20/01/2016
Thứ Tư tuần 2 thường niên
BÀI ĐỌC I: 1 Sm
17, 32-33. 37. 40-51
"Đavít đã
dùng dây ném đá và đá mà thắng tên Philitinh".
Trích sách
Samuel quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, khi người ta dẫn Đavít đến trước Saolê, thì Đavít
nói với Saolê rằng: "Đừng ai lo sợ gì cả. Tôi đây, tôi tớ của bệ hạ, tôi sẽ
ra chiến đấu với tên Philitinh". Saolê nói cùng Đavít rằng: "Ngươi
không thể chống cự và chiến đấu với tên Philitinh đó đâu, vì ngươi còn bé nhỏ,
mà anh ta là một chiến sĩ từ lúc còn niên thiếu".
Đavít liền đáp: "Chúa đã từng cứu tôi thoát khỏi nanh vuốt sư tử và
gấu, Người sẽ giải thoát tôi khỏi tay tên Philitinh đó". Saolê mới nói với
Đavít: "Ngươi hãy đi và Chúa ở cùng ngươi".
Đavít lấy cây gậy mà chàng quen cầm trong tay. Chàng lựa năm viên đá bóng
láng dưới khe nước, bỏ vào bị chăn chiên mà chàng thường đeo bên mình.
Tay chàng cầm trành ném đá ra ứng chiến với tên Philitinh. Tên Philitinh
có vệ sĩ cầm khí giới đi trước, tiến lại gần Đavít. Khi tên Philitinh thấy
Đavít, thì khinh bỉ chàng, vì chàng là một thanh niên hồng hào đẹp trai. Tên
Philitinh nói với Đavít: "Tao có phải là chó đâu mà mày cầm gậy đến với
tao?" Rồi tên Philitinh nhân danh các thần của y mà nguyền rủa Đavít. Anh
ta nói với Đavít: "Mày hãy lại đây, tao sẽ phân thây mày cho chim trời và
thú đồng ăn thịt".
Đavít đáp lại: "Còn mi, mi cầm gươm, giáo, lao mà đến với ta, thì ta
đến với mi nhân danh Chúa các đạo binh, Thiên Chúa các đoàn quân Israel mà hôm
nay mi đã nhục mạ. Chúa sẽ trao mi vào tay ta, ta sẽ đánh và chặt đầu mi, và
hôm nay ta sẽ ném thây quân sĩ Philitinh cho chim trời và thú đồng, để khắp
hoàn cầu biết rằng Israel có một Thiên Chúa, và toàn thể cộng đồng này nhận biết
rằng: "Chúa không dùng gươm giáo mà giải phóng, vì Người là chủ trận chiến,
Người sẽ trao các ngươi vào tay chúng ta".
Vậy tên Philitinh vùng lên, tiến lại gần Đavít, và Đavít hối hả chạy đến
nghinh chiến với tên Philitinh. Đavít thò tay vào bị, lấy viên đá, rồi dùng dây
ném đá mà phóng vào trán tên Philitinh, viên đá trúng lủng trán hắn, và hắn liền
té sấp xuống đất. Và Đavít đã dùng dây ném đá và đá mà chiến thắng và hạ sát
tên Philitinh. Nhưng vì Đavít không có sẵn gươm, nên cậu chạy lại đứng trên
mình tên Philitinh, lấy gươm của hắn, rút ra khỏi vỏ và chặt đầu hắn. Đó là lời
Chúa.
ĐÁP CA: Tv 143,
1. 2. 9-10
Đáp: Ôi Đá Tảng
của con, chúc tụng Chúa! (c. 1a)
1) Ôi Đá Tảng của con, chúc tụng Chúa, là Đấng rèn luyện cho tay con biết
đấu tranh, cho các ngón tay con thiện nghề chinh chiến. - Đáp.
2) Chúa là Tình thương và là chiến luỹ, là Đấng phù trợ và giải phóng con. Chúa là khiên thuẫn, là chỗ con nương náu, Ngài bắt chư dân phải khuất phục con. - Đáp.
3) Ôi Thiên Chúa, con sẽ hát mừng Ngài bài ca mới, với cây đàn mười dây,
con sẽ ca mừng Ngài, vì Ngài đã ban cho các vua chiến thắng, đã giải phóng
Đavít là tôi tớ của Ngài. - Đáp.
ALLELUIA: Ga 6,
64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống.
Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 3,
1-6
"Trong
ngày Sabbat được cứu sống hay là giết chết?"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại vào hội đường và ở đó có một người khô bại một
tay. Người ta để ý quan sát xem Chúa có chữa bệnh trong ngày Sabbat không, để tố
cáo Người. Chúa bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy đứng ra giữa
đây". Rồi Người bảo họ: "Trong ngày Sabbat được làm sự lành hay sự dữ?
Được cứu sống hay là giết chết?" Nhưng họ thinh lặng. Bấy giờ Người thịnh
nộ đưa mắt nhìn họ và buồn phiền vì lòng họ chai đá, Người bảo bệnh nhân rằng:
"Hãy giơ tay ra". Người đó giơ tay ra và tay anh ta được lành. Lập tức,
những người biệt phái đi ra bàn tính với những kẻ thuộc phái Hêrôđê chống đối
Người và tìm cách hại Người. Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Phản ứng của Chúa Giêsu
Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn bên cạnh Toà Thánh nhân dịp Năm
Mới 1996, Ðức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ tố giác các đàn áp Kitô hữu; Ngài nhận
định như sau: "Người ta không thể đàn áp mãi hàng triệu tín hữu, nghi ngờ
hoặc chia rẽ họ, mà những hành động đó lại không đưa đến những hậu quả tiêu cực,
chẳng những đối với uy tín của các quốc gia trên trường quốc tế, mà cả trong nội
bộ các xã hội liên hệ; trái lại, những mối quan hệ tốt giữa các Giáo Hội và nhà
nước góp phần vào sự hòa hợp mọi thành phần trong xã hội".
Vừa đàn áp, vừa kêu gọi tin tưởng, chỉ có người mù quáng mới không thấy
được sự mâu thuẫn trong hành động của mình. Người mù lòa ít ra còn biết mình
không thấy, nhưng kẻ mù quáng vốn có mắt, nhưng lại không nhìn thấy.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu có một phản ứng trước sự mù quáng của
những người Biệt phái. Chúng ta cứ tưởng tượng một bệnh nhân đang quằn quại
trong đau khổ cần được một bàn tay săn sóc chữa trị, thì người ta lại nại đến
luật ngày Hưu lễ để bắt bẻ và cấm chế. Thánh sử Marcô như muốn tô đậm phản ứng
của Chúa trước thái độ mù quáng như thế, khi viết: "Chúa Giêsu giận dữ rảo
mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng chai đá của họ". Chúa Giêsu vốn là Ðấng hiền
lành và khiêm nhường trong lòng. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng thái độ của Ngài đối
với những người khốn khổ, các bệnh nhân, các tội nhân, những người bị đẩy ra
bên lề xã hội, Ngài đồng bàn với họ, cảm thông với họ, tha thứ cho họ.
Chúa Giêsu tỏ ra cảm thông tha thứ đối với mọi tội lỗi của con người, duy
chỉ có một thái độ Ngài không bao giờ chấp nhận và tha thứ, đó là thói giả hình
và mù quáng. Do yếu đuối, con người sa ngã là chuyện bình thường, nhưng nhắm mắt
khép kín tâm hồn để không nhận ra mình yếu đuối cũng như nhân danh đạo lý và
pháp luật để khước từ yêu thương, để loại trừ người khác, Chúa Giêsu gọi đó là
tội chống lại Thánh Thần, tội không thể tha thứ được. Thật thế, khi con người
không còn nhận ra thân phận tội lỗi yếu đuối của mình, khi con người khước từ
yêu thương, thì mọi tương quan với Thiên Chúa cũng hoàn toàn bị cắt đứt. Chúa
Giêsu không ngừng lên án thái độ giả hình và mù quáng của những người Biệt
phái; Ngài cũng luông kêu gọi các môn đệ đề cao cảnh giác trước men Biệt phái.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta ghi tạc Lời Chúa để tránh khỏi men giả hình
và mù quáng ấy. Xin Ngài cho chúng ta một tâm hồn nhạy cảm để nhận ra thân phận
yếu đuối bất toàn của chúng ta và đáp lại tiếng gọi thống hối và hoán cải không
ngừng của Chúa. Xin Ngài ban cho chúng ta một trái tim luôn biết rung động trước
nỗi đau khổ của đồng loại và đôi tay luôn biết rộng mở để săn sóc chữa trị và
san sẻ trao ban cho mọi người.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư, Tuần
II TN
Bài đọc: I Sam
17:32-33, 37, 40-51; Mk 3:1-6.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải tin tưởng nơi uy quyền của Thiên
Chúa.
Tôn giáo hiện hữu là để đưa con người tới Thiên Chúa. Để làm việc này,
con người cần giữ luật. Bao lâu con người tuân giữ những luật Thiên Chúa truyền,
con người giữ mối liên hệ tốt lành với Thiên Chúa. Nhưng con người đã không thể
giữ mãi mối liên hệ với Thiên Chúa vì họ phạm tội; và như thế, con người cần
dâng lễ vật để đền tội và nối lại mối liên hệ với Thiên Chúa. Đó là lý do chức
tư tế và luật dâng lễ vật hiện hữu. Theo từ ngữ Latin, từ ngữ dùng để chỉ tư tế
là pontifex, có nghĩa người xây cầu để nối giữa 2 điểm. Tư tế là
người xây cầu để nối giữa Thiên Chúa và con người bằng dâng các lễ vật hy sinh.
Theo truyền thống Do-thái, lễ vật hy sinh chỉ có thể đền những tội vô tình xúc
phạm đến Luật mà thôi; những tội cố ý, không lễ vật hy sinh nào có thể đền được.
Tác giả Thư Do-thái nhìn thấy sự bất toàn của chức tư tế và các lễ vật hy sinh
trong Đạo Do-thái; ông nhận ra con người cần một phẩm trật tư tế cao trọng hơn
phẩm trật tư tế theo Aaron, và một lễ vật hy sinh cao trọng hơn máu chiên bò, để
có thể tha thứ các tội cho con người, và cung cấp cho con người cách thức an
toàn để nối lại mối liên hệ với Thiên Chúa sau khi phạm tội.
Trong Bài Đọc I, năm chẵn, trẻ David tình nguyện đi chiến đấu với tên khổng
lồ Philistine, vì cậu tin uy quyền của Thiên Chúa sẽ giúp cậu chiến thắng. Vì
biến cố vĩ đại này, Thiên Chúa chuẩn bị lòng dân chúng dành chấp nhận David làm
vua thay thế Saul. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tức giận vì nhóm Pharisees lòng
chai dạ đá: trong khi Ngài muốn chữa lành con người khỏi mọi tội lỗi và bệnh hoạn,
tật nguyền, nhưng họ luôn tìm cách để tố cáo và luận tội Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I
(năm chẵn): Không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng.
Đây là câu truyện nói lên uy quyền của Thiên Chúa. Thoạt nhìn, không ai
có thể nghĩ David sẽ thắng tên Philistine; ngay cả vua Saul là người to lớn nhất
trong Israel cũng phải đầu hàng. Khi David tỏ ý định muốn đi chiến đấu với tên
khổng lồ Philistine, vua Saul nói với David: "Con không thể đến với tên
Philistine ấy để chiến đấu với nó, vì con chỉ là một đứa trẻ, còn nó là một chiến
binh từ khi còn trẻ." Nhưng David tin tưởng vào uy quyền Thiên Chúa, ông
nói: "Đức Chúa là Đấng đã giật con khỏi vuốt sư tử và vuốt gấu, chính Người
sẽ giật con khỏi tay tên Philistine này." Vua Saul nói với David:
"Con hãy đi, xin Đức Chúa ở với con!" Cậu cầm gậy chăn chiên trong
tay, chọn lấy năm hòn đá cuội dưới suối, bỏ vào túi chăn chiên, vào bị của cậu,
rồi tay cầm dây phóng đá, cậu tiến về phía tên Philistine.
(1) Tên Philistine cậy vào thể lực của mình: Khi thấy có người Israel tiến
lên, tên Philistine từ từ tiến lại gần David, đi trước mặt nó là người mang thuẫn.
Tên Philistine nhìn, và khi thấy David, nó khinh dể cậu, vì cậu còn trẻ, có mái
tóc hung và đẹp trai. Tên Philistine nói với David: "Tao là chó hay sao mà
mầy cầm gậy đến với tao?" Và tên Philistine lấy tên các thần của mình mà
nguyền rủa David. Tên Philistine nói với David: "Đến đây với tao, tao sẽ
đem thịt mày làm mồi cho chim trời và dã thú."
(2) David chiến đấu nhân danh Thiên Chúa: David bảo tên Philistine:
"Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với
mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Israel mà mày
thách thức."
- David tin tưởng nơi Thiên Chúa sẽ ban chiến thắng, không chỉ chiến thắng
cá nhân giữa cậu và tên Philistine, mà còn chiến thắng giữa quân đội Israel
trên quân đội Philistines: "Ngay hôm nay Đức Chúa sẽ nộp mày vào tay tao,
tao sẽ hạ mày và làm cho đầu mày lìa khỏi thân. Ngay hôm nay tao sẽ đem xác chết
của quân đội Philistine làm mồi cho chim trời và dã thú."
- Cậu tin chiến thắng là nhờ Danh Chúa, Đấng dựng nên trời đất, chứ không
nhờ gươm giáo. David nói với tên Philistine: "Toàn cõi đất sẽ biết rằng có
một Thiên Chúa che chở Israel, và toàn thể đại hội này sẽ biết rằng không phải
nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng, vì chiến đấu là việc của Đức
Chúa và Người sẽ trao chúng mày vào tay chúng tao!"
(3) Kết quả của cuộc chiến: "Khi tên Philistine bắt đầu xông lên và
đến gần để đương đầu với David, thì David vội vàng chạy từ trận tuyến ra để
đương đầu với tên Philistine. David thọc tay vào bị, rút từ đó ra một hòn đá, rồi
dùng dây phóng mà bắn trúng vào trán tên Philistine. Hòn đá cắm sâu vào trán,
khiến nó ngã sấp mặt xuống đất. Thế là David thắng tên Philistine nhờ dây phóng
và một hòn đá. Cậu hạ tên Philistine và giết nó. Nhưng trong tay David không có
gươm. David chạy lại, đứng trên xác tên Philistine, lấy gươm của nó, rút khỏi
bao, kết liễu đời nó và dùng gươm chặt đầu nó."
Vì vua Saul bất tuân lệnh của Thiên Chúa, Ngài đã truất phế Saul khỏi
ngôi vua. Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Samuel xức dầu phong vương cho trẻ David,
và Ngài muốn dùng chiến thắng này để chuẩn bị lòng dân chúng để tiếp nhận David
làm vua thay thế Saul. Điều này một lần nữa chứng minh: một khi Thiên Chúa đã
chọn ai, Ngài sẽ ban ơn đủ cho người ấy thi hành nghĩa vụ của mình.
3/ Phúc Âm: Đức Giêsu giận dữ
rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá.
3.1/ Xung đột ý kiến giữa Chúa Giêsu và Nhóm Pharisees: Chỉ trong hai
câu mô tả ngắn ngủi, Marcô cho chúng ta nhìn thấy sự xung đột giữa hai bên: “Đức
Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có
chữa người ấy ngày Sabbath không, để tố cáo Người.” Trong khi Chúa Giêsu chính
thức rao giảng và chữa lành dân chúng trong các hội đường, Nhóm Pharisees cũng
có mặt. Mục đích của họ không phải để nghe giảng, nhưng để “rình xem” Chúa
Giêsu có chữa bệnh trong ngày Sabbath.
3.2/ Hai phản ứng khác nhau:
(1) Phản ứng của của Chúa Giêsu: Khi nhìn thấy người bại tay, Chúa Giêsu
động lòng thương anh, và Ngài muốn chữa lành, nên bảo anh: "Anh trỗi dậy,
ra giữa đây!" Ngài có thể bảo anh ngày mai trở lại, hay bảo anh đi đến một
nơi nào đó cho khuất mắt những người đang rình; nhưng để dạy cho họ có cơ hội
hiểu biết đúng đắn về ngày Sabbath, Chúa Giêsu mời gọi họ đối thoại với Ngài:
"Ngày Sabbath, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết
đi?" Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì
lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra!" Người ấy
giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.
(2) Phản ứng của Nhóm Pharisees: Làm thinh không nói có thể vì không biết
câu trả lời; nhưng họ đã biết câu trả lời: phải luôn làm việc lành trong cả
ngày Sabbath, và phải luôn cứu mạng người; nhưng vì họ sợ nếu phải công nhận những
gì Chúa Giêsu dạy trước mặt mọi người, họ phải tin theo và làm những gì Ngài
đòi hỏi nên họ làm thinh. Không phải chỉ có thế, nhưng sau khi ra khỏi đó, Nhóm
Pharisees lập tức bàn tính với phe Herode, để tìm cách giết Đức Giêsu.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tội lỗi làm chúng ta xa cách Thiên Chúa; nhưng qua Đức Kitô là Thượng Tế
theo phẩm trật Melkizedek, chúng ta đã có con đường an toàn để nối lại tình
nghĩa với Ngài.
- Chúng ta hãy vâng lời làm theo những gì Đức Kitô dạy. Nếu không hiểu,
hãy chịu khó bỏ thời giờ để nghiên cứu học hỏi; đừng ngoan cố như những người
biệt-phái để cố tình sống trong tội lỗi của mình.
- Chúng ta có chiến thắng được ba thù là nhờ uy quyền của Thiên Chúa, chứ
không do sức lực, tài năng, và sự khôn ngoan của cá nhân.
- Tôn giáo không phải chỉ là tuân theo những luật lệ cứng nhắc, nhưng trước
hết là tâm tình đồng cảm với những khổ đau của nhân loại. Chúng ta hãy cố gắng
và tìm cách để làm vơi đi những khổ đau của tha nhân.
Lm. Anthony ĐINH
MINH TIÊN, OP.
20/01/16 THỨ TƯ TUẦN 2 TN
Th. Pha-bi-a-nô, giáo hoàng, tử đạo
Mc 3,1-6
Th. Pha-bi-a-nô, giáo hoàng, tử đạo
Mc 3,1-6
Suy
niệm: Xã hội ngày hôm nay có lắm điều mâu thuẫn: nào
là bảo vệ mầm sống con người nhưng lại cho phép phá thai; nào là cổ võ cho hoà
bình thế giới, nhưng lại gây chiến tranh chết chóc, khủng bố đó đây; nào là
nâng cao phẩm giá con người nhưng nhân phẩm của biết bao người đã bị chà đạp
qua những tệ nạn xã hội như sì ke, ma tuý, thuốc lắc… Lời Chúa Giê-su thúc bách
chúng ta phải suy nghĩ và trả lời chứ không được nín lặng: “Ngày Sa-bát được
phép làm điều lành hay điều dữ; cứu mạng người hay giết đi?”
Mời Bạn: Phải chăng đang có nhiều mâu thuẫn ngay trong cách
chúng ta sống đạo? Ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày nghỉ ngơi, ngày thờ
phượng Thiên Chúa, ngày làm việc lành phúc đức, ngày thăm viếng ủi an nhau… Thế
nhưng có khi ta lại lợi dụng ngày nghỉ để làm những việc ngược lại: để lỗi luật
Chúa, để ngồi lê đôi mách, để cờ bạc, nhậu nhẹt, để sống buông thả… Mỗi ngày
chúng ta hãy coi lại cách sống, cách phản ứng của mình trước câu hỏi của Chúa
Giê-su. Tôi phải làm gì vào ngày Chúa Nhật? Thờ phượng Thiên Chúa qua việc tham
dự Thánh lễ và thực hiện những việc bác ái, tông đồ như thăm viếng người đau
ốm, tật nguyền, tham gia sinh hoạt các đoàn thể trong giáo xứ.
Sống Lời Chúa: Giữ
đúng ngày Chúa Nhật như ý Chúa muốn: Tham dự Thánh lễ, làm một việc tốt phục vụ
tha nhân.
Cầu
nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho con một trái tim nhân hậu để con yêu
mến Lời Chúa và luôn luôn yêu mến điều thiện hảo. Amen.
Anh
giơ tay ra!
Có bao nhiêu bàn tay, dù không bại liệt, nhưng chẳng
bao giờ bình thường vì chẳng bao giờ dám đưa ra để trao và để nhận, để nắm và để
buông.
Suy
niệm:
Bài
Tin Mừng hôm nay là cao điểm của năm cuộc tranh luận
giữa
Đức Giêsu với các kinh sư hay người Pharisêu (Mc 2, 1-3, 6).
Đó
là các cuộc tranh luận về quyền tha tội của Đức Giêsu,
về
chuyện Ngài ăn uống với người thu thuế, chuyện môn đệ không ăn chay,
chuyện
môn đệ bứt lúa ngày sabát, và cuối cùng là chuyện Ngài chữa bệnh.
Trong
hội đường, vào một ngày sabát, một người có bàn tay bị teo đi dự lễ.
Các
người Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa cho anh ấy không.
để
có cớ tố cáo Ngài.
Đức
Giêsu chủ động đưa âm mưu của họ ra ánh sáng.
Ngài
muốn công khai hóa và chính thức hóa việc làm của mình,
bởi
vậy Ngài mới nói với người bị tật rằng: “Anh hãy trỗi dậy ra giữa đây!”
Như
thế mọi người trong hội đường đều thấy được anh.
Rồi
Ngài đặt câu hỏi với các người đang rình rập Ngài
về
điều được phép làm trong ngày sabát:
được
làm điều tốt hay điều xấu, cứu sống hay giết chết?
Câu
trả lời tưởng như quá rõ ràng,
nhưng
ta nên nhớ rằng chữa bệnh ngày sabát bị coi như lao động.
Chỉ
được chữa bệnh ngày sabát khi đó là một bệnh nguy tử.
Anh
bại tay không phải là người lâm cơn bệnh nguy tử.
Nếu
hoãn lại đến ngày mai mới chữa anh, thì có vẻ cũng chẳng sao.
Nhưng
Đức Giêsu đã không chấp nhận sự trì hoãn này.
Đối
với Ngài, làm điều tốt là chữa ngay cho anh.
Ngài
không đợi anh ấy gần chết mới cứu sống.
Cứu
sống là cho con người được sống hạnh phúc dồi dào hơn.
Một
bàn tay héo khô, teo tóp, bại liệt,
một
bàn tay đàn ông chẳng còn làm việc được, chẳng còn tự phục vụ được,
một
bàn tay đã chịu tật nguyền như thế từ bao giờ,
theo
Đức Giêsu, bàn tay ấy phải được chữa lành ngay khi có thể.
“Hãy
giơ tay ra!”
Người
ấy đã giơ tay ra và tay anh trở lại bình thường.
Giơ
tay ra là điều trước kia anh mong muốn mà không làm được.
Bây
giờ anh có thể giơ tay để nắm lấy một bàn tay khác,
và
cảm được sự ấm áp chân thành của tình bạn.
Có
bao nhiêu bàn tay, dù không bại liệt, nhưng chẳng bao giờ bình thường
vì
chẳng bao giờ dám đưa ra để trao và để nhận, để nắm và để buông.
Trước
sự thinh lặng chai đá của các kẻ chống đối,
Đức
Giêsu vừa giận vừa buồn (c.5).
Ngài
chấp nhận trả giá cho quyết định của mình.
Ngài
đã chữa bệnh chỉ bằng một lời nói, chứ không bằng đụng chạm.
Thế
nên theo Luật Môsê, Ngài vẫn không bị coi là đã vi phạm ngày sabát.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa,
lúc
đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau
để
làm thành một vòng tròn khép kín.
Sau
đó chúng con hiểu rằng
cần
phải buông tay nhau
để
nhận những người bạn mới,
để
vòng tròn được mở rộng đến vô cùng
và
trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng
cần
phải nối vòng tay lớn
xuyên
qua các đại dương và lục địa.
vòng
tay người nối với người,
vòng
tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa
đứng
chung một vòng tròn
với
tất cả loài người chúng con,
nắm
lấy tay chúng con
và
đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá
giúp
chúng con biết cầm lấy tay nhau
và nhận nhau là anh em.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
20 Tháng Giêng
Thánh Sebastian
(257? - 288?)
Về phương diện lịch sử, không có gì chắc chắn về Thánh
Sebastian, ngoại trừ ngài là một vị tử đạo Rôma, được sùng kính ở Milan ngay
trong thời của Thánh Ambrôsiô và được chôn cất ở Appian Way, có lẽ gần Ðền
Thánh Sebastian ngày nay. Việc sùng kính ngài lan rộng nhanh chóng, và ngài được
nhắc đến trong vài sổ tử đạo ngay từ năm 350.
Truyền thuyết về Thánh Sebastian góp phần quan trọng cho nghệ thuật, có rất
nhiều tranh ảnh về thánh nhân. Chỉ có một truyền thuyết mà các học giả ngày nay
đồng ý là việc thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian
giao cho việc chỉ huy đội vệ binh, sau này khi Diocletian đi sang miền Ðông thì
Hoàng Ðế Maximian kế vị cũng giao công việc này cho thánh nhân. Không một hoàng
đế nào biết Thánh Sebastian là một Kitô Hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử
đạo. Sau cùng, ngài bị bắt gặp, bị đánh đập trước mặt Hoàng Ðế Maximian và được
giao cho các cung thủ của Mauritanian để hành hình. Thân thể ngài ghim đầy những
mũi tên và bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Nhưng khi bà quả phụ Castulus đến tìm
xác ngài để đem chôn thì thấy ngài còn sống và bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục.
Sau khi khoẻ mạnh, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế
hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn đối với Kitô Hữu. Lần này
thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết.
NguoiTinHuu.com
20 Tháng
Giêng
Chuyện Một Khu Rừng
Một câu chuyện có thật đã được kể về nguồn gốc của một
khu rừng như sau: Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa
con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của Miền Trung nước
Pháp để lập nghiệp. Thật ra, người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó
khăn vất vả.
Vùng đất khô cằn nơi ông đặt chân đến chỉ còn vỏn vẹn
năm ngôi làng nhỏ với rất ít dân cư sống trong những căn nhà siêu vẹo đổ nát,
đa số đã bỏ lên những thành phố lớn để tìm công ăn việc làm. Oâng lão trên 60
tuổi đưa mắt nhìn khung cảnh xung quanh và đi đến kết luận: nếu không có cây cối,
chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang tàn.
Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi
bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Oâng chọn những hạt dẻ tốt để riêng
và ngâm vào nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt nhọn moi những lỗ
nhỏ và đặt cứ mỗi lỗ một hạt dẻ.
Ngày ngày như thế, trong liên tiếp 3 năm, ông lão đã
trồng được 100 ngàn cây dẻ con. Oâng hy vọng rằng ít nhất 10 ngàn cây còn sống
sót. Oâng cũng hy vọng rằng Chúa sẽ cho ông sống được thêm vài năm nữa để làm
cho xong công tác trồng cây này.
Ông qua đời năm 1947, hưởng thọ 89 tuổi. Từ những hạt
dẻ ông đã cặm cụi moi từng lỗ bỏ vào, nay nước Pháp đã có được một trong những
khu rừng đẹp nhất thế giới. Trong ba khóm rừng mỗi khóm dài 11 cây số, những
cây dẻ xanh tươi cao lớn đã có mặt để giữ nước mưa, làm cho cây cối xung quanh
được xanh tươi và biến khu đồi khô cằn ngày xưa thành những dòng suối róc rách.
Chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại các ngôi
làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời.
Sự sống của thiên nhiên thường giúp con người bớt cô
đơn. Ðồng ruộng, cây cỏ xanh tươi, tiếng chim ca hót thường khơi dậy niềm vui
sướng trong lòng người. Ðó là lý do khiến cho những người sống ở thôn dã dễ có
tâm hồn thanh thản và lạc quan vui sống hơn người thành thị.
Lớn lên ở thôn dã, chứng kiến cảnh gieo trồng của người
nông dân, Chúa Giêsu đã mượn những hình ảnh của những sinh hoạt thôn dã ấy để
nói về Nước Trời. Người gieo trồng nào cũng có niềm tin và sự lạc quan. Gieo hạt
giống vào lòng đất là đặt tất cả niềm tin tưởng phó thác của mình vào thiên
nhiên. Có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trong bụi
gai. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là vụ mùa tươi tốt. Có những hạt rơi vào đất tốt,
có những hạt rơi bên vệ đường, có những hạt rơi vào bụi gai. Có những kết quả
trông thấy, có những âm thầm đau khổ, có những bách hại dữ dội, nhưng cuối cùng
Giáo Hội của Ðức Kitô vẫn tồn tại và sinh ra được nhiều hoa trái của niềm Hy Vọng
Trích sách Lẽ Sống
SỐNG LỜI CHÚA MỖI
NGÀY
NĂM THÁNH LÒNG CHÚA
THƯƠNG XÓT
Thứ Tư, 20 tháng
1 – Tuần II Mùa thường niên 1
1
Sa-mu-en 17,32-33.37.40-51 · Thánh Vịnh 143,1.2.9-10 ·
Mác-cô 3,1-6
Dám Cầu Nguyện
Nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê,
để tìm cách giết Đức
Giêsu. Mác-cô 3,6
Đây là một âm mưu kỳ lạ : Nhóm
Pharisêu, được xem là những người trong sạch và không thể động đến được, còn
nhóm Hêrôđê, là những kẻ bị xem là ô uế vì đã cấu kết với người Rôma, lại đi họp
bàn với nhau để tìm cách giết Chúa Giêsu. Trong những người này, một số không
chấp nhận ý tưởng cho rằng Thiên Chúa đang « kiểm soát » họ, một số
khác ghét ý tưởng cho rằng Thiên Chúa yêu thương một cách vô điều kiện những
người bần cùng, như việc Chúa Giêsu chữa lành cho người đàn ông bị bại tay
trong ngày Sa-bát.
Chúng ta hãy yêu mến con người thật của
Chúa Giêsu, cho dù Người có thử thách chúng ta ! Liệu tôi có thể tìm thấy
một mục đích chung với những ai khác biệt mình, hay thậm chí rất đáng ghét
không ?
Chúa
Giêsu biết rõ những điều rủi ro, nhưng Người không rút lui trước những thế lực
được lập ra để chống lại Người. Đôi khi, cầu nguyện cũng cần phải có lòng can đảm.
Cầu nguyện cho những ai phớt lờ chúng ta, cho những ai chửi rủa và bắt lỗi
chúng ta, cho những ai nghi ngờ và ghét bỏ chúng ta, cho những ai chúng ta
không thích. Nói cách khác là cho kẻ thù của chúng ta. Vì bất cứ một sự oán giận
nào cũng đều góp phần giết chết Chúa Giêsu !
Miguel Dulick
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa, xin đừng để con phải run sợ hay trốn chạy
sự dữ, nhưng dám can đảm đối mặt và hoán cải những kẻ ghen ghét chống đối bằng
một tình yêu chân thành cùng lời cầu nguyện liên lỉ.
Quyết tâm : Sống chân
thành hòa thuận với mọi người chung quanh.
HỌC HỎI NĂM THÁNH
Dung Nhan Lòng Thương Xót – Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Hỏi
77 : Đức Thánh Cha còn mời gọi những ai thay đổi
cuộc sống và trở về với Thiên Chúa ?
Đáp 77 : Đức
Thánh Cha còn mời gọi những kẻ tham nhũng hoặc đồng lõa với sự tham nhũng, thay
đổi cuộc sống và trở về với Thiên Chúa, vì tham nhũng là một tội ác. Nó hủy hoại
đời sống cá nhân và xã hội đồng thời ngăn cản những người yếu đuối và nghèo khổ
nhìn về tương lai với niềm hy vọng.
Hỏi
78 : Theo Đức Thánh Cha, chúng ta phải làm gì
để chiến thắng chước cám dỗ này ?
Đáp 78 : Chúng
ta phải khôn ngoan, tỉnh thức, trung thực, minh bạch và can đảm khước từ ;
phải công khai chống lại sự tham nhũng, bằng không sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ
đồng lõa với nó và để cho nó hủy hoại cuộc sống của chúng ta.
(nguồn
trích : Sống Lời Chúa số 2- Mùa Thường Niên 1 của Tgp. Sài Gòn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét