Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

11-12-2016 : (phần II) CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG năm A

11/12/2016
Chúa Nhật tuần 3 mùa vọng năm A
(phần II)

Phng v Li Chúa: Chúa Nht 3 Mùa Vng, năm A
CHÚA NHT III MÙA VNG A
(Is 35,1-6a.10; Gc 5,7-10; Mt 11,2-11)
NIM HY VNG CU Đ
“Các anh c v thut li cho ông Gioan nhng điu mt thy tai nghe: Người mù xem thy, k què được đi, người cùi được sch, k điếc được nghe, người chết sng li, k nghèo được nghe Tin Mng (Mt 11,4-5).
I. CÁC BÀI ĐC
1. Bài đc I
Đon sách ngôn s Isaia đem li cho dân đang chu cnh lưu đày nim khích l và hy vng v cuc tr v Giêrusalem trong nim vui vô b. Chính Thiên Chúa mang li nim vui và hy vng cho dân Ngài, ngay c trong hoàn cnh bi đát nht.
Trước hết, ngôn s nhn mnh đến s biến đi k diu ca thiên nhiên: sa mc, đng khô c cháy và đt hoang hãy tr bông; khóm hu hãy tưng bng n hoa (35,1-2a). S biến đi ca thiên nhiên, mt đàng, mang li nim vui và s hy vng, đàng khác, là du hiu đ thiên h nhn ra v huy hoàng, rc r ca Thiên Chúa. Qu vy, nhìn vào v đp ca thiên nhiên, người ta nhn ra bàn tay uy quyn ca Thiên Chúa, Đng đem li cho thiên nhiên mt s biến đi k diu.
Sau na, trong hoàn cnh bi đát ca cuc lưu đày, ngôn s li loan báo mt nim hy vng ln lao: “Thiên Chúa của anh em đây ri! S hin din ca Thiên Chúa làm cho nhng bàn tay rã ri nên mnh m, cho nhng đu gi bn rn được vng vàng, cho k nhát gan không còn s hãi, cho k què được nhy nhót như nai và ming lưỡi người câm được reo hò (35,3-6a). Nim hy vng vào mt Thiên Chúa cu đ và thưởng công pht ti đem li cho dân đang lưu đày s can đm đ đón nhn nhng nghch cnh mà hướng đến tương lai tươi sáng ca cuc tr v.
Cui cùng, ngôn s m ra quang cnh ca cuc tr v. Theo đó, nhng ai được Thiên Chúa gii thoát s tr v li Giêrusalem trong tiếng hò reo, mt mày rng r và hn h vui cười; đau kh và nước mt s không còn na (35,10). Thiên Chúa s th tha tt c nhng li phm ca dân, nhng li lm đã khiến h xa Chúa mà chu cnh lưu đày. Ơn cu đ ca Thiên Chúa s làm cho tt c mi kh đau v c th xác ln tinh thn v òa trong nim vui ngày tr v li Giêrusalem. Ri đây dân Chúa phi nhn ra rng, ngay c trong hoàn cnh bi đát nht, Thiên Chúa không b rơi dân Ngài vì Ngài tht là Đng cu đ.
2. Bài đc II
Đon thư Giacôbê nhn mnh v s cn thiết ca tính kiên nhn khi ch đi ngày Chúa quang lâm.
Trước hết, đ có th ch đi ngày Chúa quang lâm, tác gi thư Giacôbên nêu lên mu gương ca người nông dân. Trong khi ch đi cho đt sinh hoa màu quý giá, người nông dân phi ch đi c mưa đu mùa ln mưa cui mùa. Vì s quý giá ca v mùa đi vi cuc sng ca mình, h sn sàng kiên nhn ch đi, dù thi gian có kéo dài. Cũng vy, ngày Chúa quang lâm là phn thưởng quý giá đi vi nhng ai tin tưởng trông đi Ngài vi tt c s kiên nhn.
Thêm vào đó, tác gi thư Giacôbê còn mi gi hãy“chịu đng và kiên nhn theo gương các v ngôn s là nhng v đã nói nhân danh Chúa (5,10). Các v ngôn s, vì tin chc vào phn thưởng mà Chúa dành cho h vào ngày Chúa tr li, nên h đã can đm làm ngôn s nhân danh Chúa, dù có th phi hy sinh mng sng. Cũng vy, tt c nhng ai đang tin tưởng đi ch ngày Chúa quang lâm, hãy hc gương kiên nhn ca các ngôn s mà sn sàng chu đng nhng nghch cnh vì danh Chúa.
Sau na, tác gi khích l “hãy kiên nhn và bn tâm vng chí vì ngày Chúa quang lâm đã gn ti(5,8). Như thế, lý do ca vic kiên nhn và bn tâm đi ch là vì ngày Chúa đến đã gn k, và ch nhng ai sn sàng ch đi, mi xng đáng được vào d tic Nước Tri (x. Mt 25,1-13). Hơn na, trong khi ch đi ngày Chúa quang lâm, thì “đng phàn nàn kêu trách ln nhau đ khi b xét x (5,9). Thiên Chúa như “v thm phán đang đng ngoài ca và nhng ai sng tinh thn bác ái vi nhau trong khi kiên nhn đi ch Ngài thì s được ân thưởng trong ngày Ngài xét x (x. Mt 25,31-46).
3. Bài Tin Mng
Bài Tin Mng tường thut li vic thánh Gioan Ty Gi gi các môn đ đến đt câu hi vi Chúa Giêsu. Câu tr li ca Chúa Giêsu cho thy s mng ca Người trong thi đi mi, thi ca Nước Tri.
Trước hết, dù đang trong tù, nhưng thánh Gioan Ty Gi vn dõi theo con đường s v ca Đc Giêsu thông qua các môn đ ca mình. Khi nghe biết nhng vic làm ca Chúa Giêsu xem ra không ging vi “Đng quyn thế mà ông loan báo trước đây (x. Mt 3,10-12), có l thánh nhân mun tìm hiu cn k hơn: “Thưa Thầy, Thầy có tht là Đng phi đến không, hay là chúng tôi còn phi đi ai khác? (Mt 11,3). Hoc có th ông mun các môn đ ca ông, nhng người chưa tht s hiu s mng ca Chúa Giêsu (x. Ga 3,26), chng kiến tn mt nhng vic làm ca Người, đ t các môn đ tìm cho mình câu tr li. Dù thế nào thì câu hi ca thánh Gioan Ty Gi là dp đ Chúa Giêsu mc khi rõ hơn v s mng ca Người.
Tht vy, câu tr li ca Chúa Giêsu cho các môn đ ca ông Gioan Ty Gi mc khi v s mng ca Người. Khi chng kiến “người mù xem thy, k què được đi, người cùi được sch, k điếc được nghe, người chết sng li, k nghèo được nghe Tin Mng, các môn đ ca thánh Gioan Ty Gi hiu được rng vai trò Mêsia ca Chúa Giêsu không mang tính chính tr và quyn uy theo kiu trn thế, nhưng phc v và cu giúp nhng người đau kh, bnh tt, nghèo hèn vi lòng xót thương; và phúc cho nhng ai không hiu sai mà “vp ngã” vì điu đó (x. Mt 11,6).
Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng nhân cơ hi này khen ngi ông Gioan Ty Gi. Qu vy, ông Gioan Ty Gi không ch là mt người có đi sng kh hnh trong sa mc (11,7-8), nhưng trên hết là mt v ngôn s tri vượt hơn bao v ngôn s khác vì mang s mng dn đường cho Đng Cu Thế (11,9-10). Tuy nhiên, dù mang s mng cao c, dù được coi là cao trng hơn c trong s phàm nhân lt lòng m, thánh Gioan Ty Gi cũng ch là người dn đường cho Đng Cu Thế là Đc Giêsu, Đng đến đ khai mc mt thi mi, thi ca Nước Tri, thi tri vượt trên tt c nhng gì thuc quá kh dưới chế đ Lut Môsê (x. 11,12-13).
II. GI Ý ÁP DNG:
1/ Ngôn s Isaia loan báo v mt nim vui ln lao cho dân Chúa đang chu cnh lưu đày: Thiên Chúa ca anh em đây ri! Ngài vn gia h. Gia nhng chán nn và tht vng, s hin din ca Ngài khơi lên nim vui và hy vng được tr v Giêrusalem. Như đt khô cn gp được ngun nước bng ny lên s sng, dân Chúa hãy reo vui nhy múa vì có Thiên Chúa là Đng Cu Đ hng vi h, ngay c trong nhng lúc bi đát nht. Trong nhng lúc khó khăn, chán nn, tht vng, tôi có nhn ra s hin din ca Chúa trong đi tôi? Thiên Chúa có là ngun vui, và là ngun sc sng cho cuc đi ca tôi?
2/ Thánh Giacôbê mi gi sng kiên nhn và đng kêu trách ln nhau đ khi b xét x trong ngày Chúa quang lâm. Trong cuc sng vi vã và thc dng ca thế gii hôm nay, ngày Chúa quang lâm có l ch còn là mt khái nim xa x. Tôi có đang ch ngày Chúa quang lâm? Ch vi thái đ nào? Vic ch đi Chúa quang lâm có làm cho cuc sng hin ti ca tôi thêm ý nghĩa?
3/ Thánh Gioan Ty Gi và các môn đ ca ông, cũng như nhng người đương thi vi Chúa Giêsu đang trông ch mt Đng Mêsia, nhưng h không nhn thy nơi Chúa Giêsu nhng phm cht ca Đng Cu Đ mà h mong mi nên đâm ra nghi ng. Tác gi Mátthêu xác quyết rng Đc Giêsu không phi là Đng Cu Đ theo kiu chính tr trn thế, mà là Đng đến đ cu nhng người nghèo hèn, khn kh, bt hnh. Tin Mng cu đ dành cho tt c mi người, đc bit cho nhng k thp kém, ti li và b xã hi loi tr. Đc Kitô có tht s là Đng Cu Đ ca tâm hn tôi? Tôi có th làm gì đ ni dài s mng cu đ ca Đc Giêsu gia trn gian này?
III. LI NGUYN CHUNG
Ch tế: Anh ch em thân mến! Vic trông đi Chúa đến thp lên nơi chúng ta nim vui thánh thin. Phng v hôm nay vang lên li mi gi ca thánh Phaolô: Anh em hãy vui lên trong Chúa. Vi tâm tình hân hoan phn khi, chúng ta cùng dâng li nguyn xin.
1. “Hãy v thut li cho Gioan nhng điu mt thy tai nghe. Chúng ta cùng cu xin cho các v ch chăn trong Hi Thánh luôn gn bó mt thiết vi Chúa Kitô, biết dùng li nói cùng vic làm c th đ gii thiu quyn năng và lòng Chúa thương xót cho thế gii hôm nay.
2. “Này Ta sai s thn Ta đi trước mt con, đ dn đường sn cho con. Chúng ta cùng cu xin cho các nhà lãnh đo trên thế gii tr nên công c hu hiu loan báo tình thương cu đ ca Thiên Chúa, qua nhng hot đng bo v nhân quyn và gìn gi hòa bình.
3. “Anh em hãy bn chí và vng tâm, vì Chúa đã gn đến. Chúng ta cùng cu xin cho nhng Kitô hu đang b khng hong trong đc tin, mt hướng trong cuc sng, luôn cm nhn được s hin din và đng hành ca Chúa, hu mau chóng tìm li nim tin và hy vng.
4. “Người nh nht trong nước tri còn cao trng hơn Gioan. Chúng ta cùng cu xin cho mi người trong cng đoàn chúng ta biết n lc đ xng đáng chung hưởng nim vui nước tri bng mt đi sng chng tá, luôn qung đi chia s và hip thông vi mi người.
Ch tế: Ly Chúa, Chúa đã sai Con Mt Chúa đến thp sáng cuc đi chúng con. Xin thương nhn li chúng con cu nguyn, và giúp chúng con tr nên nhng người loan báo nim vui cu đ cho thế gii. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.

SCĐ CHÚA NHT 3 MV A
CH Đ :
ĐNG CU Đ ĐÃ GN ĐN


"Thầy có đúng là Đấng phải đến không ?" (Mt 11,3)
Sợi chỉ đỏ :
- Ngôn sứ Isaia loan báo Đấng Cứu độ sẽ đến (Bài đọc I)
- Tv 145 cầu xin Chúa đến (Đáp ca)
- Gioan Tẩy giả sai môn đệ đến hỏi Đức Giêsu xem Ngài có phải là Đấng cứu độ không (Tin Mừng)
- Thánh Phaolô khuyên tín hữu bền chí chờ đợi Chúa lại đến lần thứ hai (Bài đọc II)
Trong Mùa Vọng, lễ phục của chủ tế màu tím. Nhưng hôm nay chủ tế mặc lễ phục màu hồng, màu vui mừng ! Bởi vì hôm nay Lời Chúa loan báo cho chúng ta một tin hết sức vui mừng : Chúa sắp đến viếng thăm chúng ta !
Nhưng không phải là Chúa đã đến ở Bêlem cách nay khoảng 2000 năm hay sao ? Tại sao lại nói là Chúa sắp đến ? Thưa quả thực ở Bêlem Chúa đã đến với trần gian, nhưng chưa đến với tâm hồn mọi người. Mà điều Chúa thiết tha mong muốn không phải là đến một nơi nhưng là đến với con người.
Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa thôi là chúng ta lại mừng lễ Giáng sinh, kỷ niệm lần đầu tiên Ngôi Hai Thiên Chúa đến trần gian. Nhưng phải chăng một lần nữa Chúa chỉ đến trong hang đá lạnh lẽo, mà không đến được với tâm hồn mỗi người chúng ta ?
Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa dạy chúng ta phải làm gì để Chúa có thể đến tận tâm hồn chúng ta.
- Đã bao nhiêu lần Chúa muốn đến thăm viếng tâm hồn chúng ta, nhưng bấy nhiêu lần Ngài đều không đến được vì cánh cửa tâm hồn chúng ta đã khóa chặt.
- Chúng ta mong chờ biết bao người đến thăm chúng ta, như những người thân, những người mang lại lợi lộc vật chất. Nhưng rất ít khi chúng ta mong chờ Chúa đến.
- Thậm chí nhiều lần chúng ta còn xua đuổi Chúa.
Nhìn chung quanh mình, ngôn sứ Isaia thấy những cảnh bất hạnh : nhiều người mệt mỏi chán chường với "những bàn tay rời rã, những đầu gối mỏi mòn" ; nhiều người khác bi quan sợ hãi trước những áp bức, bất công ; nhiều người khác nữa đau buồn rên siết trong biển khổ cuộc đời…
Ngôn sứ Isaia an ủi và khích lệ họ : mọi bất hạnh sẽ biến mất khi Thiên Chúa đến : "Chính Thiên Chúa sẽ đến và cứu độ các ngươi"
Lời cầu nguyện của Tv 145 này biểu lộ niềm tin tưởng vào lời Chúa phán qua miệng ngôn sứ Isaia. Tác giả tin rằng khi Thiên Chúa đến, Ngài sẽ minh oan cho người bị áp bức, nâng đỡ những người yếu đuối, chở che những người cô thế cô thân… Bởi thế, tác giả cất tiếng nài van "Lạy Chúa, xin đến cứu thoát chúng tôi".
Cũng như mọi người khác đương thời, Gioan Tẩy Giả nôn nóng chờ Đấng Messia của Thiên Chúa đến. Gioan cũng đoán rằng Đức Giêsu chính là Đấng Messia ấy. Chỉ có điều Gioan lại quan niệm rằng Đấng Messia là một vị Thẩm phán nghiêm minh. Ngài đến để trừng trị những người gian ác. Vì thế khi thấy Đức Giêsu chưa làm gì để trừng trị kẻ ác, thậm chí bản thân Gioan đang bị kẻ ác giam giữ trong ngục mà Ngài cũng chưa ra tay. Gioan đâm ra hoang mang, ông sai môn đệ đến thưa Người rằng : "Thầy có phải là Đấng phải đến chăng ?"
Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Ngài bảo các môn đệ của Gioan về thuật lại cho thầy họ tất cả những điều họ thấy Ngài làm : những kẻ bệnh hoạn tật nguyền được cứu chữa và Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Đó là những chi tiết mà ngôn sứ Isaia dùng để mô tả Đấng Messia, nhưng không phải là một Đấng Messia thẩm phán, mà là một Đấng Messia Tôi Tớ.
Như thế, một cách gián tiếp, Đức Giêsu đã trả lời cho Gioan biết rằng Ngài chính là Đấng Messia ; đồng thời Ngài cũng điều chỉnh lại quan niệm Messia của Gioan : Đấng Messia đến không phải để trừng trị mà để cứu vớt.
Quan niệm này quả là quá xa lạ với suy nghĩ của Gioan. Vì thế, Đức Giêsu nhắn với ông "Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta".
Thời Giáo Hội sơ khai, các tín hữu mong chờ Chúa lại đến lần thứ hai. Càng khổ sở vì cuộc sống vất vả, càng cảm thấy yếu thế trước những áp bức bất công, họ càng mong Chúa mau đến. Thế nhưng mong chờ đã lâu mà sao vẫn chưa thấy Chúa đến ? Họ bắt đầu nản lòng.
Thánh Giacôbê khuyến khích họ hãy làm như bác nông phu : đã gieo giống rồi thì thế nào cũng tới mùa gặt hái, chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi thôi : "Anh em hãy bền chí và vững tâm, vì Chúa đã gần đến".
Nhìn bề ngoài thì xem ra con người thời nay rất đầy đủ. Nhưng nếu đi sâu đến tận đáy lòng, ta mới thấy nhiều khoảng trống mênh mông rất cần được lấp đầy :
- Khoảng trống "siêu vật chất" : Mặc dù tiền bạc, của cải, tiện nghi… - nói chung là vật chất - có rất nhiều, nhưng lòng người vẫn luôn thấy thiếu. Chỗ thiếu vắng này không thế lấy tiền mà mua được, không thể lấy vật chất mà lấp đầy được.
- Khoảng trống "tình yêu" : người ta sống với nhau vì quyền lợi. Ai có lợi cho tôi thì tôi đến ; ai không có lợi thì tôi thờ ơ, ai không còn có lợi thì tôi bỏ, ai có hại thì tôi tìm cách diệt trừ… Hình như tình yêu không có chỗ trong lòng người.
- Khoảng trống "vĩnh hằng" : mọi thứ mà người thời nay có đều chỉ là tạm bợ, kéo dài lắm cũng chỉ là "trăm năm trong cõi người ta". Con người cần cái gì đó dài hơn, lâu hơn, mãi mãi…
Những khoảng trống ấy thật là mênh mông, và không ai ngoài Chúa có thể lấp đầy. Con người thời nay đang rất cần Chúa.
Trước một vấn đề quan trọng cần giải quyết, người ta chia thành hai hạng khác nhau :
- Những người nóng vội : muốn giải quyết ngay tức khắc, bằng cách nào cũng được, kết quả thế nào cũng được.
- Những người kiên nhẫn : tìm hiểu kỹ vấn đề, suy nghĩ cách giải quyết thỏa đáng nhất, chờ có đủ điều kiện thuận lợi nhất.
Phần Thiên Chúa, Ngài không nóng vội nhưng rất kiên nhẫn, bởi vì Ngài muốn cứu chữa tận căn, muốn cải tạo con người, muốn canh tân thế giới.
Phần mỗi người chúng ta, cũng chớ tìm những giải pháp nhanh chóng mà hời hợt, nhưng hãy kiên nhẫn : kiên nhẫn điều trị tận gốc căn bệnh của mình, kiên nhẫn cải tạo từng mặt cuộc sống của mình, và kiên nhẫn góp phần canh tân thế giới.
Tuy Gioan là một ngôn sứ và còn là vị Tiền hô, nhưng câu hỏi này của ông lại rất "phàm trần" : Ông nghĩ rằng Đức Giêsu là Đấng Messia Thẩm phán. Nhưng khi thấy Ngài chẳng xét xử và trừng trị ai thì ông nghĩ tới "một Đấng nào khác".
Nhưng chúng ta còn "phàm trần" hơn Gioan nhiều : Dù đã biết Đức Giêsu chính là Đấng Messia, nhưng chúng ta không đủ tin nơi Ngài, chúng ta hướng về nhiều "đấng messia khác" : messia-tiền-bạc, messia-thế-lực, messia-lạc-thú…
Tuyên ngôn Dominus Jesus khẳng định rằng Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất, ngoài Ngài ra chẳng có đấng messia nào cả. Không hết lòng tin tưởng vào Đức Giêsu là "vấp ngã", chạy theo những đấng messia khác cũng là "vấp ngã". Vì thế Đức Giêsu đã khuyến cáo : "Phúc cho ai không vấp ngã vì Ta".
Gioan Tẩy giả không phải là một cây sậy phất phơ trước gió, vì Gioan không phải là người yếu đuối nhu nhược dễ uốn mình trước áp lực và dư luận.
Nhưng hình ảnh cậy sậy phất phơ trước gió có thể dạy ta nhiều điều :
- Nó vừa mềm vừa nhẹ nên gió thổi nó nghiêng về hướng nào cũng được.
- Nhưng nó lại rất mạnh : giông to gió lớn có thể xô ngã những cây cổ thụ to lớn, nhưng không thể bứng gốc cây sậy nhỏ bé này.
Lạy Chúa,
- xin dạy chúng con hiểu rằng sức mạnh ở trong sự yếu đuối và dịu dàng
- xin dạy chúng con khôn ngoan biết khi nào phải cong xuống và khi nào phải trụ vững vàng.
a/ Ông có phải là Chúa Giêsu không ?
Một nhóm thương gia dự một cuộc họp. Người nào cũng báo trước với vợ con là sẽ về nhà đúng giờ ăn bữa tối. Nhưng cuộc họp kéo dài hơn dự định. Tan buổi họp, ai nấy hối hả chạy ra xe buýt. Một người xô phải quầy bán táo của một cậu bé, táo rơi tứ tung. Nhưng không ai dừng lại để lượm giúp cậu. Rồi mọi người đều lên được xe buýt, thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng ít giây sau, một người trong nhóm cảm thấy bứt rứt về chuyện cậu bé bán táo. Ông xuống xe trở lại chỗ cũ. Ông thấy cậu bé đang vất vả mò tìm từng trái táo để lượm lại. Thì ra cậu bị mù ! Tội nghiệp quá, ông giúp cậu lượm lại từng quả cho đến hết. Một số quả đã bị giập. Ông móc túi dúi vào tay cậu bé một món tiền, rồi ra đi. Cậu bé bán táo hỏi với theo "Ông có phải là Chúa Giêsu không ?"
Theo một nghĩa nào đó, ông ta là Chúa Giêsu. Thời nay đang cần có nhiều Chúa Giêsu như thế.
b/ Đối phó với Đấng Messia
Ngày kia đang lúc trời mưa như trút nước, một người chủ nông trại giàu có từ đồng trở về nhà và than phiền với giọng đầy lo lắng :
- Rebecca, nghe đâu trong thành người ta đang kể một câu chuyện kinh khủng lắm : Đấng Messia đã đến giữa chúng ta !
Người vợ hỏi :
- Có gì mà kinh khủng hả ? Tôi tưởng đó là chuyện tuyệt vời chứ. Sao mà ông hoảng hốt vậy ?
Người chồng lớn tiếng than :
- Tôi hoảng hốt ư ? Sao biết bao năm trời vất vả lao nhọc, chúng ta mới được giàu có với bầy súc vật hàng ngàn con, với những kho lẫm đầy ắp và cây cối nặng trĩu quả. Thế mà, bà biết không, chúng ta sắp phải bỏ hết để đi theo Ngài.
Bà vợ ôn tồn như muốn an ủi ông :
- Thôi, bình tĩnh đi ông. Chúa là Thiên Chúa nhân lành. Ngài biết rõ người do thái chúng ta đã luôn luôn phải chịu đau khổ, chúng ta phải đương đầu với Pharaon, Haman, Hitler… nghĩa là luôn luôn với một kẻ nào đó. Nhưng Thiên Chúa chúng ta đã có cách đối phó với họ mà, phải không ? Thế thì Ngài cũng có cách đối phó với Đấng Messia chứ ! (Anthony de Mello, Lời kinh của Con Ếch)
CT : Anh chị em thân mến
Đức Giêsu Kitô, Ngôi hai Thiên Chúa, sắp ngự xuống trần gian. Người sẽ mang đến cho nhân loại đang đau khổ vì chiến tranh ơn hòa bình, đang oằn oại trong tội lỗi ơn giải thoát, đang sống trong bất hạnh được hạnh phúc tràn đầy. Chúng ta cùng chung lời cảm tạ Chúa và tha thiết khẩn cầu :
1- Sứ mạng cao cả của Hội Thánh / là rao giảng Tin Mừng cứu độ cho các dân tộc. / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho việc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh / luôn đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
2- Trên thế giới ngày nay / việc phân bố tài nguyên các quốc gia không đồng đều / vì có những nước quá giàu / trong khi đó có những nước quá nghèo. / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những nước giàu / biết quan tâm giúp đỡ một cách vô vị lợi / những nước chậm phát triển / cách riêng những nước mà một phần lớn dân chúng sống dưới mức tối thiểu.
3- Trong cuộc sống thường ngày / có một số người tôn thờ cá nhân chủ nghĩa / chỉ lo sống hưởng thụ ích kỷ. / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho người kitô hữu hiểu rằng / không ai sống cho mình / mà là sống cho Chúa và sống vì người khác / vì không ai là một hòn đảo trong đại dương bao la của cuộc đời này.
4- Ngày xưa / Đức Giêsu đã chinh phục người khác bằng tình thương hy sinh / bằng việc phục vụ hết lòng. / Ngày nay / Người đòi hỏi các kitô hữu cũng phải sống như Người. / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi người trong giáo xứ chúng ta / biết yêu thương / tôn trọng / và giúp đỡ những người chung quanh mình / nhất là những ai đói nghèo / túng thiếu và đang gặp đau khổ.
CT : Lạy Chúa là Cha từ bi nhân hậu, xin cho chúng con biết kiên trì tỉnh thức mà chờ đợi Ngôi Hai Con Chúa giáng trần, và biết cầm đèn cháy sáng trong tay mà hăm hở đón Người đang ngự đến. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
- Kinh Tiền Tụng : nên dùng Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng II vì nó nhấn mạnh đến vai trò của Gioan Tẩy Giả và diễn tả niềm vui của tín hữu đang khi chờ đợi lễ Giáng sinh.
- Kinh Nguyện Thánh Thể : nên dùng KNTT 4, nhấn mạnh một số nơi :
. (Cuối đoạn 3) : "… Người đã loan Tin Mừng cứu độ cho người nghèo khó, công bố ơn giải thoát cho kẻ tù đày, đem lại niềm vui cho những ai sầu khổ."
- Trước kinh Lạy Cha : Chúng ta hãy tha thiết dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha, xin cho Nước Ngài mau trị đến, để lấp đầy những khát vọng của những kẻ nghèo hèn là con cái đích thực của Ngài.
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ của Thánh Gioan Tẩy giả : "Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các anh nghe và thấy". Giờ đây, anh chị em sắp trở về với cuộc sống xã hội, Đức Giêsu cũng nói với anh chị em : Hãy đi thuật lại cho mọi người những gì mà trong Thánh lễ này Chúa đã cho anh chị em được nghe và được thấy.
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI

Lectio Divina: Chúa Nhật III Mùa Vọng (A)
Chúa Nhật, 11 Tháng 12, 2016


Lời chứng của Chúa Giêsu về Gioan Tẩy Giả
Mt 11:2–11 

1.  Chúng ta hãy khẩn cầu cùng Chúa Thánh Thần

Lạy Chúa Thánh Thần,
Đấng từ thuở tạo thiên lập địa,
Người quét qua các vực thẳm của vũ trụ
và biến đổi khuyết điểm của vạn vật
trở thành một nụ cười của vẻ đẹp,
Xin Chúa hãy ngự xuống trên trái đất lần nữa
và ban cho nó niềm rộn ràng của sự khởi đầu.
Thế giới này đang trở nên cằn cỗi,
Xin Chúa hãy đụng chạm nó với đôi cánh vinh quang của Ngài.
Xin Chúa hãy mang lại cho chúng con niềm hân hoan nguyên thủy.
Xin hãy đổ ngập tràn Chúa trên tất cả các phiền não của chúng con.
Xin Ngài hãy bay lượn một lần nữa trên thế giới xưa cũ trong nguy nan của chúng con.
Và, sau hết, một lần nữa hoang địa sẽ trở lại là khu vườn xanh tươi
Trong vườn, cây công lý sẽ nở hoa
và hoa trái của công lý sẽ là hòa bình.
Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng mà ở bên bờ sông Giođan
đã ngự xuống trong sự viên mãn của Ngài trên Chúa Giêsu
và công bố Người là Đấng Cứu Thế,
thì các tầng trời mở ra chung quanh Người.
Tô điểm với áo choàng của ân sủng.
Thánh hóa với lễ xức dầu
và mời gọi mang Tin Mừng đến cho người nghèo khó,
băng bó những vết thương của các trái tim tan vỡ,
tuyên bố tự do cho các người nô lệ,
giải thoát các tù nhân
và loan báo năm của lòng thương xót Chúa.
Xin hãy giải thoát chúng con khỏi sự sợ hãi của việc không được che chở.
Nguyện xin cho đôi mắt chúng con tỏa ra sự trong suốt siêu phàm.
Nguyện xin cho con tim chúng con phát ra sự can đảm hòa lẫn với sự dịu dàng.
Nguyện xin cho bàn tay chúng con tuôn đổ ân sủng của Chúa Cha
trên tất cả những ai mà chúng con đụng chạm tới.
Xin cho thân xác chúng con được rực rỡ với niềm vui.
Xin hãy khoác cho chúng con với quần áo cưới.
Và hãy bao bọc chúng con với thắt lưng của ánh sáng.
Bởi vì, đối với chúng con và tất cả mọi người, Chàng Rể sẽ đến không chậm trễ.
T. Bello

2.  Tin Mừng
 2 Khi ấy, Gioan ở trong ngục nghe nói về các việc làm của Chúa Kitô, Ông sai môn đệ đến thưa với Người rằng:  “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?”  4 Chúa Giêsu bảo họ:  “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy; 5người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó; 6 và phúc cho ai không vấp ngã vì Ta.”  7 Khi những người được sai đến đã đi rồi, Chúa Giêsu liền nói với đám đông về Gioan rằng:  “Các ngươi đi xem gì ở hoang địa?  Một cây sậy phất phơ trước gió ư?  8 Vậy các ngươi đi xem gì?  Một người ăn mặc lả lướt ư?  Nhưng những người ăn mặc lả lướt thì ở nơi cung điện nhà vua.  9 Vậy các ngươi đi xem gì?  Một tiên tri ư?  Phải, Ta bảo các ngươi, và còn hơn một tiên tri nữa.  10 Vì có lời chép về ông rằng:  “Này Ta sai sứ thần Ta đi trước mặt con, để dọn đường sẵn cho con.”  11 Thật Ta bảo các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả; nhưng người nhỏ nhất trong Nước Trời cũng cao trọng hơn ông.”   
         
3.  Chúng ta hãy tạm dừng và đọc lại bài Tin Mừng lần nữa 

§  Chúng ta hãy lặng lẽ thì thầm những lời của Tin Mừng và hãy để cho chúng chầm chậm di chuyển từ lưỡi đến tâm trí chúng ta và từ tâm trí đến lòng của chúng ta.  Trong thinh lặng, chúng ta hãy thưởng thức những lời này…
§  Chúng ta đang tụ họp chung quanh Chúa Giêsu và chúng ta đang lắng nghe những điều các môn đệ đang hỏi Người về Gioan Tẩy Giả: đây là một câu hỏi nghiêm túc từ những người có thẩm quyền thay đổi lịch sử.
§  Câu trả lời của Đức Giêsu mang một giai điệu trầm tĩnh, nhưng nó làm rỉ máu trái tim chúng ta như bị một ngọn giáo đâm qua:  thật là rõ ràng Đấng Cứu Thế đang được chờ đợi chính là Người!
§  Hãy để cho các câu hỏi, những nghi ngờ, những mong muốn và hy vọng tự do chạy nhảy chung quanh Lời của Chúa Giêsu.  Hãy để cho chúng đối đầu và tham gia với Lời ấy.  Dần dần câu trả lời sẽ xuất hiện, dù rằng đó có thể chỉ là một phần:  không phải ở trong các cuộc tranh cãi, mà là lúc nhìn thẳng vào “Người là Đấng phải đến” và là Đấng đang nói chuyện với bạn bây giờ.  Đừng nên mệt mỏi về việc lặp lại Lời Chúa trong một giọng nói nhẹ nhàng và giữ nó trong lòng bạn, trên hết tất cả các mối nghi ngờ và các vấn đề trong ngày của bạn.


4.  Chúng ta hãy có một cái nhìn sâu hơn về bài Tin Mừng của Mátthêu

§  Đoạn Tin Mừng của chúng ta trích từ đoạn đầu của một chương mới trong sách Phúc Âm (Chương 11:2-12, 50).  Đây là một loạt các câu chuyện liên quan đến hoạt động của Chúa Giêsu sau bài giảng của Người về việc tông đồ.  Không có nhiều phép lạ, nhưng Tác Giả Tin Mừng nhấn mạnh đến cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và những kẻ chống đối Người trong một cường độ ngày càng tăng đối với toàn bộ phần còn lại của quyển Tin Mừng.
Chắc hẳn văn bản phản ảnh lại các cuộc tranh luận thần học đầu tiên giữa các Kitô hữu và các môn đệ của Gioan liên quan đến bản chất sứ vụ của Chúa Giêsu.

§  Gioan ở trong ngục…:  Đó là một thời gian khá lâu kể từ khi Mátthêu đề cập đến Gioan Tẩy Giả (lần đề cập cuối cùng là ở trong chương 4:12) và bây giờ ông cho chúng ta biết là Gioan đang ở trong tù và chỉ sau này ông mới cho chúng ta biết hoàn cảnh tù đày của Gioan Tẩy Giả (14:3-12).
·   Nơi giam giữ Gioan, cũng như đối với tất cả mọi tù nhân, là một nơi cách biệt, một loại “thế giới cách ly” làm cho ông gần như là người xa lạ với đời sống thường nhật và làm méo mó nhận thức về tin tức nhận được từ bên ngoài.  Vì thế, câu hỏi của Gioan Tẩy Giả không đáng ngạc nhiên ngay cả khi ông là người đầu tiên nhận thức được rằng Chúa Giêsu là “Đấng có quyền năng hơn” (Chương 3:11) và là Đấng trong ngày phán xét chung “tay sẽ cầm nia sàng sẩy” (3:12), cúi mình thờ lạy Người một cách khiêm nhường và trong sợ hãi (xem 3:11).

§  [Khi ông] nghe nói về các việc Chúa Kitô đang làm…:  những chữ “các việc Chúa Kitô đang làm”, được dùng ở đây để nhắc nhớ lại những gì Chúa Giêsu đang làm, dự đoán cho câu trả lời của Người để trả lời cho câu hỏi của ông Gioan.
·  Gioan Tẩy Giả, đang khi ở trong tù, nghe tin về Chúa Giêsu:  chúng ta cũng thế, mỗi ngày trong khi chúng ta đang ở trong “nhà tù” của sự cô tịch và xa cách khỏi Thiên Chúa của chúng ta hoặc nhà tù của đau khổ, thì nghe thấy “một điều gì đó” đến từ nhiều nguồn khác nhau và chúng ta cảm thấy bối rối bất an. 
Thường thì khó mà phân biệt giữa những tin tốt lành của Phúc Âm với rất nhiều vấn đề khác xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta!
Tuy nhiên, những gì Chúa Giêsu làm là những việc mà “Đấng Kitô làm”, thậm chí nếu chúng ta không luôn luôn ý thức được điều này, thì cũng giống như trong trường hợp của Gioan Tẩy Giả.

§  Thầy có phải là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?  Khi Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho toàn  đám đông ở sông Giođan, ông đã mô tả một Đấng Cứu Thế hùng mạnh sẽ trừng phạt nặng nề tội lỗi của tất cả mọi người:  “Đấng đến sau tôi có quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng xách giầy cho Người; chính Đấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa.  Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt.” (Mt 3:11-12).  Trong sự nghiêm khắc đó kêu răng rắc giống như một ngọn roi trong quan điểm về sự hoán cải và do đó, về ơn cứu rỗi, Gioan đã đọc được dấu ấn lòng thương xót của Thiên Chúa Gia Vê.  Chịu đau khổ trong tù, trở nên mỏng dòn bởi cảm giác thất bại và bất lực, nạn nhân của sự bất công và chống lại sự kiêu căng mà ông đã cả đời chiến đấu, dường như Gioan Tẩy Giả cho rằng sự dữ đang thắng thế và ông cảm thấy bất an.  Bị chìm đắm trong đám sương mù không thể thay đổi được đó, ông không còn khả năng nhìn thấy rõ quyền năng của Thiên Chúa trong hoạt động trong các công việc của Chúa Giêsu nữa.
·   Thật là hợp lý mà suy đoán:  Chúa Giêsu đang từ từ mặc khải chính Người là Đấng Cứu Thế, nhưng Người đã làm như thế bằng cách phá vỡ các quy tắc lý tưởng của người Do Thái và các diễn giải thông thường về Thánh Kinh:  Người đã không “hành xử công lý”, Người đã không gạn lọc điều tốt lành ra khỏi việc xấu xa như cái sàng tách rời lúa tốt ra khỏi rơm; Người đã rao giảng về sự hoán cải một cách nhiệt thành nhưng lại tha thứ những kẻ tội lỗi; Người đã tỏ cho thấy Người “có lòng hiền lành và khiêm nhường”  (Mt 11:29), cởi mở và sẵn sàng với tất cả mọi người, một người xa lạ với tất cả các phương cách tranh cãi thường tình của hệ thống.  Vì thế, có thể nghĩ rằng Gioan Tẩy Giả đang ở trong một cơn khủng hoảng bởi vì Đức Giêsu đã không tương ứng với Đấng Cứu Thế mà ông đang mong đợi và Đấng mà ông đã liên tục rao giảng; do đó, ông sai các môn đệ đến gặp Chúa Giêsu để hỏi Người một số câu hỏi và để họ về thuật lại cho ông một lời có thể soi sáng bí ẩn của những mâu thuẫn này:  “Thưa Đức Giêsu, ông là ai?  Ông nghĩ ông là ai?  Làm thế nào chúng tôi có thể tin vào ông khi đứng trước các sự kiêu căng và bất công mà ông đã tỏ cho thấy ông là một Đấng Cứu Thế kiên nhẫn, nhân từ và bất bạo động?”
Ai trong chúng ta đã không cố gắng tạo nên một ý tưởng chính xác hơn về Đấng mà chúng ta tín thác và các cách thức hành động của người ấy, khi mà đời sống đã làm cho chúng ta gặp phải nhiều sự mâu thuẫn và bất công, ngay cả trong Giáo Hội không?  Ai trong chúng ta đã không khắc khoải để nhìn thấy và diễn giải một cách chính xác các dấu hiệu của sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa trong lịch sử của chính chúng ta không?  Thật khó mà chào đón một Thiên Chúa, Đấng rất “khác biệt” với các nét phác họa của chúng ta và vì vậy chúng ta không nên kết án Gioan Tẩy Giả, bởi vì chúng ta cũng có thể phải chịu sự cám dỗ về việc muốn Thiên Chúa có những cảm xúc và khuynh hướng của chúng ta và thậm chí có thể có những người muốn báo thù trong việc thực hiện “công lý”.  Thông thường chúng ta muốn có một Thiên Chúa được tạo nên theo hình ảnh và giống như chúng ta, nhưng “tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta…” (Is 55:8).

§  Chúa Giêsu bảo họ:  “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy:  Chúa Giêsu không trả lời một cách nhanh chóng và trực tiếp, nhưng cho thấy rõ ràng các sự kiện mà kết quả từ những hành động của Người đang làm thay đổi lịch sử và thực hiện lời tiên tri ngày xưa về Đấng Cứu Thế.  Vì thế, Người không đưa ra một câu trả lời “để xử dụng ngay lập tức”, nhưng các môn đệ phải trở về gặp Gioan và kể cho ông nghe những gì chính họ đã nghe và nhìn thấy, bởi vì sự chữa lành, cho kẻ chết sống lại và giải thoát kẻ bị áp bức là những dấu hiệu rõ ràng về bản chất Cứu Thế của Đức Giêsu Nagiarét.
Mỗi ngày chúng ta phải học để công bố Tin Mừng bắt đầu từ những gì chúng ta cảm nhận và nhìn thấy.  Việc chứng nhân huynh đệ không thể thiếu được trong việc truyền đạt Tin Mừng.
·   Chúa Kitô khiêm nhường phục tùng với những câu hỏi và những câu trả lời để cho các môn đệ của Gioan Tẩy Giả thấy một phương pháp xác thực và cá nhân về việc hiểu biết và loan báo:  “Hãy về thuật lại cho Gioan những gì các ông nghe và thấy”.  Tác giả sách Phúc Âm thứ tư nhắc nhớ lại cùng một phương pháp trong lá thư thứ nhất của ông: “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống – đây là chủ đề của chúng ta.  Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng,chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời: sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi.  Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi” (1Ga 1:1-3) Đây là phương pháp truyền giáo được sử dụng bởi Giáo Hội sơ khai: phương pháp học được từ sự nhập thể của Ngôi Lời. 
Một sự công bố xác thực và hiệu quả phải đi qua một sự truyền đạt đơn giản và khiêm tốn của kinh nghiệm cá nhân: những lời không có sự phô trương của một đời sống được dệt bằng đức tin.

§  Người mù được thấy, người què được đi, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và Tin Mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó:  Trong những lời này, một bộ sưu tập các câu trích dẫn từ sách tiên tri Isaia (28:18-19; 35:5-6; 42:18; 61:1), chúng ta tìm thấy cốt lõi câu trả lời của Chúa Giêsu và của đoạn Tin Mừng của chúng ta.  Chúa trưng ra các việc làm của Người không như một Đấng phán xét và có uy quyền, mà như là ân sủng của Thiên Chúa ban cho những Dân Chúa đang cần đến. 
Điều đáng chú ý là những đoạn trích dẫn tiên tri không hề đề cập đến người phong cùi và người chết mà Tác Giả Phúc Âm đã viết như lời Chúa Giêsu nói.  Điều này nhấn mạnh đến tính chất mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến trong phong cách của Người để hoàn thành những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế đang được dân Israel chờ đợi.  
Những việc làm của Chúa Giêsu thật là cao cả, nhưng Người là một trong “những người bé mọn” đã được Chúa chọn, Người là một trong “những người nghèo của Đức Giavê” đã trông thấy cây thập giá tại cuối cuộc hành trình làm người của mình.  Điều này không thể chấp nhận được cho bất cứ ai đang trông đợi một Đấng Cứu Thế vinh quang.  Phúc cho những ai nghe và thấy với một con tim đầy lòng tin.
·   Một cách gián tiếp Chúa Giêsu mời gọi Gioan Tẩy Giả tự mình nghe và thấy những gì Người đã dạy và làm.  Vì vậy, vị ngôn sứ cuối cùng có thể gợi nhớ lại và bây giờ nhận ra rằng những gì Chúa Giêsu nói và làm đều tương ứng với những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế cao cả được nhắc đến nhiều trong Cựu Ước.
Đây là cơ chế của “ký ức tôn giáo” nếu không có đức tin sẽ không bao giờ được khơi dậy và đặc biệt là không bao giờ có thể tồn tại với các xúc động mạnh của sự vấp ngã mà đời sống mang đến cho nó:  các công trình của Thiên Chúa trong quá khứ là những dấu hiệu của lòng trung tín của Người về các lời hứa và sự cam kết về các công trình trong tương lai của Chúa.
Chúng ta tự cam kết để gợi nhớ lại mỗi ngày về “những điều tuyệt vời” mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và trong chúng ta (xem Lc 1:49) không có nghĩa là để rơi vào sự lặp lại vô ích, nhưng dần dần đưa hạt giống ân sủng tích cực của Thiên Chúa đến tận đáy lòng của chúng ta, để nó có thể phát triển và sinh hoa trái.  Bí Tích Thánh thể cũng là một “sự tưởng niệm của sự Phục Sinh của Chúa”, một sự tưởng niệm sống động và thật sự của ơn cứu rỗi được ban cho mỗi người chúng ta.

§  Phúc cho ai không mất niềm tin [không vấp ngã] vì ta:  Chữ “sự vấp ngã” xuất phát từ chữ Hy-lạp: “chướng ngại vật” được chuẩn bị để tấn công một người bằng sự bất ngờ.  Mặc dù có những ý nghĩa mà chúng ta thường quy cho chữ này, trong Kinh Thánh chữ “vấp ngã” có thể là tiêu cực hoặc tích cực.
Chúa Giêsu là người “làm mang tiếng” dân tộc Do-Thái của mình bởi cái gốc gác nghèo hèn không phù hợp với một Đấng Cứu Thế vinh quang; Người xúc phạm đến những người Biệt Phái với những lời lẽ gay gắt, Người xúc phạm đến các môn đệ của Gioan Tẩy Giả vì đường lối những việc Người làm đã không theo như các kế hoạch dự kiến và Người xúc phạm đến chính các môn đệ của Người với cái chết nhục nhã của mình.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không tán dương những ai xúc phạm đến những kẻ bé mọn hoặc những ai là cái cớ để cho người khác sa ngã (xem Mt 5:29) về đức tin hoặc luân thường đạo lý để người khác đi vào con đường sai lạc.
Loại tai tiếng mà chúng ta cần là loại đến từ cách sống Phúc Âm một cách triệt để hầu giũ sạch chúng ta ra khỏi những thói quen trong cuộc sống và khỏi chủ kiến của chúng ta.
Chúng ta cũng được kêu gọi để “xúc phạm” đến thế giới với các vụ tiếng tăm của Tin Mừng cho thấy bằng đời sống của chúng ta rằng chúng ta không chịu thua trước những thói quen và tục lệ không đúng với đức tin Kitô giáo, bằng cách từ chối những thỏa hiệp có thể tạo ra bất công, bằng cách nâng đỡ những người nghèo khó và những kẻ hèn mọn nhất.

§  Các ngươi đi xem gì ở hoang địa?:  Mặc dù có yếu điểm cho thấy nơi các câu hỏi đặt ra bởi Gioan, Chúa Giêsu nói về người mở đường cho mình với sự nhiệt thành như một vị ngôn sứ mà những lời thôi thúc của ông đã kết hợp các dấu chỉ sống động và không thể chối cãi được về sự liên hệ đặc biệt của ông với Thiên Chúa, Đấng mà ông nhân danh để nói với Dân của Chúa. Thay vào đó, với hàng loạt sáu câu hỏi hoa mỹ thúc bách và ba lời bày tỏ tích cực, Chúa Giêsu bảo rằng Gioan Tẩy Giả còn hơn một ngôn sứ nữa:  ông là người mà sách Kinh Thánh cổ xưa của cha ông đã nói đến, người ngôn sứ chuẩn bị dọn sẵn đường cho Chúa (Mt 3:3) như các vị tiên tri xưa đã nói (Ml 3:1; Xh 23:20).  Tuy nhiên, Chúa nhanh chóng giải thích lý do cho lời khẳng định của Người:  những điều này thậm chí có thể quá hiển nhiên cho những người nghe.

§  Trong tất cả các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả:  Gioan không chỉ là một ngôn sứ nổi tiếng và là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế (bởi vì bây giờ Chúa Giêsu đã rõ ràng nhận mình là như thế), mà ông cũng là một người cao trọng, cao trọng hơn những người cùng thời với ông và cũng hơn cả những người đi trước ông. Đây là một lời khen ngợi hoàn toàn mang tính cách cá nhân nhắn gửi đến người tù của vua Hêrôđê và không phải là một lời nói cường điệu.  Với những lời này, Chúa Giêsu liệu trước được sự so sánh giữa Gioan Tẩy Giả và ngôn sứ Êlia, người mà Chúa sẽ nói rõ ràng trong câu 14: “Nếu anh em chịu tin lời tôi, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến”.
·  Câu “trong tất cả các con cái người nữ sinh ra” mang một sắc thái thông thường của người Do-Thái, nhưng nó cũng ám chỉ đến nguồn gốc mầu nhiệm của Chúa Giêsu:  Chúa cũng “được sinh ra bởi người nữ”, nhưng chỉ trong những gì liên quan đến xương thịt, bởi vì nguồn gốc Thiên-Chúa-nhập-thể của Người đã vượt quá xa bản tính loài người thông thường.
Việc sinh ra của chúng ta là “con cái Thiên Chúa” trong đức tin cũng được gói ghém trong sự mầu nhiệm:  “Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1:13).  Chúng ta “được sinh bởi người nữ” nhưng chúng ta không phải để cho thế gian này, mà là cho Vương quốc Nước Trời nơi chúng ta sẽ được phán xét theo đức tin và các việc làm đức tin của chúng ta, thành quả của sự đón tiếp chúng ta trao cho ân sủng Thánh Tẩy của chúng ta.

§  Nhưng những người nhỏ nhất…:  phần này của câu nói (có lẽ văn hoa) dường như đặt để một giới hạn về lời giới thiệu nhiệt tình về Gioan Tẩy Giả.  Mặc dù là người cao trọng, nhưng Gioan lại là kẻ bé mọn trong Vương Quốc Nước Trời, bởi vì ở đó tất cả mọi thứ được đo lường theo các tiêu chuẩn hoàn toàn khác với những gì trên thế gian:  sự đo lường về thời đại mới đang đến và đã bắt đầu với người đến từ Con Thiên Chúa.  Những ai thuộc về thời đại hoàn toàn mới này thì cao trọng hơn bất cứ ai đã sống trong những thời đại trước đó, thậm chí hơn cả Gioan Tẩy Giả.
·   Sự tương phản giữa “cao trọng” và “bé mọn” được tạo ra một cách chính xác để làm rõ ràng cho tất cả các tín hữu rằng để được nên cao trọng người ta phải trở nên nhỏ bé hơn.  Trong “sự cao trọng” thuộc bản tính loài người của ông, Gioan Tẩy Giả được giới thiệu bởi Chúa Giêsu như là người bé mọn nhất trong Nước Trời và do đó ngay cả đối với Gioan, ông cũng cần phải “trở nên kẻ bé mọn” trong bàn tay của Thiên Chúa.  Đó cũng là một đòi hỏi tương tự hàng ngày cho mỗi người chúng ta là những kẻ đang bị cám dỗ để được nên “cao trọng” và “đầy quyền năng”, ít nhất là trong ước muốn của chúng ta!
   
5.  Chúng ta hãy cầu nguyện Lời Chúa và cảm tạ Chúa

 Thiên Chúa là niềm hoan lạc của chúng ta, Đấng ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người (Thánh Vịnh 146)

CHÚA là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,
xử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.
CHÚA giải phóng những ai tù tội,

CHÚA mở mắt cho kẻ mù loà.
CHÚA cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
CHÚA yêu chuộng những người công chính.

CHÚA phù trợ những khách ngoại kiều,
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.

CHÚA nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xion hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời. 
    
6.  Từ Lời Chúa đến chiêm niệm

Lạy Chúa Giêsu,
Đấng “sắp đến”,
xin đừng chậm trễ nữa
và xin hãy lắng nghe tiếng khóc than của người nghèo khó
những kẻ hướng về Chúa
vì sự cứu rỗi, công lý và niềm hân hoan.
Xin hãy ban cho chúng con đôi mắt trong sáng và trái tim tinh khiết
để chúng con có thể nhận thức được
sự hiện diện tích cực và hiệu quả của Chúa
cũng như trong các sự kiện
của “ngày hôm nay” của chúng con
trông thật là u ám
và thiếu vắng các tia hy vọng!
Lạy Chúa Giêsu, xin Người hãy đến!

Thần Khí và Tân Nương nói: "Xin Ngài ngự đến! "
Ai nghe, hãy nói: "Xin Ngài ngự đến! "
Ai khát, hãy đến;
ai muốn, hãy đến lãnh nước trường sinh mà không phải trả tiền.
Đấng làm chứng về những điều đó phán rằng:
"Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến."
Amen.
Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến!” (Kh 22:17,20)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét