21/06/2020
Chúa Nhật 12 Thường
Niên
(phần II)
Phụng vụ Lời
Chúa: Chúa nhật 12 Thường niên năm A
Gr 20,10-13 –
Rm 5,12-15 – Mt 10,26-33
TUYÊN XƯNG ĐỂ ĐƯỢC TUYÊN XƯNG HAY CHỐI BỎ ĐỂ BỊ CHỐI BỎ
“Ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời,
thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy”. (Mt 10,32)
thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy”. (Mt 10,32)
I. CÁC BÀI ĐỌC
1. Bài đọc I – Gr
20,10-13
Đây là một phần trích
từ lời bộc bạch của Giêrêmia với chính Thiên Chúa. Thực tế của cuộc sống mà vị
ngôn sứ đang phải đối diện luôn làm ông bị day dứt, băn khoăn, chán nản... có
khi chỉ còn muốn nguyền rủa tất cả, rũ bỏ mọi sự (x. Gr 20,14-15). Nhưng ẩn sâu
trong tâm hồn ông lại là một xác tín nền tảng: hãy ca tụng và ngợi khen Đức
Chúa (x. Gr 20.13) vì ông đã dám chấp nhận để cho Chúa quyến rũ mình (x. Gr
20,7).
Bài đọc I diễn tả hai
nỗi day dứt lớn mà Giêrêmia đang phải đối diện: 1/ Ông bị mọi người coi là ‘kẻ
gieo khủng bố khắp nơi’ nên cần phải bị lên án, bị loại trừ; 2/ Ông bị bạn bè
soi mói, mong ông là kẻ sai lầm khi thi hành sứ vụ, để tìm cơ hội trả thù.
Một đàng, Giêrêmia nhận
ra rằng đau khổ, lo lắng, mệt mỏi... là cái giá mà ông phải trả khi thi hành sứ
vụ, nhưng đàng khác ông cũng luôn xác tín rằng có Chúa ở cùng, có Chúa chiến đấu,
có Chúa chiến thắng. Vì thế, công việc chính mà vị ngôn sứ cần làm trước tiên là
giãi bày tâm sự cùng Chúa, ca ngợi tán dương Ngài, rồi đợi chờ trong tín thác
chính Chúa sẽ ra tay.
2. Bài đọc II – Rm
5,12-15
Thánh Phaolô đưa ra một
so sánh tương phản giữa Adam và Đức Giêsu khi lý luận rằng: Chính bởi thái độ bất
tuân phục của một mình Adam, mà tội đã đi vào trần gian cùng với sự chết tràn
lan tới mọi người, dù cá nhân mỗi người có phạm tội hay không. Trái lại, nhờ sự
vâng phục cũng chỉ của một mình Đức Giêsu, ân sủng của Thiên Chúa được thông
ban cho mọi người ở mọi thời.
Chèn lồng vào lý luận
đó, thánh Phaolô còn cho thấy hai điều căn bản: 1/ Luật Môsê đã chẳng thể làm
thay đổi số phận phải chết của con người, dù mỗi người phạm tội hay không; 2/ Tội
đã hiện diện ở trần gian trước khi có luật, nhưng ‘không bị kể là tội’, đang
khi tội bị coi là tội từ khi có luật được ban hành (x. Rm 5,13).
3. Bài Tin mừng – Mt
10,26-33
Nếu bài đọc I đề cập
nhiều tới những ưu tư lo lắng của vị ngôn sứ, thì trong bài Tin mừng, Đức Giêsu
ba lần trấn an các môn đệ: ‘Các con đừng sợ...’ (x. Mt 10,26.28.31).
Trong lời trấn an ‘đừng
sợ’ thứ nhất, Đức Giêsu mời gọi các môn đệ mạnh mẽ công bố mọi sự khi loan báo
Tin mừng, bởi vì nội dung Tin mừng chính là Đức Kitô, Con Đường–Sự Thật–Sự Sống
để dẫn đưa mọi người đến ân sủng cứu độ của Thiên Chúa.
Trong lời trấn an ‘đừng
sợ’ thứ hai, Đức Giêsu khích lệ các môn đệ can đảm đối diện với cái chết thể lý
khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sống tâm linh mà chỉ một mình Thiên Chúa mới
có toàn quyền quyết định. Chính vì thế, lòng tín thác vào một Thiên Chúa công
minh và quan phòng sẽ giúp người môn đệ bình an để nhận ra giá trị cứu độ của
những hy sinh, lao nhọc, thử thách, cả cái chết trên hành trình của sứ vụ.
Trong lời trấn an ‘đừng
sợ’ thứ ba, Đức Giêsu chỉ ra vị trí thật quan trọng của người môn đệ trong ánh
mắt của Thiên Chúa, khi xác quyết: ‘... mọi sợi tóc trên đầu đã được đếm,
... quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.’
Ba lời khuyến cáo ‘đừng
sợ’ của Đức Giêsu nhằm dẫn người môn đệ đi đến một chọn lựa nền tảng khi thi
hành sứ mạng: tuyên xưng để được tuyên xưng hay chối bỏ để bị chối bỏ.
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. ‘Ta đã nghe nhiều người thóa mạ và chế nhạo...’ Sống sứ mạng ngôn sứ của Giêrêmia đòi buộc ông phải
chấp nhận những hệ lụy tất yếu đi theo: là sẽ bị thóa mạ và chế nhạo. Sống
ơn gọi là Kitô hữu cũng đòi buộc mỗi người chúng ta phải trả giá cách này hay
cách khác: sự thiệt thòi, sự mất mát, những khổ đau, những hy sinh, thậm chí cả
cái chết.
2. ‘Ân huệ ban do ơn một người là Ðức Giêsu Kitô, làm
cho nhiều người được ơn dư đầy hơn bội phần.’ Qua cái chết của Đức Giêsu, Thiên Chúa ban ân sủng cứu độ cho hết
thảy mọi người. Mỗi Kitô hữu đã được cứu độ nhờ giá máu của Đức Kitô đổ ra trên
thập giá, đồng thời mỗi người cũng được mời gọi để thông phần vào cái chết của
Đức Kitô bằng những hy sinh hằng ngày để ân sủng cứu độ của Thiên Chúa, qua Đức
Kitô, được thông ban cho toàn thể nhân loại.
3. ‘Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì
Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy’ Ơn gọi là Kitô hữu không hệ
tại ở một mớ những quy định phải nghiêm ngặt tuân giữ, nhưng là một sứ mạng để
thi hành. Sứ mạng đó không gì khác hơn là tuyên xưng ‘Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu
Độ duy nhất’ cho thế giới hôm nay. Đời sống đức tin của tôi đang hệ tại điều
nào: tỉ mỉ tuân giữ hay nỗ lực tuyên xưng?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị
em thân mến! Ơn gọi của mọi Kitô hữu là tuyên xưng tình thương cứu độ của Thiên
Chúa trước mặt người đời. Thiên Chúa biết rõ và luôn sẵn lòng ban phát những ơn
lành cần thiết để chúng ta hoàn tất ơn gọi của mình. Với lòng tín thác cậy
trông, cộng đoàn chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. “Ai tuyên xưng Thầy
trước mặt thiên hạ, thì Thầy sẽ tuyên xưng họ trước mặt Cha Thầy.” Xin Chúa ban
cho các vị chủ chăn và mọi thành phần trong Hội thánh được dồi dào ơn khôn
ngoan cùng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để luôn can đảm làm chứng cho Đức
Kitô giữa thế giới hôm nay.
2. Ân sủng của Thiên
Chúa ban qua Đức Giêsu Kitô luôn dồi dào cho muôn người. Xin Chúa cho các dân tộc
hay quốc gia còn xa lạ với đức tin Kitô giáo được ơn lắng nghe và nhận biết Tin
mừng cứu độ của Thiên Chúa, hân hoan đón nhận và luôn vững tâm sống trong niềm
vui mà Đức Kitô ban tặng.
3. “Anh em đừng sợ những
kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn.” Xin cho những người
đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin biết trông cậy vào quyền năng Chúa, cho
mọi Kitô hữu biết tích cực tham gia các hoạt động tông đồ và luôn dấn thân
trong công cuộc mở mang nước Chúa.
4. Sống ơn gọi Kitô hữu
đòi buộc người môn đệ phải chấp nhận trả giá. Xin cho mọi người trong cộng đoàn
chúng ta, luôn gắn bó mật thiết với Đức Kitô qua Lời Chúa và Thánh Thể, để thêm
kiên cường sống đức ái và làm chứng cho sự thật ngay giữa một xã hội đang chạy
theo lối sống ích kỷ và giả dối.
Chủ tế: Lạy
Thiên Chúa là Cha toàn năng, xin chúc lành cho những ước nguyện của chúng con;
để nhờ ơn Chúa, chúng con luôn can đảm tuyên xưng và hăng hái làm chứng cho
tình thương cứu độ của Chúa ngay trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con cầu xin
nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Sợi Chỉ Đỏ Chúa Nhật 12 TN Năm
A
VỮNG LÒNG TRÔNG CẬY CHÚA
DÙ ĐANG SỐNG GIỮA KHÓ KHĂN
DÙ ĐANG SỐNG GIỮA KHÓ KHĂN
“Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn
chim sẻ”(Mt 10,31)
Sợi chỉ
đỏ : Các bài đọc hôm nay nêu lên ba tình
huống khó khăn khác nhau :
– Ngôn
sứ Giêrêmia bị dân do thái tìm cách làm hại (Bài đọc I – Gr 20,10-13) :
“Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng”
– Tác
giả Tv 68 bị những người thân thích bài xích (Đáp ca – Tv 68) : “Chúa nghe
những người cơ khổ”
– Các
sứ giả Tin Mừng bị bách hại (Mt 10,26-33) : “Tóc trên đầu các con đã được
đếm cả rồi”
Những
vai chính trong 3 bài đọc trên đều vững lòng trông cậy nơi Chúa, với niềm xác
tín được Chúa bảo vệ và giải thoát.
– Bài
đọc II (Rm 5,12-15) (Chủ đề phụ) : “Do tội của một người mà nhiều người
phải chết, thì ơn nghĩa của Thiên Chúa và ân huệ ban do ơn một người là Đức
Giêsu Kitô làm cho nhiều người được ơn dư đầy hơn bội phần”
Anh chị
em thân mến
Cuộc
sống của chúng ta trên dương thế này thường xuyên gặp phải biết bao khó khăn
gian khổ. Nhưng Lời Chúa hôm nay xác quyết rằng nếu chúng ta trông cậy vào Chúa
thì Ngài sẽ bảo vệ và giải thoát chúng ta.
Trong
Thánh Lễ này, chúng ta hãy đặc biệt xin Chúa củng cố lòng trông cậy của chúng
ta.
– Nhiều
khi gặp đau khổ, chúng ta đã bỏ đọc kinh cầu nguyện.
– Nhiều
khi vì quá khổ, chúng ta phiền trách Chúa.
– Nhiều
khi trong lúc khó khăn, chúng ta mê tín dị đoan.
Giêrêmia
là một ngôn sứ phải nhận lãnh một sứ mạng rất khó khăn và cay đắng, đó là vạch
tội của dân và cảnh cáo rằng Chúa sẽ trừng phạt họ. Vì thế, dân chúng thù ghét
ông và nhiều lần tìm cách hãm hại ông.
Nhưng
giữa những khó khăn và khổ sở đó, Giêrêmia luôn trông cậy vào Chúa. Ông tin
vững vàng rằng “Chúa ở cùng tôi như người lính chiến hùng dũng”.
Thánh
vịnh này là lời cầu nguyện của một người công chính đáng bị kẻ ác hãm hại, cùng
một tâm tình với ngôn sứ Giêrêmia. Giữa những lúc khó khăn như thế, tác giả vẫn
ngợi khen Chúa và tin chắc rằng Ngài sẽ nhậm lời.
Đoạn
Tin Mừng này tiếp nối những lời Đức Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo.
Ngài khuyến cáo họ rằng có thể họ sẽ gặp nhiều khó khăn và cả bách hại nữa.
Nhưng Ngài bảo họ “Đừng sợ”, bởi vì Chúa quan phòng luôn ở bên họ để che
chở : “Tóc trên đầu chúng con đã được đếm cả rồi”
Văn
mạch : Trong đoạn được trích đọc tuần trước, Phaolô đã bắt đầu luận đề
người ta được công chính hóa không phải nhờ việc làm, mà là nhờ đức tin.
Trong
đoạn thư hôm nay, Phaolô đưa ra lập luận thứ nhất để chứng minh luận đề
ấy :
– Do
tội của Ađam mà tất cả loài người phải gánh hậu quả là cái chết.
– Do
công của Đức Giêsu Ađam mới mà tất cả loài người được ơn nghĩa dư đầy của Thiên
Chúa.
Như
thế, con người được ơn nghĩa của Thiên Chúa là nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô.
Con
người có nhiều nỗi sợ : sợ khổ, sợ chết, sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ dấn
thân v.v.
Cái sợ
làm tê liệt con người : không có sức làm việc, không suy nghĩ sáng suốt,
không giải quyết được tình huống v.v.
Ngay cả
những người làm việc tông đồ cũng không tránh khỏi nỗi sợ : sợ không đủ
khả năng, sợ người ta không nghe mình, sợ bị chống đối bởi những người không có
thiện cảm với Tin Mừng v.v. Vì sợ như thế nên có người không dám mạnh dạn rao
giảng, có người trốn tránh sứ mạng.
Trong
bài Tin Mừng này, Đức Giêsu bảo “đừng sợ”. Ngài không chỉ cho chúng ta cách làm
thế nào để khỏi sợ. Lý do duy nhất Ngài đưa ra là gương của Ngài :
– Chúng
ta là môn đệ của Ngài. Vì thế việc chúng ta gặp khó khăn và bách hại không có
gì lạ, vì Thầy của chúng ta cũng đã từng bị như thế và còn bị năng hơn chúng ta
nhiều. Vì vậy, nếu là môn đệ Đức Giêsu thì đừng tìm cách trốn tránh khó khăn và
bách hại.
– Hãy
noi gương Đức Giêsu mà can đảm giữ vững lập trường của mình và tiếp tục sứ mạng
của mình, không phải bận tâm về bất cứ điều gì khác : a/ không cần bận tâm
đến mạng sống bởi vì ngay cả mạng sống một con chim sẻ nhỏ bé mà còn do Chúa
định đoạt, huống chi mạng sống con người ; b/ không cần bận tâm đến sự
chống đối của người đời, vì “Ai tuyền xưng Thầy trước mặt người đời thì Thầy sẽ
tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy”.
Cha
Charles de Foucauld đã nói : “Cách làm chứng tốt nhất cho Chúa là chúng ta
không bao giờ sợ gì cả”
Nhiều
người có một thái độ rất đặc biệt : gặp chuyện vui hay chuyện buồn, họ
cũng đều nói “Đó là ý Chúa” ; thành công hay thất bại, họ cũng nói “đó là
ý Chúa” ; trước mọi khó khăn, nguy hiểm, họ nói “Để Chúa lo”… Phải chăng
thái độ đó là quá ngây thơ : đành rằng có Chúa đó, nhưng bản thân mình
cũng phải xoay trở chứ ! “Hãy tự giúp mình trước, rồi Chúa sẽ giúp
thêm” !
Nhưng
suy cho cùng, thái độ tin tưởng phó thác vào Chúa quan phòng có những cơ sở rất
vững vàng :
– Người
phó thác vào Chúa quan phòng tin rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh con người
trong mọi tình huống. Tin như thế là rất đúng, vì Thánh Kinh hằng lặp đi lặp
lại biết bao lần chân lý ấy : “Ta hằng ở với con” (Gr 1,10), “Thầy sẽ ở
với chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20)…
– Người
phó thác vào Chúa cũng tin rằng Chúa có kế hoạch của Ngài và không điều gì xảy
ra ngoài kế hoạch của Thiên Chúa. Tin như thế cũng rất đúng : “Không con
chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên
đầu các con đã được đếm cả rồi” (bài Tin Mừng hôm nay)
– Người
phó thác vào Chúa còn xác tín rằng Thiên Chúa là Cha và mình là con. Một người
Cha toàn năng và hết sức yêu thương con như Thiên Chúa thì chắc chắn biết cách
an bài cho con cái mình những điều tốt nhất : “Cha chúng con trên trời
thừa biết chúng con cần gì” (Mt 632).
Ngày
nay, Kitô hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên Đức Giêsu yêu cầu ta “Hãy
la lớn trên mái nhà” điều gì đã “thì thầm vào tai”. Lời chúc dữ của
Người : “Ai từ chối Ta trước mặt người đời, Ta cũng sẽ từ chối họ trước
mặt Cha Ta trên trời”.
Im hay
nói ? Có nhiều loại im lặng. Im lặng sợ hãi, im lặng lãnh đạm, im lặng
phản bội. Cũng có những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im lặng yêu thương,
im lặng dấu kín một bí mật. Những phút mãnh liệt nhất trong đời là những lúc
“không còn lời lẽ”. Lúc ấy im lặng còn diễn tả hơn mọi lời lẽ : nó cho ta
nghe điều không diễn tả được.
Làm sao
trẻ em và giới trẻ biết được Đức Giêsu nếu ta cứ im lặng mãi ? Ta đề nghị
niềm hy vọng nào nếu ta lặng thinh ? Im lặng cần có từ ngữ mới có sức
mạnh : nếu không có bản giao hưởng, làm sao nghe được sự im lặng tràn ngập
căn phòng sau hợp âm cuối cùng ?
Đức
Giêsu đã chẳng nói đó sao : “Tất cả những gì che dấu sẽ được tỏ lộ. Tất cả
những gì dấu diếm rồi mọi người sẽ biết”. Phải chăng ta không cần như thánh
Phaolô, nói “vào lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” để rao giảng
Phúc âm cho cả nhân loại qua mọi thế hệ ?
Cần
phải loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn
ngoan lớn tuổi viết sách Giảng viên đã nói : “Có thời để nói, có thời để
im lặng”. Những thời điểm này nối tiếp nhau trong cuộc đời con người cũng như
trong Giáo Hội từ ngàn đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi sẽ tới ngày những
từ ngữ biến nghĩa và chẳng còn “nói lên được điều gì nữa”. Chính sự sống và sự
im lặng để làm chín muồi những lời lẽ mới mẻ và tươi trẻ.
Ta đang
ở vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không nói lên điều gì nữa : vì đôi
khi trong quá khứ người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã bước vào một lối
hiện hữu mới nơi mọi người đang thay đổi lối sống, l61i suy nghĩ, diễn tả và
truyền đạt.
Mong
sao kitô hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc âm hơn. Thánh Thần của Đức Giêsu sẽ
khơi dậy trong lòng họ sự im lặng hoặc từ ngữ. Lời đầu tiên của họ vẫn luôn
luôn là sự sống của họ. Còn những lời khác sẽ không ngừng tái tạo, từ thời đại
này qua thời đại khác, mà không bao giờ bị sa lầy trong những từ ngữ bị thói
quen làm cho lu mờ. (G. Bessière, Dieu si proche, DDB, trích dịch bởi Fiches
dominicales, năm A, trang 211-212).
a/ Đức
Giám mục Oscar Romero
Khi mới
lên làm Tổng Giám Mục giáo phận San Salvador, Đức Cha Oscar Romero vẫn còn theo
lập trường bảo thủ. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi nhìn thấy những bất công xã
hội, ngài đã thay đổi. Mỗi ngày Chúa nhật, ngài giảng ở nhà thờ chánh tòa tố
cáo những tội ác đã diễn ra mà đa số là do các viên chức chính phủ. Các bài
giảng của ngài như một luồng điện mạnh chạm đến toàn xã hội. Khi ngài nói, hầu
như mọi người đều ngưng việc để lắng nghe.
Ngài bị
đặt vào tình trạng bị đe dọa thường xuyên. Một vài bạn bè thân thích của ngài
đã bị giết chết. Nhưng ngài vẫn không im tiếng, cũng không lánh đi nơi khác an
toàn hơn. Ngài nói : “Một mục tử chân chính khi thấy nguy hiểm không thể
bỏ đoàn chiên để cứu lấy mạng sống mình. Tôi sẽ ở lại với dân tôi”. Và ngài đã
bị chết dưới lằn đạn tháng ba năm 1980 đang lúc dâng Thánh Lễ.
b/ Trái
tim chuột
Có một
con chuột kia rất sợ mèo. Một vị thần tội nghiệp nó nên biến nó thành mèo.
Thành mèo rồi nó lại sợ chó. Vị thần biến nó thành chó. Thành chó rồi nó lại sợ
cọp. Vị thần cho nó thành cọp. Nhưng thành cọp rồi nó lại sợ người thợ săn. Vị
thần đành chịu thua : “Ta có biến mi thành bất cứ thứ gì đi nữa thì cũng
không giúp mi hết sợ, bởi vì trái tim của mi vẫn là trái tim chuột”.
CT :
Anh chị em thân mến
Tin
tưởng mãnh liệt vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa, và hân hoan sống trọn
vẹn niềm tin đã lãnh nhận, phải là quyết tâm của từng người kitô hữu. Trông cậy
vào ơn Chúa trợ giúp, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1- Đức
Thánh Cha có sứ mạng củng cố đức tin của người tín hữu trên toàn thế giới /
Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ân cần chăm sóc giữ gìn Người / để nhờ Người /
đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắc son.
2- Ngày
nay / nhiều kitô hữu / nhất là các kitô hữu trẻ / mất đức tin chỉ vì vốn liếng
giáo lý không đủ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu biết tận dùng thời
giờ Chúa ban / để học hỏi sâu rộng giáo lý của Chúa / nhờ đó đức tin của họ
ngày càng vững chắc và trưởng thành hơn.
3-
Nhiều tín hữu hiểu một cách đơn giản rằng / tin là giữ một số lề luật của Chúa
và Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi kitô hữu hiểu rằng / tin là
gắn bó cùng Chúa và dấn thân theo Người đến cùng.
4- Tin
tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Chúa / và hiên ngang sống đức tin / phải
là thái độ căn bản của mọi tín hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn
giáo xứ chúng ta / biết luôn khôn ngoan chỉ tin tưởng một mình Chúa / và mạnh
dạn tuyên xưng đức tin trong đời sống thường ngày.
CT :
Lạy Chúa, đức tin của chúng con còn rất yếu kém, chúng con dễ hoang mang giao
động trước mọi thử th1ch trong cuộc sống. Vậy, xin Chúa ban thêm đức tin cho
chúng con. Chúng con cầu xin nhờ…
– Trước
kinh Lạy Cha : Khi đọc lời “Xin tha nợ chúng con”, chúng ta hãy đặc
biệt xin Chúa tha thứ cho những lần chúng ta không phó thác vào sự quan phòng
của Chúa.
– Sau
kinh Lạy Cha : “… xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống
được bình an. Xin giúp chúng con thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi.
Nhờ Cha rộng lòng thương cứu giúp…”
Thánh
lễ đã hết, anh chị em hãy mạnh dạn ra đi làm chứng cho Chúa giữa đời.
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina:
Chúa Nhật XII Thường Niên (A)
Sunday 21 June, 2020
Lectio Divina | Lectio
Divina Năm A
Làm chứng cho Tin Mừng mà không sợ hãi
Mt 10:26-33
1. Lời nguyện mở đầu
Trong bóng tối của một
đêm không trăng sao,
một đêm vô nghĩa
Chúa, Ngôi Lời của Sự
Sống,
giống như tia chớp
trong cơn bão của lãng quên,
bước vào bên trong phạm
trù của ngờ vực
dưới cái vỏ bề ngoài của hạn hữu mong manh
dưới cái vỏ bề ngoài của hạn hữu mong manh
ẩn náu sự sáng.
Ngôi Lời tạo bằng sự
thinh lặng và bằng người bình thường,
Những lời nói của loài
người, sứ giả về những bí mật của Đấng Tối Cao:
giống như những cái
neo thảy vào vùng biển chết
để đi tìm nhân loại một
lần nữa, đang đắm chìm trong những âu lo điên rồ của mình,
và để chuộc lại họ, kẻ
đã bị tước đoạt,
nhờ vào ánh sáng đẹp
ngời của sự tha thứ.
Lạy Chúa, Đại Dương của
Hòa Bình và là bóng mát của sự Vinh Quang vĩnh cửu,
con xin dâng lời cảm tạ:
Vùng biển yên bình
phía bên bờ của con đang chờ đợi làn sóng, con muốn đi tìm Chúa!
Và nguyện xin tình bằng
hữu anh em bảo vệ con
khi màn đêm buông xuống
trên nỗi ước vọng của con dành cho Chúa. Amen.
2. Bài Đọc
a) Phúc Âm:
26 “Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì
che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. 27 Điều
Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em
nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng. 28 Anh
em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn,
anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. 29 Hai
con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào
rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. 30 Thì đối với
anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đã đếm cả rồi. 31 Vậy
anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ. 32 Phàm
ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy
trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. 33 Còn ai chối Thầy
trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự
trên trời.”
b) Giây phút
thinh lặng:
Chúng ta hãy để cho Lời
Chúa vang vọng trong long chúng ta.
3. Suy gẫm
a) Một vài
câu hỏi để suy gẫm:
– Không có
gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ:sự
thật dưới tấm màn che của im lặng được lan truyền nhiều hơn là nếu nó được tỏ lộ
ra trong những bàn tay tham lam ham hố của loài người là những kẻ điếc trước thần
khí của Chúa Thánh Thần. Bạn đặt Lời Chúa mà bạn lắng nghe ở đâu? Với
năng lực của những ý nghĩ phiêu lưu hay với việc chấp nhận thiêng liêng sâu xa
của bạn?
– Điều
Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày:Chúa Giêsu nói vào lúc đêm hôm, trong bí mật của con
tim. Để đưa Lời Chúa ra ánh sáng, những điều này phải đi qua trong tâm tưởng
của bạn, trong cảm xúc của bạn, trong nội tại của bạn trước khi chúng đến được
đôi môi của bạn. Những lời mà bạn thường nói với người khác là những lời
được nói trong bí mật về Ngài hay chỉ là âm vang củanhững suy nghĩ chợt hiện đến
trong tâm trí?
– Anh em đừng
sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn: không có điều gì và không ai có thể làm hại được bạn
nếu Thiên Chúa ở cùng bạn. Họ có thể cầm tù bạn, nhưng họ không thể cướp
đi sự tự do và nhân phẩm của bạn bởi vì những điều này không thể bị tịch thu bởi
bất cứ ai. Nỗi sợ hãi, lo lắng, nghi ngờ, bồn chồn… có thể trở thành kỷ
niệm xa vời. Khi nào bạn sẽ gạt bỏ tất cả những điều này sang một bên,
tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn và sẽ chăm sóc cho bạn?
– Hai con
chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống
đất ngoài ý của Cha anh em: Sự
Quan Phòng của Thiên Chúa có thể tương tự như số mệnh, nhưng nó lại khác biệt.
Con chim sẻ rơi xuống đất. Không phải vì Thiên Chúa ném chúng xuống, mà
khi chúng rơi xuống đất thì Chúa Cha đã ở đó. Không phải là Thiên Chúa
đem đến bệnh tật, mà khi người ta bị bệnh, thì Chúa Cha đã có mặt ở đó.
Những thứ của chúng ta đều thuộc về Ngài. Sự cô quạnh, thường bủa vây
chúng ta, không phải là sự bỏ rơi. Chúng ta có sẽ nhìn chung quanh mình để
bắt gặp ánh mắt của Đức Kitô là Đấng ở cùng với chúng ta trong khoảnh khắc hiu
quạnh đó không?
– Phàm ai
tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy
trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời:
Bạn hãy cho Chúa Giêsu sự can đảm đức tin của chúng ta nơi Người… đây là điều
kiện đòi hỏi về đời sống mà trong đó Thiên Chúa không phải là một món đồ trang
sức, mà là thực phẩm hằng ngày và căn tính của chính mình. Điều này có
thách thức bạn không hay nó vẫn chỉ là một mong ước thầm kín? Thánh Gioan
nói rằng ngay cả trong số các người lãnh đạo hay thủ lãnh, nhiều kẻ đã tin vào
Ngài, nhưng không thừa nhận Ngài một cách công khai bởi vì người Biệt Phái, để
khỏi bị trục xuất ra khỏi Hội Đường. Bạn có sẽ dám mạo hiểm danh phận của
mình vì Ngài không?
b) Chìa khóa
dẫn đến bài đọc:
Đừng sợ! Đây là
từ ngữ chính được lặp lại ba lần, cho thấy sự thống nhất của đoạn văn.
Có lẽ đó là sự thống
nhất có tính cách văn chương kết hợp bốn câu nói biệt lập. Đức tin đòi hỏi
như là một khuynh hướng căn bản, không phải sợ hãi. Các chủ đề xuất hiện:
công khai công bố Tin Mừng (các câu 26-27), sẵn sàng để đối mặt với việc tử đạo
hy sinh cuộc sống thể xác để được sự sống đời đời (câu 28), hình ảnh lòng tin
tưởng vào sự Quan Phòng (các câu 29-30), lòng can đảm tuyên xưng đức tin vào
Chúa Kitô (các câu 32-33).
Các vị thế đối nghịch
thì có hiệu quả đáng kể: che giấu / tỏ lộ, bí mật / phơi bày, ẩn dấu / được
biết đến, đêm hôm / ban ngày, thân xác / linh hồn, thừa nhận / chối từ… làm rõ
ràng lằn ranh của cuộc đời sống trong Tin Mừng. Bức màn kiến thức tự mở
ra trong ánh sáng và và trên mái nhà của thế giới, Lời được nghe trong bí mật
trở nên công khai. Toàn thể nhân loại hiện diện trong trái tim của Thiên
Chúa, và nếu nhân loại trên thế gian tạo ra sự dịu dàng, thì đời sống của con
cái của các tạo vật còn hơn thế nữa. Được thuộc về làm nên sự khác biệt
trong việc làm nhân chứng. Người sống trong ơn nghĩa con cái Thiên Chúa
không thể phủ nhận liên hệ phụ tử!
Câu 26: “Vậy anh em
đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ,
không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Cái gì che dấu thì không dấu được bao lâu vì nó
đang chờ đợi để được bộc phát. Có thời để ẩn giấu và có thời để tỏ lộ,
như sách Huấn Ca đã viết… để biết cách gìn giữ chân lý trong bí mật của
những tháng ngày đang trôi qua: điều này tạo nên sự khả tín của việc biểu
hiện. Một hạt giống không thể bị ném vào khoảng không, mà nó phải được
vùi trong đường rạch của con tim, nó để cho chính mình được biến đổi trong mục
nát, và nó được theo dõi cẩn thận cho đến khi nảy mầm và chồi ra ánh sáng, cho
đến khi cành nặng trĩu chín và sẵn sàng để được gặt hái. Mỗi lời của
Thiên Chúa đòi hỏi nó phải đi qua luống cày của cuộc đời người ta để mang lại
hoa trái dồi dào vào đúng kỳ hạn.
Câu 27: Điều
Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em
nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng. Chúa Giêsu nói trong lúc đêm hôm, chúng ta
nói giữa ban ngày. Thiên Chúa nói, chúng ta lắng nghe và trở thành môi miệng
của Ngài cho người khác. Bóng tối của việc lắng nghe, của đưa nó vào, của
sự thẩm thấu, đi trước bình minh của mỗi lời công bố. Và từ trên mái nhà,
Tin Mừng sẽ được loan truyền, người ta sẽ phải nhìn lên. Kho báu vinh
quang được bao bọc trong từng khoảnh khắc của lắng nghe, đó là thời điểm đợi chờ
chuẩn bị cho sự ra đời của ánh sáng.
Câu 28: Anh
em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn,
anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. Người ta có thể sợ những kẻ có khả năng tấn công
những kẻ không phải là con người đúng nghĩa: chấm dứt cuộc sống trần thế
thì không đồng nghĩa với cái chết. Thiên Chúa là Đấng duy nhất thực sự
cho chúng ta phải nể sợ. Nhưng Thiên Chúa cũng truy lùng cái chết để gìn
giữ sự sống cho loài người, đó là lý do tại sao chúng ta không nên sợ
hãi. Bất kỳ điều gì có thể xảy ra, Thiên Chúa ở cùng với loài người.
Đây là điều chắc chắn cho phép chúng ta tiếp tục lèo lái trên biển cho dù ở giữa
cơn phong ba bão táp nhất, bởi vì kho báu của loài người được Thiên Chúa chăm
sóc, và trong tay Thiên Chúa không ai có thể cướp đi những người đã được chọn.
Câu 29: Hai
con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào
rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em.
Hai con chim sẻ, gía một hào. Con vật giá trị nhỏ nhoi mà còn được Chúa
Cha lưu tâm đến. Nơi nào có sự sống, nơi đó có Thiên Chúa, cách hoàn
toàn. Việc quan tâm chăm sóc này làm vui thích và an ủi… và mời gọi mọi
người lắng nghe làm rung động và trình bày hình ảnh thánh thiện của Thiên Chúa
vinh quang. Hai con chim sẻ: hai con vật rất nhỏ, với đời sống ngắn
ngủi. Giá trị của sự vật được trao cho chúng không phải vì sự vĩ đại hay
sức mạnh, mà từ những gì làm sinh động, đó là “thân thể”. Vì thế, mỗi
không gian nơi có sự sống nhận lãnh dấu ấn của Đấng Tạo Hóa là nơi gặp gỡ với
Ngài, nó làm chứng cho sự ân cần của Ngài.
Câu 30: Thì đối
với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đã đếm cả rồi. Sự ân cần hay chu đáo của Thiên Chúa kéo dài tới
ngay cả việc đếm tóc trên đầu chúng ta. Cách mà Chúa yêu thật là vô
lý! Khi sự cô quạnh và bỏ rơi trở thành lời cho chúng ta ngày nay, nó đủ
để đếm số tóc của chúng ta để nhớ đến sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chúng
ta. Sự bảo vệ của Chúa Cha Trên Trời sẽ không thiếu cho các môn đệ của
Chúa Giêsu, Mầu nhiệm bao gồm tất cả mọi người không thể kém hơn đối với những
người đã được chọn để đi theo Con của Ngài, lìa bỏ thế gian yên ấm loài người của
họ.
Câu 31: Vậy
anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ. Nếu Thiên Chúa đã nghĩ đến hai con chim sẻ, thì
Ngài còn nghĩ đến chúng ta nhiều hơn thế nữa! Sợ hãi biến mất trước hình ảnh
sống động của nhân loại và sự nhạy cảm mộ đạo của Chúa Kitô. Thiên Chúa
yêu thương loài người, không hề chống lại họ. Và nếu Ngài giữ im lặng thì
không phải vì thiếu sự quan tâm, mà bởi vì suy nghĩ của Ngài về chúng ta có
quan điểm rộng lớn hơn vượt xa khỏi những chân trời của thế gian tạm bợ.
Câu 32: Phàm
ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy
trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Thừa nhận một người. Khi bạn thấy mình đứng giữa quảng trường đông người
với đầy những khuôn mặt xa lạ, bạn có kinh nghiệm mình là khách ngoại kiều.
Nhưng ngay khi bạn tìm thấy một khuôn mặt thân quen, con tim bạn rộng mở và bạn
tìm cách đến gần người đó. Việc nhận biết người khác này cho phép người
ta biểu lộ trước thiên hạ và tỏ bày chính mình. Đức Kitô ở giữa đám đông
là khuôn mặt quen thuộc để nhận ra Người là Thầy và là Chúa của cuộc đời chúng
ta. Và chúng ta còn có thể sợ gì nữa nếu chúng ta nghĩ rằng Ngài sẽ thừa
nhận chúng ta trước mặt Chúa Cha ở trên Trời?
Câu 33: Còn
ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha
Thầy, Đấng ngự trên trời. Có thể
nào chúng ta nghĩ đến một Thiên Chúa hay trả thù không? Đây không phải là
bài giảng về việc “đổ dầu vào lửa”, mà là bài giảng xuất phát từ cuộc gặp gỡ hiện
tại. Chúa Kitô sẽ không công nhận kẻ chọn tất cả mọi thứ ngoại trừ Ngài
là môn đệ của mình, đây là bài giảng về lòng trung tín và sự tôn trọng quyền tự
do của con người. Thiên Chúa tôn trọng loài người đến độ mà không can thiệp
vào không gian lầm lỗi của họ. Tin Mừng đòi hỏi sự thuộc về, chứ không phải
lời nói suông và hành động. Trái tim sống ở trên trời, khi mà Đấng Kitô
là nhịp đập của sự sống!
4. Cầu nguyện (Is 22:23-32)
Con nguyện sẽ loan
truyền danh Chúa
Cho anh em tất cả được
hay,
Và trong đại hội dân
Ngài,
Con xin dâng tiến một
bài tán dương.
Hỡi những ai kính sợ ĐỨC
CHÚA,
Hãy ca tụng Người đi!
Hỡi toàn thể giống nòi
Giacóp,
Nào hãy tôn vinh Người!
Dòng dõi Israel tất cả,
Nào một dạ khiếp oai!
Bởi vì Chúa đã chẳng
coi thường,
Chẳng khinh miệt kẻ
nghèo hèn khốn khổ,
Cũng không đành ngoảnh
mặt làm ngơ,
Nhưng đã thương nghe lời
cầu cứu.
Chịu ơn Người, tôi
dâng lời ca tụng,
Ngày đại hội toàn dân.
Điều khấn truyền, tôi
xin giữ trọn
Trước mặt những ai
kính sợ Người.
Kẻ nghèo hèn được ăn uống
thỏa thuê,
Người tìm CHÚA sẽ dâng
lời ca tụng.
Cầu chúc họ vui sống
ngàn đời.
Toàn thế giới, muôn
người nhớ lại
Và trở về cùng CHÚA.
Mọi dân tộc dưới trần
Phủ phục trước Tôn
Nhan.
Bởi vì CHÚA nắm quyền
vương đế,
Người thống trị chư
dân.
Mọi kẻ ngủ yên trong
lòng đất
Sẽ đều bái lạy một
mình Người,
Phàm những ai trở về
cát bụi
Sẽ cùng phủ phục trước
Thánh Nhan.
Phần tôi, nguyện sẽ sống
cho Chúa,
Con cháu tôi sẽ phụng
sự Người.
Thiên hạ sẽ nói về ĐỨC
CHÚA
Cho thế hệ tương lai,
Truyền tụng cho hậu
sinh đức công chính của Người,
Rằng: “Đức Chúa đã làm
như vậy!”
5. Chiêm Niệm
Lạy Chúa, giữa những tấm
màn phủ mà con đã nhận lãnh và chưa nhận lãnh, nguyện xin cho con có thể suy gẫm
và chấp nhận tất cả mọi thứ từ Chúa. Xin đừng để cho lời công bố của con
là một lời lặp lại cách máy móc, mà đó là lời được tiến triển như nó đã tồn tại
và thấm sâu trong một thời gian dài. Nguyện xin cho vẻ đẹp của sự hiện diện
của Chúa được tỏ lộ ra với những giác quan của con, và trong mầu nhiệm của sự
hiến tặng không ngừng của Chúa, nguyện xin cho bức màn che của cuộc gặp gỡ mang
Chúa đến gần hơn. Kho báu được giấu kín trong nhiều thế kỷ nay được biết
đến, và từ tối tăm chuyển sang ánh sáng, bình minh đã hiện lên trong nhiều thế
kỷ, trong một ngày không có hoàng hôn, chiếu rọi vào những gì mà tình yêu đã tạo
ra và tội lỗi đang bị phá vỡ, nó làm cho tất cả mọi thứ trở nên mới mẻ.
Con sẽ công khai nhận biết Chúa, Thiên Chúa của con, trước mặt anh chị em của
con bởi vì con sẽ không thể che giấu cây đèn mà Chúa đã thắp sáng trong cuộc đời
con. Ai sẽ cho con những lời tạo nên con và làm cho những thiếu sót của
con thành một định nghĩa kỳ diệu về con người của con, cách đặc biệt, mà không
giống ai khác? Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống đời đời.
Và con sẽ ăn và sẽ chia sẻ những lời ấy, với cái giá của việc được tiêu hủy
cùng với chúng. Thật sẽ đủ cho con để cảm thấy rằng con là một con chim sẻ
tìm lại được hy vọng khi bão tố sẽ đổ trên con, bởi vì những đồng xu mà Chúa
ban cho các con chim sẻ thì không được đếm ở trong túi tiền của Chúa.
Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét