14/06/2020
Chúa Nhật 11 Thường
Niên năm A.
MÌNH MÁU THÁNH.
Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
(phần I)
Bài Ðọc I: Ðnl 8, 2-3. 14b-16a
"Người sẽ ban cho các ngươi
của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới".
Trích sách Ðệ Nhị Luật.
Môsê nói cùng dân chúng rằng:
"Các ngươi hãy nhớ tất cả đoạn đường mà Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã dẫn
đưa các ngươi qua sa mạc suốt bốn mươi năm, để rèn luyện và thử thách các
ngươi, để biết các điều bí ẩn trong lòng các ngươi và xem các ngươi có tuân giữ
lề luật của Người hay không? Người đã để các ngươi vất vả thiếu thốn, và ban
cho các ngươi manna làm của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết
tới, để tỏ cho các ngươi thấy rằng: Con người sống không nguyên bởi bánh, mà
còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
"Các ngươi hãy nhớ Chúa là
Thiên Chúa các ngươi, Ðấng đã dẫn đưa các ngươi ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh
nô lệ. Và Người là Ðấng đã dẫn các ngươi vào nơi hoang địa mênh mông và kinh khủng
có nhiều rắn hổ lửa, bò cạp, rắn lục, và không có một giọt nước nào; Người đã
khiến nước từ tảng đá cứng rắn vọt ra. Trong hoang địa, Người đã nuôi các ngươi
bằng manna mà cha ông các ngươi chưa từng biết tới".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 147, 12-13. 14-15. 19-20.
Ðáp: Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa (c. 12a).
Xướng: 1) Giêrusalem hỡi, hãy ngợi
khen Chúa. Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! vì Người giữ chặt các
then cửa ngươi, Người chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. - Ðáp.
2) Người đã sai lời Người xuống
cõi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể
lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng. - Ðáp.
3) Người đã loan truyền lời Người
cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đã không làm
cho dân tộc nào như thế, Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh của Người.
- Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Cr 10, 16-17
"Có một tấm bánh, nên chúng
ta tuy nhiều, cũng chỉ là một thân thể".
Trích thư thứ nhất của Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, chén chúc tụng
mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa chẳng phải là thông hiệp với máu Chúa Kitô
sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao?
Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân
thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh.
Ðó là lời Chúa.
Ca Tiếp Liên
"Lauda Sion: Hỡi Sion, Hãy
Ngợi Khen"
Trước Alleluia, có thể hát hoặc
đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21 ("Này đây bánh") cho đến
hết.
1. Hỡi Sion, hãy ngợi khen Ðấng
cứu độ ngươi, Ðấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với những bài vãn và những
khúc ca!
2. Ngươi có sức chừng nào, hãy
rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời khen ngợi, và ngươi cũng
không đủ sức ngợi khen Người.
3. Ðề tài của sự ngợi khen đặc
biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm nay đã đặt ra cho ngươi.
4. Ðó là bánh mà trên bàn tiệc
thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban tặng chẳng khá nghi ngờ.
5. Hãy xướng lên lời ca khen ngợi
đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui mừng rạng rỡ!
6. Vì đây là ngày trọng thể,
ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập ra.
7. Tại bàn tiệc này của Ðấng Tân
Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
8. Lễ nghi cũ nhường chỗ cho sự
thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
9. Ðiều mà Chúa Kitô đã làm
trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều đó để nhớ lại Người.
10. Nhờ lời thánh huấn của Người
dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên lễ vật hy sinh ban ơn cứu
độ.
11. Ðây là tín điều dạy người
Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở nên máu Người.
12. Ðiều bạn không hiểu, không
xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật lệ thiên nhiên.
13. Dưới những hình sắc khác
nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp những thực tại cao
siêu.
14. Thịt Chúa là của ăn, máu Người
là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình.
15. Người không bị kẻ lãnh nhận
nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia, nhưng Người được thiên hạ lãnh
nhận toàn thân.
16. Một người lãnh nhận, ngàn
người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người kia, thiên hạ ăn thịt
Người mà Người không bị tiêu hao.
17. Người lương thiện lãnh, kẻ
ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải
chết.
18. Kẻ ác nhân phải chết, người
lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết
mấy.
19. Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo
âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như trong toàn thể / Chúa vẫn hiện
diện đầy đủ như nhau.
20. Bản chất không hề bị bẻ vỡ,
duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu tình trạng và dáng vóc của
Ðấng ẩn dật bên trong.
21. Này đây bánh của các thiên
thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người
con cái, không nên ném cho loài khuyển.
22. Bánh này đã được báo trước bằng
hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của lễ vượt qua đã được kể ra, khi
cha ông chúng ta được tặng manna.
23. Lạy Chúa Giêsu là mục thủ tốt
lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con; xin
Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh.
24. Chúa là Ðấng thông biết và
có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này,
trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực khách đồng bàn của Chúa,
đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công dân thánh của nước trời. Amen.
Alleluia.
Alleluia: Ga 6, 51-52
Alleluia, alleluia! - Chúa phán:
"Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời".
- Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 51-59
"Thịt Ta thật là của ăn, và
máu Ta thật là của uống".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân
Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ
sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".
Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt
mình cho chúng ta ăn được?" Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta
bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các
ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có
sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật
là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở
trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta
sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi
trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh
này thì sẽ sống đời đời".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Từ Mình Chúa Ðến Chúng Ta
Ngay từ đầu, cộng đoàn tín hữu ở
Yêrusalem đã chuyên cần đến việc bẻ bánh. Và từ ngày đó Giáo Hội không ngớt cử
hành lễ tế tạ ơn và hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Kitô. Nhưng từ thế kỷ thứ
XI người ta đã chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh hiện diện của Chúa Kitô nơi
hình bánh.
Từ đó người ta khao khát được
chiêm ngắm Chúa ngoài giờ thánh lễ. Và một nữ tu ở Liège, chân phước Julienne,
được nhiều thị kiến thúc giục xin Tòa Thánh lập một lễ lớn kính trọng thể Mình
Máu Thánh Chúa. Bà được thị kiến vào khoảng những năm 1208-1210; nhưng mãi đến
1317, tức là một thế kỷ sau, Giáo hội mới truyền mọi nơi phải tổ chức lễ này.
Khi ấy nhiều giáo phận đã có thói quen mừng rất lớn. Ðặc biệt, khởi sự từ bên Ðức,
người ta tổ chức kiệu Mình Thánh rất long trọng trong ngày ấy. Thói quen kiệu
ra ngoài đường phố cốt để ai ai cũng được chiêm ngưỡng và cúng bái; cũng như để
tỏ ra vương quyền của Ðức Kitô, và để cho người Tin Lành biết Giáo Hội Công
giáo tin thật Chúa hiện diện trong Thánh Thể. Dĩ nhiên đó cũng là một hình thức
sinh hoạt của giáo xứ.
Như vậy không phải mọi khía cạnh
trong ngày lễ hôm nay đều có giá trị như nhau và cần phải duy trì tất cả. Ðặc
biệt việc chầu Mình Thánh và kiệu Thánh Thể sẽ rất thiếu sót nếu không được suy
nghĩ và gắn liền với việc bẻ bánh, tức là thánh lễ tạ ơn, là cơ sở của Phụng vụ
Thánh Thể. Và để quý trọng lễ nghi cao cả này, phải dựa vào Lời Chúa.
A. Từ Manna Ðến Lời Chúa
Bài sách Thứ luật hôm nay không
trực tiếp nói đến chuyện Chúa ban Manna nuôi dân trong sa mạc. Muốn có bài tường
thuật trực tiếp, phải đọc trong sách Xuất hành (chương 16).
Bấy giờ dân kêu trách Môsê và
Aharôn: Phải chi chúng tôi chết đi bởi tay Yavê trong đất Aicập, khi còn ngồi
bên niêu thịt và được ăn bánh thỏa thuê! Thật các ông đã đem chúng tôi ra sa mạc
này để làm cả lũ chết đói ở đây. Nhưng Yavê đã phán với Môsê: Này Ta sẽ cho mưa
bánh bởi trời xuống cho các ngươi. Và xảy ra là khi sương mai bốc lên rồi thì
này trên mặt sa mạc có một lớp gì dòn mỏng như sương giá trên đất. Con cái
Israel nói với nhau: Manhu, nghĩa là cái gì vậy? Môsê nói với họ: đó là bánh
Yavê đã ban cho các ngươi. Và kể từ ngày đó có chuyện mưa Manna trong sa mạc.
Câu chuyện này hôm nay sách Thứ
luật nhắc lại với nhiều chuyện khác, đặc biệt là chuyện rắn lửa bò ra cắn dân
và chuyện đập đá ra nước trong sa mạc. Tác giả mượn uy tín của Môsê, nhắc lại
những chuyện trên để dạy dỗ người đồng thời. Bây giờ họ không còn sống trong sa
mạc nữa. Ngược lại nay là thời hậu Lưu đày; người Dothái đã tái thiết Quê hương
và bắt đầu có đời sống phồn thịnh. Họ đang sống khá giả thì vì sao tác giả còn
lấy lại câu chuyện chết đói, chết khát ngày xưa nơi sa mạc ra mà khuyên nhủ?
Bài học của ông như thế này.
Ngày xưa Yavê lưu dân 40 năm nơi hoang địa là để họ có kinh nghiệm về sự thiếu
thốn và bất lực, mà tin tưởng vào Yavê và trông chờ mọi sự từ miệng Người phán
ra (vì có gì mà lại không do lời quyền năng Người làm ra?). Kể cả manna và nước
uống vọt ra từ đá cũng do Lời Yavê mà có. Bài học ấy, Môsê bảo dân đừng có quên
khi đã vào Hứa Ðịa, là đất chảy sữa và mật. Vì con người không sống nguyên bởi
bánh; mà còn cần nhiều sự khác có lẽ và chắc chắn còn quan trọng hơn để được hạnh
phúc. Mà tất cả đều do Chúa, bởi Lời quyền năng của Người! Và để được Chúa ban
cho, người ta phải giữ lệnh truyền của Người. Vì thế thật là hữu lý khi nói:
con người sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi Lời từ miệng Chúa phán ra. Và
chúng ta luôn luôn phải sống khiêm nhường, đặt mọi tin tưởng vào Chúa.
Vậy như dân sống trong sa mạc nhờ
manna, thì nay người ta sống nhờ Lời Chúa, tức là giữ lệnh Người truyền.
B. Từ Lời Chúa Ðến Mình Chúa
Ðó là bài học của sách Thứ luật,
của Luật pháp, truyền đạt đến thời Chúa Yêsu. Người không đến để hủy bỏ nhưng để
hoàn tất và kiện toàn Luật pháp. Thế nên hôm ấy dân tuốn đến với Người, không
phải vì đã thấy dấu lạ nhưng vì đã được ăn bánh no (6,26). Người nói ngay:
"Hãy lao công đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi
đến sự sống muôn đời". Lập tức họ đã xin Người, như người phụ nữ Samari
khi nghe nói đến nước hằng sống: Thưa Ngài, hãy luôn luôn cho chúng tôi thứ
bánh ấy. Chúa Yêsu đáp: "Bánh sự sống, chính là Ta! Ai đến với Ta sẽ không
hề đói, và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ".
Lẽ ra họ đã phải hiểu ngay lời của
Người. Sách Thứ luật đã nói: con người sống không nguyên bằng bánh, nhưng bằng
mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra. Thế nên khi bảo họ đừng tìm bánh hư nát
nhưng hãy tìm lương thực nuôi sống đời đời, Người muốn bảo họ hãy tìm Lời hằng
sống và Lời ấy chính là Người, là Lời Thiên Chúa đang nói với họ. Nếu họ tin
vào Người thì sẽ không còn đói còn khát.
Nhưng người Dothái đã không hiểu,
và đã không muốn hiểu. Họ đang loay hoay với ý tưởng bánh nuôi sống con người,
bánh nuôi sống đời đời. Mà bánh ấy phải từ trời xuống như manna... thế mà ông
Yêsu này là con của Yuse, làm sao ông có thể bảo mình từ trời xuống?
Thành ra cuộc đối thoại đã chuyển
sang vấn đề tông tích của Ðức Yêsu, khiến Người khẳng định ngay: "Bánh hằng
sống bởi trời xuống, chính là Ta!". Người muốn quả quyết mình từ trời đến.
Nhiều tác giả nghĩ rằng chương 6
của Yoan phải chấm dứt ở đây. Và mục đích của chương này chỉ là để mạc khải nguồn
gốc đích thực của Ðức Yêsu là Ðấng từ trời đến, là Lời Thiên Chúa đến trong thế
gian, là Lời Thiên Chúa nhập thể để ai tin thì được sống.
Nhưng vì ghi lại Lời mạc khải
sau khi Chúa Yêsu đã về trời và đang thời Giáo hội chuyên cần với việc bẻ Bánh
và việc tham dự vào Bí Tích này thiết yếu cho sự sống của Giáo hội, nên tác giả
đã thêm những câu làm nên bài Tin Mừng của lễ Mình Thánh Chúa hôm nay. Ðúng
hơn, có lẽ chúng ta nên nói trong khi các tác giả Phúc Âm khác chỉ kể lại thuần
túy việc Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi dân, tác giả Yoan nhìn thấy đây là
"dấu lạ" gợi lên mầu nhiệm Chúa Yêsu là Ngôi Lời ban sự sống, và là
cơ hội để ông viết về Bí tính Thánh Thể, hầu bù vào chỗ ông sẽ không thuật lại
việc Chúa thiết lập Bí tích này, vì ai ai cũng đã biết rồi.
Dù sao, sau khi đã đọc lại phần
trên, chúng ta thấy bài Tin Mừng hôm nay thật sáng sủa và chúng ta phải hiểu
theo chiều hướng đó.
Chúa Yêsu đã khẳng định Người là
bánh hằng sống bởi trời xuống, ai ăn bánh này thì được sống đời đời. Lẽ ra người
Dothái có thể hiểu theo nghĩa trên kia, nhận Ðức Kitô là Con Thiên Chúa đến ban
sự sống cho loài người nên phải tin ở Người và vào Lời của Người. Nhưng Người
biết họ không tin. Họ sẽ giết Người. Nhưng chính sự chết của Người sẽ làm cho
người ta được sống. Nên Người tiếp theo "Và bánh Ta sẽ ban ấy là Thịt Mình
Ta vì sự sống thế gian".
Người Dothái không chịu đựng nổi
nữa. Tin vào Người đã khổ, bây giờ lại còn phải tin vào sự chết của Người! Do
đó, vì không tin, họ đã rì rầm với nhau để phản đối: làm sao Ông có thể cho ta
ăn thịt mình được?
Chúa Yêsu lợi dụng ngay sự kiện
họ muốn hiểu lời Người một cách cụ thể để nói rõ việc Người sẽ bị giết, thịt
máu phân rẽ và bảo người ta phải tin ở mầu nhiệm Tử nạn của Người để được sống.
Và những lời ấy rất thích hợp để nói về Bí tích Thánh Thể. Nói cách khác, tác
giả Yoan đã nhìn vào cử hành Thánh Thể trong Giáo hội để nói về sự chết cứu thế
của Chúa và cũng để người ta luôn luôn liên kết Thánh Thể với cuộc Tử nạn cứu độ
của Người. Có thể nói cả bài Tin Mừng hôm nay chỉ muốn giải thích câu Bánh hằng
sống, chính là Ta: và Bánh Ta sẽ ban ấy là Thịt Mình Ta vì sự sống thế gian. Và
câu nói ấy có ý bảo người ta phải tin vào cuộc đời của Chúa Yêsu và sự chết của
Người. Tác giả đã dùng cử hành Thánh Thể ở trong Giáo hội để diễn tả chân lý
trên. Và đồng thời cũng muốn dùng chân lý ấy để nói về nội dung của Thánh Thể.
Bí tích này ban Chúa Yêsu trong lễ tế hy sinh của Người cho chúng ta. Ai tin và
nhận lấy thì được sống đời đời.
C. Từ Mình Chúa Ðến Chúng Ta
Thế nên mượn lời thư Phaolô hôm
nay, Phụng vụ nhắc nhở chúng ta Chén thánh và Bánh thánh chúng ta cầm lấy nơi
bàn thờ là chính Chúa Yêsu trong mầu nhiệm Tử nạn cứu thế. Chúng ta phải tin
Chúa hiện diện dưới hình thức bánh rượu. Nhưng chưa đủ. Còn phải tin Người là
Bánh bởi trời, tức là Lời hằng sống nuôi sống chúng ta. Hơn nữa ở đây, trong Bí
tích này, bánh rượu còn là Thịt Máu Người ban vì sự sống thế gian, tức là sự chết
của Người khiến cho chúng ta được sống đời đời. Ðến với Thánh Thể chúng ta chỉ
được ơn nếu tin như vậy. Và khi thông hiệp với Bí tích này, chúng ta phải chia
sẻ lễ hy sinh của Chúa.
Nhiều người nghe nói đến mầu nhiệm
sự chết của Chúa, chỉ nhìn thấy những nét bề ngoài là những đớn đau, như người
Dothái chỉ nhìn thấy thịt và máu. Họ không đạt tới các thực tại bên trong. Dưới
hình thức thịt máu, có con người Ðức Kitô, có ý chí hy sinh cứu thế của Người,
có ơn cứu độ giao hòa con người với Thiên Chúa và loài người với nhau. Phaolô
nhắc nhở chúng ta, khi chịu Mình và Máu Thánh Chúa, phải tin vào mầu nhiệm hy tế
hòa giải và phải muốn kết hợp với Thiên Chúa và với đồng loại trong Thân thể Ðức
Kitô. Có như vậy Thánh Thể mới là lương thực nuôi dưỡng sự sống đời đời, vì sống
đời đời là sống với Thiên Chúa và các thánh của Người. Thánh Thể vì thế là bí
tích tình yêu vì khiến chúng ta được lưu lại trong Chúa và Chúa trong chúng ta,
để chúng ta làm nên Thân Thể Chúa và nên chi thể của nhau. Và tất cả những ơn
đó đều nhờ Thập giá Ðức Kitô và sự chết của Người, mà Thánh Thể là Bí tích.
Ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa
không những nhắc nhở chúng ta niềm tin vào sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể
và vào hiệu lực của Bí tích tình yêu duy nhất hóa chúng ta trong Thân thể Ðức
Kitô nhờ việc Người hiến dâng Thịt Máu trong hy lễ hòa giải. Các bài đọc của
Thánh lễ hôm nay còn gợi lên bối cảnh chúng ta phải nhớ mỗi lần đến với Mình
Máu Thánh Chúa. Ðây là Bánh hằng sống bởi trời xuống như manna, dành cho Dân
Chúa đang trên đường sa mạc trần gian. Chúa đòi dân phải cảm thấy thiếu thốn, bất
lực và đặt hết niềm tin vào Người. Và chờ mong được sống nhờ mọi sự do Lời Chúa
phán ra. Chúa muốn chúng ta luôn luôn ý thức thân phận khó nghèo về hạnh phúc đời
đời để trông chờ Nguời ban sự sống vĩnh cửu, khi chúng ta giữ Lời Người và kết
hợp với Người nhờ Bí tích Thánh Thể. Và khi chúng ta thi hành hai điều này thì
nhất định chúng ta sẽ trở thành Kitô hữu hoàn toàn hơn, tức là sống giống như
Người hơn. Và cuộc đời của Người rõ ràng là đã hy sinh cho Thiên Chúa và tận hiến
cho hạnh phúc của mọi người. Chúng ta sẽ đạo đức và phục vụ. Chúng ta sẽ mến
Chúa và yêu người. Chúng ta sẽ làm đẹp đạo và tốt đời.
Ðó là điều chúng ta phải ao ước
mỗi khi đến với Thánh Thể và đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay.
(Trích dẫn từ tập sách Giải
Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô
Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Năm A
Bài đọc: Deut 8:2-3, 14b-16a; 1 Cor
10:16-17; Jn 6:51-59.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ích lợi của việc lãnh nhận Mình và Máu Thánh Đức Kitô
Tuần trước, chúng ta đã cùng
nhau tìm hiểu mầu nhiệm khó hiểu nhất trong Đạo Công Giáo, mầu nhiệm Chúa Ba
Ngôi; tuần này, chúng ta cùng nhau học hỏi mầu nhiệm khó thứ hai, mầu nhiệm
Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Những người Do-thái đương thời với Chúa Giêsu hỏi
nhau: “Làm sao ông này có thể lấy thịt ông cho chúng ta ăn được?” Có hiểu hay
không, bí-tích Thánh Thể vẫn là một thực tại, có nguồn gốc từ biến cố Thiên
Chúa nuôi dân bằng manna suốt 40 năm trường trong sa mạc, và được mặc khải cách
rõ ràng trong chương 6 của Tin Mừng Gioan. Giống như lần trước, chúng ta sẽ tập
trung trong những lợi ích mà bí-tích Thánh Thể mang lại cho con người.
Trong bài đọc I, Sách Đệ Nhị Luật
cho chúng ta hiểu lợi ích của manna là để con người có sức mạnh vượt qua những
thử thách của Thiên Chúa suốt 40 năm trường trong sa mạc trước khi vào Đất Hứa.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô nhấn mạnh đến sự hiệp nhất với Đức Kitô và với
nhau là hiệu quả của bí-tích Thánh Thể, vì mỗi khi người tín hữu lãnh nhận Mình
và Máu Thánh của Đức Kitô, họ trở nên một thân thể với Ngài. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự sống thần linh được ban cho những ai ăn thịt và uống
máu Ngài. Hơn nữa, bí-tích Thánh Thể còn là Bánh mang lại sự sống trường sinh
mà con người ở mọi nơi và mọi thời luôn khao khát nó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Manna trong Sách Xuất Hành là hình bóng của Bí-tích Thánh Thể.
1.1/ Manna là của ăn anh em chưa từng
biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết: Biến cố Xuất Hành là một biến cố
lớn và không thể quên của người Do-thái. Các nhà lãnh đạo và các ngôn sứ không
ngừng nhắc nhở dân chúng nhớ lại biến cố Vượt Qua, như tác giả Sách Đệ Nhị Luật
nhắc nhở dân chúng về mục đích của biến cố này: “Anh em phải nhớ lại tất cả con
đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi suốt 40 năm trong sa
mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy Người thử thách anh em cho biết lòng
dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của Người hay không.”
Sau khi thoát khỏi Ai-cập, dân
Israel hết lương thực và phải chịu đói khát. Họ kêu lên Thiên Chúa, và Ngài “đã
cho anh em ăn manna là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa
từng biết.” Manna là bánh bởi trời Thiên Chúa cho rơi xuống trên mặt đất mỗi
sáng. Người Do-thái chưa từng biết đến manna trên mặt đất này. Trong tiếng
Do-thái, manna đến từ “manhu,” có nghĩa là “Cái gì vậy?” Đây là câu hỏi
khi người Do-thái đi lượm manna lần đầu tiên.
1.2/ Manna là của ăn đàng của dân
Do-thái suốt 40 năm trong sa mạc: Thánh Vịnh 78:25, bản Do-thái gọi
manna là Bánh của những người mạnh; trong khi bản Bảy Mươi gọi là Bánh của các
thiên thần. Bản dịch Do-thái chính xác hơn, vì manna là Bánh ban sức mạnh cho
người Do-thái, để họ có sức chịu đựng bao nhiêu thử thách xảy đến cho họ trong
sa mạc trong suốt 40 năm trường. Chỉ khi dân Do-thái đặt chân tới đồng bằng
Jericho, vào đúng ngày Lễ Vượt Qua, manna mới chấm dứt, và dân Do-thái bắt đầu
dùng các thức ăn địa phương (Jos 5:12).
Khi còn lang thang trong sa mạc,
ông Moses đã truyền cho dân chúng gom một bình đầy manna đặt trong Hòm Chứng Ước,
cùng với cây gậy của Aaron và hai bia đá có khắc Thập Giới (Heb 9:4), để kỷ niệm
biến cố Thiên Chúa đã làm mưa từ trời cho dân có bánh ăn trong sa mạc. Manna được
giữ trong nơi Cực Thánh, như chúng ta giữ Mình Thánh Chúa ngày nay, để người
Do-thái luôn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa họ.
+ Khi người Do-thái nghĩ ông
Moses đã làm cho cha ông họ có manna ăn trong sa mạc, Chúa Giêsu đã sửa sai họ:
"Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Moses đã cho các ông ăn bánh bởi
trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, vì
bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế
gian" (Jn 6:31-32). Sau cùng, manna cũng được nhắc trong mặc khải cho hội
thánh tại Pergamum, một trong 7 Hội Thánh trong Sách Khải Huyền: “Ai có tai,
thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ ban cho manna
đã được giấu kỹ; Ta cũng sẽ ban cho nó một viên sỏi trắng, trên sỏi đó có khắc
một tên mới; chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận” (Rev 2:17). Tác giả
Sách Khải Huyền nối việc ăn manna với những người chiến thắng.
2/ Bài đọc II: Bí-tích Thánh Thể là nguồn mạch hiệp nhất.
2.1/ Thánh Thể là Bánh hiệp nhất mọi
người với Đức Kitô: Thánh Phaolô chất vấn các tín hữu
Cotintô: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự
phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần
vào Thân Thể Người sao?” Truyền thống của các nước miền Cận Đông tin: Khi con
người dâng lễ vật cho bất cứ thần nào, chính thần ấy nhập vào lễ vật họ dâng;
và khi họ ăn phần dâng cúng được các tư tế trả lại cho họ, các thần sẽ vào
trong thân thể họ và làm cho họ được khỏe mạnh, thông minh và nhân đức như các
thần. Cũng vậy, khi người Kitô hữu nhận lãnh Mình Máu Thánh Chúa, họ trở nên một
phần của thân thể Đức Kitô. Tương tự, một gia đình hay một cộng đoàn cùng lãnh
nhận Mình Thánh Chúa, tất cả đều trở nên những phần tử của thân thể Đức Kitô. Tất
cả đều dự phần vào cuộc sống thần linh của Thiên Chúa.
2.2/ Thánh Thể là Bánh hiệp nhất mọi
người với nhau: Không phải các tín hữu chỉ thông
hiệp với Đức Kitô, nhưng họ còn thông hiệp với nhau, “Bởi vì chỉ có một tấm
Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng
ta cũng chỉ là một thân thể.” Theo thần học về thân thể của Đức Kitô, mỗi người
chúng ta trở nên những chi thể của một thân thể là Giáo Hội, với Đức Kitô là Đầu.
Vì thế, mỗi người không còn giữ và làm theo ý riêng mình nữa; nhưng tất cả đều
cùng chung một ý muốn và làm theo thánh ý của Đức Kitô, và như thế, họ cùng hiệp
nhất với nhau. Nếu đã cùng hiệp nhất trong một thân thể của Chúa, các tín hữu
không thể làm bất cứ điều gì chia cắt thân thể của Đức Kitô.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống thần linh và sự sống đời đời cho
con người.
3.1/ Phân tích từ ngữ Hy-lạp: Lời tuyên bố của Chúa Giêsu sau đây cần được nghiên cứu từng từ
ngữ và cách cấu trúc: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh
này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để
cho thế gian được sống."
+ Cụm từ "ego eimi"
theo sau bởi một thành ngữ xảy ra 7 lần trong Gioan, và túc từ theo sau đều mặc
khải một sứ vụ đặc biệt của Đức Kitô như: Ta là Bánh Hằng Sống; Mục Tử Tốt
Lành; Cửa Chuồng Chiên; Cây Nho; Sự Sống Lại và Sự Sống; Ánh Sáng Thế Gian; Đường,
Sự Thật, và là Sự Sống.
+ Túc từ "o arton o
zon" có thể mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cách dịch:
(1) Có thể dịch là "bánh hằng
sống hay bánh trường sinh," có nghĩa bánh không bao giờ hư nát. Khi áp dụng
vào Chúa Giêsu, có nghĩa Chúa là Bánh Hằng Sống.
(2) Hay có thể dịch là
"bánh mang sự sống thần linh." Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa,
Ngài là bánh mang sự sống thần linh cho con người như trong (Jn 6:33).
(3) Hay cũng có thể dịch là
"bánh đang sống." Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Ngài là Bánh
đang sống.
Theo văn mạch và nội dung, nghĩa
thứ (2) có lẽ thích hợp hơn cả; mặc dù hai nghĩa kia vẫn đúng với Chúa Giêsu.
+ Cụm từ: "từ trời xuống"
nhắc nhở cho con người biến cố Thiên Chúa cho manna rơi xuống từ trời làm lương
thực cho con cái Israel suốt 40 năm trong sa mạc. Manna là hình ảnh báo trước của
bí-tích Thánh Thể. Bánh mang lại sự sống đời đời có thực và có nguồn gốc từ trời.
+ Bánh Hằng Sống chính là thịt (sárk)
của Chúa Giêsu. Ngay từ đầu Tin Mừng, Gioan đã dùng danh từ này để nói về mầu
nhiệm Nhập Thể: Và Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm (sárk) và đã cư ngụ giữa
chúng ta.
+ Phản ứng của người Do-thái: Điều
họ tranh luận ở đây không phải về nguồn gốc của Chúa Giêsu, nhưng là thịt của
Ngài: Làm sao một người đang sống có thể lấy thịt của mình cho kẻ khác ăn? Trừ
phi người đó phải chết! Điều khó khăn nữa là người Do-thái không có thói quen
ăn thịt người.
3.2/ Sự cần thiết của bí-tích Thánh
Thể: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các
ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi
mình."
+ Công thức "amen amen = thật,
tôi bảo thật" báo hiệu trước một chân lý sẽ được mặc khải trong Tin Mừng
Gioan. Chân lý Chúa Giêsu mặc khải ở đây là "Nếu các ông không ăn thịt và
uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình." Nếu Chúa Giêsu
không mặc khải chân lý cho con người, sẽ không có ai biết được.
+ Hai động từ ăn (esthio) và uống
(pino) mà Gioan dùng ở đây là hai động từ căn bản dùng trong việc ăn uống của
con người: như ăn bánh và uống nước.
+ Chúa Giêsu phân biệt hai sự sống:
thể lý (psyche) và thần linh (zon). Nếu không ăn thịt và uống máu Chúa,
con người vẫn có sự sống thể lý; nhưng không có sự sống thần linh.
+ Sự sống muôn đời (zon
aivonion): Sự sống thần linh sẽ dẫn con người đến sự sống muôn đời: "Ai ăn
thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại
vào ngày sau hết." Như Chúa Giêsu khi mang thân xác con người, mặc dù con
người vẫn phải chết cách thể lý, nhưng sẽ được sống lại vinh hiển, và sẽ không
bao giờ phải chết nữa.
+ Thịt và Máu Chúa là lương thực
nuôi sống con người: "vì thịt tôi thật là của ăn, và máu
tôi thật là của uống." Hai danh từ dùng để so sánh: của
ăn (brosis) và của uống (posis) là hai danh từ dùng để chỉ lương thực căn bản của
con người.
+ Sự sống thần linh là sự sống của
chính Thiên Chúa: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi
ở lại trong người ấy." Chúa Giêsu và người rước Chúa trở nên một, như
thánh Phaolô tuyên bố: "Tôi sống, nhưng không còn là tôi; mà là chính Đức
Kitô sống trong tôi."
+ Sự sống thần linh giúp con người
hiểu biết sự khôn ngoan và các mầu nhiệm của Thiên Chúa mà trí khôn con người
không hiểu thấu được. Sự khôn ngoan có được là do Thánh Thần của Đức Kitô hướng
dẫn con người. Sự sống thần linh giúp cho con người có sức mạnh để đáp ứng lời
mời gọi nên trọn lành của Đức Kitô mà sức riêng con người không thể làm được.
Ví dụ, con người có được tình yêu nguyên thủy của Thiên Chúa để yêu thương kẻ
thù, làm ơn và cầu nguyện cho người ghét mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Như manna rơi xuống từ trời để
nuôi dưỡng và tăng sinh lực cho dân Do-thái suốt 40 năm trường trong sa mạc,
Chúa Giêsu trong bí-tích Thánh Thể cũng là Bánh từ trời xuống để nuôi dưỡng và
tăng sinh lực cho chúng ta trong suốt cuộc đời trên dương gian.
- Bí-tích Thánh Thể là căn
nguyên của sự hiệp nhất. Nếu mỗi người trong gia đình, trong cộng đoàn, giáo xứ
hay Giáo Hội năng lãnh nhận Bí-tích Thánh Thể, tất cả sẽ hiệp nhất với Thiên
Chúa và với nhau.
- Bí-tích Thánh Thể làm chúng ta
được tham dự cuộc sống thần linh với Thiên Chúa ngay từ đời này, và chuẩn bị
cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa ở đời sau.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên,
OP
14/06/20 CHÚA NHẬT TUẦN 11 TN – A
Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Ga 5,51-58
Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô
Ga 5,51-58
CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO
Đức Giê-su nói với họ :
“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho kẻ ấy sống lại
ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6,54-55)
Suy niệm: Đã đến lúc phải hiểu câu tục ngữ trứ danh này với ý
nghĩa thâm thuý nhất của nó. “Có thực mới vực được đạo”, nhưng phải “thực” cái
gì và ‘thực” thế nào mới “vực” được đạo? Đã đành cũng là ăn, nhưng con người
không ăn như con vật. Từ cách chọn món ăn với chế độ dinh dưỡng tối ưu đến cách
chế biến món ăn vệ sinh, ngon miệng, đẹp mắt, và kể cả những phép lịch sự trong
khi ăn, tất cả đều nói lên tính cách văn hoá của con người, giống loài “nhân
linh ư vạn vật”. Chúa Giê-su còn đề ra cho chúng ta một thực đơn cao cấp hơn
ngõ hầu đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất mà mọi người đều mong ước: ăn cái gì và ăn
thế nào để “ngày sau hết được sống lại” và “sống muôn đời”. Món ăn chính là Thịt
và Máu Chúa. Còn cách ăn thì được Ngài thực hiện trong bữa Tiệc Ly: đó là bằng
cách bí tích, nghĩa là từ chất liệu bánh và rượu, Ngài dùng quyền năng biến đổi
chúng trở thành Thịt và Máu Ngài làm của ăn nuôi linh hồn chúng ta.
Mời Bạn: Lời Chúa nói “ăn thịt, uống máu Chúa” thoạt nghe thì
thật chói tai, phải không bạn? Nhưng nếu bạn hiểu rằng Chúa làm việc ấy bằng
cách bí tích, thì trình độ “chế biến” món ăn của Chúa quả thật là “siêu cấp”,
phải dùng đức tin mới có thể cảm nghiệm được.
Chia sẻ: Bạn có cảm thấy “món ăn” Thịt và Máu Chúa thực sự
“ngon” và “bổ dưỡng” cho linh hồn bạn không?
Sống Lời Chúa: Siêng năng rước Chúa (hằng ngày nếu bạn có thể).
Cầu nguyện: Sau khi rước lễ, bạn
đừng quên dành ít phút tâm sự thật sốt sắng với Chúa Giê-su Thánh Thể.
(5 phút Lời Chúa)
Kẻ ăn tôi sẽ sống (14.6.2020 – Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)
Suy Niệm
“Lúc đó tôi biết thế
nào tôi cũng chết
nhưng tôi muốn con tôi được sống”
Ðó là lời của bà Susanna sau khi được cứu
trong trận động đất ở Ácmêni vào tháng 12-1987.
Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch,
có hai mẹ con bà Susanna may mắn còn sống sót.
Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước.
Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra?
Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩ táo bạo,
đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút.
Ðứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ.
Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.
Câu truyện trên giúp ta hiều phần nào bí tích Thánh Thể.
Ðức Giêsu đã chết để chúng ta được sống.
Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá,
và Ngài muốn máu Ngài trở nên thức uống cho chúng ta.
nhưng tôi muốn con tôi được sống”
Ðó là lời của bà Susanna sau khi được cứu
trong trận động đất ở Ácmêni vào tháng 12-1987.
Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch,
có hai mẹ con bà Susanna may mắn còn sống sót.
Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước.
Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra?
Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩ táo bạo,
đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút.
Ðứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ.
Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.
Câu truyện trên giúp ta hiều phần nào bí tích Thánh Thể.
Ðức Giêsu đã chết để chúng ta được sống.
Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá,
và Ngài muốn máu Ngài trở nên thức uống cho chúng ta.
Trong các nhà thờ, vào
dịp lễ Giáng sinh,
thường có những người ngoài Kitô giáo đến dự lễ.
Cũng có ít người tò mò lên “ăn bánh thánh”.
Họ ngạc nhiên vì tấm bánh mỏng manh, nhạt nhẽo.
Nhưng họ sẽ ngạc nhiên hơn nhiều nếu chúng ta bảo họ:
“Ăn tấm bánh đó là ăn thịt Chúa,
uống chén rượu đó là uống máu Chúa”.
Thật là kinh khủng, làm sao có chuyện như vậy?
thường có những người ngoài Kitô giáo đến dự lễ.
Cũng có ít người tò mò lên “ăn bánh thánh”.
Họ ngạc nhiên vì tấm bánh mỏng manh, nhạt nhẽo.
Nhưng họ sẽ ngạc nhiên hơn nhiều nếu chúng ta bảo họ:
“Ăn tấm bánh đó là ăn thịt Chúa,
uống chén rượu đó là uống máu Chúa”.
Thật là kinh khủng, làm sao có chuyện như vậy?
Ðây là mầu nhiệm đức
tin, không dễ giải thích cho người ngoài.
Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Ðức Giêsu.
Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài.
Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho nhân loại:
“Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy.
Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy.”
Mình và Máu tượng trưng toàn thể con người Ðức Giêsu.
Nên khi rước lễ, ta không chỉ rước thịt mình Ngài,
mà rước lấy cả con người Ngài dưới dạng tấm bánh.
Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị:
“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi
và tôi ở lại trong người ấy (c.56).
Rước lễ không phải là đón nhận một xác chết,
nhưng là gặp gỡ Ðức Giêsu đã chết và nay đã phục sinh.
“Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào,
kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy” (c.57).
Rước lễ là đón lấy sự sống từ Ðấng đang sống,
cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Tất cả bắt đầu từ ước muốn lạ lùng của Ðức Giêsu.
Ngài muốn nuôi nhân loại bằng chính con người Ngài.
Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho nhân loại:
“Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy.
Các con hãy cầm lấy mà uống, đây là Máu Thầy.”
Mình và Máu tượng trưng toàn thể con người Ðức Giêsu.
Nên khi rước lễ, ta không chỉ rước thịt mình Ngài,
mà rước lấy cả con người Ngài dưới dạng tấm bánh.
Rước lễ là gắn bó với một ngôi vị:
“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi
và tôi ở lại trong người ấy (c.56).
Rước lễ không phải là đón nhận một xác chết,
nhưng là gặp gỡ Ðức Giêsu đã chết và nay đã phục sinh.
“Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào,
kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy” (c.57).
Rước lễ là đón lấy sự sống từ Ðấng đang sống,
cũng là sự sống duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Hôm nay, Ðức Giêsu phục
sinh có một lối hiện diện mới mẻ.
Ngài không hiện diện dưới dạng một con người,
nhưng dưới dạng đồ ăn, đồ uống.
Như thế cả vật chất bất động cũng được nâng lên,
cả lao công của con người cũng được thánh hiến.
Vật chất trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Vật chất có chỗ trong thế giới của Thiên Chúa.
Ước gì thế giới vật chất ở quanh ta
cũng nên thánh, nhờ được chia sẻ trong yêu thương.
Ngài không hiện diện dưới dạng một con người,
nhưng dưới dạng đồ ăn, đồ uống.
Như thế cả vật chất bất động cũng được nâng lên,
cả lao công của con người cũng được thánh hiến.
Vật chất trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Vật chất có chỗ trong thế giới của Thiên Chúa.
Ước gì thế giới vật chất ở quanh ta
cũng nên thánh, nhờ được chia sẻ trong yêu thương.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan tỏa khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan tỏa khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa
mưa nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ…
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ…
Nhưng lạy Chúa, trước
hết,
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
14 THÁNG
SÁU
Tham Dự
Vào Sự Sống Của Thiên Chúa
Con người
có thể đi vào trong một quan hệ giao ước với Thiên Chúa, vì con người đã được tạo
dựng theo hình ảnh của chính Thiên Chúa. Điều này làm cho con người có thể hiểu
biết chân lý và chọn lựa những gì đúng và tốt. Thật vậy, sự kiện con người mang
hình ảnh Thiên Chúa chính là căn bản cho tiếng gọi tham dự vào sự sống nội tại
của Thiên Chúa. Như vậy Thiên Chúa có thể mạc khải những thực tại siêu nhiên
cho con người.
Đây là một
mầu nhiệm cao cả mà Thiên Chúa đã vén mở cho chúng ta. Ngài đã tạo thành chúng
ta theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài, không chỉ để cho ta có thể trở thành
người một cách trọn vẹn, mà còn để ta có thể chia sẻ sự sống thần linh của
Ngài. Thật là một ân huệ quá mức tưởng tượng! Nói cách khác, Chúa Cha, Chúa Con
và Chúa Thánh Thần đã trao cho chúng ta tất cả những mạc khải và những ân sủng
ta cần để ta có thể chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Chúng ta có tất cả những
gì mình cần để đạt đến định mệnh tròn đầy của mình trong Đức Kitô và triển nở
trong sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.
- suy tư
366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê
Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT UP
YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 14-6
Chúa Nhật XI Thường Niên
(Mình Máu Thánh Chúa Kitô)
Đnl 8, 2-3.14b-16a; 1Cr 10,
16-17; Ga 6, 51-58.
Lời suy niệm: “Tôi là bánh hằng sống
từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời; Và bánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Với dân Do-thái vào thời Chúa
Giêsu, họ khó mà hiểu được câu nói này của Chúa Giêsu, họa chăng họ chỉ liên tưởng
đến Manna mà tổ tiên họ đã được hưởng dùng để nuôi sống trong Sa mạc tiến về Đất
Hứa. Nhưng với ngày hôm nay. Đối với người Kitô hữu, nhờ có Tin Mừng và giáo huấn
của Giáo Hội đã thấy được sự thật: “Mình Máu Thánh Chúa Kitô” chính thật là
lương thực trường sinh, là thần dược tăng thêm sức mạnh từng bước một, trên con
dường tiến về Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người
trong chúng con tin. Mỗi khi đón nhận Mình Máu Thánh Chúa trong mình, là
chúng con đang có sự hiện hữu thực sự của Chúa trong thân xác và linh hồn của
chúng con, như Chúa đã nói: “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi và tôi sống
nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.”(Ga
6,55). Để chúng con được sống với Chúa mọi ngày và gặp được Chúa Cha trong ngày
sau hết.
Mạnh Phương
14 Tháng
Sáu
Tôi Biết Chạy Ðến Với Ai?
Sau khi
phản bội Chúa bằng một cái hôn, Giuda cảm thấy thất vọng đến độ không còn nghĩ
rằng mình có thể được tha thứ nữa. Ông cầm 30 đồng bạc là giá của sự phản bội
và đi vào Ðền thờ để trả lại cho các thượng tế và kỳ lão. Sau đó, ông ra ngoài
lấy dây thắt cổ tự vận.
Câu chuyện
ấy đã được xen vào vở tuồng thương khó nổi tiếng của dân làng Oberammergau bên
Ðức. Cứ 10 năm một lần, theo một lời thề hứa mà ông cha đã để lại từ mấy trăm
năm qua, người dân làng diễn ra cuộc tử nạn của Chúa giêsu. Vở kịch thu hút
khán giả từ khắp nơi trên thế giới.
Người ta
kể lại rằng lần kia, một em bé gái 7 tuổi ngồi cạnh mẹ để xem vở tuồng. Người
đóng vai Giuda, trong cơn thất vọng não nề đã thốt lên: "Tôi biết đi đến với
ai bây giờ? Tôi đã phản bội Thầy tôi. Thế là hết! Tô không biết phải chạy đến với
ai nữa".
Em bé ngồi
bên cạnh mẹ cảm thông cho số phận của kẻ chìm đắm trong thất vọng. Em muốn tìm
cách để cứu vớt con người khốn khổ ấy. Em bèn quay sang mẹ và nói lớn đến độ tất
cả mọi khán thính giả có mặt trong hội trường đều nghe được: "Má ơi, sao
ông ta không chạy đến với Mẹ Maria?".
Chúa
Giêsu cũng có một người Mẹ như mọi người, và nhất là Ngài cũng trải qua một thời
thơ ấu như mọi người. Kỷ niệm của những giây phút ngồi trên gối Mẹ, những lần
sà vào lòng Mẹ, những lần mếu máo khi lạc mất Mẹ, hay những lần vòi vĩnh Mẹ...
hẳn phải luôn đậm nét trong ký ức của Chúa Giêsu. Có lẽ chính kinh nghiệm của bản
thân ấy đã trở thành bài học về hồn nhiên trong trắng, tin tưởng, phó thác của
tuổi thơ mà Chúa Giêsu luôn đề ra cho chúng ta khi Ngài nói: "Nếu các
ngươi không nên giống như trẻ nhỏ, các ngươi không được vào nước Trời".
Tuổi thơ
thường gắn liền với mẹ. Còn âm thanh nào bộc phát, tự nhiên, quen thuộc và êm dịu
trên môi của trẻ thơ cho bằng tiếng "Mẹ". Khi vui, trẻ thơ kêu mẹ,
lúc đói, trẻ thơ cũng kêu mẹ. Khi tỉnh thức, trẻ thơ cũng kêu mẹ, lúc ngái ngủ,
trẻ thơ cũng kêu mẹ... Mẹ là tất cả của trẻ thơ.
Mời gọi
chúng ta mặc lấy tâm tình của trẻ thơ để được vào nước Trời, hẳn Chúa Giêsu
cũng muốn nhắn gửi chúng ta cho Mẹ của Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời
cũng có nghĩa là biết chạy đến với Mẹ Ngài. Trở nên trẻ thơ trong nước Trời
cũng có nghĩa là mặc lấy tâm tình của chính Mẹ Ngài, bởi vì còn ai trong trắng,
tin tưởng, phó thác cho bằng Mẹ.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét