Trang

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

04-12-2016 : (phần I) CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG năm A

04/12/2016
Chúa Nhật tuần 2 Mùa Vọng năm A
(phần I)

Bài Ðọc I: Is 11, 1-10
"Chúa lấy sự công minh mà xét xử người nghèo khó".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi và cũng từ gốc ấy sẽ đơm lên một bông hoa. Trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tức thần khôn ngoan và thông suốt, thần chỉ dẫn và sức mạnh, thần hiểu biết và đạo đức, và thần ấy sẽ làm cho Ngài biết kính sợ Thiên Chúa.
Ngài không xét đoán theo như mắt thấy, cũng không lên án theo điều tai nghe, nhưng Ngài sẽ lấy đức công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ kẻ hiền lành trong xứ sở. Ngài sẽ dùng lời như gậy đánh người áp chế, và sẽ dùng tiếng nói giết chết kẻ hung ác. Ngài lấy đức công bình làm dây thắt lưng, và lấy sự trung tín làm đai lưng.
Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò (cái) và gấu (cái) sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô. Trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Ta. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa, như nước tràn đầy đại dương.
Ngày ấy gốc Giêsê đứng lên như cờ hiệu cho muôn dân. Các dân sẽ khẩn cầu Ngài, và mộ Ngài sẽ được vinh quang.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 12-13. 17
Ðáp: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người (c. 7).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.
2) Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người cho tới khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp.
3) Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống người cùng khổ. - Ðáp.
4) Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca khen người. - Ðáp.

Bài Ðọc II: Rm 15, 4-9
"Chúa Kitô cứu rỗi hết mọi người".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, những gì đã viết ra là có ý để giáo huấn chúng ta, hầu nhờ Thánh Kinh thêm sức và an ủi, chúng ta được cậy trông. Xin Thiên Chúa, nguồn kiên tâm và an ủi, ban cho anh em biết thông cảm với nhau theo gương Chúa Giêsu Kitô, để anh em đồng thanh tôn vinh Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Vì thế, anh em hãy tiếp rước nhau như chính Chúa Giêsu đã tiếp nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa. Vì chúng tôi quả quyết với anh em: để chứng tỏ sự chân thật của Thiên Chúa, Ðức Giêsu Kitô đã phục vụ những người chịu phép cắt bì, hầu xác nhận lời hứa cùng các tổ phụ. Còn dân ngoại, họ tôn thờ Thiên Chúa vì lòng nhân từ Người, như lời chép rằng: "Vì vậy, lạy Chúa, con sẽ cao rao Chúa và sẽ ca tụng danh Chúa giữa các dân ngoại".
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 3, 1-12
"Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Ngày ấy, Gioan Tẩy Giả đến giảng trong hoang địa xứ Giuđêa rằng: "Hãy ăn năn thống hối, vì nước trời gần đến". Chính ông là người mà Tiên tri Isaia đã tiên báo: "Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Bởi vì chính Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Bấy giờ dân thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với ông, thú tội và chịu phép rửa do tay ông trong sông Giođan.
Thấy có một số đông người biệt phái và văn nhân cũng đến xin chịu phép rửa, thì Gioan bảo rằng: "Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi. Hãy làm việc lành cho xứng với sự thống hối. Chớ tự phụ nghĩ rằng: tổ tiên chúng ta là Abraham. Vì ta bảo cho các ngươi hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái Abraham. Ðây cái rìu đã để sẵn dưới gốc cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, để các ngươi được lòng sám hối; còn Ðấng sẽ đến sau tôi có quyền năng hơn tôi và tôi không đáng xách giày Người. Chính Ðấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Ngài cầm nia trong tay mà sảy lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Dọn đường cho một Ðấng Thiên Chúa thánh thiện ngự đến
(Ys 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12)
Các bài Kinh thánh hôm nay cho chúng ta hiểu rõ hơn về Ðấng sẽ đến và khuyên chúng ta có thái độ thích hợp với Người.

A. Ðấng Sẽ Ðến
Bài sách Isaia tiếp nối tư tưởng Chúa nhật lần trước: khi Ðấng Thiên Sai đến, Ngài sẽ phân xử mọi nước và thiết lập thời đại thái bình. Hai tư tưởng này đã được khai triển thêm. Khi xét xử, Ðấng Thiên Sai tỏ ra nhân ái một cách đặc biệt với những người nghèo khó. Còn đối với hạng bất nhân vô đạo, thì hơi thở của Ngài sẽ làm họ tiêu tan. Ðang khi ấy, những nét tả về thời đại thái bình thật là thi vị. Người ta quên sao được hình ảnh: chó sói sống chung với chiên non, sư tử gặm cỏ như bò và trẻ em giỡn với rắn lửa mà chẳng hề chi?
Tuy nhiên chủ yếu của bài sách Isaia hôm nay không nhằm quảng diễn những tư tưởng của Chúa nhật trước. Nhà Tiên tri còn muốn đi xa hơn và nói một cách cụ thể hơn. Ngay những hàng chữ đầu tiên đã đề cập tới "chồi sẽ xuất từ gốc Yêssê"; và câu kết còn nhắc lại danh hiệu ấy. Tức là với bài sách Isaia hôm nay, Phụng vụ muốn cho chúng ta hiểu hơn về Ðấng sẽ đến sau này. Ngài thuộc tộc Yêssê, thân phụ của Ðavít. Ngài sẽ là "Con Vua Ðavít". Ngài sẽ đến đầy Thánh Linh, đến nỗi không nơi nào trong Kinh Thánh nói đến bảy ơn Chúa Thánh Thần như trong đoạn Isaia này. Ngài sẽ xét xử mọi người, và rộng rãi cách đặc biệt với người nghèo khó. Ngài sẽ lập thời đại thái bình và muôn dân sẽ đến thỉnh ý Ngài.
Nhưng người nào trong tộc Ðavít sẽ là Ðấng Thiên Sai? Gioan Tẩy Giả trong bài Tin Mừng hôm nay đã trả lời cho dân Israel. Họ tuốn đến với ông. Họ xin ông làm phép rửa cho họ. Họ chấp nhận cả những lời khiển trách nặng nề. Nhưng Gioan vẫn chưa bằng lòng. Ông bảo mọi người phải thống hối thêm, để chịu được phép Rửa bởi Thánh Thần và bằng lửa. Chịu rửa bằng nước chưa phải là khó. Chịu rửa bằng lửa sẽ đau đớn hơn vì lửa mới làm cho những dơ bẩn ở trong chảy ra, đang khi nước chỉ rửa được những bụi bặm bám ở ngoài. Thế mà Ðấng sẽ đến là Ðấng đầy Thánh Thần. Ngài còn khỏe hơn Gioan, tức là đầy Thần lực hơn, đầy thánh thiện hơn, đầy đòi hỏi hơn. Ngài sẽ quan sát mọi người và thấu đạt tâm can như người sàng thóc hay rê lúa. Không ai lọt được sự phán xét của Ngài.
Như vậy cả bài tiên tri Isaia, cả bài Tin Mừng Matthêô đều muốn cho chúng ta hiểu hơn về Ðấng sẽ đến. Ngài sẽ là Ðấng xét xử mọi người. Ðó là viễn tượng về ngày thế mạt hơn là về ngày Giáng sinh. Chủ yếu của Mùa Vọng vẫn là hướng lòng ta về Ngày Con Người sẽ đến trong những ngày sau hết. Tuy nhiên Mùa Vọng cũng hướng ta nhìn vào Ngày Chúa Giáng sinh như tương lai gần, để chuẩn bị tương lai cuối cùng. Và chúng ta cũng phải nhìn thấy việc Chúa sinh ra như để phán xét mọi người.

B. Ðấng Phán Xét
Nhiều người thường nghĩ chỉ có phán xét khi linh hồn lìa xác về trước Tòa Chúa và đặc biệt lúc sống lại sau hết, mọi người sẽ phải trình diện trước mặt Ðấng Chí Công. Nhưng không phải. Cả Isaia, cả Gioan không nghĩ như vậy đâu. Theo các ngài, khi Ðấng Cứu Thế đến, dù là đến trong thế gian để làm công việc cứu chuộc, Ngài đã là Ðấng Thẩm Phán Chí Công rồi. Cụ già Simêon chia sẻ quan niệm đó. Nhìn thấy Hài Nhi ở trong Ðền thờ, ông đã cất tiếng loan báo: Trẻ này sẽ làm cớ cho nhiều người bổ nhào và chỗi dậy, nghĩa là hư đi hay được cứu rỗi. Và thật sự hễ Ðức Kitô đến nơi nào là ở chỗ đó có người tin theo và có người chống đối. Giáo lý Người truyền ra tức khắc làm cho nhiều kẻ thấy chói tai và nhiều người khác đón nhận như tin mừng cứu rỗi. Ở nơi thân mật với các Tông đồ, Ngài đã khiến Yuđa trở thành tên phản phúc và các người dân chài kia trở nên kẻ đi chài lưới người. Ở nơi công cộng trên đỉnh đồi Núi Sọ, Ngài cũng làm cho một tên trộm phải lộng ngôn, đang khi người trộm khác được vào nơi an nghỉ. Ðấng Thiên Sai là Ðấng Xét Xử. Bản chất Ngài là vậy, vì như Isaia và Gioan đã nói: Ngài là Ðấng đầy Thánh Linh. Mà Thánh Linh là tình yêu. Ðấng Thiên Sai mang tình yêu Thiên Chúa nhập thế giáng trần vì Chúa Cha đã yêu loài người đến nỗi đã ban Con Một Ngài cho ta. Ðức Kitô là Tình Yêu của Chúa Cha gửi đến cho loài người. Và tình yêu không chấp nhận dửng dưng. Người ta chỉ có thể đáp trả lại bằng yêu thương hay bằng từ khước, vì dửng dưng đã là từ khước rồi.
Thế nên, đang khi dọn mình mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta phải sẵn sàng đón nhận Ðấng đến để phán xét, để phân biệt những người yêu mến Người và những kẻ từ chối Người. Và như vậy cũng là sẵn sàng để đón nhận Ðấng sẽ đến phán xét sau này. Chúng ta phải biết ơn Isaia và Gioan. Cả hai đã cho chúng ta hiểu điều đó. Có điều hai ông dường như mâu thuẫn với nhau: Isaia nói đến một Ðấng phán xét dịu dàng, còn Gioan lại trình bày Ngài như người sàng thóc, để bỏ trấu vào lửa. Dung hòa hai ông thế nào? Chúng ta phải nghe ai?

C. Thái Ðộ Ðạo Ðức
Thật ra, như lời thư Rôma nói, mọi điều đã viết xưa kia, thì đã được viết để dạy dỗ ta. Thế nên ta không tìm cách bỏ mất điều nào. Ðấng phán xét của Isaia sở dĩ sẽ phân xử công minh cho người hèn yếu và đoán định ngay chính cho kẻ nghèo hèn, là vì Ngài không phân xử theo mã mắt thấy hay đoán phỏng chừng tai nghe. Ngài thắt đai lưng bằng công chính và nịt hông bằng tín thành. Nghĩa là Ngài là Ðấng chính trực và thông suốt. Ðứng trước một Ðấng Thiên Chúa thánh thiện như vậy, và nhất là phải dọn đường cho Ngài tới giữa một dân tộc còn nhiều tội lỗi, Gioan không thể làm khác hơn là kêu gọi người ta ăn năn thống hối. Ông là người tiên tri Isaia đã ám chỉ. Ông tiếp nối sứ mệnh của Isaia. Nhà tiên tri đã báo trước rất xa về Ðấng xét xử sẽ đến. Gioan biết Ðấng đó đã gần đến rồi. Chính ông đã phải sống cuộc đời tu hành khắc khổ với thức ăn, áo mặc khác thường để mong được cứu độ. Lời ông giảng phát xuất từ đời sống chân thật, khiến người nghe chấp nhận như lẽ đương nhiên phải vậy. Chúng ta không thể nói ông đòi hỏi hơn Isaia hay một tiên tri nào khác. Cả ông lẫn Isaia chỉ nói lên một sự thật: Ðấng đang đến sẽ xét xử rất công mình. Thế nên ai nấy hãy thống hối tội lỗi.
Thánh Phaolô không những được kinh nghiệm của Isaia và của Gioan, ngài còn đã được biết về cuộc đời của Ðức Yêsu. Ngài thấy các việc lành Cựu Ước dạy làm chưa đủ để giúp ta được ơn thánh hóa. Các của lễ đền tội ngày xưa không đủ sức xóa bỏ tội lỗi. Duy chỉ có lòng thương xót của Chúa. Việc ta thống hối tội lỗi vẫn cần, nhưng tha thứ vẫn là hành vi hoàn toàn quảng đại của Chúa. Mà rõ ràng Chúa muốn quảng đại. Chúa muốn cứu cả giới cắt bì lẫn lương dân. Ngài muốn thi hành lòng thương xót cho mọi người miễn là người ta muốn nhận lòng thương xót. Chỉ ai muốn tha thứ mới đón nhận ơn tha thứ. Có tìm được mảnh đất thích hợp, ơn Chúa mới kết quả như hạt giống rơi vào đất tốt. Thế nên trong ngày Phụng vụ giới thiệu cho ta biết, Ðấng sẽ đến là Ðấng đến để xét xử, thì không những Giáo hội muốn cho ta thi hành việc thống hối tội lỗi; nhưng để chắc chắn nhận được ơn cứu độ thứ tha, dùng lời thánh Phaolô, Giáo hội khuyên ta hãy có thái độ chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau và sống thuận hòa với nhau. Bức họa về thời đại thái bình trong bài sách Isaia thúc giục chúng ta xây dựng một nếp sống xã hội thuận hòa để chứng tỏ Nước Chúa đã đến giữa chúng ta và chúng ta sẵn sàng cho Ngày Ngài trở lại.
Chúng ta sẽ sống thuận hòa trong mọi ngày chờ đón Chúa đến. Chúng ta cần tinh thần hòa thuận ngay trong lúc này để đi vào Thánh Lễ, vì nếu khi mang lễ vật tới bàn thờ mà nhớ đang còn xích mích với ai, hãy đặt của lễ đó, về làm hòa đã rồi sẽ trở lại dâng của lễ sau. Xin Chúa cho tâm hồn chúng con được thật sự bình an để dâng lễ vật này. Nghĩa là xin Chúa tha thứ những nỗi bất hòa giữa chúng con, để hôm nay dâng lễ vật bình an này về, chúng con sẽ nỗ lực xây dựng xã hội thuận hòa để chờ đón Chúa.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật II Mùa VọngNăm A
Bài đọcIsa 11:1-10; Rom 15:4-9; Mt 3:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Biết cách chuẩn bị sẽ giúp con người đạt được kết quả mong muốn.
Con người lo lắng, sợ hãi, và bất an, vì phải đương đầu với bao nhiêu gian tà, chiến tranh, chia ly, và chết chóc. Con người mong ước được biết sự thật, hiệp nhất, và bình an. Thiên Chúa hứa sẽ ban cho con người một Đấng Thiên Sai để dạy cho con người biết sự thật và cai trị họ trong công bằng và yêu thương.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những quà tặng mà Đấng Thiên Sai sẽ mang tới cho con người. Trong Bài Đọc I, Thánh Thần của Thiên Chúa xuống trên Đấng Thiên Sai. Ngài có đầy đủ mọi ơn cần thiết để cai trị dân chúng cách khôn ngoan và xét xử dân chúng trong công bình. Trong Bài Đọc II, Đấng Thiên Sai sẽ xóa đi tất cả mọi dị biệt ngăn cách và ban cho con người được hiệp nhất và bình an. Trong Phúc Âm, để đón nhận Đấng Thiên Sai, con người cần thật lòng ăn năn xám hối và chuẩn bị tâm hồn. Đấng Thiên Sai sẽ làm phép rửa cho con người trong Thánh Thần và lửa để tha tội và thánh hóa con người.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển.
1.1/ Thiên Chúa hứa ban cho nhân loại Đấng Thiên Sai: Để hiểu lời tiên-tri hôm nay, một người cần trở về hoàn cảnh lịch sử thời của tiên-tri Isaiah sống. Các vua của Judah đã dần dần suy xụp, vì họ đã bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại bang và đối xử rất bất công với dân chúng. Hậu quả là toàn nước bị quân đội Bablon phá đổ tan tành vào năm 587 BC, vua quan cũng như dân chúng bị lưu đày và không biết sẽ có ngày trở lại. Chính trong bối cảnh lịch sử này, Thiên Chúa đã sai tiên-tri Isaiah tới để khơi nguồn hy vọng cho dân. Ba điều chính Thiên Chúa hứa với dân trong trình thuật hôm nay.
(1) Nhà Judah sẽ không mất ngôi vua: Như lời Thiên Chúa hứa cùng David, giòng dõi ông sẽ làm vua cai trị đến muôn đời. Sống trong nơi lưu đày, làm sao có vua để cai trị? Nhưng Thiên Chúa hứa: "Từ gốc tổ Jesse, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non." Mầm non mọc lên từ gốc tổ Jesse chính là Đức Kitô, thuộc giòng tộc Jesse, cha của vua David.
(2) Đặc trưng của Đấng Thiên Sai: Tuy sinh ra như một con người; nhưng Ngài lại có uy quyền của Thiên Chúa, vì "Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và thông hiểu, thần khí mưu lược và mạnh mẽ, thần khí hiểu biết và đạo đức, thần khí kính sợ Đức Chúa."
Bản Do-thái MT có hai lần "kính sợ Thiên Chúa;" trong khi Bản Hy-lạp LXX và Latin Vulgate thay thế "ơn đạo đức" cho một lần "kính sợ Đức Chúa." Đấng Thiên Sai được xức dầu với bảy ơn Chúa Thánh Thần và Ngài thông ban 7 ơn này cho con người qua bí-tích Thêm Sức.
(3) Đấng Thiên Sai sẽ xét xử dân chúng trong công bình và chính trực: Biết cách xét xử đúng đắn và trung tín là hai đặc tính cần thiết của một vị anh quân; vì thế, Ngài sẽ có "đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành." Vì thấu hiểu những gì bên trong con người, nên "Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói, nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở."
1.2/ Hiệu quả là toàn dân sẽ được hưởng cảnh thái bình: Kể từ khi phạm tội trong Vườn Địa Đàng, con người càng ngày càng xa cách Thiên Chúa, tha nhân, và các tạo vật của Ngài. Lời tiên-tri của Isaiah có ý muốn nói: Khi triều đại của Đấng Thiên Sai đến, Ngài sẽ đưa vũ trụ trở về tình trạng nguyên thủy tốt lành trong Vườn Địa Đàng, khi con người chưa phạm tội, lúc đó dã thú ở chung và tùng phục con người. Tiên tri Isaiah diễn tả: "Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang."
Khi con người hiểu biết mọi sự thật của Thiên Chúa, con người sẽ không còn theo đuổi chiến tranh, và Sion cũng như mọi nơi được hưởng hòa bình: "Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển." Lời tiên-tri Isaiah không chỉ mang lợi ích cho người Do-thái, mà còn lan tràn ra cho hết mọi dân tộc. Tất cả các quốc gia sẽ tìm kiếm để học hỏi sự thật của Thiên Chúa: "Đến ngày đó, cội rễ Jesse sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang."
2/ Bài đọc II: Thiên Chúa là nguồn mạch của hiệp nhất.
2.1/ Mọi lời đã chép trong Kinh Thánh để dạy dỗ chúng ta: Nguy cơ chia rẽ luôn hiện diện với con người ở mọi nơi, mọi thời, vì bất đồng ý kiến, lợi nhuận vật chất, ham hố quyền hành, và hãnh diện cá nhân hay dân tộc. Lịch sử con người và Giáo Hội là một bằng chứng hùng hồn cho sự hiện diện của chia rẽ. Để đề phóng và hàn gắn các chia rẽ, thánh Phaolô khuyên các tín hữu nên đọc Kinh Thánh: "Quả thế, mọi lời xưa đã chép trong Kinh Thánh, đều được chép để dạy dỗ chúng ta. Những lời ấy làm cho chúng ta nên kiên trì, và khích lệ chúng ta, để nhờ đó chúng ta vững lòng trông cậy."
Trước tiên, Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta niềm hy vọng vào Thiên Chúa, vì Ngài là Chủ Tể trời đất và điều khiển muôn loài; không ai có thể làm hại nếu chúng ta sống theo sự thật và giữ vững niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, và kẻ gian ác chắc chắn phải đền tội. Thứ đến, Lời Chúa giúp chúng ta kiên trì vượt qua mọi đau khổ, vì chúng ta biết đau khổ gian nan rèn luyện nhân đức. Nói cách khác, đau khổ không thể thiếu trong cuộc đời, vì đau khổ giúp chúng ta chứng tỏ niềm tin yêu của chúng ta vào Thiên Chúa. Sau cùng, Lời Chúa luôn an ủi chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, vì nó nhắc nhở chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời.
Vì thế, thánh Phaolô cầu nguyện cho các tín hữu: "Xin Thiên Chúa là nguồn kiên trì và khích lệ, làm cho anh em được đồng tâm nhất trí với nhau, như Đức Giêsu Kitô đòi hỏi. Nhờ đó, anh em sẽ có thể hiệp ý đồng thanh mà tôn vinh Thiên Chúa, là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta."
2.2/ Anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em: Vì luôn có một hố sâu chia cách giữa người Do-thái và các Dân Ngoại: Người Do-thái không tin Thiên Chúa muốn cho Dân Ngoại được cứu độ, và Dân Ngoại luận tội người Do-thái đã giết Đức Kitô; thánh Phaolô phải cắt nghĩa cho cả hai bên biết họ được cứu độ là hoàn toàn do Thiên Chúa, chứ không do sự xứng đáng lãnh nhận hay công trạng của họ.
(1) Đối với người Do-thái: Đức Kitô đến để phục vụ người Do-thái là vì Thiên Chúa trung thành với lời đã hứa với các tổ phụ của họ.
(2) Đối với các Dân Ngoại: Đức Kitô đến để kêu gọi các Dân Ngoại là vì tình thương Thiên Chúa dành cho họ. Và ngài kết luận: ''Vậy, anh em hãy đón nhận nhau, như Đức Kitô đã đón nhận anh em, để làm rạng danh Thiên Chúa."
3/ Phúc Âm: Phải sửa soạn và dọn đường mới có thể đón nhận Đấng Thiên Sai.
Không phải ai cũng có thể đón nhận Đấng Thiên Sai. Nếu ai muốn đón nhận Ngài, họ phải thanh tẩy tâm hồn sạch mọi tội lỗi và dọn đường cho thẳng, như lời của Gioan kêu gọi: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần." Và: "Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi."
3.1/ Được cứu độ bằng niềm tin chân thành, chứ không chỉ danh xưng: Bấy giờ, người ta từ Jerusalem và khắp miền Judah, cùng khắp vùng ven sông Jordan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Jordan.
(1) Niềm tin biểu tỏ bằng hoa quả bên ngoài: Khi thấy nhiều người thuộc phái Pharisees và phái Sadducees cũng đến chịu phép rửa, ông nói với họ rằng: "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối." Chỉ dọn tâm hồn bằng hình thức bên ngoài, mà không chịu thanh tẩy tâm hồn bên trong, sẽ không tiếp nhận được Đấng Thiên Sai, vì Ngài thấu suốt tâm hồn con người và là Đấng rất mực thánh thiện.
(2) Danh xưng không giúp con người được cứu độ: Nhiều người Do-thái bị dụ dỗ để tin, họ có thể được cứu độ bằng bất cứ giá nào vì họ là con cái của tổ phụ Abraham. Gioan thẳng thắn đả phá niềm tin lầm lạc này: "Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: 'Chúng ta đã có tổ phụ Abraham.' Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá này trở nên con cháu ông Abraham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.'' Tương tự như thế cho những người tín hữu nghĩ mình có thể được cứu độ mà không cần phải ăn năn xám hối hay sống ngay lành.
3.2/ Đấng Thiên Sai sẽ làm phép rửa cho con người trong Thánh Thần và lửa: Gioan phân biệt hai phép rửa bằng nước và bằng Thánh Thần và lửa:
(1) Phép rửa của Gioan là phép rửa bằng nước để tỏ lòng ăn năn xám hối.
(2) Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa bằng Thánh Thần và bằng lửa.
- Phép rửa bằng Thánh Thần: Mặc dù truyền thống Do-thái chưa có sự cắt nghĩa rõ ràng về Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa như Công Giáo sau này; nhưng họ đã có một số những quan niệm về thần khí. Trong tiếng Do-thái, họ chỉ có một danh từ "ruah" dùng chung cho thần khí, gió, và hơi thở. Gió tượng trưng cho sức mạnh hay quyền lực; khi thần khí của Thiên Chúa vào trong con người, thần khí sẽ giúp họ làm những điều mà người thường không làm nổi. Hơi thở tượng trưng cho sự sống, khi Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi của con người, Ngài làm cho con người được sống. Thần khí của Thiên Chúa cũng bao gồm 7 ơn mà chúng ta gọi là 7 ơn của Thánh Thần như trong Bài Đọc I. Thần khí sẽ giúp con người nhận ra sự thật từ những sự gian tà và giúp cho con người biết kính sợ Thiên Chúa.
- Phép rửa bằng lửa: Gioan có lẽ dùng cách khác để giải nghĩa sự hiện diện của Thánh Thần bằng cách dùng biểu tượng của lửa. Có 3 công dụng chính của lửa: lửa dùng để soi sáng như Thánh Thần giúp con người nhận ra sự thật; lửa dùng để sưởi ấm như Thánh Thần sưởi ấm con người với tình yêu Thiên Chúa; sau cùng, lửa dùng để thanh luyện con người sạch mọi tội lỗi và làm cho con người xứng đáng với Thiên Chúa. Ngoài ra, một tác dụng khác của lửa là để đốt sạch những dơ bẩn của thế gian, như cũng được diễn tả trong trình thuật hôm nay: "Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta khát vọng được Đấng Thiên Sai ngự đến, vì Ngài sẽ xóa tan mọi sợ hãi, sai lầm, và chia rẽ bất đồng. Ngài sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi tội lỗi và thánh hóa chúng ta bằng cách ban cho chúng ta 7 ơn của Thánh Thần qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức.
- Để có thể đón nhận Đấng Thiên Sai, chúng ta cần thật lòng ăn năn xám hối và xưng thú mọi tội lỗi. Chỉ có những người thành tâm mới có thể đón nhận Ngài. Chúng ta hãy chuẩn bị và cầu xin để Ngài ngự đến trong tâm hồn chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

04/12/16 CHÚA NHT TUN 2 MV – A
Mt 3,1-12

Suy nim: Trong hoang đa, Gio-an rao ging kêu gi sám hi cho ai nghe? Nếu rao ging cho đám đông dân chúng có l Gio-an đã chn nhng nơi dân cư đông đúc. Trong hoang đa cô vng Gio-an ct tiếng lên: “Anh em hãy sám hi vì Nước Tri đã đến gn”, thì hơn ai hết chính Gio-an là người nghe rõ ni dung ca tiếng y vng li trong tâm hn mình. Gio-an cũng là người hưởng ng li kêu gi y đu tiên. Cách sng đm màu sc khc kh và sn sàng ca Gio-an như mc áo lông lc đà, tht lưng bng dây da, ăn châu chu và mt ong rng là nhng du ch biu l mt tâm hn sám hi.
Mi Bn: Vi vai trò ngôn s được lãnh nhn t bí tích Thánh ty, mi Ki-tô hu có trách nhim kêu gi người khác sám hi. Nhưng thc hin công vic này bng cách nào? Chân phước giáo hoàng Phao-lô VI đã tng nói rng: Người thi nay sn sàng nghe nhng chng nhân hơn là nhng thy dy, hoc nếu có nghe nhng thy dy bi vì các thy dy đó cũng là nhng chng nhân” (Tông hun Loan Báo Tin Mng, s 41). Li rao ging sám hi ca chúng ta s có kết qu khi chính mình là chng nhân v vic sám hi.
Chia s: Bn có kinh nghim thế nào sau khi đã sám hi, ri khuyên người khác sám hi. Xin chia s?
Sng Li Chúa: Trong mùa Vng này, bn gia tăng vic hy sinh, hãm mình, bác ái đ xin Chúa ban cho bn thêm lòng sám hi ăn năn.
Cu nguyn: Ly Chúa, Chúa kêu gi chúng con sám hi. Xin giúp chúng con biết sám hi thc tâm đ chính cuc sng chúng con tr thành li mi gi người khác cùng sám hi.

HÃY SÁM HI (4.12.2016 – Chúa nht 2 Mùa Vng, năm A)
Hãy dn đường cho Chúa đến”. Hi Thánh và mi Kitô hu là nhng con đường, đ Chúa đến vi nhân loi và đ nhân loi đến vi Chúa.


Suy nim:
Nước Trời đã gần, Ðấng Mêsia sắp đến:
đó là điều Gioan đã hô to trong hoang địa miền Giuđê.
Ðối với ông, Ðấng Mêsia thật là vị Thẩm phán đáng sợ.
Chính Ngài sẽ tách biệt người lành với kẻ dữ,
như người ta phân biệt thóc mẩy với thóc lép,
“thóc mẩy thì thu vào kho, thóc lép thì bỏ vào lửa.”
Ngày Ðấng Mêsia đến cũng là ngày Thiên Chúa thịnh nộ.
Rìu đã sẵn, cây không sinh quả thì bị chặt đi.
Người ta sẽ phải chịu phép rửa trong lửa hồng.
Chính vì thế Gioan khẩn trương mời gọi dân chúng sám hối.
Thực tế cho thấy
Ðức Giêsu không phải là Ðấng Mêsia kinh khủng như ông nghĩ.
Tuy nhiên lời mời gọi sám hối của Gioan
vẫn còn nguyên giá trị.
Chúng ta không sám hối vì bị đe dọa và sợ hãi,
nhưng vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương nơi Ðức Giêsu.
Mùa Vọng là mùa sám hối để đón Chúa đến.
Chúa đã đến âm thầm ở Bêlem.
Chúa sẽ đến khải hoàn vào ngày tận thế.
Chúa vẫn đang đến với chúng ta mỗi ngày
qua các bí tích và các biến cố lớn nhỏ.
Ðể chuẩn bị Hội Thánh mừng Năm Thánh 2000,
Ðức Thánh Cha đã chọn chủ đề cho năm 1996
là Sám hối và Canh tân.
Sám hối là nhìn nhận mình đã gieo rắc bao gương mù
khiến khuôn mặt Ðức Giêsu trở nên khó tin.
Sám hối là tự vấn về những hành động gây chia rẽ
các anh em Kitô hữu với nhau.
Sám hối là ăn năn về những cử chỉ thiếu khoan dung,
về việc đôi khi dùng bạo lực
để bắt người khác chấp nhận chân lý.
Sám hối là nhìn nhận phần trách nhiệm của mình
trước bao sự ác của thế giới hôm nay.
Ðây không phải là việc của cá nhân,
nhưng là việc của cả Hội Thánh.
Một Hội Thánh có can đảm sám hối
là một Hội Thánh đang vươn tới sự thánh thiện.
Chúng ta cần nghe lại những lời nhắc nhở của Gioan.
Ông kéo chúng ta ra khỏi sự tự mãn:
“Ðừng tưởng mình có cha là Apraham.” (Mt 3,9)
Ðừng tưởng mình đương nhiên được vào Nước Trời.
Gioan mời mọi người xưng thú tội lỗi (Mt 3,6).
Sông Giođan đã thành nơi con người làm hoà với Thiên Chúa.
“Hãy dọn đường cho Chúa đến”
Hội Thánh và mỗi Kitô hữu là những con đường,
để Chúa đến với nhân loại
và để nhân loại đến với Chúa.
Ước gì đó là những con đường thẳng và phẳng phiu,
để ai cũng muốn đi và đi tới đích.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Ðấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép rửa.
Chúa đã muốn nên bạn đồng hành
với phận người mỏng giòn yếu đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.
Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
4 THÁNG MƯỜI HAI
Ánh Sáng Chiếu Soi Linh Hồn Người Ta
Lạy Đức Nữ Trinh Vô Nhiễm,
Là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ nhân loại.
Mẹ là ánh sáng của Mùa Vọng đầu tiên,
Mẹ là sao mai báo hiệu Đấng Cứu Thế đang đến.
Nay Giáo Hội và nhân loại đang bước đi trong buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba,
Xin Mẹ trở nên ánh sáng chiếu soi Mùa Vọng mới này của chúng con,
Xin Mẹ làm sao mai chiếu rọi – để chúng con không bị nhận chìm trong đêm tối.
Trong thời đại của chúng con hôm nay, những đám mây mù đe dọa đang vần vũ trên chân trời nhân loại – và bóng tối đang phủ trùm bao linh hồn người ta.
Lạy Mẹ, xin ra tay và xin lên tiếng – tiếng nói đầy uy lực của một người mẹ.
Xin Mẹ hãy nói vào đáy tâm can của những ai đang nắm giữ vận mệnh của các quốc gia.
Xin hãy nói để họ nhận hiểu – và để họ tìm ra những giải pháp đúng đắn dàn xếp các xung đột đang chia rẽ người ta.
Xin hãy thuyết phục những ai đang giữ súng đạn trên khắp thế giới này – để họ hưởng ứng tiếng gọi của hòa bình, một tiếng gọi vang vọng tới họ từ biết bao con người khốn khổ trên trái đất.
Lạy Mẹ, xin hãy khơi lên trong tâm hồn mọi người ý thức liên đới với những ai túng cùng, với những ai đang chết dần mòn vì đói, với những ai đang bị xua đuổi khỏi quê hương mình, đang lây lất kiếm tìm một nơi trú ngụ, với những ai chịu cảnh thất nghiệp kéo dài, cảm thấy tương lai mình đầy mịt mù bất trắc.
Lạy Mẹ, xin bảo vệ sự hồn nhiên trong trắng của các trẻ thơ vô tội. Amen.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 04-12
Chúa Nhật II Mùa Vọng
Is 11,1-10; Rm 15,4-9; Mt 3,1-12.

Lời suy niệm: “Người sẽ làm phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân; thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”
Khi Gioan Tẩy Giả xuất hiện, Kinh Thánh dựa vào lời của ngôn sứ Isaia, giới thiệu Gioan Tẩy Giả và sứ vụ của ngài. Gioan khởi đầu sứ vụ của mình bằng việc kêu gọi mọi người phải sám hối với lời cảnh báo: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây; bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” Đồng thời Gioan cũng giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Thẩm phán. Điều này đã làm cho nhiều người đến với ông: “Bấy giờ, người ta từ Giêrusalem và khắp miền Giuđê, cùng khắp vùng ven sông Giođan, kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép Rửa cho họ trong sông Giođan.”
Lạy Chúa Giêsu. Chúa cũng đang mời gọi chúng con phải sám hối luôn, để đón nhận lòng thương xót và tha thứ của Chúa. Xin cho chúng con ơn khiêm nhường, nhận ra mình là kẻ tội lỗi mà sám hối ăn năn, để nhờ ân sủng của Chúa tái ban giúp cho chúng con đứng dậy sau những lần vấp ngã.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 04-12: Thánh GIOAN DAMASCÊNÔ
Tiến Sĩ Hội Thánh (676 - 754)

GIOAN chào đời vào lúc thành phố Damas sinh quán của Ngài, đang dưới quyền của người Ả Rập. Cha Ngài là Sergiô được vị Calife (người kế vị của Mahomet) mến chuộng. Đến nỗi dầu là người Kito hữu, ông cũng được đặt làm kẻ thừa hành. Ong quan tâm bảo vệ các tín hữu bị áp bức, hy sinh tiền bạc để chuộc họ. Ngày kia, giữa đám người bất hạnh bị điệu ra nơi công cộng, ông thấy các tử tội qùi xuống dưới chân một người trong nhóm họ xin cầu nguyện... Ông biết được rằng người được khẩn nài đó tên là Cosma, một tu sĩ Italia rất thông thái. Sergiô liền chạy tới vị Calife, xin được lưu giữ Cosma làm thầy dạy cho con mình là Gioan.
Cosma trở thành bạn của Sergiô, đồng thời là thày dạy của Gioan và của một đứa trẻ Giêrusalem khác mà Sergiô nhận nuôi. Khi kết thúc chu kỳ dậy dỗ, Cosma xin rút lui vào một tu viện. Gioan đã nên lừng danh nhờ trí khôn ngoan và sự hiểu biết của mình và được gởi về triều đình của vị vua Calife. Khi cha Ngài qua đời, hoàng tử người Ả Rập đặt Ngài đứng đầu hội đồng cố vấn và làm thừa tướng vùng Damas. Thế là định mệnh đổi thay của một tu sĩ được cứu mạng, đã khiến cho những hiểu biết của Hy lạp và Roma được đưa vào triều đình của các vị Califes.
Đế quốc Đông phương lúc ấy do Lêo, người Isauria cai quản. Ông là một con người bách hại các Kitô hữu. Gioan có thế giá nơi vị Calife không sợ hãi gì mà lại còn viết thư thúc đẩy các Kitô hữu can đảm trong đức tin. Hoàng đế biết điều đó, liền giận dữ. Không làm gì được, ông đã dùng đến một mưu mô khả ố. Ông cho người giả mạo chữ của Gioan để viết một bức thư bội phản, trong đó, người được vị Calife bảo vệ, tính trao nộp Damas cho vua Byzance. Rồi Leo, người Isauria, báo cho vị Calife biết có một kẻ thừa hành bội phản. Và câu chuyện thật kỳ diệu đến nỗi các văn phẩm thời đó còn kể lại. Vị Calife đòi Gioan đến. Dầu biện minh cho sự vô tội của mình, Gioan vẫn bị chặt tay phải.
Gioan mang cánh tay bị chặt về nhà và khấn nài Đức Trinh Nữ hoàn lại cánh tay mà từ nay Ngài sẽ chỉ dùng để viết các thánh thi ca tụng Con Mẹ. Gioan đi ngủ và mơ thấy Đức Trinh Nữ chữa lành cho mình. Thức dậy, cánh tay đã được nối liền và chỉ còn để lại một đường máu đỏ. Trước phép lạ này, vị Calife không còn nghi ngờ gì về sự vô tội của Gioan nữa và đã tái lập Ngài làm nhà cầm quyền. Nhưng đối với Gioan Damascênô, thời danh giá đã qua rồi. Ngài muốn hiến thân cho Thiên Chúa.
Ngài phân phát của cải cho người nghèo và đến tu viện thánh Sabas, nơi thày mình đang sống và người em nuôi cũng đã tới đó trước. Nhưng không ai dám huấn luyện quan thừa tướng bãi nhiệm theo đường Thánh thiện cả. Cuối cùng bề trên trao Ngài cho một tu sĩ già khó tính, thù ghét với tất cả những gì là êm ái đối với Gioan như thơ phú và âm nhạc.
Nếu không tự ý vâng phục như một bằng chứng của tình yêu, thì cuộc sống Ngài sẽ cay đắng đến thế nào. Ngài đã bị tước bỏ mọi niềm vui cao đẹp, cả đến việc giữ lời hứa là viết các thánh thi. Ông thày còn sai người đã cai trị Damas đi bán giỏ sọt với giá cắt cổ, khiến các lời chế nhạo đổ xuống như mưa. Gioan vẫn âm thầm vâng phục và chịu đựng, sau khi đã thử thách quá lâu người tập sinh như thế, vị tu sĩ già để cho Người được tự do học hỏi và tìm hứng. Lúc ấy, tự đáy lòng Gioan đã khơi dậy những khúc thánh thi đáng khâm phục, cùng với sự cộng tác của người em nuôi, cho tới khi ông ta được đặt làm giám mục Palestina.
Gioan Damascênô chỉ rời tu viện để đi giảng tại các thánh đường. Lúc về già, Ngài sửa chữa các bản văn, đôi khi tự trách là bút pháp quá khởi sắc, Ngài nghiên cứu học hỏi không ngừng và đã trình bày thần học một cách liên tục đáng kể.
Một bí nhiệm bao quanh những năm cuối đời thánh nhân. Có người tin rằng: Ngài đã qua đời trong thinh lặng tại tu viện, người khác lại nghĩ rằng, Ngài đã rảo qua các tỉnh Đông phương để nâng đỡ các tín hữu đang bị nhóm phá ảnh tượng bách hại, rồi chết vì đạo. Là triết gia, thần học gia, nhà hùng biện, thi sĩ, thánh Gioan được danh hiệu là tiến sĩ Hội Thánh.
(daminhvn.net)

04 Tháng Mười Hai
Bức Ảnh Của Gia Ðình
Trong thời kỳ khai phá bên Mỹ Châu, có năm thanh niên Mỹ tới vùng Ohio tìm vàng. Ðây là một vùng hoang vu nguy hiểm không thể lường trước được... Sau một thời gian sống giữa rừng thiêng nước độc, khi trở về nhà, bốn người trong đám đã trở nên cộc cằn dữ tợn. Chỉ có một người còn giữ được tinh thần minh mẫn như trước. Người ta hỏi anh: làm thế nào để tránh được những lỗi lầm của những người kia, anh trả lời như sau:
"Vì một bức hình tôi đã mang theo. Không phải là một bức hình của một người bạn gái, nhưng là của chính gia đình tôi... Buổi sáng trước khi tôi lên đường, chúng tôi đã ngồi ăn sáng chung với nhau. Mọi người đều nghẹn ngào vì tôi là người thứ nhất lìa xa gia đình... Cha tôi nhắn nhủ đôi lời van cả gia đình đều quỳ gối cầu nguyện cho tôi. Chính hình ảnh đó đã theo tôi trong suốt chuyến đi và đã nâng đỡ tôi".
Sống ở đời, ai cũng cần phải có một lý tưởng. Lý tưởng đó nuôi dưỡng và hướng dẫn chúng ta cũng như đem lại cho chúng ta sự kiên trì trong cuộc sống. Lý tưởng của bạn là gì? Tiền tài, danh vọng hay lạc thú? Tất cả những điều đó rồi cũng sẽ đưa chúng ta đến thất vọng, chán chường. Duy chỉ có mình Chúa mới có thể lấp đầy những trống vắng trong tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta vượt được bao gian nguy trong cuộc sống... Bạn muốn lấp đầy tâm hồn bạn với hận thù, bạo động và cau có ư ? Hãy trục xuất Chúa ra khỏi tâm hồn bạn... Bạn muốn được sự bình an đích thực và một tâm hồn minh mẫn thư thái ư ? Hãy để cho Chúa chiếm ngự tâm tư bạn một cách trọn vẹn...
(Lẽ Sống)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét