu báo trước. Trong sáu tháng, Silas đã mất đi
khả năng nói, tiếp đến cậu bé mất luôn sự hiểu biết, bất kỳ ý nghĩa xã hội nào,
hoặc thậm chí là sự sạch sẽ. Mỗi ngày Silas bị mất đi một điều gì đó. Người ta
nghĩ rằng cậu bé sẽ chết.
Căn bệnh thoái hóa của đứa trẻ đã khiến gia đình Waefler rơi
vào thử thách mà họ không thể tưởng tượng được. Sáng ngày 7 tháng 12 năm 2014,
khi Silas ăn sáng, dường như cậu bé hoàn toàn bị chìm trong những đám
mây. Silas không trả lời nữa ... cậu bé xa cách với gia đình ... và cậu bé
không bao giờ trở lại như trước nữa. Đó là một cú sốc lớn, bà mẹ Marjorie kể lại.
Khi Silas vẫn còn nói được, cậu bé bị ảo giác. Là đứa trẻ rất yêu thích hồ
bơi nhưng cậu bé không muốn đến đó, vì cậu thấy cá mập ở đó.
Vào thời điểm đó, gia đình họ đang sống ở Jordan, cùng với
những người tị nạn. Là những người theo Tin Lành, Marjorie và chồng bà từ lâu
đã tham gia vào hội “Những người kiến tạo niềm vui”, một tổ chức Kitô giáo mà
bà Marjorie là người linh hoạt giới trẻ. Nhưng không lâu sau đó, gia đình họ phải
trở về Thụy Sĩ vào tháng 10 năm 2015, vì ở Jordan không có những điều kiện tốt
cho người mắc chứng tự kỷ như Silas.
Tại sao không phải chúng ta?
Đức tin sẽ giúp ích rất nhiều cho họ. Bà Marjorie kể: “Lúc đầu,
chúng tôi cầu nguyện rất nhiều để Silas được chữa lành. Nhưng không có gì thay
đổi. Vì vậy, chúng tôi cầu nguyện để chúng tôi biết chấp nhận.” Chấp nhận cuộc
sống mới của họ và chấp nhận cậu bé Silas đã thay đổi rất nhiều. Thay vì hỏi
Chúa “tại sao lại là chúng con”, ông bà tự hỏi mình “tại sao không phải là
chúng ta? Tại sao chúng ta không bị bệnh và khuyết tật?” Sau những gì đã xảy
ra, trong khoảng thời gian kéo dài hai năm mà bà Marjorie gọi là “thời gian
tang tóc”, thời gian cần thiết để đón nhận sự thay đổi tàn bạo này, lòng
tín thác của bà nơi Thiên Chúa lớn mạnh hơn. Bà chia sẻ: “Chúng tôi luôn
luôn chắc chắn rằng tất cả mọi thứ đều tốt cho những người yêu mến Thiên Chúa.”
(Rom 8,28).
Tuy nhiên, những người xung quanh bà thì nói rằng “Thiên
Chúa thật là bất công.” Tuy nhiên gia đình bà không cảm thấy như vậy. Bà chia sẻ
tiếp: “Chúng tôi tự hỏi làm thế nào để làm chứng về lòng tốt của Thiên Chúa
trong tình huống này, khi phải đối mặt với khuyết tật. Nhưng có những giờ phút
tăm tối! Khi bạn cầu nguyện để được chữa lành nhưng nó không xảy ra như điều bạn
muốn, thì điều này thật khó để chấp nhận.”
Trở lại Kitô giáo vào năm 14 tuổi và được rửa tội vào năm 16
tuổi, Marjorie có ơn gọi trở thành nhà truyền giáo ở các nước Ả Rập. Phải rời
khỏi Jordan, bà Marjorie dự định sẽ trở lại đất nước này vào mùa hè này cùng với
gia đình của bà và Silas sẽ cùng đi với họ. Bà khẳng định: “Niềm vui mà Thiên
Chúa ban cho chúng tôi đã giúp chúng tôi vượt qua những nghịch cảnh. Bất kể thử
thách nào, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta!” (Aleteia
21/02/2018)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét