ĐHY Comastri: kinh Mân Côi giữa
đại dịch đã thay đổi tâm hồn nhiều người
Đức Hồng Y Angelo Comastri chủ sự giờ kinh Mân Côi tại Đêfn thờ thánh Phêrô trong thời gian đại dịch (Vatican Media) |
Ít nhất 1,5 triệu rưỡi người đã tham dự các giờ kinh Mân Côi
do Đức Hồng y Angelo Comastri chủ sự tại đền thờ thánh Phêrô vào ban trưa mỗi
ngày từ ngày 11/03-30/05, và hàng ngàn lá thư vẫn tiếp tục gửi đến ngài để chia
sẻ những tâm tình.
Hồng Thủy - Vatican News
Các chứng từ khám phá đức tin và tìm lại đức tin
Các chứng từ khám phá đức tin và tìm lại đức tin đến từ khắp
nước Ý, kể về một hiện tượng phi thường xoay quanh ước muốn cầu nguyện, thậm chí
bởi những người ở xa thế giới của Giáo hội: những người bạn gặp gỡ nhau đúng giờ
để cùng nhau tham dự buổi đọc kinh; một người vô thần, sau khi bật khóc, đã quỳ
xuống và bắt đầu cầu nguyện lần đầu tiên trong đời; một chàng trai trẻ yêu cầu
tiếp tục việc lần hạt Mân Côi và nói rằng anh ta đã nhiều lần xúc động trong những
khoảnh khắc đó; một bà cụ trong một nhà dưỡng lão, thường hay lầm lì, đã tìm lại
niềm vui nói chuyện chia sẻ.
Nhận xét về những điều này, Đức Hồng y Comastri nói: “Điều
này xác nhận thêm rằng các vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn mở lòng với Đấng
Toàn năng. Không có Thiên Chúa thì cuộc sống thật phi lý.”
Cầu nguyện là điều đẹp nhất chúng ta có thể làm trong cuộc
sống này
Sáng kiến đã đánh động trái tim nhiều người, mặc dù chỉ dựa
trên cầu nguyện. Đức Hồng y giải thích: “Cầu nguyện là điều đẹp nhất mà chúng
ta có thể làm trong cuộc sống này, bởi vì nó đưa chúng ta vào hiệp thông với
Chúa.” Đây chính là ý tưởng khi Đức Hồng y đưa ra sáng kiến đọc kinh Mân Côi
trong những ngày đen tối của đại dịch.
Ký ức về người mẹ luôn đồng hành với con của mình
Trong giờ đọc kinh ngày 08/05, để nói về tình mẹ, Đức Hồng y
kể về mẹ của ngài: “Mẹ tôi luôn đồng hành với tôi cho đến khi tôi được bổ nhiệm
làm tổng giám mục Loreto. Bà không bao giờ đi ngủ trước khi tôi trở về nhà. Bà
đóng cửa và nói với tôi: ‘Ngủ ngon nhé con của mẹ, xin Chúa chúc lành cho
con!’. Đây là người mẹ. Và khi thiếu người mẹ, cuộc sống của người con trở nên
non nớt, khó khăn và thậm chí là buồn.” (CSR_4405_2020)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét