Trang

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

05-06-2017 : THỨ HAI - TUẦN IX THƯỜNG NIÊN - THÁNH BÔ-NI-PHÁT, GIÁM MỤC, TỬ ĐẠO - Lễ Nhớ

05/06/2017
Thứ Hai tuần IX thường niên
Thánh Bôniphát, giám mục, tử đạo.
Lễ nhớ.

* Thánh nhân sinh ti Anh quc quãng năm 673. Người nhp đan vin I-xơ-te và được Đc Giáo Hoàng Ghê-gô-ri-ô II đi tên Uyn-phơ-rít thành Bô-ni-pha-xi-ô. Người là tông đ ca nước Đc và là người t chc li Hi Thánh nhiu min. Sau khi được Đc Giáo Hoàng tn phong giám mc (năm 722), người ro khp nước Đc, thành lp các giáo phn và các đan vin trong đó có đan vin Phun-đa. Người b sát hi Đc-cum (Hà Lan) cùng vi năm mươi hai đng bn năm 754.

Bài Ðọc I: (Năm I) Tb 1, 1a. 2; 2, 1-9
"Tôbia kính sợ Thiên Chúa hơn là nhà vua".
Khởi đầu sách Tôbia.
Tôbia, người chi họ và thành Nephthali, ông bị bắt lưu đày trong đời Salmanasar, vua xứ Assyria. Mặc dầu bị lưu đày, ông không bỏ đường chân lý.
Khi đến lễ trọng kính Chúa, trong gia đình Tôbia có dọn bữa ăn thịnh soạn, ông nói với con trai ông rằng: "Con hãy đi mời mấy người, thuộc chi họ chúng ta biết kính sợ Chúa, đến dự tiệc với chúng ta". Con ông đi, rồi trở về báo tin cho ông hay rằng: "Một người con cái Israel bị bóp cổ chết nằm ngoài đường". Lập tức, ông bỏ bàn ăn, ra khỏi phòng, bụng còn đói, chạy đến chỗ tử thi. Ông lén vác xác về nhà, để chờ lúc mặt trời lặn sẽ chôn cất cẩn thận. Sau khi đã giấu xác rồi, ông vừa dùng bữa vừa than khóc và run sợ, vì nhớ lại lời Chúa dùng miệng tiên tri Amos mà phán rằng: "Ngày lễ của các ngươi sẽ trở thành ngày than khóc và tang chế". Khi mặt trời lặn, ông đi chôn xác. Tất cả các người bà con chỉ trích ông rằng: "Ông đã bị lên án tử hình cũng vì công việc đó, và may là ông thoát khỏi án tử, nay ông lại đi chôn kẻ chết nữa sao?" Nhưng Tôbia kính sợ Thiên Chúa hơn là sợ nhà vua, vẫn lấy trộm xác kẻ bị giết, giấu trong nhà, rồi đến nửa đêm ông đem đi chôn.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 111, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Phúc đức thay người tôn sợ Chúa (c. 1a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Phúc đức thay người tôn sợ Chúa, người hết lòng ham mộ luật pháp của Ngài. Con cháu người sẽ hùng cường trong Ðất Nước: thiên hạ sẽ chúc phúc cho dòng dõi hiền nhân. - Ðáp.
2) Trong nhà người có tài sản phú quý, và lòng quảng đại người còn mãi muôn đời. Trong u tối, người xuất hiện như ánh sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. - Ðáp.
3) Phúc đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. - Ðáp.


Alleluia: Gc 1, 21
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh lời giao ước trong lòng, lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 12, 1-12
"Chúng bắt cậu con trai giết đi và quăng xác ra vườn nho".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão rằng: "Có người trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp, đoạn cho tá điền thuê vườn nho và trẩy đi phương xa.
"Ðến kỳ hạn, ông sai đầy tớ đến với tá điền thu phần hoa lợi vườn nho. Nhưng những người này bắt tên đầy tớ đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai đầy tớ khác đến với họ. Người này cũng bị chúng đánh vào đầu và làm sỉ nhục. Nhưng người thứ ba thì bị chúng giết. Ông còn sai nhiều người khác nữa, nhưng kẻ thì bị chúng đánh đập, người thì bị chúng giết chết.
"Ông chỉ còn lại một cậu con trai yêu quý cuối cùng, ông cũng sai đến với họ, (vì) ông nghĩ rằng: "Chúng sẽ kiêng nể con trai ta". Nhưng những tá điền nói với nhau rằng: "Người thừa tự đây rồi, nào ta hãy giết nó và cơ nghiệp sẽ về ta". Ðoạn chúng bắt cậu giết đi và quăng xác ra ngoài vườn nho. Chủ vườn nho sẽ xử thế nào? Ông sẽ đến tiêu diệt bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác. Các ông đã chẳng đọc đoạn Thánh Kinh này sao: "Tảng đá những người thợ xây loại ra, trở thành đá góc tường. Ðó là việc Chúa làm, thật lạ lùng trước mắt chúng ta".
Họ tìm bắt Người, nhưng họ lại sợ dân chúng. Vì họ đã quá hiểu Người nói dụ ngôn đó ám chỉ họ. Rồi họ bỏ Người mà đi.
Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm : Ðá tảng góc tường
Tin Mừng hôm nay nói về vườn nho của Chúa được trao cho các tá điền để làm sinh lợi thêm những hoa trái mới. Vườn nho cũ là Israel đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, nhưng những kẻ có trách nhiệm chăm sóc vườn nho ấy đã không chu toàn bổn phận của mình; còn vườn nho mới chính là Israel mới, tức Giáo Hội đã được Chúa Giêsu thiết lập và trao cho những tá điền mới. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn các vị lãnh đạo Do thái thời đó hiểu rằng giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ đã bắt đầu và không còn ngược lại được nữa; lòng độc ác của những tá điền không thể phá hủy chương trình hành động của Thiên Chúa, Ðấng nhân từ, kiên nhẫn, nhưng cũng rất công bằng và đòi hỏi sự cộng tác của con người.
Những chi tiết trong dụ ngôn vườn nho gợi lên những giai đoạn của lịch sử cứu độ Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại. Cái chết của người con của ông chủ vườn nho thoạt xem ra là kết quả của lòng thù ghét của con người đối với Thiên Chúa. Như những tá điền muốn giết người con được sai đến để cướp vườn nho khỏi tay ông chủ, những kẻ thù nghịch Thiên Chúa cũng muốn loại bỏ Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, để tự do làm chủ vận mệnh nhân loại. Qua hình ảnh tảng đá xây đã trở nên đá tảng góc tường, Chúa Giêsu mở ra chìa khóa để con người có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa liên hệ đến việc cứu chuộc của Ngài.
Chúa Giêsu Phục Sinh sau biến cố Vượt Qua của Ngài đã trở thành nền tảng cho vườn nho mới là Giáo Hội. Giáo Hội và mỗi thành phần Giáo Hội đều thuộc về Chúa Kitô. Mỗi người phải xây dựng và phát triển đời sống mình trên nền tảng duy nhất là Chúa Kitô. "Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi", đó là bí quyết của mỗi môn đệ Chúa Kitô ở mọi thời và mọi hoàn cảnh, đó là bí quyết duy nhất để Chúa Kitô trở thành đá tảng nâng đỡ đời sống người Kitô hữu.
Lời của Chúa hôm nay cảnh tỉnh chúng ta trước trách nhiệm phải làm sao để dung mạo của Chúa được chiếu tỏa trong đời sống chúng ta và trong Giáo Hội. Chúa Giêsu là Ðá Tảng góc tường, là nền tảng và là sức sống cho cuộc đời chúng ta, xin cho chúng ta đừng bao giờ lìa xa Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 9 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Tob 1:3, 2:1-9; Mk 12:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Có cần phải ăn ở theo sự thật và lẽ ngay suốt mọi ngày trong cuộc đời?

Nhiều người cho là không, vì những lý do "cụ thể" sau đây:
(1) Óc "thực tiễn:" Đòi hỏi của Thiên Chúa quá khó khăn, họ phải làm những gì vượt sức con người. Họ đang sống trong "thế gian," chứ có gọi là "thế ngay" đâu? Nếu họ làm như thế, họ trở thành "thánh" mất rồi, mà họ còn đang muốn làm người. Họ quên đi đòi hỏi của Chúa: Hãy sống thánh thiện như Cha của các con trên trời là Đấng Thánh. Hơn nữa, nếu Thiên Chúa truyền những gì vượt sức con người, Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa, vì Ngài bắt con người làm điều không thể.
(2) Óc "khiêm nhường giả tạo:" Họ đang sống trong một xã hội mà chẳng ai làm như thế; không muốn sống khác người. Họ muốn sống như một người tầm thường, ẩn dật để không ai biết tới. Nhưng Thiên Chúa đòi hỏi họ: Giữa một thế hệ gian tà và sa đọa, họ phải chiếu sáng như những vì sao sáng cho thế gian. Nếu họ không dám sống chứng nhân như đòi hỏi của người Kitô hữu, họ cũng không có quyền đòi được hưởng những ân huệ Chúa dành cho các chứng nhân.
(3) Óc "kinh doanh, nhỏ mọn:" Làm gì cũng phải có lợi nhuận trước mắt. Khi làm việc phúc đức, không biết Chúa có biết hay không? Nếu biết, Chúa có thưởng cho điều gì ngay không? Người kinh doanh khôn ngoan không nhắm lợi nhuận tạm thời trước mắt; nhưng những giá trị vĩnh cửu. Đúng ra, họ chẳng bao giờ có thể sống công bằng với Chúa, vì Người đã làm cho họ vượt quá những gì họ có thể thấy. Hơn nữa, họ không nhìn thấy phần thưởng của những người làm theo ý Chúa trong tương lai.
(4) Óc "hài hòa, thông cảm:" Chúa biết con người yếu đuối nên Ngài sẵn lòng tha thứ mọi khuyết điểm. Vì thế, cứ việc sống không vâng phục; khi nào tiện, vào tòa giải tội một lần là xong. Nếu Thiên Chúa khó quá, ai có thể vào Nước Trời được. Nếu sự thực Chúa khó như vậy, chết cả đám như phần đông nhân loại cũng được!

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Sống trong nơi lưu đày, gia đình Tobit vẫn kính sợ và giữ Luật Thiên Chúa.

1.1/ Tobit dạy con: cho kẻ đói ăn. Ông Tobit là người Do-thái bị lưu đày qua Nineveh, Babylon. Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của nơi lưu đày, đa số đã óan trách Thiên Chúa và không giữ Lề Luật của Ngài; nhưng Tobit vẫn cố gắng ăn ở theo sự thật và lẽ ngay. Ông đã từng rộng tay bố thí cho anh em và đồng bào, những người cùng đi đày với ông. Dưới triều vua Esarhaddon, ông được trở về nhà. Người ta đã trả lại cho ông Anna, vợ ông, và Tôbia, con trai ông. Trong ngày lễ Các Tuần, người ta dọn cho ông một bữa ăn ngon.
(1) Phản ứng của ông Tobit: Khi thấy người ta bày bàn, dọn cho mình nhiều món, Tobit nói với Tôbia, con ông: "Con ơi, con hãy đi tìm trong số các anh em chúng ta bị đày ở Nineveh, một người nghèo hết lòng tưởng nhớ Thiên Chúa, rồi dẫn người ấy về đây cùng dùng bữa với cha. Này, con ơi, cha đợi con cho đến khi con về."
+ Có đau mắt mới biết thương người mù: Ông Tobit đã có kinh nghiệm đói khát nơi lưu đày Nineveh nên ông nghĩ đến những người đói khổ, và muốn họ cùng chia sẻ hạnh phúc có của ăn ngon với ông.
+ Ông là người biết kính sợ Thiên Chúa và muốn thực thi những gì Ngài dạy: Con người phải biết chia cơm sẻ áo cho những người nghèo khó. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng đã từng nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại." Làm cho những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù là làm cho chính Chúa; và như thế, mới xứng đáng được hưởng phúc lành trong Ngày Tận Thế.
(2) Phản ứng của hầu hết con người sẽ như sau:
+ Không nên làm như thế vì phải chờ đợi! và không được thưởng thức ngay những món ăn ngon còn nóng sốt, làm phí của Thiên Chúa ban cho!
+ Không nên làm như thế vì phải vất vả đi tìm người nghèo. Cứ việc ăn trước, sau này khi gặp người nghèo cho họ vài đồng là xong!
+ Không nên làm như thế vì đồ ăn ngon còn phải tùy thuộc vào bạn hiền và chỗ ăn nữa. Người nghèo là khách lạ mình có biết tính khí họ làm sao? Trên hết mọi sự, mình phải chịu đựng những "mùi" của người nghèo; không biết khi chịu rồi, có còn muốn ăn nữa hay không!

1.2/ Tobit dạy con: chôn xác kẻ chết. Tôbia vâng lời cha ra đi, tìm một người nghèo trong số các anh em chúng tôi. Khi trở về, nó nói: "Cha ơi!" Tôi bảo nó: "Cha đây, con." Nó trả lời: "Thưa cha, có một người trong đồng bào chúng ta đã bị giết và quăng ngoài chợ, là nơi bây giờ người ấy còn đang bị thắt cổ."
(1) Phản ứng của ông Tobit: Tobit liền chồm dậy, bỏ cả ăn, chẳng kịp nếm chút gì. Ông đem người ấy ra khỏi quảng trường và đặt trong một căn nhà nhỏ, chờ lúc mặt trời lặn sẽ đem chôn. Khi trở về nhà, ông tắm rửa, rồi ăn uống mà lòng cảm thấy ưu sầu tang tóc. Ông nhớ lại lời ngôn sứ Amos đã nói về Bethel rằng: "Những ngày lễ của các ngươi sẽ biến thành tang tóc, mọi bài hát của các ngươi sẽ nên khúc ai ca." Khi mặt trời lặn, ông đào huyệt chôn người ấy.
(2) Phản ứng của con người: Láng giềng nhạo cười tôi rằng: "Hắn vẫn còn chưa sợ! Người ta truy nã để giết hắn về tội ấy và hắn đã trốn đi, thế mà hắn lại vẫn chôn cất người chết!"
2/ Phúc Âm: Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác.
Để dẫn chứng sự bất công và chống lại Thiên Chúa của những người trong THĐ, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: "Có người kia trồng được một vườn nho; ông rào giậu chung quanh, đào bồn đạp nho và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi vườn nho mà họ phải nộp.

2.1/ Hành động của các tá điền: Đã không nộp hoa lợi thì chớ, họ còn bắt người đầy tớ, đánh đập và đuổi về tay không. Ông lại sai một đầy tớ khác đến với họ. Họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục. Ông sai một người khác nữa, họ cũng giết luôn. Rồi ông lại sai nhiều người khác: kẻ thì họ đánh, người thì họ giết. Ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu: người này là người cuối cùng ông sai đến gặp họ; ông nói: "Chúng sẽ nể con ta." Nhưng bọn tá điền ấy bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và gia tài sẽ về tay ta." Thế là họ bắt cậu, giết chết rồi quăng ra bên ngoài vườn nho. Tại sao các tá điền hành động như thế?
+ Trước tiên, họ khinh thường Lề Luật của Thiên Chúa và của loài người, hay họ nghĩ lấy của nhà giàu không có tội. Họ là những người dân nghèo và nghĩ Thiên Chúa sẽ đứng về phía họ.
+ Họ không biết ông chủ phải vắng mặt đi xa; không biết ông có còn sống không hay chết rồi! Những tên đầy tớ dụng danh ông chủ để bắt chẹt họ và thu hoa lợi.

2.2/ Hành động của ông chủ: Ác giả ác báo! Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. Các ông chưa đọc câu Kinh Thánh này sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta! Họ tìm cách bắt Đức Giê-su, nhưng lại sợ dân chúng; quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhắm vào họ mà kể dụ ngôn ấy. Thế là họ để Người lại đó mà đi.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta phải cố gắng ăn ở theo sự thật và lẽ ngay suốt mọi ngày trong cuộc đời. Trường hợp không thể vì yếu đuối con người, Thiên Chúa thấu hiểu những cố gắng của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta phải nhắm tới điều thiện hảo và niềm vui khi sống theo những gì Chúa muốn.
- Cố gắng sống theo sự thật là cách chúng ta làm chứng cho Thiên Chúa và biến đổi thế giới chung quanh. Sống theo trào lưu của thế gian là chúng ta đã bị thế gian đồng hóa bởi họ.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

Th. Bô-ni-phát, giám mục, tử đạo Mc 12,1-12

SỐNG ĐÚNG THÂN PHẬN


“Ông sẽ tiêu diệt tá điền rồi giao vườn nho cho người khác.” (Mc 12,9)

Suy niệm: Những yếu kém trong việc quản lý tài sản nhà nước (sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, lãng phí, thất thoát ngân sách, đầu tư không hiệu quả,...) đang là một bất công nhức nhối cho xã hội. Qua dụ ngôn hôm nay, Chúa Giê-su “nhắm” đến những người ở vị trí lãnh đạo; họ như những tá điền bất lương: Họ quên rằng mình chỉ là người thay quyền Chúa quản lý thế giới này và những tài nguyên của nó. Khi họ phủ nhận chủ quyền của Thiên Chúa thì đồng thời họ cũng sẵn sàng chà đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức và đang tâm xúc phạm đến anh em đồng loại. Chúa Giê-su cảnh báo những con người như thế sẽ bị Ngài phế bỏ.

Mời Bạn: Đức Giáo hoàng Bê-nê-đi-tô trong cuốn ‘Đức Giêsu Na-da-rét’ cảnh báo rằng sự phát triển ‘chỉ dựa thuần túy trên nguyên tắc kỹ thuật vật chất không những loại bỏ Thiên Chúa nhưng còn đẩy con người lìa xa Thiên Chúa do sự kiêu ngạo về sự hiểu biết của mình.’  Khi sùng thượng vật chất và tôn mình lên làm chủ hoàn toàn sự sống, con người lấy chính mình làm chuẩn mực đạo đức. Đây chính là nguồn gốc của bao nhiêu sai lầm và hỗn loạn trong đời sống cá nhân gia đình và xã hội.

Chia sẻ về một trường hợp cụ thể: Tình trạng ngừa thai nhân tạo, phá thai lan tràn trong xã hội xúc phạm thế nào đến chủ quyền của Thiên Chúa trên sự sống?

Sống Lời Chúa: Tôi tâm niệm rằng: Con người chỉ là quản lý chứ không phải là chủ quyền tuyệt đối trên sự sống.

Cầu nguyện: Lạy Cha là Đấng Tạo Thành, xin cho chúng con luôn biết sống đạo làm con theo gương Chúa Giê-su và biết lấy Lời Ngài làm ánh sáng soi đường trên trần gian.
(5 phút Lời Chúa)



Tảng đá góc (5.6.2017 – Thứ hai Tuần 9 Thuờng niên)
Đức Giêsu phục sinh chính là tảng đá góc cho một tòa nhà mới. Đó là cộng đoàn mới gồm những kẻ tin vào Ngài, thuộc cả dân Do thái và dân ngoại.


Suy niệm:
Dụ ngôn Đức Giêsu kể trong bài Tin Mừng hôm nay làm ta khó chịu.
Chúng ta không chấp nhận được sự độc ác của những tá điền,
những người làm công cho ông chủ,
và có bổn phận phải nộp hoa lợi vườn nho cho ông khi đến mùa.
Tại sao họ lại đánh đập người đầy tớ đầu tiên do ông chủ sai đến?
Tại sao họ lại tiếp tục đánh đập và làm nhục người đầy tớ thứ hai?
Tại sao họ dám cả gan giết người thứ ba
và tiếp tục làm như thế với nhiều đầy tớ khác? (cc. 2-5).
Cuối cùng, ông chủ đã sai đến với các tá điền người con yêu dấu của mình,
người cuối cùng trong số những người được ông sai.
Ông nghĩ người con của ông sẽ có đủ uy tín để khiến các tá điền phải vị nể.
Nhưng đáng thương thay, cậu con thừa tự dấu yêu đã bị bắt,
bị giết và bị quăng xác ra ngoài vườn nho.
Chúng ta không hiểu được sự độc ác tàn nhẫn của các tá điền.
Nhưng chúng ta lại càng không hiểu được
sự cam chịu kiên trì và sự ngây thơ lạ lùng của ông chủ.
Tại sao ông lại không phản ứng mạnh mẽ ngay từ tội ác đầu tiên?
Tại sao ông lại thiếu cương quyết khiến cho nhiều đầy tớ,
và chính con yêu dấu của mình phải chết như vậy?
Dụ ngôn Đức Giêsu kể nhắm vào các nhà lãnh đạo Do Thái giáo,
những thượng tế, kinh sư và kỳ mục (Mc 11,27; 12,12).
Các đầy tớ trong dụ ngôn là những ngôn sứ đã được sai đến với dân Ítraen.
Các tá điền chính là những nhà lãnh đạo dân Ítraen từ bao đời.
Người con yêu dấu chính là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa,
người đã được Thiên Chúa gọi là Con yêu dấu khi chịu phép rửa
và khi được biến hình (Mc 1, 11; 9, 7).
Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu báo trước cuộc khổ nạn và cái chết sắp đến
bởi tay các nhà lãnh đạo đang đứng trước mặt Ngài đây.
Thiên Chúa như ông chủ vườn nho đau khổ,
có sức chịu đựng vô bờ dù bao lần dân Ítraen quay lưng từ chối.
Nhưng cuối cùng ông sẽ tiêu diệt các tá điền và giao vườn nho cho người khác.
Như thế dụ ngôn này vẫn mang nét tươi,
vì mọi sự không chấm dứt với cái chết của người con.
Tảng đá bị thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc (c. 10).
Đức Giêsu phục sinh chính là tảng đá góc cho một tòa nhà mới.
Đó là cộng đoàn mới gồm những kẻ tin vào Ngài,
thuộc cả dân Do thái và dân ngoại.
Cả một lịch sử cứu độ nằm trong một dụ ngôn, mới nhìn có vẻ buồn.
Nhưng nơi đây ta bắt gặp tình yêu Thiên Chúa làm chủ suốt dòng lịch sử.
Một tình yêu kiên nhẫn chịu đựng, có vẻ dại dột và ngây thơ.
Một tình yêu bị bẽ bàng và làm nhục qua cái chết của Người Con yêu dấu.
Nhưng cuối cùng tình yêu ấy đã chiến thắng vẻ vang nơi sự phục sinh,
và nơi công trình kỳ diệu là Giáo Hội (c.11).
Cầu nguyện:

Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.

Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.

Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.

Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.

Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.

Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.

Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Sáu

5 THÁNG SÁU

Mạc Khải Và Thuyết Tiến Hóa

Trong thời hiện đại của chúng ta, giáo thuyết mạc khải rằng con người được tạo dựng như một hữu thể gồm cả hồn lẫn xác đã gặp một khó khăn đặc biệt do thuyết tiến hóa dấy lên. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc con người chủ trương rằng không những có một mối liên kết giữa con người và toàn bộ thế giới tự nhiên mà, hơn nữa, con người đã tiến hóa từ các động vật thượng đẳng. Vấn đề nguồn gốc con người đã taọ ra sự tranh luận công khai và rộng rãi. Nó đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của nhiều nhà khoa học trong hơn một thế kỷ nay.

Câu trả lời của huấn quyền được tìm thấy trong Thông Điệp Humani generis(1950) của Đức Piô XII: “Huấn quyền Giáo Hội không có gì chống lại học thuyết tiến hóa, trong mức độ mà thuyết tiến hóa tìm kiếm nguồn gốc của thân xác con người nơi một chất thể sống động và hiện hữu trước – vì đức tin Công Giáo khẳng định rằng linh hồn người ta do Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng…” (DS 3896).

Vì thế, từ quan điểm giáo thuyết, không có gì trở ngại để tin rằng thân xác con người đã tiến hóa từ các loài động vật thượng đẳng. Song cũng cần phải nhớ rằng thuyết tiến hóa cũng chỉ là một giả thuyết. Nó nêu lên một khả tính rằng một điều gì đó có thể đúng. Nó không phải là một sự chắc chắn về mặt khoa học. Đàng khác, giáo huấn đức tin dạy chúng ta một cách chắc chắn rằng linh hồn thiêng liêng của con người được Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng.

Nói vậy có nghĩa là thân xác con người có thể đã được chuẩn bị từng bước cho con người, theo một thứ tự do Đấng Tạo Hóa vạch định. Nhưng, linh hồn con người không thể phát xuất từ vật chất, vì linh hồn có bản tính thiêng liêng. Và chính linh hồn là yếu tố quyết định định mệnh cuối cùng của con người.

- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Gương Thánh nhân

Ngày 05-06

Thánh BÔNIFACIÔ
Giám Mục Tử Đạo (673 - 754)

Thánh Bônifaciô có tên sơ khởi là Winfrid. Ngài là người Saxon miền nam, sinh ở Creditôn gần Exêter, năm 673, thời đó, phong trào truyền giáo rất mạnh mẽ ở nước Anh. Gia đình Ngài thường là nơi dừng chân của rất nhiều nhà truyền giáo. Winfrid rất thích gần gũi ở những con người thánh thiện này và không bỏ mất một lời nào các Ngài kể lại và năng hỏi thăm về những chân lý các Ngài rao giảng. Một ngày kia Winfrid hỏi các Ngài phải làm gì để được cứu rỗi ? Các vị thừa sai trả lời: - Phải nỗ lực để nên tốt lành với mọi người và đừng nghĩ đến mình.
Nghe những lời này, Winfrid muốn lên đường ngay để rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Ngài đã xin cha đi tu nhưng cha Ngài đã từ chối. Ngài ngã bệnh khiến cha Ngài hốt hoảng và đã chấp nhận.
Winfrid nhập dòng ở Exeter và vì thiện chí học hỏi của Ngài, người ta gởi Ngài tới Nursling để học kinh thánh, thơ văn và văn phạm, năm 717, Winfrid đã trở thành một giáo sĩ nổi bật của miền nam Saxon và được đề nghị làm tu viện trưỏng tu viện Nursling. Nhưng Ngài đã quyết định gia nhập nhóm truyền giáo. Angle-saxon lên đường tới Frisia. Vẫn quan tâm đến các công việc của nước Anh cho đến hết đời, Ngài giữ liên lạc thư từ rất thường xuyên nhưng không hề viếng nước Anh lần nào nữa.
Miền đất Winfrid muốn đến rao giảng Tin Mừng là một vùng thuộc nước Đức và nằm giữa hai giòng sông Rhin và Danube. Cả người Rôma lẫn người Pháp đã không thuần hoá được dân chúng hung dữ của miền này. Nhưng một cuộc chiến bùng nổ giữa bá ước Ratborol và Charles Martel, khiến Ngài không cập bến được. Ngài hướng về Roma với một nhóm hành hương và xin sự chẩn nhận của Đức giáo hoàng. Đức Thánh cha Grêgoriô II đã chúc lành cho tu sĩ này và ban cho mọi người quyền hạn để mang Nước Chúa đến cho dân Đức còn đang thờ ngẫu tượng.
Rời Rôma, Người rảo qua các miền Lombardie, Baviere và Thuringia học hiểu ngôn ngữ và giữ các phong tục địa phương của đám dân. Ngài muốn truyền bá Tin Mừng. Ngài đã đến Frisia, đến giữa nước Đức, và lập được nên một nhà nguyện, một tu viện ở Hambourg. Thành quả này làm phấn khởi cũng như thúc đẩy tình yêu nơi vị tông đồ. Những cuộc trở lại đạo này ngày một nhiều.
Năm 722 Đức giáo hoàng gọi Winfrid về Roma và tấn phong Ngài làm giám mục. Đức Giáo hoàng nói : - Từ nay con sẽ mang tên là Bônifaciô, nghĩa là "người thi ân". Đây là lần đầu tiên một tòa giám mục ở xa đã theo thực hành địa phương của Italia và đã tỏ bày sự tuân phục đối với Đức Giáo hoàng .
Bônifaciô lại lên đường truyền giáo với tư cách giám mục. Ngài sẽ không ở Frisia dưới quyền Willibord, nhưng muốn mở ra một lãnh địa mới ở Tây Đức. Ngài đã bắt đầu ở Hesse miền Thuringia là nơi Ngài đã đến đốn một cây sồi cổ thụ. Dân chúng đặt tên cho cây sồi này là "sức mạnh thần Jupiter". Thánh nhân đã triệt hạ cây cổ thụ cách dễ dàng lạ lùng rồi dùng cây dựng nhà thờ kính thánh Phêrô. Dân chúng thờ ngẫu thần đã giận dữ vì sợ bị thần minh oán phạt. Họ tuốn đến đe dọa thánh nhân. Nhưng khi nghe Ngài nói rất hay và đầy tình đầy nghĩa, nhiều người đã trở lại đạo.
Charles Martel lúc ấy sẵn sàng đem binh lực phục vụ Kitô giáo. Tuy nhiên Đức Giám mục Bônifacio đã không muốn cậy dựa vào sức mạnh mà chỉ dùng tình thương để cải hóa các tâm hồn. Ngài đã thiết lập nhiều tu viện và kêu gọi sự trợ giúp từ nước Anh gởi tới. Đã có nhiều linh mục, nghệ sĩ, văn sĩ, tới góp công và nhiều người khác đóng góp của cải cho việc truyền giáo. Cứ như thế mà thánh Bônifacio đã có thể trao phó cộng đoàn nhỏ bé và mới mẻ cho các tu sĩ coi sóc rồi lại lên đường tiếp tục mở mang nước Chúa.
Đức giáo hoàng Gregoriô III phong đức Bônifacio lên chức Tổng giám mục và trao cho trách nhiệm thiết lập các toà giám mục ở nước Đức. Sau cuộc viếng thăm Rôma lần thứ ba, Ngài nhận sứ mệnh tổ chức Giáo hội ở hữu ngạn sông Rhin. Suốt 7 năm đi rao giảng Tin Mừng ở Hesse, Ngài đi vào khu rừng phân cách Hesse và Thuringia. May mắn, nhà truyền giáo được hứơng dẫn tiến về thung lũng Fuloda. Cùng với các tu sĩ, Ngài phá rừng đào đất và xây dựng tu viện Fulda. Tu viện này sẽ trở nên thành trì của đời sống tôn giáo trí thức của dân man rợ thời Trung Cổ.
Đức Tổng giám mục Bônifacio chọn Mayence làm toà tổng giám mục. Carlôan con của Charles martel chọn đời sống tu trì và nhường quyền kế vị cho Pépin. Ông này muốn được một đức giám mục lớn phong vương. Trong một lễ nghi long trọng ở Soissons, vị tông đồ đã đặt vương miện lên đầu Pépin le Brej. Sau đó không kể gì đến tuổi già, Ngài lại lên đường truyền giáo.
Ngài xuống thuyền với 50 người tùy tùng gồm có các linh mục, tu sĩ và các sinh viên. Đoàn thuyền tới giữa các cánh đồng lầy lội. Cư dân của vùng này còn sống rất hoang dại. Các nhà truyền giáo rao giảng Tin Mừng cho họ. Đức cha Bônifacio hẹn các tân tòng ở Dokum, gần bờ bể, ngày 5 tháng 6 năm 756, hôm ấy là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc vừa cử hành thánh lễ thì một đoàn người mang khí giới xông tới, Bônifacio quay về với các bạn và nói: - Can đảm lên, khí giới này không làmgì được linh hồn.
Các lương dân xông vào sát hại các nhà truyền giáo. Một nhát búa bổ xuống Đức Tổng giám mục và cuốn Phúc âm Ngài đang cầm trong tay.
Xác thánh nhân được đưa về chôn cất ở nhà thờ chánh tòa Fulda. Thư viện còn lưu giữ được cuốn sách bị chặt đứt của thánh nhân.

(daminhvn.net)

05 Tháng Sáu

Hãy Cho Một Nụ Cười

Một bệnh nhân nọ được đưa vào một bệnh viện do các tu sĩ điều khiển. Người ta không để cho anh nằm điều trị trong một căn phòng riêng rẽ mà lại đặt anh nằm chung với các bệnh nhân khác trong một phòng lớn. Vừa mới được khiêng vào căn phòng, người đàn ông đã bị các bệnh nhân khác tuôn đến bao xung quanh. Người thì kéo chăn, kẻ nắm áo, kẻ bứt tóc. Không mấy chốc, anh bị quăng xuống khỏi giường giữa những tiếng cười đùa của các bệnh nhân khác.
Không chịu đựng nổi trò chơi quái ác của các bệnh nhân, người đàn ông mới la hét để kêu cầu vị phụ trách. Anh trình như sau: "Tại sao ông lại đưa tôi vào đây. Tất cả các bệnh nhân xung quanh tôi đều cười đùa, nghịch ngợm như một đám con nít. Hẳn họ không đau yếu như tôi".
Vị phụ trách mỉm cười đáp: "Họ còn đau yếu hơn cả anh. Nhưng tất cả đều khám phá ra một bí quyết, một bí quyết mà ít người ngày nay biết đến hoặc có biết đến, họ cũng không tin".
Người đàn ông muốn biết bí quyết ấy. Vị phụ trách bệnh viện mới lấy một cái cân có hai đĩa ở hai đầu. Ngài lấy một hòn đá đặt vào một đĩa cân, đĩa cân ở đầu bên kia liền được nhắc lên... Ngài giải thích như sau: Tôi vừa trình bày cho ông một bí quyết của các bệnh nhân ở đây. Chiếc cân này là biểu trưng của tình liên đới giữa con người với nhau. Hòn đá biểu hiện cho nỗi đau khổ của ông. Khi đau khổ đè nặng trên ông, thì ở đầu cân bên kia, niềm vui có thể đến với một người nào đó. Niềm vui và nỗi khổ thường sánh vai với nhau. Nhưng nỗi khổ cần phải được đón nhận và dâng hiến, chứ không phải để giữ riêng cho mình. Hãy làm cho những người khác trở thành trẻ thơ, hãy làm cho nụ cười được chớm nở trên môi của người khác cho dẫu ta đang hấp hối".

Cái chết của Ðức Kitô là cái chết của một người cho tất cả mọi người. Ðó là Tình Yêu được dâng hiến cho tất cả mọi người. Ðó là Hy Sinh cho tất cả mọi người. Ðó là Lý Tưởng của một người sống và chết cho mọi người.
Nhìn ngắm Ðức Kitô trên thập giá, chúng ta thấy được định nghĩa đích thực về con người: con người chỉ có thể thể hiện được trọn vẹn tính người khi sống cho người khác. Càng sống cho tha nhân, con người càng tìm lại được chính bản thân. Càng chia sẻ với người khác, con người càng trở nên phong phú...
Có của cải, có thì giờ, có niềm vui để chia sẻ đã đành, nhưng con người còn có cả một kho tàng khác để chia sẻ cho người khác: đó là nỗi đau khổ, sự bất hạnh, những hy sinh âm thầm của mình.
Âm thầm đón nhận một đau khổ mà không than trách, không phàn nàn, nhưng luôn để lộ trên khuôn mặt sự vui tươi, tinh thần lạc quan: đó là một trong những chia sẻ cao độ nhất mà chúng ta có thể dành cho người khác.
Vác lấy khổ đau để trở thành gánh nặng cho người khác: đó là một trong những chia sẻ cao quý nhất mà chúng ta có thể dành cho người khác.
Dâng từng khổ đau, hy sinh và âm thầm phục vụ từng ngày để cầu nguyện cho tha nhân: đó là một trong những chia sẻ cao đẹp nhất, bởi vì chỉ có Chúa mới thấy được giá trị của sự chia sẻ ấy.

(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét