19/06/2017
Thứ Hai tuần 11 thường niên
BÀI ĐỌC
I: 2 Cr 6, 1-10
"Chúng tôi chứng tỏ mình
là những người phục vụ Thiên Chúa".
Trích thư thứ hai của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, với
tư cách là những người cộng sự với Chúa Giêsu, chúng tôi khuyên anh em đừng nhận
lấy ơn của Thiên Chúa một cách vô ích. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận tiện
đến, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày cứu thoát, Ta đã cứu vớt ngươi". Bây
giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát. Chúng tôi không hề làm cớ
cho ai phải vấp phạm, để công việc phục vụ của chúng tôi khỏi bị đàm tiếu.
Nhưng trong mọi sự, chúng tôi chứng tỏ mình là những người phục vụ Thiên Chúa,
với hết lòng kiên nhẫn: trong gian truân thiếu thốn, nguy khốn, đòn vọt, tù
đày, biến loạn, khó nhọc, nhịn ăn, nhịn ngủ với lòng thanh khiết, am hiểu, đại
lượng, dịu dàng, bằng sức mạnh Thánh Thần, bằng lòng yêu thương không giả dối,
bằng lời chân thật, và bằng quyền năng Thiên Chúa; nhờ khí giới công chính bên
tả bên hữu; trải qua vinh quang cũng như tủi nhục, tiếng xấu cũng như tiếng tốt,
bị coi là phường bịp bợm, mặc dầu là chân thành; bị coi là vô danh, nhưng hằng
được biết đến; bị coi là đang giẫy chết, nhưng này chúng tôi vẫn sống; bị coi
như bị gia hình, mà nào đã chết đâu; bị coi như phải ưu sầu, nhưng chúng tôi vẫn
luôn an vui; bị coi là kẻ nghèo túng, nhưng chúng tôi lại làm cho nhiều người
được giàu có; bị coi như không có gì, nhưng chúng tôi làm chủ tất cả. Đó
là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv
97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Đáp: Chúa đã công bố
ơn cứu độ của Người (c. 2a).
1) Hãy ca mừng Chúa một
bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho
Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người.
- Đáp.
2) Chúa đã công bố ơn
cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại
lòng nhân hậu và trung thành, để sủng ái nhà Israel.
- Đáp.
3) Khắp nơi bờ cõi địa
cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng
Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Đáp.
ALLELUIA: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! -
Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe. Chúa có lời ban sự sống
đời đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 5,
38-42
"Thầy bảo các con: đừng chống
cự lại với kẻ hung ác".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe bảo: 'Mắt đền mắt, răng đền
răng'. Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại,
nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện
con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt
con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn
vay mượn, thì con đừng khước từ". Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Ðừng báo thù
"Mắt đền mắt,
răng đền răng", đó là công thức của luật báo thù. Người ta xúc phạm đến
tôi bao nhiêu, tôi phải làm lại cho người đó bấy nhiêu. Kẻ lý luận như thế là dựa
trên sự công bằng, nhưng đây là sự công bằng theo mức độ của loài người. Luật
trả thù này đã được ghi chép thành văn trong bộ luật của vua xứ Babylon năm
1750 TCN. Trong Bộ Ngũ Kinh, người ta cũng có thể đọc thấy vài công thức của luật
trả thù này, và đó là sự bất toàn của Luật Môsê thời Cựu Ước.
Nhưng luật trả thù này
không những có trong những bộ luật lâu đời, mà còn nằm trong tâm hồn con người
mọi thời. Chúa Giêsu muốn nhắc cho các môn đệ Ngài xưa cũng như nay, là cần phải
sẵn sàng dập tắt ngay nơi bản thân mầm mống của bạo động: "Ðừng chống cự
người ác". Ngài nhấn mạnh đến tinh thần mà người môn đệ phải có, đó là
tinh thần tha thứ, vượt qua điều anh em xúc phạm đến mình. Ðây là hình thức cao
cả của tình yêu Kitô: yêu thương một cách nhưng không, không đòi lại điều gì,
cũng không chờ đợi điều gì. Như vậy câu nói của Chúa Giêsu: "Ai muốn lấy
áo trong của con, thì hãy cho nó cả áo ngoài" không phải là thái độ thụ động,
mà là thái độ tích cực sống yêu thương tha thứ như Chúa đã nêu gương từ trên Thập
giá khi Ngài cầu nguyện: "Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết
việc chúng làm". Chúa Giêsu đã yêu thương và tha thứ đến cùng, và Ngài dạy
chúng ta sống theo gương Ngài, nếu chúng ta muốn trở nên môn đệ đích thực của
Ngài.
Chúng ta hãy cầu xin bằng
chính lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô Assisiô: Lạy Chúa từ nhân, xin cho
con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin hãy dùng con như khí cụ
bình an của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi
lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn u sầu.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 11 TN1,
Năm lẻ
Bài đọc: 2
Cor 6:1-10; Mt 5:38-42.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Những đòi hỏi của người môn đệ Đức Kitô
Làm môn đệ ai là mong
muốn được trở nên giống người đó. Làm môn đệ của Đức Kitô là chúng ta phải cố gắng
học hỏi cuộc đời của Ngài, và diễn tả cách sống động bằng chính cuộc đời của
chúng ta, để những người khác cũng muốn trở thành môn đệ của Ngài. Các Bài Đọc
hôm nay tập trung trong những lời dạy dỗ và cố gắng đáp ứng những đòi hỏi của
người môn đệ Đức Kitô. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô khuyên các tín hữu đừng để
các ân huệ Thiên Chúa ban trở nên vô hiệu, họ phải biết cách dùng nó cho việc
phục vụ Tin Mừng như ông đã từng làm. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn
đệ của Ngài không chỉ giữ Luật công bằng như người xưa; nhưng còn phải sống luật
yêu thương, để chứng tỏ cho người ta biết các ông là môn đệ Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chịu đựng đau khổ cho Nước Chúa trị đến.
1.1/ Đừng để ân huệ của
Thiên Chúa ban trở nên vô hiệu:
(1) Các tín hữu phải
biết sinh lời cho Chúa: Ân huệ Chúa ban cho con người không phải giữ lại để hưởng
thụ, nhưng để cho việc phục vụ và loan báo Tin Mừng. Thánh Phaolô nhận thức rõ
được điều này, nên ông khuyên các tín hữu: ''Vì được cộng tác với Thiên Chúa,
chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng
để trở nên vô hiệu. Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta
thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân,
đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.''
(2) Noi gương Phaolô:
Nhìn lại công cuộc rao giảng Tin Mừng của mình, Phaolô tâm sự với các tín hữu,
mục đích không phải để đánh bóng cá nhân, nhưng để các tín hữu bắt chước ông
như ông đã bắt chước Đức Kitô: "Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây
cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của
chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa
tác viên của Thiên Chúa.'' Trong khi phục vụ Tin Mừng, Phaolô đã phải chịu khó
khăn đến từ mọi phía, Phaolô liệt kê những áp lực này như sau:
+ Phải chịu đựng những
áp lực đến từ bên trong: căng thẳng, sợ hãi, lo âu.
+ Phải chịu đựng những
áp lực đến từ bên ngoài: đòn vọt, tù đày, chống đối.
+ Phải hy sinh chịu đựng
khi rao giảng: lao nhọc, mất ngủ, mất ăn.
Khi phải đương đầu với
những áp lực khó khăn này, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng
(u`pomonh/|). Chúa Giêsu cũng đã báo trước cho các môn đệ biết những khó khăn
mà các ông phải đương đầu với; nhưng Ngài hứa với các ông: Đừng sợ! vì Thầy ở
cùng anh em.
1.2/ Người rao giảng phải
được trang bị đầy đủ để sẵn sàng đối phó với nghịch cảnh: Thánh Phaolô chắc đã quá quen với binh giáp của người chiến
sĩ Rôma, nên khi mô tả hình ảnh nhà rao giảng, ông dựa trên những binh giáp
này. Hai khí cụ chính người chiến sĩ cần có là khiên thuẫn để bảo vệ thân mình
và gươm giáo để tấn công địch thù. Tương tự, nhà rao giảng cũng cần có 4 đức
tính để bảo vệ mình và 4 vũ khí để giao chiến.
(1) Những đức tính và
vũ khí người môn đệ phải có:
- 4 đức tính phải sở hữu
để tự vệ như thuẫn đỡ khiên che: trong sạch để không bị lôi cuốn vào lối sống của
thế gian, khôn khéo để biết cách đương đầu với con người và thích ứng với những
hoàn cảnh khác nhau, nhẫn nhục để chịu đựng mọi gian khổ và xỉ nhục, và có lòng
nhân hậu để thông cảm và tha thứ.
- 4 vũ khí cần thiết để
tấn công như gươm giáo:
+ một tinh thần thánh
thiện để thánh hóa đời, chứ không để đời lôi cuốn.
+ một tình thương
không giả dối: để yêu thương và cho đi cách vô vị lợi.
+ lời chân lý: thông
hiểu và nhiệt thành rao giảng Tin Mừng.
+ sức mạnh của Thiên
Chúa: người môn đệ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, chứ không cậy dựa vào sức
mình. Nói như thánh Phaolô: "Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn
công và tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang
tiếng xấu.''
(2) Những thái độ tự
tin người môn đệ phải có: Bên cạnh các vũ khí được trang bị, người chiến sĩ cần
có một thái độ tự tin khi giao chiến. Nếu không có thái độ tự tin, người chiến
sĩ sẽ dễ đầu hàng trước nghịch cảnh. Một cách tương tự, nhà rao giảng cũng phải
có thái độ vững tin nơi Thiên Chúa và nơi mình. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân,
thánh Phaolô liệt kê một số những thái độ tự tin nhà rao giảng cần có:
- bị coi là giả hiệu
(impostor), nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành;
- bị coi là vô danh,
nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến;
- bị coi là sắp chết,
nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống;
- bị coi như trừng phạt,
nhưng kỳ thực không bị giết chết;
- bị coi như phải ưu
phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ;
- bị coi như nghèo
túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có;
- bị coi như không có
gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.
2/ Phúc Âm: Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt
đi.
2.1/ Đòi hỏi tối thiểu của
Luật công bằng: "Anh em đã nghe Luật dạy
rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng." Đây là Luật Talionis xưa nhất trên thế
giới, được tìm thấy trong Bộ Luật Hammurabi, khỏang 2250 BC. Luật này cũng được
tìm thấy trong Cựu Ước ít là 3 lần (Exo 21:23-25, Lev 24:19-20, Deut 19:21). Mấy
điều quan trọng về Luật này cần lưu ý: (1) Nó ngăn cấm việc gia tăng báo thù;
(2) Nó được thi hành bởi quan án và ngăn cấm việc báo thù cá nhân; (3) Nó không
được thi hành theo nghĩa đen, nhưng được tính bằng tiền bồi thường; và (4) nó
không phải là tất cả Luật của Cựu Ước, vì vẫn còn những luật yêu thương và tha
thứ (Lev 19:18, Pro 25:21, Lam 3:30).
2.2/ Sự hoàn thiện của Luật
Yêu Thương: "Còn Thầy, Thầy bảo anh em:
đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má
bên trái ra nữa; nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho
nó lấy cả áo ngoài; nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai
dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi." Chúa
Giêsu không bảo chúng ta hiểu theo nghĩa đen, nhưng Ngài muốn dạy chúng ta 3
nguyên tắc chính yếu của luân lý Kitô Giáo: (1) Người môn đệ không bao giờ được
khinh bỉ hay tìm cách báo thù người đã gây thiệt hại cho họ; (2) Người môn đệ
không bao giờ được đòi hỏi quyền mình phải được hưởng; (3) Người môn đệ không
bao giờ được vịn vào quyền và tự do để làm những gì mình thích, nhưng phải luôn
nghĩ tới bổn phận phải làm để giúp tha nhân và xây dựng Nước Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta là những
môn đệ của Đức Kitô; vì thế, chúng ta phải cố gắng học hỏi và minh họa đời sống
của Đức Kitô trong chính bản thân mình cho người khác nhận ra và tin vào Ngài.
- Chúng ta không thể bằng
lòng với việc giữ cẩn thận Thập Giới, vì đó chỉ là nhưng điều kiện tối thiểu;
nhưng phải đáp ứng đòi hỏi của giới luật yêu thương để chinh phục con người về
cho Thiên Chúa.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
Th. Rô-moan-đô, viện phụ Mt
5,38-42
BẰNG MỘT TÌNH YÊU LỚN HƠN
“Nếu có người bắt anh
đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm.” (Mt 5,41)
Suy niệm: Chuyện
kể rằng có một vị vua sau khi thắng trận liền mở tiệc khao quân. Ông mời cả các
tù binh ăn mừng, đãi ngộ rất tử tế rồi trả tự do cho họ. Quần thần hỏi tại sao
nhà vua đã thề tiêu diệt hết kẻ thù không sót một người mà nay lại cư xử như
thế, nhà vua trả lời: “Ta đã tiêu diệt hết kẻ thù bằng cách biến họ thành bạn.”
Luật “mắt đền mắt, răng đền răng” bế tắc trước vấn đề sự ác,
bởi vì lấy oán báo oán thì oán thù chồng chất. Không thể dùng lửa, cũng không
thể dùng vài giọt nước để dập tắt một đống lửa, mà phải dùng một khối lượng
nước lớn hơn đống lửa đó. Chúa Giê-su dạy chúng ta tiêu diệt sự báo thù bằng
việc tha thứ, tiêu diệt nhỏ nhen ích kỷ bằng quảng đại quên mình. Trên thập giá
Chúa tiêu diệt bạo lực bất công bằng sự hiền lành và tự nguyện chịu chết để đền
bù muôn tội lỗi. Không thể tiêu diệt sự ác bằng sự ác mà phải bằng một tình yêu
lớn hơn.
Mời Bạn: Chúng
ta đón nhận đạo lý Chúa dạy, nhưng khi
bị ai nói động đến, chúng ta lập tức “xù lông nhím” lên để tự vệ, không trả đũa
sòng phẳng thì cũng hậm hực, mặt nặng mặt nhẹ. Muốn uốn nắn bản tính tự nhiên
để sống theo Lời Chúa dạy, bạn hãy thực hiện những việc hay cách ứng xử giúp mình
trở nên “đồng hình đồng dạng” với Đức Ki-tô chịu đóng đinh,
một Đức Ki-tô khiêm nhường, nghèo khó và chịu sỉ nhục.
Sống Lời Chúa: Chọn
làm một công việc hèn mọn và âm thầm để phục vụ tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy
Chúa Giê-su, nếu có điều gì làm cho con trở nên giống Chúa chịu đóng đinh hơn
thì con xin nhận lấy vì lòng yêu mến Chúa và để cứu rỗi nhiều linh hồn hơn về
cho Chúa.
(5 phút Lời Chúa)
Ai xin, hãy cho
(19.6.2017 – Thứ hai Tuần 11 Thường niên)
Suy niệm:
Đoạn Tin Mừng hôm nay dễ bị đem ra nhạo cười,
vì có vẻ nó dung túng sự ác và biểu lộ một tinh thần yếu hèn bạc nhược.
Người ta hay nghĩ rằng nếu cứ sống theo tinh thần của Chúa Kitô
thì hẳn kẻ ác sẽ tha hồ tác oai tác quái trong thế giới này.
Tuy nhiên, chính vì con người muốn sống theo khuynh hướng tự nhiên,
nên thế giới hôm nay mới không ngớt chiến tranh và đau khổ.
Đánh phủ đầu là đánh trước khi người kia kịp đánh mình.
Trên thế giới mỗi ngày có biết bao vụ sát nhân chỉ vì một chút hờn oán.
vì có vẻ nó dung túng sự ác và biểu lộ một tinh thần yếu hèn bạc nhược.
Người ta hay nghĩ rằng nếu cứ sống theo tinh thần của Chúa Kitô
thì hẳn kẻ ác sẽ tha hồ tác oai tác quái trong thế giới này.
Tuy nhiên, chính vì con người muốn sống theo khuynh hướng tự nhiên,
nên thế giới hôm nay mới không ngớt chiến tranh và đau khổ.
Đánh phủ đầu là đánh trước khi người kia kịp đánh mình.
Trên thế giới mỗi ngày có biết bao vụ sát nhân chỉ vì một chút hờn oán.
“Mắt đền mắt, răng đền răng”
câu này thường được dùng để cho thấy sự tàn nhẫn của Cựu Ước.
Thật ra, Cựu Ước chẳng bắt người ta phải móc mắt, nhổ răng kẻ thù.
Câu này chỉ nhằm giới hạn việc báo thù trong mức độ cân xứng.
Trong xã hội mang tính bộ tộc của Ítraen thuở ban đầu,
“mắt đền mắt” đã là một tiến bộ đáng kể.
Đức Giêsu đi xa hơn khi đòi hỏi đừng chống cự lại người ác,
nghĩa là đừng lấy ác báo ác, đừng sống theo luật báo phục (lex talionis).
“Nếu bị ai vả má bên phải, hãy đưa cả má kia ra nữa” (c. 39).
Bị vả má bên phải nghĩa là bị tát bằng mu bàn tay phải.
Không phải là đau hơn, nhưng là nhục nhã hơn nhiều.
Đức Giêsu đã từng có kinh nghiệm này trong cuộc Khổ Nạn (Mt 26, 67).
“Đưa má kia” đơn giản chỉ có nghĩa là tránh trả thù, chịu mình ở thế yếu,
vì báo oán là chuyện của Thiên Chúa (Rm 12, 19-20).
“Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21).
câu này thường được dùng để cho thấy sự tàn nhẫn của Cựu Ước.
Thật ra, Cựu Ước chẳng bắt người ta phải móc mắt, nhổ răng kẻ thù.
Câu này chỉ nhằm giới hạn việc báo thù trong mức độ cân xứng.
Trong xã hội mang tính bộ tộc của Ítraen thuở ban đầu,
“mắt đền mắt” đã là một tiến bộ đáng kể.
Đức Giêsu đi xa hơn khi đòi hỏi đừng chống cự lại người ác,
nghĩa là đừng lấy ác báo ác, đừng sống theo luật báo phục (lex talionis).
“Nếu bị ai vả má bên phải, hãy đưa cả má kia ra nữa” (c. 39).
Bị vả má bên phải nghĩa là bị tát bằng mu bàn tay phải.
Không phải là đau hơn, nhưng là nhục nhã hơn nhiều.
Đức Giêsu đã từng có kinh nghiệm này trong cuộc Khổ Nạn (Mt 26, 67).
“Đưa má kia” đơn giản chỉ có nghĩa là tránh trả thù, chịu mình ở thế yếu,
vì báo oán là chuyện của Thiên Chúa (Rm 12, 19-20).
“Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21).
“Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong, hãy để cho hắn lấy cả áo ngoài nữa” (c. 40).
Ở Đông phương, áo ngoài là quan trọng để chống cái lạnh ban đêm,
nên nếu bị cầm cố, thì cũng phải trả lại cho người ta có cái mà đắp (Đnl 24, 13).
Đưa cả áo trong lẫn áo ngoài cho kẻ kiện cáo mình
là chấp nhận bị trần trụi và xấu hổ, nếu ai đó chỉ có một bộ thôi.
Trong xã hội Paléttin bị đô hộ bởi đế quốc Rôma,
chuyện bị ép vác đồ dùm cho lính tráng vẫn hay xảy ra (x. Mt 27, 32).
“Người bắt anh đi một dặm, hãy đi với người ấy hai dặm” (c. 41).
Môn đệ Đức Giêsu, trước những ép buộc không mấy chính đáng,
chẳng những được mời ưng thuận, mà còn làm hơn cả điều bị ép buộc.
Câu cuối của bài Tin mừng cho thấy thái độ bác ái của kitô hữu
trước những yêu cầu của có thật của tha nhân (c. 42).
Mở lòng ra trước người xin, người muốn vay mượn,
dù kẻ ấy là kẻ thù hay người không có khả năng hoàn trả.
Ở Đông phương, áo ngoài là quan trọng để chống cái lạnh ban đêm,
nên nếu bị cầm cố, thì cũng phải trả lại cho người ta có cái mà đắp (Đnl 24, 13).
Đưa cả áo trong lẫn áo ngoài cho kẻ kiện cáo mình
là chấp nhận bị trần trụi và xấu hổ, nếu ai đó chỉ có một bộ thôi.
Trong xã hội Paléttin bị đô hộ bởi đế quốc Rôma,
chuyện bị ép vác đồ dùm cho lính tráng vẫn hay xảy ra (x. Mt 27, 32).
“Người bắt anh đi một dặm, hãy đi với người ấy hai dặm” (c. 41).
Môn đệ Đức Giêsu, trước những ép buộc không mấy chính đáng,
chẳng những được mời ưng thuận, mà còn làm hơn cả điều bị ép buộc.
Câu cuối của bài Tin mừng cho thấy thái độ bác ái của kitô hữu
trước những yêu cầu của có thật của tha nhân (c. 42).
Mở lòng ra trước người xin, người muốn vay mượn,
dù kẻ ấy là kẻ thù hay người không có khả năng hoàn trả.
Lời của Đức Giêsu hôm nay làm chúng ta choáng váng.
Lời này không đòi dẹp bỏ hệ thống pháp luật, cảnh sát hay nhà tù.
Lời này không đòi dẹp bỏ hệ thống pháp luật, cảnh sát hay nhà tù.
Nhưng nếu các kitô hữu cứ để cho Lời này thấm vào lòng từ từ,
đời sống của họ sẽ được thay đổi một cách kỳ diệu,
và bộ mặt thế giới sẽ đổi khác.
Hiền hậu, bao dung, quảng đại, đó là điều thế giới hôm nay thiếu trầm trọng.
Gandhi, người say mê những câu Lời Chúa hôm nay, đã than phiền:
“Tôi thích Đức Kitô của các anh, nhưng tôi không thích các kitô hữu.
Vì các kitô hữu thì chẳng giống Đức Kitô mấy.”
Chỉ mong chúng ta có trái tim hiền hậu giống Đức Kitô hơn.
đời sống của họ sẽ được thay đổi một cách kỳ diệu,
và bộ mặt thế giới sẽ đổi khác.
Hiền hậu, bao dung, quảng đại, đó là điều thế giới hôm nay thiếu trầm trọng.
Gandhi, người say mê những câu Lời Chúa hôm nay, đã than phiền:
“Tôi thích Đức Kitô của các anh, nhưng tôi không thích các kitô hữu.
Vì các kitô hữu thì chẳng giống Đức Kitô mấy.”
Chỉ mong chúng ta có trái tim hiền hậu giống Đức Kitô hơn.
Lời nguyện:
Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong
sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19 THÁNG SÁU
Tình Yêu Hôn Nhân
Và Gia Đình Kitôhữu
Nơi người Kitôhữu, vai
trò làm cha làm mẹ trước hết là một thực tại luân lý và tâm linh. Người ta chỉ
cần có mấy tháng để đưa một em bé vào đời, nhưng trọn cả đời người cũng không đủ
để hoàn thành việc nuôi dạy đứa con. Thật vậy, có rất nhiều giá trị – cả nhân bản
lẫn siêu nhiên – mà cha mẹ phải truyền đạt cho con cái mình. Bởi vậy, hành vi
trao ban sự sống của cha mẹ có một chiều kích hoàn toàn nhân bản. Và điều này
đòi hỏi thời gian, lòng kiên nhẫn, trí phán đoán, sự khéo léo và tình yêu
thương mấy cũng không vừa. Đó là nẻo đường mà cả gia đình được mời gọi cùng
nhau bước đi từ ngày này sang ngày khác. Trong đó, mọi thành viên của gia đình
– cả cha mẹ lẫn con cái – sẽ trưởng thành ngày càng hơn. Quả vậy, các bậc cha mẹ
sống tư cách làm cha làm mẹ một cách đầy trách nhiệm sẽ khám phá thấy rằng
trong tình yêu hôn nhân của họ có những khía cạnh rất tuyệt vời mà họ vốn không
ngờ.
Những khía cạnh thâm
sâu ấy của tình yêu hôn nhân cho phép chúng ta nhìn thoáng thấy chân trời rộng
lớn ấy. Chúng ta nhận ra rằng tình yêu giữa người nam và người nữ siêu vượt
trên kinh nghiệm về thời gian và nó tự mở ra tới viễn tượng sự phục sinh vinh
quang của thân xác, ở đó sự sinh sản thể lý sẽ không còn, nhưng mối kết hợp tâm
linh của hai tâm hồn sẽ vẫn tồn tại.
Trong ánh sáng này,
hình ảnh của Giu-se được nhận thấy có một ý nghĩa phi thường. Vì trong cuộc hôn
nhân trinh khiết giữa ngài với Đức Trinh Nữ Maria, một cách nào đó ngài báo trước
kinh nghiệm trọn vẹn về thiên đàng. Ngài cho chúng ta thấy sự phong phú của
tình yêu phu phụ được xây dựng trên những hòa điệu thâm sâu của linh hồn và được
nuôi dưỡng bằng nguồn mạch yêu thương không bao giờ cạn kiệt.
Đây là một bài học rất
có ý nghĩa cho thời đại chúng ta – một thời đại mà gia đình thường lâm vào khủng
hoảng chỉ vì tựa vào một thứ tình yêu thiếu hẳn chiều sâu và sự phong phú này.
Đàng khác, gia đình hôm nay in hằn những rối rắm, những nhấn mạnh thái quá đến
bản năng và những sự lôi cuốn bên ngoài. Đành rằng bản năng và những lôi cuốn
bên ngoài rất quan trọng, nhưng chúng không thể là nền tảng của tình yêu hôn
nhân đối với các đôi vợ chồng Kitôhữu. Chúng ta hãy học lấy gương mẫu của Thánh
Giu-se.
“Này con, sao con nỡ
làm thế? Kìa cha con và mẹ đã lo lắng tìm con” (Lc 2,48). “Cha con” – đó là
Thánh Giu-se, chồng của Mẹ Thiên Chúa, và trước mặt người đời là cha của Giê-su
Na-da-rét, Giê-su Kitô, Con Thiên Chúa. Câu nói trên là một lời khiển trách rất
bình dị, rất ‘người’. Nhưng, trên tất cả, câu nói ấy bày tỏ mối ưu tư. Nỗi ưu
tư này chính là đặc trưng của vai trò làm cha làm mẹ, từ khoảnh khắc thụ thai đứa
con trong cung lòng người mẹ, xuyên qua tuổi ấu thơ và cả cho đến tuổi trưởng
thành. Mối ưu tư ấy của cha và mẹ há không phải là phản ảnh của sự quan phòng
thần linh đó sao?
Và rồi, một câu nói
khác nữa, lần này là của Đức Giê-su: “Cha mẹ không biết rằng con phải ở trong
nhà Cha con sao?” (Lc 2,49). Câu nói của Giê-su, người con, nói với cha mẹ mình
– là Giu-se và Maria. Câu nói ấy vén mở cho thấy rằng ở giữa mối ưu tư nói trên
của cha và mẹ, vẫn có những khả năng cho đứa con lớn lên, vẫn luôn có khả năng
cho tiếng gọiđến từ Thiên Chúa: “Con phải ở trong nhà Cha con…”
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
19 Tháng Sáu
Thế Ư?
Hakuin là một thiền sư nổi tiếng tại Nhật Bản, ông sống ẩn dật trên núi. Ngày
kia, có một thiếu nữ con nhà gia giáo bỗng thấy mình có thai. Cô nàng tuyên bố
với mọi người rằng chính thiền sư Hakuin là tác giả của bào thai. Vừa nghe tin
này, cả dân làng, do cha mẹ của cô thiếu nữ dẫn đầu, đã giận dữ kéo đến chòi của
vị thiền sư. Họ la hét, chửi rủa vị thiền sư đủ điều...
Nhưng vốn điềm tĩnh, nhà sư chỉ biết mỉm cười thốt lên: "Thế ư?". Ai
cũng nghĩ đó là một cách chịu tội. Ai cũng nghĩ chính ông là tác giả của bào
thai trong lòng người thiếu nữ. Khi đứa bé chào đời, thiền sư Hakuin lặng lẽ đến
nhận nó và đưa về chiếc chòi nghèo nàn của mình. Ông bồng lấy nó, nang niu nó
và chăm sóc nó như chính đứa con ruột của mình.
Nhưng khoảng 18 năm sau, người thiếu nữ bông hối hận về hành vi của mình. Cô
thú nhận rằng người cha của đứa bé chính là chàng ngư phủ trẻ trong làng.
Nghe tin này, ai ai trong làng cũng cảm thấy xấu hổ vì đã nghĩ xấu và nhục mạ một
con người đáng kính. Một lần nữa, dưới sự dẫn đầu của cha mẹ thiếu nữ, cả làng
kéo nhau đến chòi của vị thiền sư. Mọi người sụp lạy tỏ dấu sám hối vì đã xúc
phạm đến thanh danh của vị đạo sĩ thánh thiện. Giữa lúc mọi người đồng thanh
tuyên bố sự vô tội và cứu gỡ danh dự cho mình, vị thiền sư chỉ mỉm cười nói:
"Thế ư?".
Hai
tiếng "Thế ư?" của thiền sư Hakuin trên đây xem chừng như cũng cùng một
âm điệu với hai tiếng "Xin vâng" của Mẹ Maria.
Thái độ điềm nhiên và chấp nhận không chỉ là kết quả của một sự rèn luyện ý
chí, nhưng còn là một thể hiện của niềm tin. Thưa xin vâng trước tiên có nghĩa
là tuyên xưng Tình Yêu không hề lay chuyển của Thiên Chúa. Thưa xin vâng là chấp
nhận đi vào chương trình của Thiên Chúa, trong đó cho dù phải trải qua tăm tối
và thử thách, con người vẫn tin ở sự thành toàn.
Thưa xin vâng cũng có nghĩa là nói lên niềm tin nơi chính bản thân: dù có yếu
hèn, vấp ngã, con người vẫn luôn là đối tượng của một Tình Yêu chung thủy và là
trọng tâm của một chương trình cao cả mà thiên Chúa đang thực hiện.
Thưa xin vâng cũng có nghĩa là nói lên niềm tin vào cuộc đời. Cuộc đời này, dù
có đen bạc đến đâu, vẫn luôn có một ý nghĩa và tha nhân, dù có thấp hèn, xấu xa
đến đâu, vẫn tiếp tục mang lấy hình ảnh cao vời của Thiên Chúa.
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét