Bang giao Vatican-Trung Hoa: Sau
hơn 50 năm, lần đầu tiên hai ngoại trưởng gặp nhau.
Trần Mạnh Trác
Trong một diễn biến mà Reuters
mô tả là ‘cực kỳ hiếm có’ và ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ,’ vào
ngày 14 tháng 2, ngoại trưởng cuả Vatican Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher và ủy
viên Hội đồng Nhà nước và ngoại trưởng cuả Trung Hoa là Vưong Di (Wang Yi) đã
bí mật gặp nhau bên lề hội nghị An ninh quôc tế tại Munich, nước Đức.
Đây là một cuộc gặp gỡ cao cấp nhất giữa hai bên hơn một nửa thế kỷ. Những gì được bàn thảo hoặc thoả thuận thì chưa được tiết lộ, nhưng qua thông cáo do Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra vào tối thứ Sáu (14/2), thì đôi bên sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại về thỏa thuận tạm thời cho việc bổ nhiệm Giám mục, được ký ngày 22 tháng 9 năm ngoái, và tiếp tục đối thoại về thể chế song phương để thúc đẩy cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo và lợi ích của người dân Trung Quốc.
Thông cáo đánh giá cao những nỗ lực cuả Trung Hoa nhằm loại bỏ dịch coronavirus và những nỗ lực cuả Vatican để thể hiện tình liên đới với người dân bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, hai bên bày tỏ một mong muốn hợp tác quốc tế lớn hơn để thúc đẩy nền hòa bình trên thế giới và trao đổi văn hóa và những quan niệm nhân quyền.
Nhắc lại, quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện kể từ thỏa thuận năm 2018. Tuy nhiên nhiều người Công Giáo bảo thủ đã phản đối thỏa thuận này, cáo buộc Vatican là bán đứng giáo hội thầm lặng cho chính quyền cộng sản. Nhưng Vatican thì lập luận rằng nếu không có thỏa thuận thì nguy cơ ly giáo là rất lớn.
Lý do là trên 50 năm qua, đã xảy ra một sự cách biệt giữa một Giáo hội "chính thức" được nhà nước hậu thuẫn và một Giáo hội thầm lặng "không chính thức" trung thành với Roma.
Sau thoả thuân, thì cả hai bên đều công nhận vị Giáo Hoàng là người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo.
Cuộc họp hôm thứ Sáu là kết quả mới nhất trong một loạt các nỗ lực cải thiện quan hệ từ Vatican trong những tuần gần đây.
Tháng trước trong khi Trung Quốc đang bối rối trước nạn dịch coronavirus, thì Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi cái gọi là "cam kết tuyệt vời" của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus và sau đó, Vatican gửi hàng trăm ngàn khẩu trang y tế đến Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí.
Hình như Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội ấy để đi một nước cờ ngoại giao nhằm phá vỡ cái thế bị hoàn toàn cô lập cuả họ hiện tại.
Cái cơ hội ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ’ (theo Reuters) ấy có thể trở thành một tình huynh đệ bền vững hay chỉ là một ‘hạt bong bóng nước’ như thường vẫn xẩy ra trong vấn đề quan hệ với Bắc Kinh? Điều này không tùy thuộc vào thiện chí cuả Vatican (vì lúc nào cũng sẵn sàng) nhưng tuỳ thuộc vào ý đồ cuả Trung Quốc mà thôi! Người ta sẽ biết rõ hơn qua những diễn biến kế tiếp.
Nếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Trung Quốc được nối lại, thì Vatican sẽ phải cắt đứt ngoại giao hay ít ra là cắt quan hệ cấp đại sứ với Đài Loan, mà Bắc Kinh coi như là một tỉnh ly khai buớng bỉnh. Đây là điều mà Vatican cho biết đã có phương sách giải quyết.
Hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất ở châu Âu còn công nhận chính thể cuả Đài Bắc.
Đây là một cuộc gặp gỡ cao cấp nhất giữa hai bên hơn một nửa thế kỷ. Những gì được bàn thảo hoặc thoả thuận thì chưa được tiết lộ, nhưng qua thông cáo do Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa ra vào tối thứ Sáu (14/2), thì đôi bên sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại về thỏa thuận tạm thời cho việc bổ nhiệm Giám mục, được ký ngày 22 tháng 9 năm ngoái, và tiếp tục đối thoại về thể chế song phương để thúc đẩy cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo và lợi ích của người dân Trung Quốc.
Thông cáo đánh giá cao những nỗ lực cuả Trung Hoa nhằm loại bỏ dịch coronavirus và những nỗ lực cuả Vatican để thể hiện tình liên đới với người dân bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, hai bên bày tỏ một mong muốn hợp tác quốc tế lớn hơn để thúc đẩy nền hòa bình trên thế giới và trao đổi văn hóa và những quan niệm nhân quyền.
Nhắc lại, quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện kể từ thỏa thuận năm 2018. Tuy nhiên nhiều người Công Giáo bảo thủ đã phản đối thỏa thuận này, cáo buộc Vatican là bán đứng giáo hội thầm lặng cho chính quyền cộng sản. Nhưng Vatican thì lập luận rằng nếu không có thỏa thuận thì nguy cơ ly giáo là rất lớn.
Lý do là trên 50 năm qua, đã xảy ra một sự cách biệt giữa một Giáo hội "chính thức" được nhà nước hậu thuẫn và một Giáo hội thầm lặng "không chính thức" trung thành với Roma.
Sau thoả thuân, thì cả hai bên đều công nhận vị Giáo Hoàng là người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo.
Cuộc họp hôm thứ Sáu là kết quả mới nhất trong một loạt các nỗ lực cải thiện quan hệ từ Vatican trong những tuần gần đây.
Tháng trước trong khi Trung Quốc đang bối rối trước nạn dịch coronavirus, thì Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi cái gọi là "cam kết tuyệt vời" của Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus và sau đó, Vatican gửi hàng trăm ngàn khẩu trang y tế đến Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí.
Hình như Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội ấy để đi một nước cờ ngoại giao nhằm phá vỡ cái thế bị hoàn toàn cô lập cuả họ hiện tại.
Cái cơ hội ‘không thể tưởng tượng được trong quá khứ’ (theo Reuters) ấy có thể trở thành một tình huynh đệ bền vững hay chỉ là một ‘hạt bong bóng nước’ như thường vẫn xẩy ra trong vấn đề quan hệ với Bắc Kinh? Điều này không tùy thuộc vào thiện chí cuả Vatican (vì lúc nào cũng sẵn sàng) nhưng tuỳ thuộc vào ý đồ cuả Trung Quốc mà thôi! Người ta sẽ biết rõ hơn qua những diễn biến kế tiếp.
Nếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Vatican và Trung Quốc được nối lại, thì Vatican sẽ phải cắt đứt ngoại giao hay ít ra là cắt quan hệ cấp đại sứ với Đài Loan, mà Bắc Kinh coi như là một tỉnh ly khai buớng bỉnh. Đây là điều mà Vatican cho biết đã có phương sách giải quyết.
Hiện nay Vatican là quốc gia duy nhất ở châu Âu còn công nhận chính thể cuả Đài Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét