01/03/2020
Chúa Nhật 1 Mùa
Chay năm A
(phần I)
BÀI ĐỌC I: St
2, 7-9; 3, 1-7
“Nguyên tổ được tạo thành, và
phạm tội”.
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa lấy bùn đất nắn
thành con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở thành một vật sống.
Thiên
Chúa lập một vườn tại Eđen về phía đông và đặt vào đó con người mà Ngài đã dựng
nên. Thiên Chúa cho từ đất mọc lên mọi thứ cây trông đẹp, ăn ngon, với cây sự sống
ở giữa vườn, và cây biết thiện ác.
Rắn là
loài xảo quyệt nhất trong mọi dã thú mà Thiên Chúa tạo thành. Nó nói với người
nữ rằng: “Có phải Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn mọi thứ cây trong
vườn?” Người nữ nói với con rắn: “Chúng tôi được ăn trái cây trong vườn; nhưng
trái cây ở giữa vườn thì Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi đừng ăn, đừng động tới nó,
nếu không sẽ phải chết'”. Rắn bảo người nữ: “Không, các ngươi không chết đâu!
Nhưng Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở
ra, và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”. Người nữ thấy trái cây đẹp mắt,
ngon lành và thèm ăn để nên thông minh. Bà hái trái cây ăn, rồi lại cho chồng,
người chồng cũng ăn. Mắt họ liền mở ra và họ nhận biết mình trần truồng, nên kết
lá vả che thân. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 50, 3-4. 5-6a.
12-13. 14 và 17
Đáp: Lạy Chúa, nguyện thương
con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con
theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội
ác. – Đáp.
2) Vì
sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn. Con phạm tội phản
nghịch cùng một Chúa. – Đáp.
3) Ôi
lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị
trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần
Chúa ra khỏi con.- Đáp.
4) Xin
ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con.
Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. –
Đáp.
BÀI ĐỌC II: Rm 5, 12-19
“Chỗ mà tội lỗi đã đầy tràn,
thì ân sủng đã đầy dàn dụa”.
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ
gửi tín hữu Rôma.
Anh em
thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi
mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người, vì lẽ rằng mọi người
đã phạm tội. Trước khi có lề luật, đã có tội ở trần gian. Nhưng nếu không có luật,
thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời Ađam đến thời Môsê, sự chết đã thống
trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Ađam đã phạm.
Ađam là hình ảnh Đấng sẽ tới.
Nhưng
sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy,
nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của
Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy
cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội
đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để
phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở
nên công chính.
Vì nếu
bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người
lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn
nữa trong sự sống do một người là Đức Giêsu Kitô.
Do đó,
tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức
công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống
cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở
thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người
trở thành kẻ công chính cũng như thế. Đó là lời Chúa.
Hoặc bài vắn này: Rm 5, 12.
17-19
Anh em
thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi
có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã
phạm tội.
Vì nếu
bởi tội của một người mà sự chết đã thống trị do một người đó, thì những người
lãnh được ân sủng và ơn huệ dồi dào bởi đức công chính, càng được thống trị hơn
nữa trong sự sống do một người là Đức Giêsu Kitô.
Do đó,
tội của một người truyền đến mọi người đưa tới án phạt như thế nào, thì đức
công chính của một người truyền sang mọi người đưa tới bậc công chính ban sự sống
cũng như thế. Vì như bởi tội không vâng lời của một người mà muôn người trở
thành những tội nhân thế nào, thì do đức vâng lời của một người mà muôn người
trở thành kẻ công chính cũng như thế. Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Mt
4, 4b
Người ta sống không nguyên bởi
bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
PHÚC ÂM: Mt 4, 1-11
“Chúa Giêsu nhịn ăn bốn mươi
ngày đêm, và chịu cám dỗ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy,
Chúa Giêsu được Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ. Khi
Người đã nhịn ăn bốn mươi đêm ngày, Người cảm thấy đói. Và tên cám dỗ đến gần,
nói với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến
thành bánh”. Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: ‘Người ta sống không
nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra'”.
Bấy giờ
ma quỷ đưa Người lên Thành thánh, và đặt Người trên góc tường Đền thờ, rồi nói
với Người rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống đi, vì có lời
chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với ông, và chư vị đó sẽ nâng
đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp chân vào đá”. Chúa Giêsu đáp: “Cũng có lời
chép rằng: ‘Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi'”.
Quỷ lại
đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh
quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những
cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi”. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo nó rằng:
“Hãy lui đi, hỡi Satan! Vì có lời đã chép: ‘Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên
Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài'”. Bấy giờ ma quỷ bỏ Người. Và các
thiên thần tiến lại, hầu hạ Người. Đó là lời Chúa.
Giới Thiệu Mùa Chay:
Danh từ "Mùa Chay" có vẻ chỉ còn "vang bóng một thời",
nghĩa là nhắc lại thời xa xưa mà Giáo hội ăn chay hầu như suốt cả Mùa (trừ Chúa
nhật). Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ chay 2 ngày (thứ tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần
Thánh). Thế nên có thể nghĩ đến việc tìm ra một danh từ khác. Chẳng hạn có thể
bắt chước La văn hay Pháp văn gọi Mùa này là "Mùa Tứ Tuần" hoặc
"Mùa 40 ngày" (qua dragesima, carême).
Tuy nhiên nếu giữ lại danh từ "Mùa Chay" cũng vẫn tốt, để nhớ
lại nguồn gốc, ý nghĩa và tinh thần của những tuần lễ trước Tam Nhật Vượt Qua.
Là vì như chúng ta đã biết, Phụng vụ của Giáo hội đã khởi đầu với việc cử
hành "Ngày Chúa nhật" để tôn kính Ngày Chúa sống lại. Và ngày Chúa nhật
giáp năm Chúa Nhật Phục Sinh đã được cử hành long trọng một cách đặc biệt, bằng
cách tổ chức "Tam Nhật Vượt Qua", tức là ba ngày trước lễ Phục sinh.
Người ta ăn chay, hãm mình để thực hiện mầu nhiệm Tử nạn của Chúa ở nơi mình, hầu
xứng đáng mừng việc Chúa sống lại.
Nhưng ba ngày thật quá ít đối với những ai thấy mình nhiều tội hoặc đã sống
lâu trong tình trạng tội lỗi. Và những tội nhân công khai chắc cần phải có thời
giờ nhiều hơn, để tập sống đạo đức trở lại. Chẳng bao lâu, Tam Nhật Vượt Qua đã
trở thành nhiều tuần lễ. Và để mở đầu, người ta tổ chức ngày rắc tro trên đầu
và mặc áo nhặm để đưa các tội nhân muốn thống hối vào Mùa ăn chay đền tội. Ðó
là ý nghĩa ngày Thứ Tư Lễ Tro hiện nay.
Chúng ta có thể tự hỏi vì sao lại chọn ngày thứ Tư? Trước khi có Tam Nhật
Vượt Qua để dọn tâm hồn mừng giáp năm Ngày Chúa sống lại, dần dần trong Hội
Thánh có thói quen chuẩn bị lễ mỗi ngày Chúa nhật. Và hai ngày được chọn để làm
công việc này là thứ Tư và thứ Sáu, vì theo lối tính thời gian, nhiều người
nghĩ rằng Chúa Kitô đã bị bắt ngay từ đêm thứ Ba rạng ngày thứ Tư và Người đã tử
nạn vào ngày thứ Sáu. Thế nên muốn kết hợp với mầu nhiệm Thương Khó của Người,
Phụng vụ đã khởi sự tinh thần thống hối vào ngày thứ Tư. Và các kinh lễ ngày thứ
Tư và thứ Sáu trong tuần vẫn có vẻ đặc biệt hơn những ngày khác.
Cuối cùng để Mùa ăn chay đền tội được thêm ý nghĩa mầu nhiệm, Phụng vụ
đã quy định thời gian 40 ngày để gợi lại 40 ngày Ðức Kitô ăn chay trong sa mạc.
Nhưng lòng sốt sắng vẫn có khuynh hướng nối dài thêm; thành ra trước đây đã có
những Chúa nhật 70, 60 và 50, mà bây giờ không còn nữa. Và để bắt chước Ðức
Kitô trong những ngày ấy sống bằng Lời Chúa, Giáo hội đã muốn giúp đỡ các tội
nhân thống hối bằng cách lấy kho tàng mạc khải mà giáo huấn họ lại.
Công việc giáo huấn này lại trùng với việc chuẩn bị các tân tòng đón nhận
ơn phép Rửa tội trong Ðêm Phục Sinh. Thành ra, Mùa Chay hiện nay mang nhiều ý
nghĩa:
* nối dài Tam Nhật Vượt Qua: Giáo hội muốn con cái mình sửa soạn tâm hồn
dự lễ giáp năm Ngày Chúa Phục Sinh;
** đặc biệt đối với những tội nhân công khai muốn trở về nếp sống đạo đức,
Giáo hội cống hiến cho họ thời gian đền tội và cải tạo.
*** và với các tân tòng sẽ lãnh nhận bí tích Rửa Tội trong Ðêm Phục
sinh, Giáo hội tổ chức việc giáo huấn ở nhịp độ khẩn trương.
Những ý nghĩa đó chan hòa trong Phụng vụ Mùa Chay, khi ẩn khi hiện. Mọi
hạng người, tân tòng, tội nhân và thánh hữu đều có thể tìm thấy và phải đến tìm
được trong mầu nhiệm Chúa ăn chay 40 ngày, ân sủng của việc Chúa chịu chết hầu
cải tạo tâm hồn và đời sống để xứng đáng hát bài ca ALLÊLUIA mừng sự sống đã phục
sinh, bài ca mà mùa này không hát nữa để sẽ được hát lại với tâm hồn mới mẻ.
Chúng ta hãy nhờ Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể giúp đỡ, để đổi
mới tâm hồn trong Mùa Chay này.
Suy
Niệm: Ðức Kitô Ðã Chiến Thắng
Câu truyện Ðức Kitô bị cám dỗ, tuy rất quen thuộc nhưng vẫn gây nhiều
chú ý. Người ta muốn hiểu từng chi tiết, phân tích tỉ mỉ các cơn cám dỗ mà Chúa
đã phải chịu. Rồi bài đọc I hôm nay lại nói về việc Ađam - Evà bị cám dỗ và sa
ngã trong vười địa đàng khiến chúng ta có khuynh hướng gọi Chúa Nhật I Mùa Chay
là Chúa Nhật Nói Về Cám Dỗ hoặc Thử Thách. Kiểu gọi đó lại hợp với Mùa Chay vì
là mùa phải phấn đấu chống lại tội lỗi.
Nhưng nếu hiểu như vậy, Ngày hôm nay không làm nổi bật ý nghĩa của Ngày
Chúa Nhật nữa, là phải đề cao mầu nhiệm Phục sinh. Chính bài thư Rôma cho ta thấy
chủ ý của Phụng vụ khi trích đọc hai câu truyện kia. Thánh Phaolô nói: như do một
người mà nhân loại đã chết, thì nay do một Vị mà tất cả được sống. Chúa nhật
này vì thế mừng chiến thắng của Ðức Kitô để cứu chuộc loài người sa ngã, hầu
giúp chúng ta phấn khởi và vững vàng bước vào Mùa Chay.
Chúng ta hãy xem loài người đã sa ngã thế nào và Ðức Kitô đã chiến thắng
làm sao, để chúng ta liên kết với Người hầu sống đúng tinh thần Mùa Chay Thánh.
A. Loài Người Ðã Sa Ngã
Câu truyện Ađam-Evà sa ngã đã làm hao tổn nhiều giấy mực. Chúng ta không
được coi đây như là bản văn mới được viết vài năm. Có lẽ nó đã được 3,000 tuổi
và được viết trong một bối cảnh thật xa lạ với chúng ta, tuy cũng có một vài
nét khá gần gũi. Nó thuộc loại văn "khôn ngoan", phát triển sau thời
Lưu đày.
Thời ấy, con người suy nghĩ nhận ra rằng ở mọi nơi đều có tội lỗi; và tội
lỗi ở ngay trong tâm hồn mỗi người. Tội lỗi có đủ mọi bộ mặt, nhưng sâu xa đều
là những hình thức bất tuân phục tiếng nói trong trắng, thần thiêng trong lòng
con người. Diễn tả sự kiện ấy thế nào đây? Một tác giả "khôn ngoan"
được ơn linh hứng đã viết ra câu chuyện nguyên tổ.
Ađam là "Người"; Evà là "Bà". Ađam-Evà là đàn ông và
đàn bà, là loài người, là Nguyên tổ đã được Thiên Chúa dựng nên với hai yếu tố
"thác là thể phách, còn là tinh anh". Mang yếu tố thể phách có thể
thác đi, loài người là tạo vật chưa có hạnh phúc đầy đủ và bảo đảm. Nhưng Thiên
Chúa đã thương cất nhắc họ lên một bậc, khi đưa họ đặt vào vườn địa đàng, hình ảnh
về một trạng thái hạnh phúc bất tận, vì trong đó có cây hằng sống. Chỉ có một
điều kiện: con người phải nhớ đây là tình trạng ân huệ nhưng không, lệ thuộc
vào lòng tốt của Thiên Chúa, nên đáng lý con người luôn phải mến yêu kết hợp với
Người.
Nhưng sự thật đã không như vậy. Và để diễn tả việc sa ngã này, tác giả
sách Khởi nguyên đã lồng lời mạc khải trong bộ áo văn chương của thời đại. Giáo
lý của Chúa thật đơn sơ: tội lỗi hoàn toàn không phải bởi Chúa, nhưng do ngây
ngô khờ dại của loài người muốn tự kiêu. Giáo lý ấy diễn tả làm sao cho người sống
cách đây 3,000 năm? Thời ấy người ta hay nói đến những thứ cây hằng sống và những
cây ban khôn dại; người ta cũng coi rắn là loài quỷ quyệt và là thần sinh đẻ.
Tác giả Thánh kinh mượn ngay những hình ảnh văn chương ấy để diễn tả Lời mạc khải.
Con rắn dụ dỗ người ta ăn trái cây khôn dại. Nó sắc sảo nên đã cám dỗ Evà là
người yếu đuối và là người đã không trực tiếp được nghe lệnh Chúa. Nó đảo lộn lệnh
Ngài: "Các ngươi không được ăn cây nào trong vườn ư?", đang khi Chúa
dạy được ăn mọi thứ cây, trừ cây biết tốt xấu. Và nói xuyên tạc ý nghĩa lệnh
truyền: chẳng chết chóc gì đâu! Chỉ có điều Thiên Chúa biết: ngày nào ăn nó,
các ngươi sẽ nên như những Thiên Chúa. Nó phỉnh lòng hiếu thắng tự kiêu của
Evà, lôi bà vào tội bất vâng phục, khiến cả Ađam cũng sa ngã.
Ðiều quan trọng không phải là những chi tiết của câu truyện mặc dầu về
phương diện văn chương, tâm lý, bản văn rất có giá trị. Chủ ý của tác giả chỉ
muốn trình bày một số thực tại: mọi người đều tội lỗi, tội lỗi không phải bởi
Chúa nhưng bởi Satan quỷ quyệt; nó ranh mãnh vặn vẹo tiếng nói thần linh trong
lòng con người và phỉnh lòng tự ái của họ; con người khờ dại nghe theo nó, phạm
tội bất vâng phục, và khi mở mắt ra thì thật là bẽ bàng... Chúng ta có thể suy
nghĩ nhiều hơn nữa về những sự kiện trên, nhưng để cử hành Phụng vụ chúng ta chỉ
cần nhận biết loài người đã sa ngã phạm tội, đã bại trận hoàn toàn, chỉ còn biết
chờ mong ơn cứu vớt. Và ơn Chúa cứu độ đã đến nơi Ðức Yêsu Kitô, Chúa chúng ta,
như bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy.
B. Ðức Kitô Ðã Chiến Thắng
Thánh Matthêô đã tường thuật tỉ mỉ. Bản văn rõ ràng, nhưng che giấu nhiều
ý tứ quan trọng.
Trước hết, sự việc đã xảy ra vào lúc Ðức Kitô khởi sự công trình cứu thế.
Người vừa chịu phép rửa của Yoan; được Thánh Thần hiện xuống; và có tiếng Chúa
Cha tuyên bố: "Ðây là Con Chí Ái của Ta". Người được Thánh Thần đưa
vào sa mạc để chịu cám dỗ như Israel đã được cột lửa dẫn vào hoang địa để chịu
thử thách. 40 đêm ngày của Người trong sa mạc khác nào như 40 năm của Israel
nơi hoang địa vì Người là Israel mới đến cứu Israel cũ. Hơn nữa, Người là Môsê
mới. Và như Môsê cũ đã ở trên núi 40 đêm ngày trước khi ban Luật pháp cho dân,
Người cũng muốn sống một thời gian như thế ở nơi u tịch trước khi ban bố Luật
pháp Nước Trời. Người ta cũng có thể thời gian 40 ngày này gợi lại hình ảnh một
Êlya, sau 40 ngày trên đường đi gặp Thiên Chúa, đã cảm thấy đói mệt.
Chính lúc cơ thể Người thay đổi như vậy, Satan đã đến gần. Nó chưa hiểu
rõ Người, vì 30 năm ở Nagiarét Người âm thầm và khiêm nhu quá! Nó vừa được nghe
tuyên bố Người là Con Thiên Chúa; nhưng có thật vậy không? Lập trường và đường
lối của Người như thế nào? Nó muốn biết. Nó cần phải thử. Nó nắm lấy cơ hội Người
đang đói. Nó đi từ chính tước hiệu Người là Con Thiên Chúa, để xem "bộ mặt
đích thực" của Người. Nó vừa xúi, vừa thử: nếu Ông là Con Thiên Chúa hãy
hóa những viên đá này nên bánh. Nhưng câu trả lời của Người đã làm nó chưng hửng.
Người trích dẫn câu sách Thứ luật (8,2-5) gợi lại câu chuyện Israel ngày xưa
nơi sa mạc bị thử thách khi đói ăn (Xh 16). Israel cũ đã ngã, nhưng Israel mới
không thể như vậy. Người nói: "Con người không sống nguyên nhờ bánh, nhưng
còn nhờ Lời Thiên Chúa". Người không sống nhờ phương tiện vật chất; Người
đã có một thứ lương thực khác: đó là Thánh Ý của Chúa Cha. Người không đến để
tìm sự sống cho bản thân. Ðã có Chúa Cha ban sự sống đích thực cho Người, vì
Người là Con Chúa Cha. Satan không thể lầm về con người của Người nữa.
Nhưng còn sứ mạng của Người? Chắc chắn Người đến để thiết lập thời đại
cánh chung, thời đại phân biệt tốt xấu lành dữ. Các tiên tri nói rằng khi đến
thời đại ấy nhiều người sẽ xuất hiện bảo mình là Kitô. Và thiên hạ sẽ được chứng
kiến nhiều trò ngoạn mục. Ngài Yêsu, Con Thiên Chúa đây là Kitô thuộc loại nào?
Giả hay thiệt? Satan tạo nên một bối cảnh cánh chung. Nó đưa Người vào thành
thánh và đặt trên thượng đỉnh Ðền thờ để như có quần chúng đông đảo ở dưới chân
đang chờ đợi dấu thiêng điềm lạ, đến nỗi có thể có cả những sự can thiệp của
các thiên thần. Chính danh từ thành thánh đã báo hiệu thời kỳ cánh chung rồi.
Satan dùng ngay khí giới Ðức Kitô đã dùng. Nó trích Lời Chúa để hy vọng vô hiệu
hóa "thứ gươm hai lưỡi đó", nếu làm được cho Người lạm dụng Lời Chúa,
lạm dụng sứ mạng và quyền lực được trao phó cho Người. Nó bảo: nếu Ông là Con
Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống vì như đã chép, Người sẽ lịnh cho các thiên thần
đến đỡ... Nó đâu ngờ được Người sẽ trả lời: lại có chép: Ngươi đừng thử thách
Thiên Chúa. Câu sách Thứ Luật này (6,16) lại gợi đến một chuyện ở hoang địa, kể
trong sách Xuất hành (17). Chính ở Massa, dân đã thử thách Chúa, để xem Chúa có
ở giữa họ hay không? Ðức Kitô ý thức chắc chắn Thiên Chúa ở với Người. Người
không thử thách Chúa. Người không cần làm chứng về mình, như các kitô giả phải
tạo ra uy tín mà họ không có. Chính Chúa Cha đã làm chứng về Người ở sông
Yorđan; và sẽ làm chứng huy hoàng hơn nữa trong mầu nhiệm Phục sinh.
Satan cố gắng một lần cuối cùng. Nó muốn biết rõ thái độ của Người đối với
nó. Người phải trực tiếp nhìn vào nó. Và như vậy, nó đưa Người lên núi cao, bày
cả thế gian ra trước mắt Người, chỉ cho Người thấy tất cả vương quốc của nó. Nó
bảo Người chỉ cần lạy nó một cái là được tất cả. Nó thật không ngờ: cảnh tượng
này nhắc Người nhớ tới hôm Môsê được dẫn lên núi cao để bao quát Hứa địa chảy sữa
và mật. Dân sẽ được đất đó làm sở hữu, nhưng họ phải tránh tà giáo và chỉ được
thờ một Thiên Chúa mà thôi. Tiếng của Môsê còn vang rõ trong Xuất hành (23,23),
trong Thứ luật (16,16). Và hình ảnh Êlya, người chiến sĩ vô địch chống tà giáo,
còn như đang đứng cao với ngọn núi Karmel. Ðức Yêsu lập tức cất tiếng: Satan,
xéo đi! Bị gọi đúng tên, nó biến mất, để lại một Ðức Yêsu toàn thắng, được các
thiên thần đến phục vụ. Chúng ta cũng hãy đến với Người để được đưa ra khỏi
tình trạng sa ngã của loài người.
C. Liên Kết Với Ðức Kitô
Ðó là mục đích của Phụng vụ và của bài thơ Phaolô hôm nay. Bài thơ này
muốn là gạch nối giữa bài sách Khởi Nguyên và bài Tin Mừng.
Chúng ta đã thấy tất cả loài người sa ngã hay ít ra đã thấy gương sa ngã
của Ađam-Evà là tiêu biểu giống đàn ông đàn bà chúng ta. Chúng ta dễ đồng hóa
mình với hai nguyên tổ, tức là cũng nhận ra mình là tội nhân trong cả loài người
tội lỗi. Trong khi đó, nhìn vào chiến thắng của Ðức Kitô, chúng ta thấy Satan
đã bị đánh bại. Nhưng đó là chiến thắng của riêng Người, hấp dẫn chúng ta thật
nhưng chưa có gì móc nối ta vào chiến thắng đó. Bài thư Phaolô đáp lại chờ mong
của chúng ta, đem đến một tin mừng cứu độ: Ðức Kitô đã chiến thắng cho chúng ta
hết thảy và vì chúng ta hết thảy. Người là người con duy nhất của Thiên Chúa đã
đến làm lại lịch sử của Dân Chúa để cứu chuộc toàn dân đã lầm lẫn. Người là
Môsê mới được gửi đến để giúp dân không còn thử thách Chúa nữa, một tin vững
vàng Ngài đang ở với mình và vì thế chỉ được thờ một mình Ngài mà thôi. Người
cho những ai tin vào ơn gọi làm con Chúa được liên đới với Người. Và sự liên đới
này hữu lý và sâu xa hơn sự liên đới với Ađam tội lỗi.
Ðó là ý của bài thư Phaolô. Nó xoay quanh tư tưởng liên đới. Chúng ta dễ
thấy mình liên đới với Ađam vì rõ ràng chính chúng ta cũng tội lỗi. Án tử mà
chúng ta hết thảy đang mang trong mình là bằng chứng rõ rệt. Ý thức ấy sẽ đưa
chúng ta vào tuyệt vọng, nếu không có một sự liên đới khác, sâu xa và hoàn toàn
hơn. Sự liên đới này không kinh nghiệm được, nhưng hoàn toàn tựa vào niềm tin.
Chính niềm tin cứu sống loài người. Trong Cựu Ước, Chúa đã cứu những ai tin Người.
Nay dưới thời Tân Ước, Người cũng cứu những ai tin vào Người Con Chí Ái của Người.
Và tin vào người Con này, thì phải bắt chước, sống ơn gọi làm con như Người.
Do đó, con đường Mùa Chay dẫn tới vinh quang Phục sinh là con đường bảo
đảm và phát huy ơn gọi làm con Chúa. Ở bất cứ chặng đường nào, dường như vẫn có
tiếng nói nhắc nhở chúng ta: nếu là con Thiên Chúa... thì chúng ta phải liên kết
với Ðức Kitô và phấn đấu như Người.
Dĩ nhiên cám dỗ có nhiều thứ; nhưng chung quy mọi cám dỗ đều muốn kéo ta
ra khỏi ơn gọi làm con Chúa. Mà ơn gọi này, ở nơi ta cũng như ở nơi Ðức Kitô,
không thể tách rời khỏi ơn cứu thế. Ai ý thức mình là con Chúa cũng phải coi mọi
người là anh em và đưa tất cả anh em về Nhà Cha. Nên hết mọi cám dỗ, khi muốn
kéo ta ra khỏi ơn gọi làm con Chúa, cũng đồng thời lôi ta ra khỏi tình anh em.
Và vì thế Mùa Chay phải là mùa phải trở về với cộng đồng vì là mùa phải trở về
với Thiên Chúa. Chúng ta hãy có tinh thần yêu tha nhân, yêu đồng bào hơn; hãy sửa
chữa những thái độ ích kỷ và phát huy tinh thần phục vụ công ích; hãy muốn cứu
thế để được cứu độ, vì có thương xót mới được xót thương.
Ðức Kitô giờ đây ban Thịt Máu Người cho ta. Tâm hồn Người thật quảng đại,
nên chỉ có những ai quảng đại mới đáng đón nhận Người. Xin Người ngự vào lòng
chúng ta, giúp chúng ta bảo toàn và phát huy ơn gọi làm con Chúa, để tăng ý thức
mọi người là anh em ở nơi ta, hầu lòng mến Chúa ở nơi ta trở thành lòng mến yêu
và phục vụ mọi người.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm
A
Bài đọc: Gen
2:7-9; 3:1-7; Rom 5:12-19; Mt 4:1-11.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cám dỗ và cách thức để vượt qua
Cám dỗ là kinh nghiệm thường
xuyên xảy ra cho mỗi người. Nhiều người bi quan cho rằng con người không thể thắng
vượt được trước ba kẻ thù quá mạnh là xác thịt, thế gian và ma quỉ. Nhưng trong
kế hoạch của Thiên Chúa, phải có cám dỗ để thử thách đức tin. Thiên Chúa để những
cám dỗ xảy ra là để thử thách và tôi luyện niềm tin, sự hy vọng, và lòng yêu mến
của mỗi người dành cho Ngài.
Những bài đọc của Chủ Nhật đầu
Mùa Chay, Năm A, cho chúng ta cái nhìn thâm sâu vào sự cám dỗ. Trong bài đọc I,
tác giả Sách Sáng Thế tường trình sự sa ngã của cặp vợ chồng đầu tiên, ông Adam
và bà Eva. Hậu quả là con người phải lãnh nhận biết vao đau khổ và phải chết.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô giải thích cho chúng ta sự liên hệ giữa tội của
Adam và công nghiệp của Chúa Giêsu trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong
Phúc Âm, thánh sử Matthew tường thuật cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trước khi khởi
đầu sứ vụ rao giảng và cứu chuộc của Ngài. Tuy bị cám dỗ như bao người, Chúa
Giêsu đã chiến thắng khải hoàn vì Người luôn tin tưởng nơi tình yêu và sự quan
phòng của Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Adong và Eva bị cám dỗ và đã sa chước cám dỗ.
1.1/ Thiên Chúa sắp đặt mọi sự
cho con người: Trình thuật STK vắn tắt cho khán giả thấy uy quyền, tình yêu, và
sự quan phòng của Thiên Chúa: Ngài dựng nên con người và thiết lập một Vườn Địa
Đàng để cho con người cư ngụ trong đó. Con người không thiếu thốn một điều gì
trong vườn đó, và có quyền ăn mọi trái cây trong vườn ngay cả cây trường sinh.
Để thử thách niềm tin yêu của con người, Thiên Chúa cấm con người không được ăn
cây “biết điều thiện điều ác.”
1.2/ Con rắn cám dỗ và con người
đã sa ngã:
(1) Sự tinh khôn của rắn: Tác giả
cho chúng ta một chi tiết quan trọng: “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống
vật ngoài đồng, mà Đức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra.” Rắn là biểu tượng của quỉ,
chúng cũng là tạo vật của Thiên Chúa, nguyên thủy là thiên thần nhưng đã phản bội
Ngài. Chúng tinh khôn hơn con người vì chúng không có thân xác, điển hình là
chúng đã làm cho con người sa ngã. Trước tiên, nó khơi dậy sự tò mò nơi người
đàn bà: Tại sao Thiên Chúa chỉ cấm ăn trái cây đó? Thứ đến, nó khơi dậy sự nghi
ngờ trong người đàn bà về tình yêu Thiên Chúa dành cho con người khi nó nói với
Bà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây
đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều
ác.”
(2) Ý nghĩa của cám dỗ đầu tiên:
– Tên của trái cây bị cấm “biết
điều thiện điều ác” cho chúng ta cái nhìn sâu xa trong cuộc cám dỗ này. Chỉ có
Thiên Chúa là Người hoàn toàn biết điều thiện điều ác. Quỉ cũng muốn được giống
như Thiên Chúa, và chúng sa ngã cũng vì lý do này. Con người không thể hoàn
toàn biết điều thiện điều ác như Thiên Chúa, nhưng lại muốn được giống như
Thiên Chúa để khỏi phải lệ thuộc vào Ngài. Đúng như tên gọi của cây, vì khi hai
ông bà ăn vào, “mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá
vả làm khố che thân.” Họ biết điều thiện là họ đã phản bội Thiên Chúa yêu
thương, và họ biết điều ác là mình đã phạm tội và cảm thấy xấu hổ.
– Tội đầu tiên con người phạm là
tội kiêu ngạo: là con người mà lại muốn trở thành Thiên Chúa. Tội này dẫn đến tội
thứ hai là không vâng lời điều Thiên Chúa truyền dạy: đưa tay ăn quả cấm và cám
dỗ chồng để cùng ăn. Hậu quả là con người bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, chịu
trăm ngàn đau khổ, và phải chết.
– Hai ông bà không phải là những
người duy nhất phạm hai tội này, nhưng trải qua bao thế hệ, chúng vẫn đang làm
cho biết bao người sa ngã và chịu những thiệt hại nặng nề. Con người ở mọi nơi
mọi thời vẫn bị cám dỗ để nghĩ họ có thể khôn ngoan bằng hay hơn Thiên Chúa, họ
muốn tự mình quyết định mọi chuyện xảy ra, chứ không muốn lệ thuộc vào ai cả;
nhất là không muốn nghe bất cứ ai truyền cho họ phải làm điều gì cả cho dù biết
nó là điều tốt.
2/ Bài đọc II: Sự khiêm nhường và lòng vâng phục của Đức Kitô thay đổi
bản án cho con người.
2.1/ Tội cùng chịu và phúc lành
cùng hưởng: Có lẽ câu trả lời của thánh Phaolô cho câu hỏi “Làm sao mọi người đều
được hưởng ơn cứu độ từ công phúc của một mình Chúa Giêsu?” phải được xếp ngang
hàng về tầm quan trọng với câu trả lời “Con người được cứu độ là do việc đặt niềm
tin vào Đức Kitô, chứ không do bởi việc lành của con người.” Trình thuật hôm
nay dẫn chứng câu trả lời, chúng tôi sắp xếp câu trả lời như sau để giúp độc giả
hiểu rõ hơn.
(1) “Vì một người duy nhất, mà tội
lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan
tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” Phải hiểu làm sao câu “mọi
người đã phạm tội?” Có 3 cách hiểu:
1. Tội tổ tông: Mọi người đều từ cặp vợ chồng Adam và Eve,
nên mọi người đều bị ảnh hưởng di truyền của tội. Đây là điều Giáo Hội dạy,
nhưng không chắc là ý của Phaolô ở đây.
2. Adam phạm tội đầu tiên, sau đó mọi người đều phạm tội;
nhưng không có một sự liên hệ mật thiết nào giữa tội của Adam và tội của mọi
người, ngoại trừ căn bản là tội kiêu ngạo và bất tuân. Ý kiến này cũng không vững
ở đây.
iii. Adam là biểu tượng chung
cho tất cả con người, như khi chúng ta dùng danh từ “con người” có thể để chỉ
“một người” hay có thể để chỉ “mọi người.” Đây có lẽ là điều thánh Phaolô muốn
ám chỉ ở đây: mọi người đều đã phạm tội trong sự sa ngã đầu tiên.
(2) Bằng chứng: “Trước khi có Lề
Luật, đã có tội lỗi ở trần gian. Nhưng nếu không có Luật, thì tội không bị kể
là tội. Thế mà, từ thời Adam đến thời Moses, sự chết đã thống trị cả những người
đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như Adam đã phạm.” Đối với Phaolô, Lề
Luật được coi là “người buộc tội luân lý,” vì nếu không có Luật buộc sẽ không
có tội. Thập Giới chỉ được ban cho con người từ thời ông Moses, vậy chẳng lẽ
con người không có tội từ ông Adam đến thời Moses? Phaolô nói không phải thế,
vì con người vẫn phải chết, mà chết là hậu quả của tội. Phaolô có ý muốn nói tất
cả đều đã phạm tội với Adam rồi, đó là lý do tại sao họ đều phải chết. Nhiều
người sẽ thắc mắc: “chưa sinh ra, làm sao đã phạm tội được?” Phaolô muốn trả lời:
Tập thể con người chỉ là một đối với Thiên Chúa, chứ không phải chỉ là những cá
nhân riêng lẻ, một người phạm tội là mọi người cùng phạm, một người phải chết
là mọi người phải chết. Có người sẽ phản đối như thế là bất công!
(3) Phaolô trả lời Thiên Chúa
không bất công, vì “Adam là hình ảnh Đấng sẽ tới. Nhưng sự sa ngã của Adam
không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người
duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ
một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.”
Như vậy, Phaolô đã trả lời câu hỏi hóc búa: “Làm sao ơn cứu độ của mọi người có
thể đến từ công nghiệp của một người là Đức Kitô.”
2.2/ Không ai là một hòn đảo
riêng lẻ: Nhiều người bi quan thường hay đổ tội cho bà Eva hay cho ông Adam, vì
họ đã gây ra tội lỗi, đau khổ, và sự chết cho con cháu. Thánh Phaolô và Giáo hội
không đổ lỗi như thế, lại còn lạc quan gọi đó là “tội hồng phúc” như trong bài
Exultet ca ngợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Thánh Phaolô liệt kê ở đây hai hồng
phúc mà con người được hưởng vì tội này: (1) Con người được Thiên Chúa ban ơn
cho trở nên công chính nhờ tin vào Đức Kitô. (2) Những ai được Thiên Chúa ban
ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị với
Ngài. Và Ngài kết luận: “Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng
lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã
vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.”
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu bị cám dỗ và Ngài đã vượt qua thành công.
Trình thuật cơn cám dỗ của Chúa
Giêsu được đặt trong bối cảnh cuộc đời của Chúa Giêsu trước khi Ngài bắt đầu sứ
vụ rao giảng công khai. Địa điểm của chỗ cám dỗ này là Núi Quruntur vẫn còn
ngày nay, một vùng núi đá chập chùng nằm giữa Jericho và Jerusalem. Nếu một người
vào tu viện và leo lên đỉnh núi, họ có thể nhìn thấy rõ Đền Thờ Jerusalem từ
đây. Chúa Giêsu bị cám dỗ để chọn lựa cách cứu chuộc con người: Cách dễ nhất và
nhanh nhất để con người tin vào Ngài là làm phép lạ cho dân có của ăn và ban
cho họ tất cả những gì họ muốn như của cải, danh vọng, uy quyền…, như sau khi
Chúa làm phép lạ nuôi 5000 người, họ đã toan tính tôn Ngài làm vua nên Ngài phải
bảo các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia, giải tán dân chúng, còn Ngài lên
núi cầu nguyện (Jn 6:); Cách khó nhất và lâu nhất là giáo dục để họ nhận ra sự
thật, giúp họ kiên nhẫn thực hành, và vượt qua đau khổ để đạt tới ơn cứu độ;
cách này đòi hỏi Ngài phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng trên Thập Giá để mang
lại ơn cứu độ cho con người.
3.1/ Ba cơn cám dỗ của Chúa
Giêsu.
(1) Cám dỗ thứ nhất về sự ăn uống:
Trình thuật kể “Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy
đói.” Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì
truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” Quỉ biết Chúa Giêsu là Con Thiên
Chúa, nó cũng biết Ngài mang bản tính con người nên cảm thấy đói sau khi ăn
chay, và nó biết để bảo vệ sự sống, một người sẽ không nghĩ tới gì khác hơn là
tìm được của ăn cho đỡ đói, nên nó cám dỗ Ngài làm phép lạ bằng cách hóa đá
thành bánh ăn.
Nhưng Chúa Giêsu đáp lời quỉ và
dạy chúng ta một bài học quan trọng: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không
chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” Con người là
một tổng hợp của hồn và xác, như thân xác cần bánh ăn mới có thể sống cách thể
lý, linh hồn cũng cần được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa thì mới có thể sống về
phương diện tâm linh được. Sống phần tâm linh quan trọng hơn sống phần xác, vì
đó là cuộc sống đời đời. Thế mà biết bao nhiêu người sống như không có hồn, như
không phải chết, qua việc họ dành trọn vẹn thời giờ cho việc mưu sinh và bỏ qua
việc học hỏi Lời Chúa. Chẳng lạ gì mà họ bị rơi vào hết cơn cám dỗ này đến cơn
cám dỗ khác, và quằn quại trong đau khổ.
(2) Cám dỗ thứ hai về làm phép lạ:
Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với
Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng:
Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng,
cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” Quỉ biết người Do-thái rất thích chứng kiến hay
được hưởng phép lạ, và đa số dân chúng, nhất là dân Việt-nam rất thích phép lạ.
Nếu muốn con người tin, Thiên Chúa chỉ cần cho họ thấy phép lạ!
Chúa Giêsu trả lời quỉ và dạy
con người bài học thứ hai: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách
Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.” Phép lạ được làm là để khơi dậy đức tin
trong tâm hồn con người: nếu một người đã có niềm tin, phép lạ không còn cần nữa;
nhưng nếu một người cứng lòng, dù có chứng kiến biết bao phép lạ họ vẫn không
tin. Chúng ta thấy rõ điều này nơi các người trong Thượng Hội Đồng, họ vẫn
không tin Chúa và còn tìm cách hủy diệt Người. Hơn nữa, niềm tin dựa trên phép
lạ không vững bền; nếu không thấy phép lạ nữa, con người sẽ đánh mất đức tin. Họ
muốn biến và điều khiển Thiên Chúa thành máy làm phép lạ thay vì họ phải biết
tin tưởng vào tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa, như những gì quỉ nói:
“Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng,
cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”
(3) Cám dỗ thứ ba cho giàu sang
phú quí: Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất
cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: “Tôi sẽ
cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” Cám dỗ này cho
chúng ta thấy rõ ràng sự gian dối của ma quỉ, vì tất cả những thứ quỉ hứa cho
thuộc về Thiên Chúa, không thuộc về chúng.
Chúa Giêsu trả lời quỉ và dạy
con người bài học thứ ba: “Satan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải
bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà
thôi.” Đây là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn cả. Có thể nói không một tín
hữu nào không biết điều răn này; nhưng thực hành giới răn này trong cuộc sống
thì không dễ dàng, vì biết bao người đã vì lợi lộc không chịu thờ phượng Thiên
Chúa, lại quì sụp lạy ma quỉ. Cám dỗ này phải mở mắt cho con người hiểu rõ họ
được sở hữu điều gì hoàn toàn là do bởi Thiên Chúa, chứ không từ ma quỉ, hay do
bởi sức mình, hay bởi những thế lực khác.
3.2/ Những điều căn bản cần thiết
để vượt qua chước cám dỗ: Trước tiên, kiến thức về Thiên Chúa và về con người
là điều kiện chủ yếu để vượt qua cám dỗ. Để có kiến thức này, các tín hữu cần bỏ
thời giờ để học hỏi về Thiên Chúa qua Thánh Kinh và những giáo huấn của Giáo Hội.
Không biết Kinh Thánh là không biết Thiên Chúa và không biết những dự tính và
đường lối của Thiên Chúa dành cho con người. Biết những điều này, con người sẽ
nhận ra ngay những cạm bẫy gian dối của ma quỉ và không dễ rơi vào. Thứ đến, niềm
tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa cũng không kém quan trọng. Con người phải
vững tin Ngài sẽ không bỏ mặc con người phải đương đầu với ma quỉ, nhưng sẽ sai
các thiên thần và những người tốt lành đến giúp đỡ và bảo vệ các con cái của
Ngài, như đã sai các thiên thần đến nâng đỡ và bảo vệ Chúa Giêsu sau cuộc cám dỗ.
Sau cùng, nhược điểm của con người là nghi ngờ sự hiện hữu, tình thương, và sự
quan phòng của Thiên Chúa. Nhiều người lo sợ không biết có Thiên Chúa hay
không, và nếu có, không biết Ngài có để mắt săn sóc đến họ không; vì thế, họ
nghĩ phải tự mình lo liệu lấy cho chắc ăn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta chỉ là loài thụ tạo
vì yêu thương Thiên Chúa đã dựng nên, và có rất nhiều giới hạn. Chúng ta phải
diệt trừ tội kiêu ngạo và bất tuân bằng cách tập luyện cho có được hai nhân đức
khiêm nhường và tuân phục như Đức Kitô đã làm gương cho chúng ta.
– Chúng ta cần phải loại trừ
cách nhìn ích kỷ và cá nhân của thế gian để học cái nhìn xả kỷ và tập thể của
Thiên Chúa. Một người phạm tội, mọi người đều chịu; một người làm phúc, mọi người
đều thông phần. Chỉ một lối sống như thế mới giúp chúng ta loại bỏ mọi cãi cọ,
ghen tương tranh dành, ly dị, chiến tranh và đáp ứng được giới luật yêu thương
như lời Chúa truyền dạy.
– Mọi cám dỗ đều có thể thắng vượt
được nếu chúng ta chịu khó học hỏi Lời Chúa, và tập luyện để làm cho đức tin
cho chúng ta mỗi ngày một thêm vững mạnh và kiên cường hơn.
Linh mục Anthony Đinh Minh
Tiên, OP
01/03/2020 – CHÚA NHẬT TUẦN 1 MC – A
Mt 4,1-11
LỜI CHÚA THẮNG CÁM DỖ
“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời
miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4)
Suy niệm: Thật kỳ lạ, Chúa Giê-su được Chúa Cha tuyên bố là
“Con yêu dấu của Ta” thế mà cũng bị quỷ cám dỗ. Điều đó không phải tình cờ mà
là có chủ đích: Chính Thần Khí dẫn Ngài vào hoang địa “để chịu quỷ cám dỗ” (x.
Mt 4,1). Thậm chí ba cơn cám dỗ Ngài trải qua cũng không khác gì chúng ta: Thứ
nhất, cám dỗ về những nhu cầu tự nhiên, cơm ăn áo mặc… Thứ đến, cám dỗ thử
thách Thiên Chúa, đòi Ngài can thiệp khi phải đối mặt với đau khổ, khủng hoảng…
Thứ ba, cám dỗ ngẫu tượng, muốn có được tiền của, quyền lực với bất cứ giá nào,
kể cả quỳ gối bái lạy ma quỷ… Đức Giê-su giống hẳn con người chúng ta, chỉ khác
một điều: Ngài chiến thắng cám dỗ, nơi Ngài không có bóng dáng tội lỗi (cf. Dt
4,15). Chúa Giê-su chiến thắng quỷ ma trong bầu khí cầu nguyện và chay tịnh, và
Lời Chúa chính là vũ khí vạn năng Ngài dùng để đánh bại mọi cám dỗ của chúng.
Bạn thân mến, hẳn bạn đã không
ít lần thảm bại trước mưu kế của “tên cám dỗ”. Bạn nhớ rằng chỉ có thể chiến thắng
nhờ kết hợp với Chúa Ki-tô qua việc “cầu nguyện và ăn chay” (Mt 17,21) với vũ
khí là Lời Chúa. Ngày 26/01 Chúa Nhật III thường niên vừa qua được ĐTC
Phan-xi-cô – qua tông sắc Aperuit Illis (“Ngài đã mở trí cho họ”) – đặt làm
Chúa Nhật Lời Chúa, ngày “dành riêng để cử hành, để suy tư và để công bố Lời
Chúa” (số 3). Bạn đã cầu nguyện với Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ chưa?
Sống Lời Chúa: Trung thành với việc đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi
ngày.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là
ánh sáng chỉ đường con đi (Tv 119,105).
(5 Phút Lời Chúa)
Được dẫn vào
hoang địa (01.3.2020 – Chúa Nhật 1 Mùa Chay, Năm A)
Suy niệm:
Phạm tội
không thuộc về phận người,
Nhưng
bị cám dỗ thì làm người ai cũng phải chịu.
Cả Đức
Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, cũng chịu cám dỗ.
Bài
Tin Mừng hôm nay cho thấy cơn cám dỗ đầu tiên của Ngài.
Nhưng
Tin Mừng Mát-thêu cho thấy Ngài còn gặp nhiều cám dỗ khác.
Đám
đông cám dỗ Ngài làm một dấu lạ từ trời (Mt 16,1).
Chính
Ngài thấy mình bị cám dỗ lùi bước trong Vườn Dầu (Mt 26,39.42).
hay có
những kẻ cám dỗ Ngài xuống khỏi thập giá (Mt 27,39-44).
Có khi
Xatan cám dỗ ngọt ngào qua anh môn đệ Phêrô (Mt 16,21-23).
Đức
Giêsu đã thắng mọi cơn cám dỗ trong đời
chỉ vì
Ngài biết mình là Con, luôn muốn làm điều đẹp ý Cha.
Đức
Giêsu đã không biến cục đá thành bánh, dù Ngài rất đói.
Sau
này Ngài cũng không bao giờ làm phép lạ để nuôi mình.
Ngài từng
chấp nhận đói và khát như các môn đệ.
Đức
Giêsu cũng không liều lĩnh lao mình vào chỗ hiểm nguy,
rồi
đòi Thiên Chúa phải bảo vệ mạng sống của mình.
Khi bị
đe dọa, nhiều lần Ngài trốn lánh đi, vì biết giờ Ngài chưa đến.
Đức
Giêsu đã từ chối mọi vinh quang và quyền lực thế trần
mà quỷ
bày ra trước mắt Ngài, với lời mời mọc đầy hứa hẹn.
Ngài từ
chối sấp mình bái lạy Xatan
vì
Ngài chỉ muốn thờ phượng Cha mà thôi.
Con rắn
ranh ma đã cám dỗ bà Eva ăn trái cây mà Chúa cấm.
Bà đã
trò chuyện với con rắn, đã nhìn, đã thèm, và đã bất tuân,
rồi
lôi kéo cả Ađam cùng sa ngã (St 3).
Dân
Do-thái ngày xưa, khi đi trong hoang địa, cũng đã chịu cám dỗ.
Họ đã
kêu ca về chuyện bánh ăn, nước uống,
đã
thách thức Đức Chúa ở Mê-ri-ba, ở Ma-xa (Xh 17, 1-7),
và đã
sụp xuống để lạy con bê được đúc bằng vàng của họ (Xh 32).
Đức
Giêsu đã cứu nhân loại bằng sự vâng phục của người Con.
Ngài
cho chúng ta niềm hy vọng khi sống trên đời.
Đường
đời nào cũng nhiều cám dỗ, thử thách, chông gai.
Con
người nhiều khi thấy mình bất lực, yếu đuối, mong manh.
Nhưng
nhờ ơn Chúa, thắng được cám dỗ là điều có thể.
Chúng
ta cần học cách thắng cơn cám dỗ của Đức Giêsu.
Ngài
chỉ thắng các cơn cám dỗ sau khi đã ăn chay 40 đêm ngày.
Ăn
chay làm con người yếu mệt,
nhưng
cũng làm con người thêm nhẹ nhàng và mạnh mẽ.
Hoang
địa là nơi có cả Cha, Con và Thánh Thần,
vì
chính Thần Khí đưa Ngài vào đây để gặp Cha trước khi lên đường.
Hoang
địa là nơi Đức Giêsu ở một mình, gặp gỡ Cha, cầu nguyện,
và được
Cha định hướng cho bước đường sứ vụ sắp tới.
Nhờ biết
được kế hoạch của Cha mà Ngài nhận ra ngay mưu mô của quỷ
khi nó
đưa ra những đề nghị nham hiểm ẩn dưới lớp áo hiền lành.
Đức
Giêsu đã thắng ba cơn cám dỗ nhờ trưng ra ba câu Lời Chúa.
Lời
Chúa đủ sức mạnh để làm câm miệng Xatan và bắt nó rút lui.
Cái bi
đát và cao cả của phận người là luôn bị cám dỗ,
vì “Quỷ
dữ, thù địch của anh em,
như sư
tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1 Pr 5,8).
Chẳng
nên giả vờ là mình ít khi bị cám dỗ.
Cũng
chẳng nên giấu kín những cám dỗ của mình.
Mùa
Chay là thời gian “bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng”.
Chỉ
mong chúng ta biết ăn chay, cầu nguyện và đọc Lời Chúa như Giêsu,
để chiến
thắng được những cám dỗ khó nhận ra mỗi ngày.
CẦU NGUYỆN
Lạy
Chúa Giêsu,
Đôi
khi con thấy mình thiếu lịch sự với Chúa,
nhưng
lại lịch sự với nhiều người.
Con
thường sợ làm người khác buồn,
sợ
mình cư xử thiếu tế nhị,
nhưng
con ít nghĩ đến chuyện làm Chúa hài lòng.
Con chỉ
làm những gì con thích,
dù biết
Chúa không ưa.
Con
luôn bắt Chúa phải đợi con
vì con
thường đặt Chúa sau nhiều thứ khác.
Xin
cho con lịch sự hơn với Chúa,
niềm nở
đón Chúa vào nhà như ông Da-kêu,
và tập
trung như chị Maria khi ngồi lắng nghe Lời Chúa.
Ước gì
nếu con không thể tiếp Chúa như một vị khách quý,
thì
xin cho con đón Chúa như một người bạn thân.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất Hứa
Trong Mùa Chay, chúng ta được mời
gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua. Thực tại này được tìm thấy
nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho chúng ta. Nó phải bao trùm
lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển
Dung (Lc 9,34).
Lời hứa của giao ước mới được
hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm chạm đến con người.
Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của Thiên Chúa được hoàn
thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu ông vào miền Đất Hứa.
Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của Giao Uớc Cũ. Tuy
nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho
chúng ta trong Đức Kitô.
Vì Thiên Chúa của Giao Ước Mới
không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất nước riêng rẽ nào hay bất cứ
một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào trên trần gian có thể chứa đựng
được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những ai qui tụ lại trong Đức
Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở
trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Kitô từ trời đến cứu chúng
ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi
thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl
3,20-21).
– suy tư 366 ngày của Đức
Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope
John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 01/3
Chúa Nhật I Mùa Chay
St 2, 7-9;3,1-7; Rm 5, 12-19;
Mt 4, 1-11.
Lời Suy Niệm: “Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào
hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ, Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày.”
Bước vào Chúa Nhật Mùa Chay; Giáo Hội cho chúng ta thấy được là: mỗi người
trong chúng ta bắt đầu đối diện với những cám dỗ; trong mọi cám dỗ đều được
Chúa ban cho ân sủng để chiến đấu; Chính nhờ ân sủng của Chúa; giúp cho mỗi người
nhận ra đâu là điều tốt lành mình phải thực hiện, và khôn ngoan biết từ chối một
cách dứt khoát với những điều dẫn đến cái chết cho mình.
Lạy Chúa Giêsu, Nguyên tổ chúng con, đã bị cám dỗ, nhưng không giữ mình trước
cám dỗ nên đã phạm tội. Xin cho trong Mùa Chay Thánh này, mỗi người chúng con
biết dùng chay tịnh để chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ. Để giữ sự trung tín
với Chúa.
Mạnh Phương
01 Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một buổi sáng dạo đầu tháng 8
năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường
chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi
lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ
hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải táng bên cạnh phần mộ của mẹ
ông.
Georgi Dimitrov đã từng được
tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát xít và sáng lập Ðảng Cộng
Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào
trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ
ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử…
Người ra lệnh đưa ông ra khỏi
lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng Sản Bulgary nay đã đổi
tên thành Ðảng Xã Hội…
Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ…
Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ…
Con người bởi đâu mà ra? Con người
sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chết?… Nếu ai
cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai
còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp
xác và xây lăng tẩm nữa… Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sử? Hôm nay người
ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay người ta ướp xác, ngày mai người
ta lại đưa ra đốt…
Là người có niềm tin, chúng ta đặt
tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã
mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những
ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một
ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang
tìm kiếm?
Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa
Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ bằng một lời nói, chỉ
trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với
quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no
cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh
ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người
phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vô của tiền của và danh vọng nữa…
Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống trường sinh… Ðó là lý do đã khiến
Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa
ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của thức
ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét