Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Các nhà hữu trách tôn giáo ở Hoa Kỳ phân rẽ về chính trị nhiều hơn các tín hữu

Các nhà hữu trách tôn giáo ở Hoa Kỳ phân rẽ về chính trị nhiều hơn các tín hữu
Vũ Văn An6/15/2017

Theo Nhật Báo La Croix của Công Giáo Pháp, hai nhà chính trị học Hoa Kỳ, ngày 11 tháng Sáu vừa qua, đã cho công bố một bản nghiên cứu trong đó, họ phân tích các mẫn cảm chính trị của hơn 130,000 các nhà hữu trách tôn giáo của xứ sở.

Theo các kết luận của họ, các vị trên, thuộc khoảng 40 tuyên tín khác nhau, có nhiều phân rẽ về chính trị hơn các tín hữu giáo dân của họ.

Hai nhà nghiên cứu trên là Eitan Hersh, trước đây là nhà chính trị học của Đại Học Yale, và Gabriella Malina, một tiến sĩ tốt nghiệp Đại Học Harvard. Họ cho rằng cuộc nghiên cứu của họ là “cuộc thu thập các dữ kiện lớn nhất chưa từng có đối với chủ đề này”.

Một phân rẽ chính trị có tính liên phái

Theo kết quả cuộc phân tích của họ, các mục tử của các Giáo Hội Methodist, Unitarian và Presbyterian phần lớn có khuynh hướng thiên đảng Dân Chủ, giống như các giáo sĩ Do Thái Giáo xuất thân từ các trào lưu cải cách và bảo thủ, trong khi ấy, các nhà hữu trách của nhiều Giáo Hội phúc âm, như Baptist, thì nghiêng nhiều hơn về phía Đảng Cộng Hòa. Các linh mục và các nhà hữu trách Công Giáo thì bị giằng co giữa Đảng Dân Chủ (29%), phần lớn những người này thuộc các Tiểu Bang Massachusetts hay Maryland, và Đảng Cộng Hòa (32%), tại các Tiểu Bang Kansas, Nam Dakota.

Bản nghiên cứu trên, vì bao gồm cả các dữ kiện kinh tế, địa dư và dân số học, nên đã không lạ khi nhấn mạnh rằng các mục tử cầm đầu các cộng đoàn có nhậy cảm cấp tiến thì thường thiên về Dân Chủ, trong khi những vị cầm đầu các cộng đoàn có nhậy cảm bảo thủ nhiều hơn thì hay nghiêng về phía Cộng Hòa. Nhưng một cách ồ ạt hơn là các tín hữu giáo dân của họ.

Thí dụ, bản nghiên cứu này quả quyết rằng khoảng 90% các giáo sĩ cải cách và 85% các giáo sĩ bảo thủ của Do Thái Giáo là người của Dân Chủ, trong khi đó chỉ có 80% các tín hữu cải cách và 60% các tín hữu bảo thủ theo Dân Chủ mà thôi.

Cũng thế, 80% các nhà hữu trách Pentecostal (Ngũ Tuần) theo Cộng Hòa, trong khi chỉ có 41% tín hữu của họ theo Cộng Hòa mà thôi. Các linh mục Công Giáo thì khoảng 48% lúc bầu cho Dân Chủ lúc bầu cho Cộng Hòa, ngược với 54% các tín hữu giáo dân của họ.

Ảnh hưởng của các nhà hữu trách tôn giáo

Tại sao các nhà hữu trách tôn giáo trên lại phân rẽ hơn các tín hữu giáo dân của họ? Câu hỏi là: một nhà hữu trách tôn giáo rõ ràng cấp tiến, hay ngược lại, rõ ràng bảo thủ, hơn các tín hữu giáo dân của họ kết cục có thích nghi các xác tín chính trị của mình theo các xác tín của giáo dân hay không? Hay các tín hữu giáo dân chọn một hội đường hay một giáo xứ do một mục tử có một thế giới quan tương tự như của họ cai quản? Hai nhà nghiên cứu này cho rằng cả hai đều đúng: các nhà hữu trách tôn giáo gây ảnh hưởng tới người nghe họ, nhưng họ cũng đại diện co các cộng đồng họ phục vụ”.

Gregory Smith, một khảo cứu viên tại Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, và chuyên về tôn giáo, khi được tờ New York Times phỏng vấn, đã cho rằng “Nhưng các tín hữu giáo dân không chấp nhận một cách có hệ thống các mệnh lệnh chính trị có thể được ban bố cho họ trong nhà thờ”. Theo bản nghiên cứu, mức độ thực hành, và nhất là việc năng hiện diện của các tín hữu trong phụng vụ, mới là dấu chỉ đáng tin của việc thực sự thống thuộc một đảng chính trị hơn là chỉ thuộc về một tuyên tín.

Các giới hạn của cuộc nghiên cứu

Trong nhiều tháng, hai nhà nghiên cứu trên đã nhận diện tên tuổi của hơn 180,000 nhà hữu trách tôn giáo, khởi đi từ khoảng 40 danh sách tập trung, được các cộng đồng tôn giáo cung cấp và được phán định là “đáng tin cậy”. Trong số các tên này, họ đã thành công trong việc liên lạc được với khoảng 130,000 người có thống thuộc chính trị dựa vào sổ đăng ký bầu cử ở địa phương.

Nhưng cuộc nghiên cứu của họ cũng cho thấy một số giới hạn. Chính hai nhà chính trị học này thừa nhận rằng “Các dữ kiện không hoàn toàn đại biểu cho toàn bộ các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Hoa Kỳ, chúng tự giới hạn vào các cộng đồng Kitô giáo và Do Thái Giáo tương đối quan trọng mà thôi”. Các thống thuộc chính trị của các nhà hữu trách Hồi Giáo mà tên tuổi “không được ghi vào danh mục các bản liệt kê tập trung đáng tin cậy” hoặc “được lưu giữ riêng”, chẳng hạn, đã không được phân tích.

Sự so sánh phiếu bầu của các nhà hữu trách tôn giáo với phiếu bầu của các tín hữu trong cộng đồng liên hệ của họ cũng dựa vào các con số phát xuất từ các cuộc bầu cử năm 2012 và 2014 của Quốc Hội, nghĩa là chưa tính đến những đảo ngược diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 với 81% người phúc âm và 52% người Công Giáo bỏ phiếu cho Donald Trump.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét