Đức Giáo Hoàng
Phanxicô xác nhận kế hoạch thăm Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm công đồng Ni-xê-a lịch sử
Vũ Văn An 28/Nov/2024
Đức Giáo Hoàng
Phanxicô phát biểu với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế tại Vatican
vào thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. | Vatican Media
Brockhaus của CNA, ngày 28 tháng 11 năm, loan
tin: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với một nhóm các nhà thần học vào thứ năm rằng
ngài có kế hoạch thăm Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm 1.700 năm Công đồng Ni-xê-a vào năm
2025.
Bartholomew I, Thượng phụ Chính thống giáo Đông phương của Constantinople, đã dự
đoán rằng Đức Phanxicô sẽ thực hiện chuyến đi trong các bình luận với các phóng
viên vào tháng 5. Vào tháng 9, ngài xác nhận rằng chuyến đi chung dự kiến sẽ diễn
ra vào cuối tháng 5 năm 2025.
Công đồng Ni-xê-a diễn ra tại thành phố cổ Ni-xê-a vào năm 325 sau Công nguyên
thuộc Đế quốc La Mã cũ, hiện là thành phố İznik ngày nay, ở phía tây bắc Thổ
Nhĩ Kỳ, cách Istanbul khoảng 70 dặm.
“Tôi dự định sẽ đến đó”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các thành viên của Ủy
ban Thần học Quốc tế vào ngày 28 tháng 11.
Ngài nói rằng Công đồng Ni-xê-a “là một cột mốc trong hành trình của Giáo hội
và của toàn thể nhân loại, bởi vì đức tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập
thể vì chúng ta và vì sự cứu rỗi của chúng ta, đã được hình thành và tuyên xưng
như một ngọn đèn soi sáng ý nghĩa của thực tại và vận mệnh của toàn bộ lịch sử”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp Ủy ban Thần học Quốc tế trong cuộc họp toàn thể
của họ tại Vatican. Ngài lưu ý rằng điều quan trọng là cuộc họp của ủy ban bao
gồm việc soạn thảo một tài liệu về “ý nghĩa hiện tại của đức tin được tuyên
xưng tại Ni-xê-a”.
“Một tài liệu như vậy có thể có giá trị, trong suốt năm Thánh, để nuôi dưỡng và
đào sâu đức tin của các tín hữu và, bắt đầu từ hình ảnh Chúa Giêsu, cũng cung cấp
những hiểu biết sâu sắc và suy gẫm hữu ích cho một mô hình văn hóa và xã hội mới,
được truyền cảm hứng chính xác từ nhân tính của Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng nói.
Công đồng Ni-xê-a là công đồng đại kết đầu tiên trong Giáo hội. Công đồng này
được Giáo Hội Công Giáo, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, và các cộng đồng
Kitô giáo khác chấp nhận tính hợp lệ của các công đồng của giáo hội sơ khai.
Nó có trước Ly giáo Can-xê-đoan — đã tách hiệp thông Chính thống giáo Đông
phương khỏi Rome — hơn 100 năm và trước Đại ly giáo — đã tách Giáo hội Chính thống
giáo Đông phương khỏi Rome — hơn 700 năm.
Trong công đồng, các giám mục đã lên án tà giáo Ariô, là tà giáo cho rằng Chúa
Con được Chúa Cha tạo ra. Ariô, một linh mục sẽ bị vạ tuyệt thông vì truyền bá
tà giáo, đã không chấp nhận rằng Chúa Con đồng hằng hữu với Chúa Cha.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong một cuộc họp với phái đoàn của Tòa Thượng
phụ Đại kết Constantinople vào tháng 6 rằng ngài "hết lòng" muốn thực
hiện chuyến đi đến Ni-xê-a để kỷ niệm ngày kỷ niệm quan trọng với Đức
Bartholomew I.
Nếu ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ, một chuyến đi vẫn chưa được Vatican xác nhận, thì chuyến
đi sẽ diễn ra trong bối cảnh Năm Thánh bận rộn của Đức Giáo Hoàng.
“Công đồng Ni-xê-a, khi khẳng định rằng Chúa Con có cùng bản chất với Chúa Cha,
đã nhấn mạnh một điều cốt yếu: trong Chúa Giêsu, chúng ta có thể biết được
khuôn mặt của Thiên Chúa và đồng thời, cũng biết được khuôn mặt của con người,
khám phá ra chính mình là con cái trong Chúa Con và là anh em giữa chúng ta,” Đức
Phanxicô phát biểu vào thứ năm. “Một tình huynh đệ, một tình huynh đệ bắt nguồn
từ Chúa Kitô, trở thành một nhiệm vụ đạo đức cơ bản đối với chúng ta.”
“Thực thế, ngày nay, trong một thế giới phức tạp và thường xuyên phân cực, bị
đánh dấu một cách bi thảm bởi xung đột và bạo lực, tình yêu của Thiên Chúa được
mặc khải trong Chúa Kitô và được ban cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần trở
thành lời kêu gọi mọi người học cách bước đi trong tình huynh đệ và trở thành
những người xây dựng công lý và hòa bình,” ngài nói thêm.
Trong bài phát biểu trước các nhà thần học của ủy ban thần học quốc tế, Đức
Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính đồng nghị.
“Tôi muốn nói rằng đã đến lúc phải thực hiện một bước đi dũng cảm: phát triển một
nền thần học về tính đồng nghị, một sự suy tư thần học giúp đỡ, khuyến khích và
đồng hành với tiến trình thượng hội đồng, hướng đến một giai đoạn truyền giáo mới,
sáng tạo hơn và táo bạo hơn, lấy cảm hứng từ kerygma [giáo lý sơ truyền] và
liên quan đến mọi thành phần của Giáo hội,” ngài nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét