Giải đáp phụng vụ: Có thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa
Chay không?
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
(LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học
Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Các thánh tích của Thánh Têrêxa và của phụ mẫu thánh nhân sắp đến giáo xứ chúng con. Chúng con sử dụng nghi thức cũ, và con tự hỏi liệu chúng con có thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch về Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu không, mặc dù là trong Mùa Chay. Con không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào liên quan đến câu hỏi này. Liêu Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cho Thánh lễ chính không, và liệu cũng được phép cho các Thánh lễ riêng không? – D. W., Úc.
Đáp: Mặc dù bạn đọc đề cập đến hình thức ngoại thường, tôi sẽ bắt đầu câu trả lời này bằng cách trích dẫn Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) về Thánh lễ ngoại lịch (trong hình thức thông thường):
“374. Khi gặp một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng, Giám mục giáo phận có thể ra lệnh hoặc cho phép cử hành một Thánh lễ thích hợp vào bất cứ ngày nào, trừ các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, các ngày trong Tuần Bát nhật Phục sinh, ngày lễ mọi tín hữu đã qua đời (2-11), thứ Tư lễ Tro và Tuần Thánh.
“375. Lễ ngoại lịch kính các mầu nhiệm của Chúa, hoặc kính Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần, một vị Thánh hoặc tất cả các Thánh, theo lòng đạo đức của các tín hữu, thì được phép cử hành vào các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên, dù có lễ nhớ không bắt buộc. Tuy nhiên, không được cử hành như lễ ngoại lịch, các lễ kính các mầu nhiệm thuộc đời sống của Chúa hoặc của Đức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội, vì việc cử hành các lễ này gắn liền với diễn tiến của năm phụng vụ.
“376. Trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng từ đầu tới 16 tháng 12, và trong mùa Giáng sinh từ ngày 2 tháng giêng trở đi, các ngày trong mùa Phục sinh sau tuần bát nhật Phục sinh, thì thông thường cấm cử hành lễ cầu cho những nhu cầu khác nhau hay trong những hoàn cảnh khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu thực sự có một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ nào đó, thì khi cử hành với dân chúng, tùy theo phán quyết của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ thích hợp để đáp ứng nhu cầu hoặc lợi ích mục vụ đó.
“377. Những ngày trong tuần mùa Thường niên, khi gặp lễ nhớ tự do, hoặc lễ về ngày trong tuần, thì được phép cử hành bất cứ bài lễ nào, hay đọc bất cứ lời nguyện nào thuộc những lễ được cử hành trong những hoàn cảnh khác nhau, ngoại trừ các bài lễ có nghi thức riêng” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Các quy định trên lặp lại ở một mức độ nào đó chữ đỏ của Thánh lễ trong hình thức ngoại thường, vốn quy định như sau:
“VII - Thánh lễ ngoại lịch cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng
“365. Một Thánh lễ ngoại lịch 'cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng' có nghĩa là một Thánh lễ được cử hành với sự tham dự đông đảo của giáo dân, theo lệnh của Đấng Bản quyền địa phương hoặc với sự đồng ý của ngài, cho một nhu cầu nghiêm trọng hoặc cho lợi ích tinh thần hoặc thế tục, vốn ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc một phần lớn của cộng đồng.
“367. Chỉ có một Thánh Lễ ngoại lịch cho một vấn đề nghiêm trọng được cho phép trong bất kỳ một nhà thờ nào; và Thánh lễ tương ứng với nhu cầu được thực hiện, hoặc, nếu không có Thánh lễ đó, ‘Thánh lễ cho bất kỳ nhu cầu nào’, theo những gì được chỉ ra trong số 365, cho giáo xứ của riêng mình.”
Cả hai bộ quy định đều uỷ quyền cho Đấng Bản quyền địa phương ra lệnh hoặc cho phép cử hành Thánh lễ ngoại lịch, ngay cả trong các ngày trong tuần của Mùa Chay vì “một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng”. Sự hiện diện ngoại thường của các thánh tích trong một nha thờ có thể được coi là một dịp cho một lợi ích tinh thần hoặc mục vụ.
Mặc dù Giám mục có thể cấp phép cho Thánh lễ ngoại lịch được cử hành, nhưng bất kỳ sự cho phép nào như vậy đều phải tôn trọng các quy định phù hợp của hình thức ngoại thường, và do đó, sự cho phép sẽ dành cho một lễ cử hành với sự hiện diện của tín hữu.
Cuối cùng, xin nói thêm, cả lịch của hình thức thông thường và lịch của hình thức ngoại thường thường không cho phép các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay, nhưng vì các lý do khác nhau, do cấu trúc của mỗi lịch.
Hình thức thông thường có cấu trúc ngày lễ riêng cho cả năm, trong khi trong hình thức ngoại thường, chu kỳ ngày lễ chỉ được tìm thấy trong Mùa Chay, mà trong đó mỗi ngày trong Mùa Chay có công thức Thánh lễ riêng. Các ngày lễ Mùa Chay được coi là hạng thứ ba, không giống như các ngày lễ của phần còn lại của năm là hạng thứ tư. Trong thực tế, điều này làm cho không thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch và lễ các thánh với các tưởng niệm vào những ngày đó, mà không có lý do đặc biệt.
Hình thức thông thường, mặc dù có cấu trúc khác hơn, đã kết hợp thực tại truyền thống này như một quy định đặc biệt, vốn cấm các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay. (Zenit.org 25-2-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/votive-masses-in-lent-in-honor-of-relics/
Hỏi: Các thánh tích của Thánh Têrêxa và của phụ mẫu thánh nhân sắp đến giáo xứ chúng con. Chúng con sử dụng nghi thức cũ, và con tự hỏi liệu chúng con có thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch về Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu không, mặc dù là trong Mùa Chay. Con không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào liên quan đến câu hỏi này. Liêu Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cho Thánh lễ chính không, và liệu cũng được phép cho các Thánh lễ riêng không? – D. W., Úc.
Đáp: Mặc dù bạn đọc đề cập đến hình thức ngoại thường, tôi sẽ bắt đầu câu trả lời này bằng cách trích dẫn Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) về Thánh lễ ngoại lịch (trong hình thức thông thường):
“374. Khi gặp một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng, Giám mục giáo phận có thể ra lệnh hoặc cho phép cử hành một Thánh lễ thích hợp vào bất cứ ngày nào, trừ các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, các ngày trong Tuần Bát nhật Phục sinh, ngày lễ mọi tín hữu đã qua đời (2-11), thứ Tư lễ Tro và Tuần Thánh.
“375. Lễ ngoại lịch kính các mầu nhiệm của Chúa, hoặc kính Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần, một vị Thánh hoặc tất cả các Thánh, theo lòng đạo đức của các tín hữu, thì được phép cử hành vào các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên, dù có lễ nhớ không bắt buộc. Tuy nhiên, không được cử hành như lễ ngoại lịch, các lễ kính các mầu nhiệm thuộc đời sống của Chúa hoặc của Đức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội, vì việc cử hành các lễ này gắn liền với diễn tiến của năm phụng vụ.
“376. Trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng từ đầu tới 16 tháng 12, và trong mùa Giáng sinh từ ngày 2 tháng giêng trở đi, các ngày trong mùa Phục sinh sau tuần bát nhật Phục sinh, thì thông thường cấm cử hành lễ cầu cho những nhu cầu khác nhau hay trong những hoàn cảnh khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu thực sự có một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ nào đó, thì khi cử hành với dân chúng, tùy theo phán quyết của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ thích hợp để đáp ứng nhu cầu hoặc lợi ích mục vụ đó.
“377. Những ngày trong tuần mùa Thường niên, khi gặp lễ nhớ tự do, hoặc lễ về ngày trong tuần, thì được phép cử hành bất cứ bài lễ nào, hay đọc bất cứ lời nguyện nào thuộc những lễ được cử hành trong những hoàn cảnh khác nhau, ngoại trừ các bài lễ có nghi thức riêng” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Các quy định trên lặp lại ở một mức độ nào đó chữ đỏ của Thánh lễ trong hình thức ngoại thường, vốn quy định như sau:
“VII - Thánh lễ ngoại lịch cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng
“365. Một Thánh lễ ngoại lịch 'cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng' có nghĩa là một Thánh lễ được cử hành với sự tham dự đông đảo của giáo dân, theo lệnh của Đấng Bản quyền địa phương hoặc với sự đồng ý của ngài, cho một nhu cầu nghiêm trọng hoặc cho lợi ích tinh thần hoặc thế tục, vốn ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc một phần lớn của cộng đồng.
“367. Chỉ có một Thánh Lễ ngoại lịch cho một vấn đề nghiêm trọng được cho phép trong bất kỳ một nhà thờ nào; và Thánh lễ tương ứng với nhu cầu được thực hiện, hoặc, nếu không có Thánh lễ đó, ‘Thánh lễ cho bất kỳ nhu cầu nào’, theo những gì được chỉ ra trong số 365, cho giáo xứ của riêng mình.”
Cả hai bộ quy định đều uỷ quyền cho Đấng Bản quyền địa phương ra lệnh hoặc cho phép cử hành Thánh lễ ngoại lịch, ngay cả trong các ngày trong tuần của Mùa Chay vì “một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng”. Sự hiện diện ngoại thường của các thánh tích trong một nha thờ có thể được coi là một dịp cho một lợi ích tinh thần hoặc mục vụ.
Mặc dù Giám mục có thể cấp phép cho Thánh lễ ngoại lịch được cử hành, nhưng bất kỳ sự cho phép nào như vậy đều phải tôn trọng các quy định phù hợp của hình thức ngoại thường, và do đó, sự cho phép sẽ dành cho một lễ cử hành với sự hiện diện của tín hữu.
Cuối cùng, xin nói thêm, cả lịch của hình thức thông thường và lịch của hình thức ngoại thường thường không cho phép các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay, nhưng vì các lý do khác nhau, do cấu trúc của mỗi lịch.
Hình thức thông thường có cấu trúc ngày lễ riêng cho cả năm, trong khi trong hình thức ngoại thường, chu kỳ ngày lễ chỉ được tìm thấy trong Mùa Chay, mà trong đó mỗi ngày trong Mùa Chay có công thức Thánh lễ riêng. Các ngày lễ Mùa Chay được coi là hạng thứ ba, không giống như các ngày lễ của phần còn lại của năm là hạng thứ tư. Trong thực tế, điều này làm cho không thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch và lễ các thánh với các tưởng niệm vào những ngày đó, mà không có lý do đặc biệt.
Hình thức thông thường, mặc dù có cấu trúc khác hơn, đã kết hợp thực tại truyền thống này như một quy định đặc biệt, vốn cấm các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay. (Zenit.org 25-2-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/votive-masses-in-lent-in-honor-of-relics/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét