Trang

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

20-06-2017 : THỨ BA - TUẦN XI THƯỜNG NIÊN

20/06/2017
Thứ Ba tuần 11 thường niên


BÀI ĐỌC I:    2 Cr 8, 1-9
"Vì anh em, Đức Kitô đã nên thân phận nghèo khó".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, chúng tôi tỏ cho anh em biết về ân huệ Thiên Chúa đã ban cho giáo đoàn xứ Macêđônia. Trong nhiều nỗi gian truân thử thách, họ được tràn đầy vui mừng, và cảnh cùng cực thẳm sâu của họ lại trở nên kho tàng phúc hậu. Tôi làm chứng rằng: họ đã tự động nài ép tôi cho họ được ân huệ tham dự vào việc phục vụ các thánh, tuỳ sức họ và quá sức họ nữa. Không phải như chúng tôi hy vọng mà thôi, họ còn đã hiến mình, trước tiên là cho Chúa, sau là cho chúng tôi, chiếu theo ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế, chúng tôi cũng đã xin Titô hoàn thành việc nghĩa đó cả nơi anh em nữa, như Titô đã khởi sự trước kia. Nhưng cũng như anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành, cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này.

Tôi nói thế, không phải có ý truyền lệnh đâu, nhưng để nhờ lòng sốt mến của kẻ khác, thử lòng chân thành bác ái của anh em. Vì anh em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó, để nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có. Đó là lời Chúa.
 
ĐÁP CA: Tv 145, 2. 5-6. 7. 8-9a
Đáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa (c. 2a).

1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa trong cả cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. -  Đáp.

2) Phúc thay người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ, người đặt  hy vọng vào Chúa là Thiên Chúa của mình: Ngài là Đấng đã tạo thành trời đất, biển khơi và muôn vật chúng đang chứa đựng, Ngài là Đấng giữ lòng trung tín muôn đời.    -  Đáp.
3) Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.     -  Đáp.
4) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quí các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.     -  Đáp.

ALLELUIA:  Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 5, 43-48

"Các ngươi hãy yêu thương thù địch".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy:  'Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù'. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con, hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con: để như vậy các con nên con cái Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em các con thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm như thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo".  Đó là lời Chúa.


Suy niệm : Yêu thương kẻ thù
au hơn 50 ngày bị bắt làm con tin và bị sút gần 20 ký vì sống trong thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần, một nhà truyền giáo nọ đã bình tĩnh trả lời câu hỏi của các phóng viên về những gì mình đang suy tính trong lòng: "Tôi vẫn yêu mến đất nước và dân tộc đó, như ngày tôi mới đến truyền giáo cách đây 40 năm. Tôi đã tha thứ cho những kẻ bắt giữ và hành hạ tôi. Tôi muốn nói với họ rằng tôi không có gì thù ghét họ, nhưng vẫn yêu thương và sẵn sàng trở lại đó làm việc mục vụ".
Những lời dạy của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, cũng không mập mờ, không nhượng bộ hay chiều theo khuynh hướng tự nhiên của con người muốn giới hạn tình yêu của mình đối với tha nhân.
"Hãy yêu mến anh em mình", mệnh lệnh này được ghi rõ trong sách Lêvi 19,18. Những "anh em" được nhắc đến ở đây chỉ những kẻ thân thuộc, đồng hương, thuộc về dân riêng của Chúa. Còn câu: "Hãy ghét kẻ thù địch" thì chúng ta không gặp thấy công thức nào tương tự như vậy trong Kinh Thánh. Những lời này có thể hiểu như một diễn tả tự nhiên của tâm lý thường tình nơi con người, một hậu quả của tình yêu thương có giới hạn trong khung cảnh những kẻ thân thuộc, những người thuộc về cùng một dân tộc, một xã hội. Theo tâm thức hạn hẹp của Cựu Ước, bất cứ ai không thuộc về Dân Chúa chọn, thì người đó là kẻ xa lạn, là kẻ thù địch, không được yêu thương.
Chúa Giêsu đã đến để mạc khải sứ điệp trọn hảo hơn, bẻ gẫy những giới hạn tự nhiên: "Còn Thầy, Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con". Chúng ta chú ý đến hai chi tiết trong lời dạy của Chúa Giêsu: thứ nhất: không còn ai bị loại ra khỏi tình yêu thương của người môn đệ Chúa và sự phân chia con người ra làm hai loại: thân thuộc và thù địch không còn nữa. Thứ hai: Tình yêu thương đó được thể hiện bằng những hành động cụ thể, và quan trọng nhất, đó là thi ân và cầu nguyện cho những kẻ không tự nhiên được chúng ta yêu thương, và đây không còn là tình yêu thương theo tình cảm, mà là tình yêu thương thực sự hướng đến lợi ích của người khác.
Nhưng tại sao phải yêu thương như vậy? Bởi vì chính chúng ta là con cái của Thiên Chúa và do đó phải noi gương trọn lành của Ngài, Ðấng cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người lành.
Xin Chúa đổ tràn trên chúng ta tình thương của Chúa, để chúng ta được giải thoát khỏi tình yêu hạn hẹp, có tính toán, mà quảng đại yêu thương tất cả mọi người, ngay cả kẻ chống đối và có ác cảm với chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 11 TN1, Năm lẻ
Bài đọc2 Cor 8:1-9; Mt 5:43-48.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bổn phận trở nên hoàn thiện
Có nhiều lý do khiến con người từ chối ơn gọi trở nên hoàn thiện: (1) Họ đang sống giữa thế gian, và phải bon chen với đời để sống còn; (2) Ơn gọi nên hoàn thiện chỉ dành riêng cho một số người, chứ không phải cho tất cả mọi người. Họ muốn khiêm nhường làm người ẩn dật bình thường; và (3) Đức Kitô đòi con người phải làm những điều vượt quá sức lực và khả năng của con người! Làm sao con người có thể trút bỏ mọi sân si để trở nên hoàn thiện đang khi mang trong mình một thân xác?
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những đòi hỏi mà người tín hữu phải cố gắng hoàn thành. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu nhiệt thành đóng góp cho Giáo Hội Mẹ tại Jerusalem, để giúp cho Giáo Hội có phương tiện rao giảng Tin Mừng đến mọi nơi. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đòi các môn đệ phải vượt quá tiêu chuẩn của thế gian để yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những người bách hại các ông.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bổn phận phải đóng góp để giúp đỡ Giáo Hội.
Tuy Jerusalem là Giáo Hội Mẹ, nhưng rất nghèo vì hoàn cảnh địa dư, và chưa có sự tổ chức đóng góp từ các giáo hội địa phương như chúng ta có bây giờ. Vì thế, Phaolô tổ chức cuộc quên góp từ các giáo hội địa phương để giúp Giáo Hội tại Jerusalem.
1.1/ Gương đóng góp của Hội Thánh ở Macedonia: Để khích lệ các tín hữu Corintô biết nhiệt thành đóng góp, Phaolô lấy gương sáng của hội thánh ở Macedonia để làm gương cho họ.
(1) Người nghèo là người quảng đại đóng góp: Macedonia là một vùng không giầu có và gặp nhiều thiên tai đau khổ, nhưng khi nghe chương trình của Phaolô muốn lạc quên giúp Giáo Hội Mẹ, ''họ đã tự nguyện theo sức họ, và tôi xin làm chứng là quá sức họ nữa; trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giàu lòng quảng đại.''
Thông thường, người giàu có là người có phương tiện để đóng góp nhất, nhưng thực tế chứng minh không luôn luôn như vậy; càng giàu càng giữ chặt của. Những người nghèo là những người quảng đại hơn cả, như chúng ta thường nói: "Lá rách đùm lá tả tơi;" vì họ có kinh nghiệm sống thiếu thốn nên dễ cảm thông với những ai đồng cảnh ngộ.
(2) Lòng yêu thương Giáo Hội đàng sau việc đóng góp: Không những sẵn sàng đóng góp, ''họ khẩn khoản nài xin chúng tôi cho họ được phúc tham dự vào việc phục vụ các người trong dân thánh. Họ đã vượt quá điều chúng tôi mong ước là tự hiến mình phụng sự Chúa trước, rồi phục vụ chúng tôi theo ý Thiên Chúa." Đức tin con người có được là món quà vô giá Thiên Chúa ban qua tay của các môn đệ và các nhà truyền giáo. Nếu không có Giáo Hội Mẹ, chẳng bao giờ có các giáo hội con. Vì thế, như những người con thảo sẵn sàng giúp cha mẹ khi về già, các tín hữu cũng phải đóng góp cho Giáo Hội Mẹ để cùng chung mối lo làm sao cho Tin Mừng được rao truyền khắp cùng bờ cõi trái đất.
1.2/ Phaolô muốn Hội Thánh ở Corintô cũng quảng đại đóng góp cho Hội Thánh ở Jerusalem: Vì vậy chúng tôi đã xin anh Titô hoàn thành công việc lạc quyên đó nơi anh em, như anh ấy đã bắt đầu làm. Thánh Phaolô nêu bật 2 lý do nữa để khuyến khích các tín hữu Corintô nên nhiệt thành đóng góp:
(1) Đã nhận nhiều, cũng phải rộng lượng cho đi nhiều: ''Cũng như anh em từng trổi vượt về mọi mặt: về đức tin, lời giảng, sự hiểu biết, lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực, và về lòng bác ái mà anh em đã học được nơi chúng tôi, thì anh em cũng phải trổi vượt về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này nữa.''
(2) Gương của Đức Kitô: ''Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.'' Con người không thể so sánh với Đức Kitô; nhưng gương sáng của Ngài phải trở thành mẫu gương cho chúng ta noi theo.
2/ Phúc Âm: Bổn phận phải yêu thương kẻ thù.
2.1/ Luật người xưa: ''Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.'' Luật Đức Kitô: ''Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.''
(1) Phân tích từ ngữ: Có ba động từ yêu trong Hy-lạp: erein, philein, agapan. Động từ yêu dùng ở đây là "agapan'' động từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ của Kitô Giáo. Đức Kitô không đòi chúng ta yêu kẻ thù với tình yêu tự nhiên dành cho người yêu, hay dành cho những người trong gia đình (erein, philein). Nếu Chúa đòi như thế, Ngài bắt chúng ta đi ngược lại tự nhiên. Điều khác biệt giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tự nhiên là ở chỗ khi yêu cách tự nhiên, con người dùng trái tim; nhưng khi yêu kẻ thù với tình yêu Thiên Chúa, con người phải dùng tới ý muốn của mình, nó là một thỏa thuận giữa trí tuệ và lòng muốn.
(2) Con người chỉ có thể yêu kẻ thù khi con người đã được thấm nhuần đạo lý và tình yêu của Đức Kitô: Theo Gioan, tình yêu này phát xuất từ Thiên Chúa và được thông ban cho con người qua Đức Kitô. Chúa Giêsu luôn đòi các môn đệ phải ở lại trong tình yêu này qua việc giữ các giới răn, trước khi truyền cho các ông phải "yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em."
(3) Theo lời dạy của Đức Kitô: Để có thể yêu kẻ thù, con người cần cầu nguyện cho họ. Khi con người có thể cầu nguyện cho họ, Chúa sẽ giúp con người có thể tha thứ hoàn toàn cho kẻ thù. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu cầu nguyện: "Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm." Noi gương Đức Kitô, thánh Stephanô, vị tử đạo tiên khởi, cũng cầu nguyện cho những người ném đá mình: ''Lạy Chúa! Xin đừng chấp họ tội này.'' Và còn biết bao gương của các vị tử đạo khác nữa; điều này chứng minh đời hỏi của Đức Kitô không vượt quá giới hạn của con người.
2.2/ Những lý do tại sao phải yêu kẻ thù: Chúa Giêsu đưa ra 4 lý do:
(1) Để trở nên con cái của Thiên Chúa: Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Điều làm con người nên giống Thiên Chúa nhất là yêu thương. ''Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.''
(2) Người môn đệ phải khác với người thường: ''Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?''
(3) Người có đạo phải khác với người vô đạo: ''Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?''
(4) Để trở nên hoàn thiện: "Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.'' Hoàn thiện là mục đích của Thiên Chúa khi dựng nên con người, như Sách Sáng Thế viết: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa" (Gen 1:27).

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải trả lại cho Thiên Chúa những hồng ân Ngài đã ban tặng chúng ta. Chúng ta cũng phải giúp đỡ Giáo Hội vì niềm tin chúng ta có được là do tình yêu và lòng nhiệt thành truyền giáo Tin Mừng của Giáo Hội và các nhà truyền giáo.
- Chúng ta là những con cái của Thiên Chúa, và có bổn phận sống theo tiêu chuẩn của những công dân Nước Trời; chứ không được bằng lòng với những tiêu chuẩn của trần thế. Một trong những tiêu chuẩn làm chúng ta giống Thiên Chúa là yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


20/06/17    TH BA TUN 11 TN
Mt 5,43-48

YÊU THƯƠNG KHÔNG MỨC ĐỘ

“Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,44)

Suy niệm: Theo lý mà xét, lời dạy bảo của Đức Giê-su thật chói tai về từ ngữ lẫn nội dung. Chẳng lẽ Ki-tô giáo lại dạy con người cách sống nhu nhược và chịu khuất phục trước kẻ ác? Không phải thế! Khi bị tên đầy tớ vả má cách bất công trước mặt thượng tế Cai-pha, Chúa Giê-su đã phản ứng lại tức khắc: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi.” Ở đây, Chúa Giê-su dùng kiểu nói đại ngôn hay thậm xưng để diển tả cái đòi hỏi ở mức độ quyết liệt. Chúng ta cần nắm bắt cho được tinh thần của Lời Chúa. Tinh thần ấy là lòng yêu thương không biên giới, không phân biệt bạn thù, nhưng hướng tới mọi người ở mức độ tuyệt đối. Bởi vì mức độ của tình yêu là yêu thương không mức độ.

Mời Bạn: Yêu hoa không có nghĩa là yêu luôn những những con sâu ẩn núp trong hoa. Đức ái ki-tô giáo đòi hỏi phải đấu tranh tích cực để trừ khử tội ác và cứu vớt con người, biến kẻ thù thành anh em, biến con người thành con Chúa, đó là một lý tưởng phải phấn đấu suốt đời.

Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về câu nhận định của Gandhi: “Một trái tim dù chai đá đến đâu, cũng sẽ phải trở nên mềm mại trong lò lửa của tình yêu.”

Sống Lời Chúa: Vui vẻ, hoà nhã với người công kích hoặc dửng dưng với mình; nói tốt cho kẻ nói xấu mình.

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cho con biết sống trong tình yêu, để con sống trong hạnh phúc. Những lúc con để bụng để dạ giữ lòng hận thù, con cũng chẳng sung sướng gì, mà chính là con tự đày đọa mình. Xin cho con biết sống xứng đáng là con cái của Cha, xứng đáng với danh hiệu làm môn đệ của Chúa Giê-su.
(5 phút Lời Chúa)

Như Cha trên tri (20.6.2017 – Th Ba Tun 11 Thường niên)
Suy nim:

Bí tích Thánh Ty làm chúng ta được tr nên con cái Thiên Chúa.
Nhưng bí tích Thánh Ty không phi ch là bí tích đ lãnh nhn,
mà còn là bí tích đ sng.
Tr nên con cái Thiên Chúa là tiến trình dài mt đi người.
Kitô hu tr nên con Cha trên tri nh bí tích Thánh Ty
và cũng nh c gng liên tc sng như Cha ca mình.
Thiếu c gng này, người ta ch còn là kitô hu có tên trong s Ra ti.
Bài Tin Mng hôm nay tht là đnh cao ca Kitô giáo.
Đc Giêsu dy ta no đường đ tr nên con cái Cha trên tri (c. 45).
Đó là : “Hãy yêu k thù và cu nguyn cho nhng k ngược đãi anh em.
Cu Ước dy ta yêu người thân cn (Lv 19, 18).
Còn Đc Giêsu dy ta yêu k thù và cu nguyn cho h (c. 44).
Yêu đây không phi là chuyn ca cm xúc hay thích thú.
Dĩ nhiên chúng ta không th yêu k thù tha thiết như yêu cha m mình được.
Yêu đây là chuyn ca ý chí và hành đng.
Chúng ta yêu k thù, vì k thù cũng là th to ca Cha như ta.
Dù k thù ca ta có là k xu xa và bt chính,
nhưng h vn được Cha trên tri du yêu.
Ngài cho mt tri mc lên mi sáng đ nng m đem li s sng cho h.
Ngài cho mưa rơi xung lung cày ca h đ h có ca nuôi thân (c. 45).
Thiên Chúa không dành nng hay mưa cho riêng người t tế đo đc.
Ngài bao dung và rng rãi khi đi x vi mi người.
Tr nên con cái Cha là mang nhng tâm tình sâu kín y ca trái tim Cha.
Khi trái tim ta ging trái tim Cha,
ta s nhìn k thù bng cp mt mi, s cư x vi h theo cung cách mi.
Lúc đó h s chng còn là k thù na, mà là bn.
Đc Giêsu mi gi các môn đ ca mình bước lên,
lên cao hơn cái t nhiên, bình thường ca người đi.
Dù là k xu, người thu thuế vn yêu k yêu thương ông ta.
Người dân ngoi chưa biết Chúa vn chào hi anh em ca h (c. 46).
Điu mà Đc Giêsu đòi các kitô hu phi làm hơn người khác,
đó là yêu k thù ghét mình, cu nguyn cho k làm kh mình
và chào nhng k chng bao gi chào hi mình.
Làm thế là vượt lên trên tình cm t nhiên đang kéo trì mình xung,
là gii thoát mình khi sc nng ca cái tôi nh mn, t ái, kiêu căng.
Làm thế là bt đu đi vào trong nơi sâu nht ca trái tim Thiên Chúa,
và đ cho trái tim mình m ra đến vô cùng như trái tim Ngài.
“Hãy nên hoàn thin như Cha trên tri (c. 48).
Lý tưởng này tht là cao xa, sc người không vươn ti được.
Nhưng nếu ta tp quen yêu k thù chung quanh ta,
– mà ai trong chúng ta li không có k thù
thì chúng ta dn dn s tr nên hoàn thin.
Li nguyn
Ly Chúa Giêsu
Xin cho con trở n
ên đơn sơ bé nh,
Nhờ
đó con d nghe được tiếng Chúa nói,
Dễ thấy Ch
úa hin din
Và hoạt
đng trong đi con.
Sng gia mt thế gii đy lc la và đe da,
Xin cho con đừng trở n
ên cng ci,
Khép kín và nghi ngờ.
Xin dy con s hin hu
Để con biết cảm th
ông và bao dung vi tha nhân.
Xin dy con s khiêm nhu
Đ con dám buông đi con cho Chúa.
Cui cùng, xin cho con s bình an sâu thm,
Vui tươi
đi trên con đường hp vi Ngài,
Hạnh ph
úc vì được cùng Ngài chu kh đau. Amen.

Lm. Antôn Nguyn Cao Siêu, S.J.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
20 THÁNG SÁU
Một Đức Tin Chân Chất
Ngôi Lời của Thiên Chúa vẫn chưa là cái gì tuyệt vời mấy đối với chúng ta bao lâu chúng ta chưa trực diện với những dấu hỏi thâm sâu nhất về cuộc sống. Đứng trước những vấn nạn căn bản nhất, chúng ta nhớ lại rằng Thiên Chúa đang hiện diện ở đây với mình. Ngài là Emmanuel, là Thiên Chúa ở với chúng ta (Is 7,14). Và qua con người Giê-su Na-da-rét đã chết và đã sống lại ấy, Con Thiên Chúa và là anh em của chúng ta đã “cư ngụ ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Thật vậy, tất cả những thử thách của Giáo Hội qua giòng thời gian đưa dẫn Giáo Hội tới chỗ không ngừng nỗ lực làm mới lại niềm khao khát sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong cuộc tìm kiếm này, Giáo Hội luôn luôn được hướng dẫn bởi mẫu mực của Đức Kitô và bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Đó là lý do tại sao Giáo Hội phải nói lên và phải chỉ ra cho thế giới thấy ân sủng của Thiên Chúa và cảm nhận thường xuyên của mình về sự quan phòng của Thiên Chúa. Giáo Hội phải chia sẻ về tình yêu kỳ diệu này để cho người ta có thể được giải phóng khỏi sự đè nặng của bao mối nghi ngại. Vâng, con người phải ký thác trọn vẹn chính mình cho mầu nhiệm tình yêu hết sức cao cả, hết sức lớn lao và hết sức quyết liệt này.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 20-6
2Cr 8, 1-9; Mt 5, 43-48.

Lời suy niệm: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Thiên Chúa là Tình Yêu, và điều Luật Chúa Giêsu đang đưa ra với mỗi người trong chúng ta ngày hôm nay, để chúng ta thực thi trong đời sống với ơn ban của Chúa, chúng ta sẽ được trở nên giống như Người là Đấng đầy lòng yêu thương và tha thứ.
Lạy Chúa Giêsu, Xin cho chúng con biết dùng ơn thánh của Chúa ban cho, để chúng con thực thi điều Luật Chúa dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” Giúp cho chúng con biết quan tâm đến những người khác đang ở chung quanh chúng con.
Mạnh Phương



20 Tháng Sáu
Ai Hơn Ai?
Trong một khu vườn tuyệt đẹp kia có nhiều loại hoa đua nhau khoe màu tranh sắc: Hoa Hồng, hoa Hướng Dương, hoa Vạn Thọ, hoa Cúc, kể cả vài cụm bông Móng Tay và bông Mười Giờ.
Một ngày kia, có người đến nhìn ngắm những bông hoa đẹp, rồi lấy một cây thước ra đo chiều cao, chiều dài cũng như đếm số các nụ hoa. Xong ông ta bỏ đi.
Ý thức về chiều cao và độ lớn của mình, hoa Hướng Dương càng vươn cổ lên cao và nói: "Trong khắp khu vườn, không hoa nào lớn mạnh như chúng tôi". Nghe nói thế, hoa Hồng lên tiếng: "Nhưng không hoa nào đẹp và tỏa hương thơm ngát như chúng tôi". Không chịu thua ai, hoa Vạn Thọ góp lời: "Hai người nói thế nghe sao phải, to lớn và thơm tho nào có ý nghĩa gì. Hai người làm gì có được nhiều bông hoa như chúng tôi".
Nghe những loại hoa trên tranh luận, các loại hoa Cúc, hoa Móng Tay và hoa Mười Giờ cảm thấy tủi phận. Hoa Móng Tay tìm lời an ủi hoa Mười Giờ: "Bọn mình không đẹp, không thơm, nhưng được cái là dễ trồng nên được nhiều người ưa thích".
Sau đó, khu vườn trở lại yên lặng trong khoảnh khắc. Nhưng hoa Cúc phá tan sự im lặng nặng nề với những phát biểu sau đây: "Sao các anh, các chị lại có thể suy nghĩ thế? Bởi đâu các anh các chị lại tranh nhau về chiều cao, về độ lớn, về vẻ đẹp, về hương thơm. Anh chị quên rằng: Dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù đỏ hay vàng, mọi bông hoa đều nhận lãnh hình hài, vẻ đẹp và hương thơm từ bàn tay của Ðấng Tạo Hóa và dưới mắt Người chúng ta đều như sau. Mỗi chúng ta đều được Người ban cho đồng đều ánh sáng và hơi ấm của mặt trời. Mỗi bông hoa đều được Người cho mưa rơi xuống gốc và sương sa trên mình như nhau. Ðó là Mầu Nhiệm của lòng quảng đại và khoan nhân của Thiên Chúa".
Sự phân bì, ghen tuông đã và đang làm khổ đau cho con người cũng bằng tính tự cao, tự đại hay ít ra tính phân bì, ghen ghét cũng làm cho chúng ta không được thư thái, bình an. Vì thế, có người đã đề ra những phương pháp sau đây như những điều kiện để được hưởng sự bình an trong tâm hồn:
- Nếu tôi không muốn so sánh mình với người khác, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì tốt đẹp nơi tôi.
- Nếu tôi không làm nô lệ cho sự thành công, tôi có thể sản xuất những thành quả tốt đẹp kẻ khác chờ đợi nơi tôi.
- Nếu tôi không để mình bị vướng vào mạng lưới của sự cạnh tranh, tôi sẽ thông phần và chia sẻ được những cái tốt đẹp hàm ẩn trong tất cả mọi người.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét