Thái độ của Giáo hội về người
li dị rồi tái hôn
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã có
bài phỏng vấn dài trên chuyến bay từ Ciudad Juarez, Mễ Tây Cơ, về Roma, và trả
lời cho hàng loạt câu hỏi thuộc nhiều vấn đề, từ Donald Trump, mối quan hệ giữa
Đức Gioan Phaolô II và một phụ nữ Mỹ, cho đến cuộc gặp với Thượng phụ Kirill và
các phản ứng tiêu cực từ một vài người Công giáo ở Ukraine.
America Mag | Gerard O’Connell
| 18-02-2016
Một ký giả hỏi Đức Giáo
hoàng:
Một vài người thắc mắc, làm
sao mà giáo hội kêu gọi thương xót, lại dễ tha thứ cho một người giết người hơn
là người li dị rồi tái hôn?
Và ngài trả lời:
Cha thích câu hỏi này. Hai hội
đồng đã bàn về gia đình. Và giáo hoàng đã nói suốt năm qua về gia đình trong
các buổi Giáo lý Tiếp kiến chung. Vấn đề này có thật, con đã nêu ra rất tốt.
Trong văn kiện hậu hội đồng,
sẽ được phát hành, có lẽ là trước Phục Sinh, trong một chương nêu ra sự thật là
nhiều gia đình xung đột và tổn thương. Đây là một trong những mối bận tâm. Và một
việc nữa là chuẩn bị tiền hôn nhân. Nếu con nghĩ đến chuyện làm linh mục, thì
con có 8 năm học hành và chuẩn bị, và rồi sau một thời gian theo học, con muốn
từ bỏ, thì cứ xin về, mọi việc tốt đẹp. Nhưng còn về bí tích hôn phối, vốn là cả
cuộc đời, thì lại chỉ có vài ba cuộc trò chuyện. Chuẩn bị tiền hôn nhân rất
quan trọng. Đây lại là điều mà giáo hội không xem trọng, ít nhất là ở quê hương
của cha, ở Mỹ La tinh, việc này không được xem trọng cho lắm.
Vài năm về trước, ở quê hương
cha, có một thói gọi là ‘accasiamento de apuro’ hay cưới chạy, bởi đứa trẻ
trong bụng đã lớn, và để giấu diếm về mặt xã hội, phải cưới chạy vì danh dự gia
đình. Như thế, hai người không tự do. Nhiều lần, các cuộc hôn nhân như thế là
vô hiệu. Là giám mục, cha cấm các linh mục chuẩn cho các cuộc hôn nhân này. Khi
có những chuyện như thế, cha muốn nói rằng, cứ để đứa bé ra đời, và hai người cứ
trong tình trạng đính hôn, và khi họ thấy có thể tiếp tục với nhau trọn đời,
thì cứ tiếp tục và kết hôn.
Một chương nữa đáng chú ý là
về giáo dục cho trẻ em, các em là nạn nhân của những vấn đề trong gia đình.
Ngay cả những vấn đề mà người chồng hay người vợ đều không mong muốn. Ví dụ
như, các nhu cầu của công việc. Khi người cha không có thời gian rãnh rỗi để
nói chuyện với con cái, khi người mẹ không có thời gian nói chuyện với con cái.
Khi cha giải tội cho các vợ
chồng, cha hỏi xem họ có bao nhiêu con? Một vài người sợ cha sẽ hỏi tại sao
không sinh thêm? Rồi cha hỏi câu thứ hai: ‘Con có chơi với con cái mình không?’
Đa số nói, ‘nhưng thưa cha, con không có thời gian. Con làm việc cả ngày.’ Con
cái là nạn nhân của một vấn đề xã hội gây tổn thương cho gia đình.
Đây là vấn đề …cha thích câu
hỏi của con. Cha mẹ không có thời gian chơi với con cái, và con cái là nạn nhân
của vấn đề xã hội này.
Một điều đáng chú ý nữa, là
trong buổi gặp với các gia đình ở Tuxtla, có một cặp vợ chồng, đã kết hôn lại
sau khi li dị. Họ được chung phần trong giáo hội. Từ khóa của công đồng, mà cha
muốn nhắc lại, đó là ‘chung phần’ vào đời sống của giáo hội, các gia đình bị tổn
thươn, những người tái hôn vv…chung phần trong giáo hội. Và không được quên các
trẻ em. Các em là nạn nhân đầu tiên, cả về sự tổn thương, về tình trạng nghèo
khổ, về công việc vv…
Nhưng liệu họ có được rước lễ
không?
Đây là điều cuối cùng. Chung
phần họ trong giáo hội, không có nghĩa là họ được rước lễ. Cha biết nhiều người
Công giáo đi nhà thờ, một hay hai lần mỗi năm, và họ nói tôi muốn rước lễ, như
thể rước lễ là một phần thưởng danh dự vậy.
Phải làm việc hướng đến sự
chung phần, tất cả mọi cánh cửa đều mở, nhưng chúng ta không thể nói ‘từ đây họ
có thể rước lễ.’ Làm như thế sẽ là tổn hại đến hôn nhân, đến cặp vợ chồng. Làm
như thế sẽ không đưa họ theo con đường chung phần thực sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét