Chiến dịch cầu nguyện cho hòa
bình trên bán đảo Triều Tiên
Bản đồ hai miền Triều Tiên |
Nhằm thúc đẩy hòa bình cho bán đảo Triều Tiên sau 70 năm
chia rẽ, Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) tổ chức chiến dịch cầu nguyện cho
vùng đất xung đột này. Sáng kiến sẽ diễn ra từ ngày 01/3 đến 15/8, mời gọi mọi
người trên toàn thế giới cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, đặc biệt cho
bán đảo Triều Tiên.
Ngọc Yến - Vatican
Trong buổi trình bày chiến dịch, ngoài các thành viên của Hội
đồng các Giáo hội Hàn Quốc (NCCK), còn có sự tham gia của các đại diện của Liên
đoàn Kitô giáo Hàn Quốc của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (KFC).
Chiến tranh Triều Tiên: “Tội nguyên tổ” – địa chính trị
xã hội
Mục sư Hong-Jung Lee, Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội Hàn
Quốc nói: “Sự chia rẽ đang diễn ra từ năm 1945 và chiến tranh Triều Tiên chưa
bao giờ kết thúc đã trở thành một “tội nguyên tổ”- địa chính trị xã hội, chống
lại sự an bình của người dân hai miền Triều Tiên, điều chúng ta trải nghiệm thực
tế trong cuộc sống hàng ngày”.
Tổng thư ký Hội đồng các Giáo hội Thế giới, mục sư Tin Lành
Olav Fykse Tveit mời mọi người cùng nhau cầu nguyện vì hòa bình, “cho tất cả những
người trẻ, người già, những người mạnh mẽ, yếu đuối, những người tin và không
tin, vì một tình bạn mới trên bán đảo Triều Tiên”.
Bài học từ nỗ lực trong quá khứ
Tiếp theo là các bài phát biểu của mục sư Tin lành
Methodist, Jin Yang Kim, điều phối viên của cuộc hành hương vì công lý và hòa
bình của Hội đồng các Giáo hội Thế giới, và Peter Prove, luật sư Tin lành Úc,
giám đốc các vấn đề quốc tế của Hội đồng các Giáo hội Thế giới. Trong bài phát
biểu của mình luật sư Peter Prove đã nói đến những điểm nổi bật của cam kết đại
kết trên bán đảo Triều Tiên trong quá trình làm cho sự việc trở nên dễ dàng: từ
cuộc họp đại kết chính thức đầu tiên với Liên đoàn các Giáo hội Hàn Quốc, vào
năm 1986, đến đáp trả nhân đạo trong nạn đói đầu những năm chín mươi; từ Diễn
đàn Đại kết vì Hòa bình, Thống nhất và Hợp tác trên Bán đảo Triều Tiên, đến cuộc
gặp gỡ của ĐTC Phanxicô với một nhóm Kitô hữu từ hai miền Triều Tiên trong chuyến
đi tới Geneva nhân dịp kỷ niệm 70 năm của Hội đồng các Giáo hội Thế giới. Ông
Prove nói: “Hôm nay cũng như hôm qua, động lực mạnh mẽ cho hòa bình đến từ những
cuộc gặp gỡ cá nhân”. Các cuộc họp này “tạo nên một nền tảng thiết yếu trong việc
tìm kiếm hòa bình và thống nhất” của hai miền Triều Tiên.
Các sự kiện trong năm 2020
Về phần mình, mục sư Jin Yang Kim, phó điều phối viên của Diễn
đàn Đại kết cho Hàn Quốc, đã công bố các hoạt động và sự kiện dự kiến vào năm
2020. Ông nói “Chúng tôi sẽ làm hết khả năng và chúng tôi có nhiều tham vọng
cho các hoạt động và sự kiện sẽ diễn ra trong năm nay”.
Một cuộc họp của Diễn đàn Đại kết dự kiến diễn ra vào tháng
Tư tại Campuchia. Đây là cuộc gặp gỡ do Hội đồng các Giáo hội Thế giới và Hội
nghị Kitô hữu ở Châu Á phối hợp thành lập vào năm 2016, trong đó có Giáo hội Bắc
và Nam Hàn. Sau đó, vào tháng Sáu, Hội đồng các Giáo hội Hàn Quốc và Hội đồng
các Giáo hội Quốc gia Hoa Kỳ sẽ tổ chức một hội nghị vì hòa bình để tăng cường
quan hệ đại kết giữa hai tổ chức trong nỗ lực hòa bình. Mục sư Kim giải thích:
Là một phần của hội nghị này, một buổi lễ tôn giáo sẽ được tổ chức tại nhà thờ
Thánh Marcô ở Washington. Cùng với các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia Chiến
tranh Triều Tiên, một số nạn nhân của cuộc xung đột sẽ được mời tham dự một buổi
lễ hòa giải.
Vào tháng Sáu, một hội nghị hòa bình sẽ được tổ chức tại
Baltimore, sau đó là một cuộc tuần hành cho một hiệp ước hòa bình được thực hiện
tại Washington, trước Nhà Trắng, do Ủy ban Hòa bình của Giáo Hội Tin Lành
Methodist và hòa bình Hàn Quốc tổ chức.
“Năm thánh” 2020
Tháng 11 năm ngoái, tại đại hội lần thứ 68, được tổ chức tại
Seoul, Hội đồng các Giáo hội Hàn Quốc đã quyết định tuyên bố năm 2020 là “năm
thánh”, kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên. Hội đồng cũng bảo đảm sẽ tiếp tục
nỗ lực ủng hộ một chế độ hòa hợp và thống nhất, tuyên bố chấm dứt chính thức
chiến tranh Hàn Quốc và thay thế hiệp định đình chiến bằng một hiệp ước hòa
bình. “Năm thánh” cũng sẽ mừng bán đảo Triều Tiên là nơi hòa bình, thịnh vượng
và thống nhất đất nước. (CSR_939_2020)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét