23/02/2020
Chúa Nhật 7 Thường
Niên năm A
(phần I)
BÀI ĐỌC I: Lv 19, 1-2.
17-18
“Hãy yêu thương bạn hữu như
chính mình”.
Trích sách Lêvi.
Chúa phán cùng Môsê rằng: “Ngươi hãy nói cho toàn thể cộng đồng con cái
Israel: Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi.
Đừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội
vì họ. Đừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu
thương các bạn hữu như chính mình. Ta là Chúa”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 102, 1-2.
3-4. 8 và 10. 12-13.
Đáp: Chúa là Đấng từ
bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng:
1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy
chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân
huệ của Người. – Đáp.
2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền.
Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi,
ân sủng. – Đáp.
3) Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan
nhân. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo
điều oan trái chúng tôi. – Đáp.
4) Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi
chúng tôi. Cũng như người cha yêu thương con cái, Chúa yêu thương những ai kính
sợ Người. – Đáp.
BÀI ĐỌC II: 1 Cr 3,
16-23
“Tất cả là của anh em, nhưng
anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”.
Trích thư thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và
Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của
Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là
thánh, mà chính anh em là đền thờ ấy.
Đừng có ai lừa dối mình. Nếu có ai trong anh em cho mình là người khôn
ngoan ở đời này, thì kẻ ấy hãy nên điên dại để được khôn ngoan: vì sự khôn
ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa, vì có lời chép rằng:
“Chính Người bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong xảo kế của họ”. Lại có
lời khác rằng: “Chúa biết tư tưởng của những người khôn ngoan là hão huyền”. Vậy
đừng có ai còn tự phô trương nơi loài người. Vì tất cả là của anh em, dù là
Phaolô, hay Apollô, hoặc Kêpha, hoặc thế gian, sự sống hay sự chết, hoặc hiện tại
hay tương lai. Tất cả là của anh em, nhưng anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức
Kitô thuộc về Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia!
– Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự
sống đời đời. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 5, 38-48
“Các con hãy yêu thương thù địch
các con”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con đã nghe bảo: ‘Mắt
đền mắt, răng đền răng’. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ
hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó
nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo
choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì
con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ.
“Các con cũng đã nghe dạy rằng: ‘Hãy yêu thương tha nhân, và ghét thù địch’.
Còn Thầy, Thầy bảo các con: Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm
lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống
các con, để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Đấng làm cho mặt trời
mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng
như kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những kẻ yêu thương các con, thì
còn có công gì? Nào những người thu thuế không làm như vậy ư? Và nếu các con chỉ
chào hỏi anh em các con mà thôi, thì các con có làm gì hơn? Nào dân ngoại không
làm như vậy sao? Vậy các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng
trọn lành”. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Yêu thương kẻ thù
Hãy yêu thương kẻ thù. Cứ sự thường người ta đối xử với nhau theo cái luật:
Răng đền răng, mắt đền mắt, ân đền oán trả, hòn đất ném đi hòn chì ném lại.
Chúng ta yêu thương những người yêu thương chúng ta và ghét bỏ những kẻ ghét bỏ
chúng ta. Kẻ nào làm hại chúng ta thì chúng ta sẵn sàng để trả đũa, và người đời
cho đó là lẽ thường tình, là thái độ khôn ngoan.
Thế nhưng, qua đoạn Tin Mừng nay Chúa Giêsu bảo chúng ta phải vượt lên
trên cái lẽ thường tình ấy. Ngài phán với chúng ta: Hãy yêu thương kẻ thù và
làm ơn cho những kẻ ghét bỏ chúng ta. Bởi vì có thực hiện được điều đó, chúng
ta mới xứng đang là con cái Thiên Chúa và mới trở nên giống Ngài, Đấng đã cho
mưa xuống trên người lành cũng như trên kẻ dữ.
Chúa Giêsu không phải chỉ truyền dạy chúng ta mà chính Ngài đã làm gương
trước cho chúng ta trong việc thực thi giới luật yêu thương này. Đúng thế,
Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước, ngay cả trong khi chúng ta còn nằm
trong tội lỗi, còn quay lưng chống lại Ngài như lời thánh Phaolô trong bức thư
gởi tín hữu Rôma đã viết: Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với
chúng ta, đó là khi chúng ta còn tội lỗi, thì Đức Kitô đã chết để chúng ta được
sống.
Đúng thế, Ngài luôn luôn mong ước những điều tốt, những điều phải cho những
kẻ bách hại Ngài. Ngài chịu đau khổ và chịu chết để những ai bắt Ngài phải đau
khổ và phải chết được hết đau khổ và chết chóc. Trước sự từ chối của con người
không đáp trả tình thương yêu của Ngài, Ngài vẫn duy trì cái quyết định tuyệt đối
của Ngài, đó là yêu thương chúng ta mãi mãi.
Một trong những đặc tính nổi bật của tình yêu nơi Thiên Chúa đó là sự tha
thứ. Ngài đã sánh ví mình như người mục tử tốt lành lên đường tìm kiếm con
chiên lạc. Và khi đã tìm thấy thì vác nó trên vai và đem về nhà. Rồi Ngài đã
xác quyết: Một kẻ tội lỗi ăn năn sám hối sẽ làm cho cả thiên đàng vui mừng hơn
là 99 người công chính không cần sám hối ăn năn. Không phải những kẻ khoẻ mạnh
là là những người đau yếu mới cần đến thầy thuốc. Ta đến không phải để kêu gọi
người công chính nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi biết đường sám hối ăn năn. Ngài sẵn
sàng chịu chết trên thập giá để làm gì nếu không phải là để tha thứ cho chúng
ta. Trong giây phút đớn đau nơi thập giá, Ngài cũng đã thứ tha cho tất cả những
kẻ độc ác đã hành hạ Ngài bằng lời van xin: Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì
chúng không biết việc chúng làm.
Có hai người thổ dân Nam Phi rất ghét nhau. Ngày kia trong một hai người
gặp đứa con gái nhỏ của kẻ thù đang đi trong rừng. Hắn liền bắt cô bé, chặt đứt
ngón tay rồi thả ra. Cô bé vừa chạy vừa khóc, còn hung thủ vừa đi vừa la: Ta đã
trả thù được rồi. Mười năm sau, cô bé lúc đó đã có chồng và có con. Ngày kia, một
kẻ ăn mày tới xin ăn, bà nhận ra đó là kẻ đã chặt tay mình, nên vội vàng vào
nhà, bảo tôi tớ đem cơm thịt và cá ra đãi. Khi kẻ thù đã ăn xong, bà bèn giơ
bàn tay cụt ra cho coi và nói: Tôi cũng đã trả thù được rồi. Tên ăm mày thấy thế
bèn khóc lóc xin được tha thứ.
Thiên Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta, còn chúng ta thì sao?
Liệu chúng ta có thực sự yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ ghét bỏ
chúng ta hay không?
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật VII Thường Niên, Năm A
Bài đọc: Lev 19:1-2, 17-18; 1 Cor 3:16-23; Mt 5:38-48.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Trở nên thánh thiện là ơn gọi
và bổn phận của chúng ta.
Người tín hữu chúng ta để ý rất nhiều đến công cuộc chuộc tội của Chúa
Giêsu, mà rất ít khi chịu để ý đến công cuộc thánh hóa của Ngài. Hậu quả của
thái độ này là chúng ta chú ý rất nhiều đến việc xưng tội và việc chữa lành,
nhưng rất ít khi chịu để ý đến việc thánh hóa và trau dồi bản thân sao cho càng
ngày càng trở nên thánh thiện hơn. Thái độ này cũng giam hãm chúng ta trong
vòng tội lỗi – ăn năn – tha thứ; nhưng không giúp chúng ta thoát khỏi vòng luẩn
quẩn đó, để đạt tới đỉnh trọn lành mà Thiên Chúa đã tiền định và trang bị cho
chúng ta.
Các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta trả sự quan tâm đặc biệt cho việc trở
nên thánh thiện. Trong bài đọc I, Đức Chúa truyền cho dân qua Moses: “Các ngươi
phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.”
Trong bài đọc II, thánh Phaolô ý thức rất rõ công cuộc thánh hóa của Chúa Giêsu
qua việc gởi Chúa Thánh Thần đến cho con người. Ngài thánh hóa con người trước
tiên bằng sự thật, Lời mà Đức Kitô đã giảng dạy; sau đó là các quà tặng Ngài
ban cho con người qua các bí-tích mà Đức Kitô đã thiết lập. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu phân biệt rõ ràng hai lối sống: theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa và theo
sự khôn ngoan của con người. Để trở nên thánh thiện, con người phải sống theo lối
sống khôn ngoan của Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Các ngươi phải thánh thiện,
vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.
1.1/ Tại sao phải trở nên thánh thiện? Đức Chúa phán với ông Moses rằng:
“Hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel và bảo chúng: Các ngươi phải
thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh.” Từ lời
truyền này, một người có thể rút ra lý do phải trở nên thánh thiện: Thiên Chúa
là Đấng rất mực thánh thiện, Ngài không thể sống chung với tội lỗi; mà dân
chúng Israel là dân riêng của Ngài, họ cũng phải trở nên thánh thiện nếu họ muốn
Ngài là Thiên Chúa của họ.
Truyền thống Do-thái tin bất cứ người nào nhìn thấy Thiên Chúa đều phải
chết, ngoại trừ những người Thiên Chúa chọn và thánh hóa họ. Một ví dụ dẫn chứng
là trình thuật về ơn gọi của Isaiah. Khi nhìn thấy Đức Chúa là Thiên Chúa xuất
hiện với ông trong Đền Thờ, ông đã hoảng hốt kêu lên: “Khốn thân tôi, tôi chết
mất! Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế
mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh!” Nhưng Thiên Chúa đã thánh
hóa ông bằng cách sai một trong các thần Seraphim bay về phía ông, tay cầm một
hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than ấy
chạm vào miệng tôi và nói: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được
tha lỗi và xá tội” (Isa 6:5-7).
1.2/ Làm thế nào để trở nên thánh thiện? Theo trình thuật hôm nay, tác giả
liệt kê 2 điều quan trọng:
(1) Phải sống theo sự thật: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em,
nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội
vì nó.” Trước hết và trên hết là phải bảo đảm mọi người phải sống theo sự thật.
Điều này đòi buộc một người phải sửa lỗi tha nhân trong tình huynh đệ, chứ
không phải cứ thinh lặng để anh/chị/em ở trong đường sai trái. Nếu không sửa lỗi,
một người sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hư đi của người anh/chị/em mình.
(2) Phải yêu thương đồng loại như chính mình: Ngay từ thời Cựu Ước, lệnh
truyền phải yêu thương Thiên Chúa (Dt 6:5) và yêu thương tha nhân như chính
mình (Lev 19:18) đã được nhấn mạnh rồi; chứ không phải chờ đến Tân Ước. Chúa
Giêsu chỉ liên kết hai giới răn thành một để giúp cho con người dễ nhận ra nền
tảng của chúng. Dân của Thiên Chúa không được trả thù, không được oán hận tha
nhân; nhưng phải yêu thương và giúp đỡ mọi người. Đó là con đường để trở nên
thánh thiện như Thiên Chúa.
2/ Bài đọc II: Anh em là Đền Thờ của Thiên
Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em.
2.1/ Tại sao phải trở nên thánh thiện? Phaolô chất vấn các tín hữu
Corintô: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh
Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì
Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy
chính là anh em.” Nhắc lại thần học về thân thể của thánh Phaolô sẽ giúp chúng
ta hiểu những gì ngài muốn trình bày ở đây: Qua bí-tích Rửa Tội, người tín hữu
được trở thành con Thiên Chúa, được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, và được trở nên
chi thể của một thân thể là Giáo Hội với đầu là Đức Kitô.
Là những chi thể, người tín hữu được lãnh nhận chính Thánh Thần của Đức
Kitô. Là những viên gạch, người tín hữu cũng là những thành phần của Đền Thờ
Thiên Chúa. Những chi thể tội lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn thân thể của Giáo Hội;
những viên gạch hư hại sẽ ảnh hưởng đến toàn thể Đền Thờ của Thiên Chúa. Vì thế,
nếu các tín hữu muốn ở trong thân thể của Đức Kitô hay Đền Thờ của Thiên Chúa,
họ phải trở nên thánh thiện; nếu không Thiên Chúa sẽ gạt họ ra ngoài.
2.2/ Làm thế nào con người được coi là phá hủy Đền Thờ của Thiên Chúa?
Phaolô liệt kê hai điều:
(1) Sống dối gian, không theo sự thật: Vấn đề chính của các tín hữu
Corintô là tính tự hào về sự khôn ngoan theo thói đời. Để giúp họ nhận ra những
tai hại của thái độ này, Phaolô trình bày về lối sống theo sự khôn ngoan của
Thiên Chúa: “Đừng ai tự lừa dối mình. Nếu trong anh em có ai tự cho mình là
khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn ngoan thật.
Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa, như có lời chép rằng:
Chúa bắt được kẻ khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng. Lại có lời rằng: Tư
tưởng kẻ khôn ngoan, Chúa đều biết cả: thật chỉ như cơn gió thoảng ngoài.”
Chúng ta có thể rút ra hai điều quan trọng từ những lời này. Thứ nhất, sống
thánh thiện đòi phải trở nên điên rồ trước mặt thế gian, vì người tín hữu phải
sống hoàn toàn ngược lại những giá trị mà thế gian tôn thờ như: quyền lực, danh
vọng, tiền của, và những ham muốn xác thịt. Thứ hai, nếu con người nhất định sống
theo sự khôn ngoan theo kiểu của thế gian, họ sẽ không bao giờ có thể trở nên
thánh thiện được.
(2) Sống ích kỷ và chia rẽ: Câu cuối cùng của trình thuật hôm nay đòi phải
được cắt nghĩa cẩn thận: “Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào. Vì tất cả đều
thuộc về anh em; dù là Phaolô, hay Apolllo, hay Kêpha, dù cả thế gian này, sự sống,
sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về
Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa.”
– Khôn ngoan theo kiểu thế gian dẫn tới việc chia rẽ, vì ai cũng muốn bảo
vệ ý kiến và quyền lợi của mình, và sự chia rẽ làm suy giảm sức mạnh của chính
cá nhân và của đoàn thể. Khôn ngoan theo kiểu Thiên Chúa quy tụ muôn người, sự
đoàn kết làm tăng sức mạnh của cá nhân và của đoàn thể, vì “hợp quần gây sức mạnh.”
– Khôn ngoan theo kiểu thế gian làm con người rời xa Đức Kitô và
Thiên Chúa, nguyên ủy của mọi hoạt động hiện tại và tương lai, sự sống và sự chết.
Vì vậy, đừng ai tự hào vì có khôn ngoan của thế gian, nhưng tự hào vì đã sống
theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, theo gương mẫu của Đức Kitô.
3/ Phúc Âm: Anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
3.1/ Cần phân biệt hai lối sống: theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa và của
thế gian: Luật “Mắt đền mắt, răng đền răng” được gọi là Lex Talionis, một luật
được coi là lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Người ta tìm thấy Luật này
trong bộ luật của Hammurabi, ông cai trị Babylon từ 2285-2242 BC. Từ đó đến
nay, Luật này trở thành căn bản cho hầu hết các bộ luật của các quốc gia trên
thế giới. Điều tốt của Luật này là nó bảo đảm sự công bằng cho mọi người; nhưng
điều xấu là nó thường gia tăng hận thù, và dẫn tới những cuộc chiến đẫm máu
hơn.
Luật của Chúa Giêsu dạy các môn đệ trong trình thuật hôm nay tiếp tục bài
giảng về Nước Trời. Ngài dạy cho các môn đệ một lối sống không chỉ dựa trên
công bằng; nhưng đặt căn bản trên bác ái, hy sinh, chịu đựng và tha thứ: “Thầy
bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy
giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì
hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với
người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt
đi.” Điều đầu tiên chúng ta nhận ra là lối sống này hoàn toàn ngược lại với lối
sống theo sự khôn ngoan của con người. Nó có thể xóa tan mọi hận thù và làm cho
con người trở thành bạn hữu. Nhiều người cho là không thể làm được; nhưng Thiên
Chúa chẳng truyền những gì mà con người không thể làm. Ngài đòi các tín hữu hãy
để tình yêu từ Ngài thấm nhập vào họ, hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào sự quan
phòng của Ngài, trước khi họ có thể thực hiện những điều Ngài truyền.
3.2/ Tại sao cần phải theo lối sống khôn ngoan của Thiên Chúa? Chúa Giêsu
cho các môn đệ một lý do rất rõ ràng cho lối sống anh hùng này: “Như vậy, anh
em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt
trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống
trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như
Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
Trở nên hoàn thiện như Thiên Chúa phải là đích điểm của cuộc sống con người;
tuy nhiên, đây là một tiến trình của cả đời người luyện tập. Chúa Giêsu cũng
đưa ra hai lý do để đả phá lối sống theo sự khôn ngoan của thế gian:
(1) “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công
chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?” Con cái Thiên
Chúa không thể sống như những người thu thuế: cũng ăn gian nói dối để vun quén
cho mình những lợi nhuận như họ.
(2) “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ
thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?” Con Thiên Chúa
không thể sống như người ngoại đạo: chỉ biết thương xót cứu trợ cho những người
đồng đạo.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta được kêu gọi để mỗi ngày một trở nên thánh thiện hơn. Đích điểm
của sự trọn lành chính là Thiên Chúa.
– Để trở nên thánh thiện, chúng ta phải từ bỏ lối sống theo sự khôn ngoan
của thế gian, để sống theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Phải sống theo sự thật
và yêu thương mọi người.
– Trở nên thánh thiện là công việc của Thiên Chúa: Ngài ban Lời Chúa để
soi sáng và ban Thánh Thần để thánh hóa con người bên trong qua các bí-tích. Nếu
Thiên Chúa không trợ giúp, không một phàm nhân nào có thể trở nên thánh thiện
trước mặt Thiên Chúa.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
23/02/2020 – CHÚA NHẬT TUẦN 7 TN-A
Mt 5,38-48
THỰC HÀNH ĐẠO YÊU THƯƠNG
“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”
(Mt 5,44)
Suy niệm: Cha Roland Jacques, nhà sử
học quen thuộc với Giáo hội Việt Nam, nhận xét: Lúc Tin Mừng mới được loan báo,
các lương dân rất cảm tình với cách sống đạo của người Công giáo, họ gọi đạo
Công giáo là “đạo của những người yêu thương lẫn nhau.” Như thế, có thể
nói, những người Công giáo thế hệ đầu tiên đã thể hiện được vẻ đẹp của Đạo,
đã là những chứng nhân của Tin Mừng trên quê hương. Thầy An-rê Phú Yên đã cho
thấy nét đẹp Đạo Chúa ấy trước mặt mọi người. Anh em lương dân rất ngạc nhiên,
bởi một người nhỏ tuổi dám chết vì Đạo của mình, chết trong yêu thương, vui
tươi, không một chút oán ghét, nguyền rủa kẻ hành xử mình, miệng văng vẳng tên
“Giê-su.” Ta tự hào về cuộc đời thầy An-rê Phú Yên cũng như của các tín hữu Việt
đầu tiên, và ghi khắc Lời Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù.”
Mời Bạn: Sống trong xã hội Việt
nam hôm nay với bao vấn đề nhức nhối, bạn được mời gọi góp một tay làm cho xã hội
ấy nhân bản hơn, thêm chất Tin Mừng hơn. Nhân chi sơ, tính bản thiện, bạn và
tôi hãy cùng nhau sống Đạo Yêu thương của Chúa Giê-su, làm cho tinh thần Tin Mừng
thấm vào đời sống, phục hồi sự thiện tâm nơi tâm hồn con người dân tộc thân yêu
của ta.
Sống Lời Chúa: Bạn dâng lời cầu nguyện
cho một người đang cư xử tệ hoặc xúc phạm tới bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con mong
ước mọi người yêu thương nhau. Xin giúp con thể hiện nét đẹp Đạo Chúa nơi những
anh em con gặp gỡ. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Trở nên con cái
Chúa (23.2.2020 – Chúa nhật 7 Thường niên A)
Suy Niệm
Khi chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này
thì Xuân đã về trước ngõ.
Mùa Xuân làm cho lòng người rộn rã,
cỏ cây chim chóc cũng reo vui với con người.
Người ta chúc cho nhau bao điều tốt đẹp.
Ðiều tốt đẹp nhất vẫn là sự bình an trong tâm hồn,
sự bình an mua được bằng tha thứ yêu thương.
thì Xuân đã về trước ngõ.
Mùa Xuân làm cho lòng người rộn rã,
cỏ cây chim chóc cũng reo vui với con người.
Người ta chúc cho nhau bao điều tốt đẹp.
Ðiều tốt đẹp nhất vẫn là sự bình an trong tâm hồn,
sự bình an mua được bằng tha thứ yêu thương.
Khi dạy chúng ta đừng chống cự người ác,
Ðức Giêsu không đòi loại bỏ cảnh sát và pháp luật;
cũng không lên án những cuộc chiến tranh tự vệ.
Ngài chỉ muốn mời gọi các Kitô hữu
hãy tránh thái độ báo thù, ăn miếng trả miếng.
Tha thứ là ra khỏi vòng luẩn quẩn của oán thù,
là mở ra con đường để người kia hoán cải.
Ðức Giêsu không đòi loại bỏ cảnh sát và pháp luật;
cũng không lên án những cuộc chiến tranh tự vệ.
Ngài chỉ muốn mời gọi các Kitô hữu
hãy tránh thái độ báo thù, ăn miếng trả miếng.
Tha thứ là ra khỏi vòng luẩn quẩn của oán thù,
là mở ra con đường để người kia hoán cải.
Có một vị rất tâm đắc với bài Tin Mừng này,
đó là Gandhi, người được dân Ấn-độ coi là đại thánh.
Ông là cha đẻ của chủ trương bất bạo động,
để giành lại độc lập cho đất nước từ tay người Anh.
Ông nói: “Bất bạo động là luật của loài người,
bạo động là luật của loài thú.”
Chúng ta thường sợ mang tiếng là hèn nhát, khiếp nhược,
sợ kẻ ác thắng thế khi thấy ta lùi bước.
Chúng ta ít dám tin vào sức mạnh của Tình Yêu.
Chính Tình Yêu chứ không phải bạo lực
mới có thể làm trái tim con người tan chảy.
đó là Gandhi, người được dân Ấn-độ coi là đại thánh.
Ông là cha đẻ của chủ trương bất bạo động,
để giành lại độc lập cho đất nước từ tay người Anh.
Ông nói: “Bất bạo động là luật của loài người,
bạo động là luật của loài thú.”
Chúng ta thường sợ mang tiếng là hèn nhát, khiếp nhược,
sợ kẻ ác thắng thế khi thấy ta lùi bước.
Chúng ta ít dám tin vào sức mạnh của Tình Yêu.
Chính Tình Yêu chứ không phải bạo lực
mới có thể làm trái tim con người tan chảy.
Ðức Giêsu mời gọi ta yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù
để trở thành con cái Cha trên trời.
Chúng ta không chỉ trở thành con Cha vào ngày Rửa tội.
Chúng ta trở thành con Cha hơn
nhờ những hành vi tha thứ yêu thương mỗi ngày.
Chúng ta thật là con, vì giống Cha,
Ðấng cho nắng ấm, mưa rơi trên kẻ lành người dữ.
Chúng ta thường khó quên một xúc phạm đã qua,
những chuyện cũ vẫn làm tim ta đau nhói.
Cần nhìn lên Cha trên trời,
Ðấng để cho cỏ lùng mọc chung với luau,
Ðấng mà ta phải nài xin ơn tha thứ mỗi ngày.
Chỉ Ngài mới làm ta quên được điều tưởng như không thể quên.
để trở thành con cái Cha trên trời.
Chúng ta không chỉ trở thành con Cha vào ngày Rửa tội.
Chúng ta trở thành con Cha hơn
nhờ những hành vi tha thứ yêu thương mỗi ngày.
Chúng ta thật là con, vì giống Cha,
Ðấng cho nắng ấm, mưa rơi trên kẻ lành người dữ.
Chúng ta thường khó quên một xúc phạm đã qua,
những chuyện cũ vẫn làm tim ta đau nhói.
Cần nhìn lên Cha trên trời,
Ðấng để cho cỏ lùng mọc chung với luau,
Ðấng mà ta phải nài xin ơn tha thứ mỗi ngày.
Chỉ Ngài mới làm ta quên được điều tưởng như không thể quên.
Thế giới hôm nay có nhiều sự ác và người ác.
Chúng ta phải tiêu diệt sự ác bằng sự thiện,
hoán cải người ác bằng tha thứ yêu thương.
Kitô hữu là người dám đi lại con đường của Ðức Giêsu,
chấp nhận bị sự ác vùi dập và nuốt chửng,
mà trên môi vẫn nói lời tha thứ.
Nhưng cuối cùng là phục sinh, là niềm vui, hy vọng.
Chúng ta có dám tin rằng rốt cuộc
chân lý, tình yêu và sự thiện sẽ chiến thắng không?
Chúng ta phải tiêu diệt sự ác bằng sự thiện,
hoán cải người ác bằng tha thứ yêu thương.
Kitô hữu là người dám đi lại con đường của Ðức Giêsu,
chấp nhận bị sự ác vùi dập và nuốt chửng,
mà trên môi vẫn nói lời tha thứ.
Nhưng cuối cùng là phục sinh, là niềm vui, hy vọng.
Chúng ta có dám tin rằng rốt cuộc
chân lý, tình yêu và sự thiện sẽ chiến thắng không?
Cầu Nguyện
Lạy Cha,
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường đời.
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường đời.
Nhìn lại đoạn đường đã qua,
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
và sống trong tình yêu.
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
và sống trong tình yêu.
Mọi biến cố vui buồn của năm qua
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
Tạ ơn Cha
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
Xin cho chúng con sống những ngày tết dân tộc
trong tinh thần vui tươi, hoà nhã,
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
trong tinh thần vui tươi, hoà nhã,
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
Ước gì những lời chúng con chúc cho nhau
là những lời chúc lành xuất phát từ trái tim yêu thương.
là những lời chúc lành xuất phát từ trái tim yêu thương.
Và lạy Cha, năm mới đã đến,
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn ở lại trong quỹ đạo của Cha,
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
và nhận mọi người là anh em. Amen.
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn ở lại trong quỹ đạo của Cha,
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
và nhận mọi người là anh em. Amen.
Lm. Antôn
Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23 THÁNG HAI
Tấn Công Vào Tận
Sào Huyệt Của Tội Lỗi
Thánh Vịnh 91 rung lên âm hưởng từ kinh nghiệm được mô tả trong cuộc Xuất
Hành của It-ra-en. Quả thế, thánh vịnh này được lặp lại trong phụng vụ Lễ Phục
Sinh. Đó là một khúc ca về niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng giải cứu
và che chở bất cứ ai tự đặt mình trong sự bảo vệ của Ngài:
“Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao
và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,
hãy thưa với Chúa rằng:
‘Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,
là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài.’”
(Tv 91, 1 – 2).
Trên con đường tiến về với Thiên Chúa, mọi tín hữu – giống như gã Aramean
lang thang – là một lữ khách phải đi qua bao rủi ro và nguy hiểm. Như tác giả
thánh vịnh nói: “Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn độc, đạp nát đầu sư tử khủng
long.” (câu 13). Nhưng hễ ai tin, thì Thiên Chúa sẽ giải cứu và đưa vào mối
quan hệ mật thiết với chính Ngài – và đấy là mục tiêu của tất cả chúng ta là những
lữ khách trên con đường dương thế. Tin Mừng Luca cho chúng ta thấy rõ ràng rằng
Giáo Hội – được hướng dẫn bởi Đức Giêsu là Chúa của mình – bắt đầu cuộc hành
trình cứu độ, cuộc hành trình đưa về sự giải phóng đích thực. (cf. Lc 4, 1 –
13).
Giao ước mới của Đức Kitô cung ứng cho chúng ta sự tự do khỏi sự dữ – tức
khỏi sự tội và sự chết. Con đường giải phóng ấy bắt đầu với chiến thắng của
chúng ta trên những cám dỗ. Vì cám dỗ dẫn đến sự tội, và vượt qua cám dỗ tức là
vượt qua tội lỗi ở tận gốc rễ của nó! Và cái gốc rễ mà chúng ta phải chặt bằng
rìu trước hết là thói ích kỷ và kiêu căng nơi chúng ta: “Ai muốn theo Ta, phải
từ bỏ mình” (Lc 9, 23).
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 23/2
Chúa Nhật VII Thường
Niên
Lv 19,1-2.17-18; 1
Cr 3,16-23; Mt 5,38-48
Lời Suy Niệm: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy
bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải thì hãy
giơ cả má bên trái ra nữa.”
Chúa Giêsu đang
truyền dạy chúng ta điều này để chúng ta xóa bỏ được sự: “Giận dữ” và “căm
ghét” trong lòng của mình. Bởi vì khi “Giận dữ” đưa đến muốn báo thù; và khi
“căm ghét” là điều nghịch với đức mến.
Lạy Chúa Giêsu.
Chính Chúa đã không tự vệ trong vườn cây dầu và đã bảo Phêrô xỏ gươm vào vỏ.
Xin cho chúng con luôn lấy đức mến mà đối xử với nhau trong cuộc sống.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 23-02: Thánh
POLYCARPÔ
Giám mục tử đạo (……
– 155)
Từ khi thánh Inhaxiô qua đời, thánh Polycarpô đã trở thành khuôn mặt sáng
giá nhất của kitô giáo đông phương. Ngài đã trở thành giám mục Smyrna khoảng
năm 96.
Thánh Inhaxiô, sau khi gặp Ngài đã viết cho Ngài rằng: – “Hãy giúp
đỡ người khác như Chúa đã trợ giúp Ngài… Hãy cầu nguyện không mệt mỏi… hãy như
các lực sĩ mang lấy các yếu đau của mọi người, bởi vì người lực sĩ chiến thắng
bất kể mọi cú đánh xâu xé thân mình”.
Thực sự suốt cả đời, Polycarpô đã là một chiến sĩ chiến đấu cho đức Kitô.
Đến lượt Ngài, Ngài cũng đã đào luyện các môn đệ của mình trong số đó có giám mục
Lyon là thánh Irênê, người còn nhớ: – “Tôi không bao giờ quên bước đi trịnh trọng,
nét mặt uy nghiêm, cuộc sống trong trắng của Ngài và nhận những lời khuyên
thánh thiện Ngài dạy dỗ dân chúng”.
Lúc đã quá tám mươi tuổi, thánh Polycarpô đi Rôma nói chuyện với Đức Giáo
Hoàng Anicêtô về ngày thích đáng để kỷ niệm lễ phục sinh. Sau đó Ngài trở lại
Smyrna để chịu tử đạo. Cuộc bách hại đã nghiêm trọng và Ngài sẵn sàng hiến đời
mình. Nhưng bạn bè thân thiết xin Ngài hãy sống vì đoàn chiên, nên Ngài đã nhận
ẩn mình ở miền quê. Các binh sĩ lùng tìm Ngài đã khám phá ra hai người giúp việc
của Ngài và tra tấn dã man đến độ một trong hai người, khi quá đau đớn, đã tố
cáo Ngài.
Và đã quá trễ khi họ đến căn nhà tại miền quê. Thấy họ đến, thánh
Polycarpô đã nói: – Xin cho ý Chúa được thể hiện.
Và Ngài từ chối không muốn trốn đi. Ngài đi xuống tìm đón các binh sĩ,
đàm thoại với họ, cho họ ăn uống, vì họ mệt nhọc tìm kiếm Ngài quá lâu và cuối
cùng thì những binh sĩ này đã hoàn thành nhiệm vụ của họ. Thánh Polycarpô xin họ
để giờ cho Ngài cầu nguyện. Ngài nói lớn với Thiên Chúa như người ta nói chuyện
với cha mình, Ngài ký thác cho Chúa những anh em của mình, giàu cũng như nghèo,
mọi Kitô hữu rải rác trên khắp thế giới. Suốt hai giờ liền, người ta nghe Ngài
cầu nguyện như vậy.
Các binh sĩ kinh ngạc khi nghe Ngài cầu nguyện như thế và coi như là một
phá hoại, khi họ ép buộc phải bắt giam một con người quảng đại và can đảm.
Nhưng trung thành với mệnh lệnh họ dẫn cụ già đi.
Trên đường họ gặp chỉ huy và vị chỉ huy mời Polycarpô lên xe mình, ở đó
ông muốn làm cho Ngài chối bỏ Thiên Chúa. Ông nói rằng: – Ngài xem này, xấu
xa gì khi nói vài lời người ta yêu cầu và dâng một của lễ cho các thần minh của
chúng ta… Sau đó Ngài được cứu thoát.
Trước sự từ chối của Polycarpô, viên lãnh binh đánh đập Ngài. Vị giám mục
già nua té xuống đường, bị thương, Ngài chỗi dậy và đi theo các binh sĩ.
Một đám đông chờ đợi thánh Polycarpô tại vận động trường là nơi vui chơi,
diễn ra cả các trò chơi tiêu khiển lẫn những cuộc vui hành hình.
Nhà cầm quyền khuyên nhủ Ngài: – Hãy thương lấy thân mà khinh miệt ông
Kitô tôi sẽ trả tự do cho ông.
Nhưng thánh Polycarpô trả lời: – Đã tám mươi sáu năm tôi phụng sự đức
Kitô và người chỉ ban sự lành cho tôi, làm sao tôi có thể phạm thượng tới Thiên
Chúa và Đấng cứu chuộc tôi được ?
Dân chúng la hét ghê rợn, nhà cầm quyền nói: – Tôi có nhiều thú dữ, tôi sẽ
thải ông cho chúng ăn thịt.
Thánh Polycarpô điềm tĩnh trả lời: – Ông hãy cho chúng tới đây.
Nhà cầm quyền mất bình tĩnh nói: – Vì ông khinh thú dữ, tôi sẽ thiêu sống
ông, nếu ông không đổi ý.
Vị tử đạo trả lời: – Ông đe tôi bằng thứ lửa chỉ thấy có một lúc . Ong
không biết thứ lửa đời đời dành cho bọn bất lương sao ?
Và mặt Ngài sáng rực ánh sáng trên trời. Viên nhiếp chính cho người hô lớn
ba lần: – Polycarpô xưng mình là Kitô hữu.
Nghe vậy, lương dân và người Do thái đòi mạng Ngài, Họ tố cáo: – Nhà đại
tiến sĩ của Á Châu, cha các Kitô hữu, kẻ phá hoại các đề thờ thần minh của
chúng ta đó.
Ba ngày trước, thánh Polycarpô đã được thị kiến thấy gối mình bốc lửa và
đã tin cho các bạn biết mình sẽ bị thiêu. Bây giờ Ngài nghe dân chúng la ó: – Đốt
nó đi.
Và dân chúng vơ chất củi thành giàn thiêu, Ngài điềm nhiên xem họ làm.
Khi mọi sự đã xong Ngài cởi áo, cởi giày, cầu nguyện. Ngài thờ lạy Chúa cứu thế
và tạ ơn Người đã cho mình được chết vì đạo.
Binh sĩ đốt lửa. Ngọn lửa bao quanh thánh Polycarpô và thân thể Ngài sáng
chói như vàng bạc. Người ta ngửi thấy mùi hương thơm quí giá.
Sau cùng một mũi giáo đâm vào thân xác đang bốc cháy và các Kitô hữu thấy
linh hồn Ngài như cánh chim bồ câu bay thẳng lên trời cao.
(daminhvn.net)
23 Tháng Hai
Ánh Sáng Hồi Phục
Mới đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã sáng chế ra một
loại cửa sổ nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho bệnh nhân chóng
được hồi phục. Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là một phó nhòm thuộc
tiểu bang California. Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình,
khi nhìn lên trần bảng của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những
lỗ đen. Các bác sĩ cho biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ,
thiếu ánh sáng tự nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ
những triệu chứng của bệnh tâm thần.
Với cánh cửa sổ nhân tạo nói trên, nhờ một hệ thống điện toán tinh vi, bệnh
nhân có thể cảm thấy như đang tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Trong 24 giờ đồng
hồ, ánh sáng trên khung cửa nhân tạo thay đổi 650 lần. Bệnh nhân có thể nhìn thấy
ánh mặt trời lên cũng như những áng mây bay qua khung cửa. Tất cả đều nhằm để
giúp cho bệnh nhân cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên và nhờ đó cảm thấy bớt
cô đơn.
Trong tương lai gần đây, người ta cũng có thể tạo ra cảnh trăng lên cũng
như các vì lấp lánh trên khung cửa.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống. Riêng với con người,
ánh sáng không những cần cho sự sống của thân xác, mà còn giúp cho con người khỏi
cô đơn. Bóng tối dễ làm cho con người cô đơn và sợ hãi…
Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc sống chúng ta. Bóng tối của ích kỷ, của
ganh ghét, của hận thù, của đam mê… Càng giam mình trong bóng tối ấy, chúng ta
càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh hoạn. Người càng sống ích kỷ, người
càng nghiền ngẫm đắng cay, hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình…
Chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người cũng như để
chữa trị những băng hoại trong tâm hồn. Có ánh sáng của Lời Chúa để soi sáng dẫn
từng đường đi nước bước của chúng ta. Có những ánh sáng của những nghĩa cử hằng
ngày. Không có một nghĩa cử nào qua đi mà không thêm một chút ánh sáng để giúp
chúng ta hồi phục vì những vết thương đau trong cuộc sống. Một hành động bác
ái, một biểu lộ tin yêu dù nhỏ mọn đến đâu cũng là một tia sáng mang hy vọng đến
cho tăm tối cô đơn trong tâm hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét