Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp
theo)
Vũ Văn An6/14/2017
Đâu là các thời khắc vĩ đại
nhất trong lịch sử Công Giáo?
Người Công Giáo nào hay suy nghĩ về câu hỏi này thường nhắc lại việc Giáo Hội hành xử như người bảo trợ vĩ đại của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ, hoặc các vị đan sĩ Ái Nhĩ Lan “cứu nền văn minh” suốt Thời Đen Tối bằng việc duy trì chữ nghĩa và học thuật trong các đan viện của họ. Có lẽ họ muốn nói đến Trường Phái Salamanca nổi tiếng cuối thời trung cổ, trong hai thế kỷ 15 và 16, khi các nhà thần học Dòng Tên, Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh sáng tạo ra các ý tưởng căn bản cho lý thuyết xã hội vốn nâng đỡ phần lớn thế giới cận đại. Trái với ý tưởng thời danh của Max Weber về một “nền đạo đức việc làm của Thệ Phản”, coi nó như nguồn gốc đẻ ra chủ nghĩa tư bản, các sử gia ngày nay nói rằng căn bản của nó đã được các tư tưởng gia Dòng Phanxicô đặt để trước đó rồi. Một cách oái oăm, chủ nghĩa nhân bản của các vị này đã dẫn họ tới chỗ có một quan điểm khoan dung hơn đối với cờ bạc, và do đó, cung cấp nền tảng cho việc đỏ đen. Gần đây hơn, người khắp thế giới được gây cảm hứng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, có vai trò chủ chốt của ngài trong việc giải phóng các dân tộc thuộc Đông và Trung Âu khỏi chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết, cũng như phong cách hết sức đáng lưu ý của ngài khi tha thứ cho tên sát nhân mưu toan sát hại ngài năm 1981 và vì thế đã anh dũng chịu nhiều đau đớn vào cuối đời mình.
Còn về các nhà truyền giáo?
Người Công Giáo có ký ức trìu mến đối với các nhà truyền giáo anh hùng, đã bất chấp nhiều thách đố khó tin để cắm lá cờ đức tin. Hai vị được yêu mến hơn cả phải kể tu sĩ Dòng Tên vĩ đại, Thánh Phanxicô Xaviê, người đi truyền bá Tin Mừng cho Ấn Độ, Nam Dương, và Nhật Bản ở thế kỷ 16 trước khi qua đời ở một hòn đảo ngoài bờ biển Trung Hoa, và người đồng Dòng của ngài, Matteo Ricci, người không lâu sau đó, đã tới triều đình hoàng đế Trung Hoa và nghĩ ra cách công phu nhằm phát biểu Kitô Giáo qua lăng kính văn hóa Trung Hoa, như việc lồng một ý nghĩa Kitô Giáo lên các nghi lễ và từ vựng Khổng Giáo và việc thờ kính tổ tiên của họ. Giống bất cứ điều gì mới mẻ trong Đạo Công Giáo, thử nghiệm của Cha Ricci bị coi là gây tranh cãi và trong một thời gian, đã bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, tới năm 1958, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng Cha là “mẫu mực của các nhà truyền giáo” và ngày nay, Cha Ricci là ứng viên được phong thánh. Trong nhiều thế kỷ, các nhà truyền giáo Công Giáo cũng đã xây dựng được một mạng lưới tư rất rộng lớn gồm các cơ quan bác ái, các trường học và bệnh viện trong lịch sử. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, các truyện kể về các vị nữ tu đầy quyết tâm, rong ruổi khắp các thảo nguyên trong thế kỷ 19 để xây dựng trường học và cung cấp nhân viên cho các giáo xứ, đã trở thành các huyền thoại, và trong năm 2011, các thành tích của các vị đã trở thành chủ đề cho một cuộc trưng bày du lịch nổi tiếng có tên là “Phụ Nữ và Tinh Thần” (Women and Spirit).
Các người Công Giáo có suy nghĩ hiển nhiên ý thức được rằng mọi sinh hoạt truyền giáo này đều là một di sản lịch sử lẫn lộn. Đôi khi, các nhà truyền giáo chung lưng sát cánh với các đoàn quân xâm lăng, và hành xử như các tuyên úy cho chính sách áp bức thực dân. Ấy thế nhưng, đối với mỗi trường hợp như thế, đều có một ông Bartolomé de las Casas, tức vị giám mục truyền giáo Dòng Đa Minh người Tây Ban Nha thế kỷ 16 ở Chiapas, Mễ Tây Cơ, người đã giải phóng các nô lệ của mình và trở thành người tranh đấu quyết liệt cho người bản địa, được tước hiệu là Người Bảo Vệ Người Bản Địa. Phần lớn những gì các sử gia ngày nay biết về sự tàn bạo do các nhà thực dân Châu Âu vi phạm thời đó đều trực tiếp phát xuất từ các trước tác của de las Casas.
Thánh Phanxicô là ai?
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh quan thầy vĩ đại của các thú vật, môi trường, và hòa bình, chắc chắn là nhân vật nổi danh nhất bên ngoài Giáo Hội mà Đạo Công Giáo từng sản sinh. Trong 8 thế kỷ từ ngày ngài qua đời năm 1226, nhiều thế hệ người trẻ Công Giáo đã được dưỡng dục bằng các truyện kể về Thánh Phanxicô, truyện tình của ngài với “Công Nương Nghèo”, cuộc trao đổi đã thành dã sử của ngài với chú sói Gubbio (trong đó, người ta cho hay Thánh Phanxicô đã thuyết phục được một con sói ngưng, không đe dọa thành phố nữa và chịu làm công việc của Thiên Chúa), và sự gan dạ của ngài dám bước qua các trận tuyến giữa thập tự quân và người Hồi Giáo ở Ai Cập năm 1219 để mở cuộc đàm thoại với các ông hoàng Hồi Giáo. Một số chi tiết này thuộc hạnh các thánh, và một số là sự kiên lịch sử, nhưng xét chung với nhau, chúng vẽ nên bức tranh về một con người mà sự đơn sơ, quên mình, và lòng yêu vũ trụ vẫn còn gây nhiều sức hút cực kỳ mạnh mẽ.
Người Công Giáo giải thích ra sao các tình tiết xem ra hạ uy tín Giáo Hội?
Đời thực luôn là một thực tại lẫn lộn, và chắc chắn đây là trường hợp của hơn 2,000 năm lịch sử Công Giáo. Cuộc sống thánh thiện của các nhân vật như Thánh Phanxicô không tự động làm cho mọi giáo huấn của Giáo Hội ra đúng thế nào, thì sự ác độc và cuồng tín của các khuôn mặt như Torquemada cũng không nhất thiết có nghĩa Đạo Công Giáo là đồ giả hiệu như vậy. Người Công Giáo tin rằng con người luôn có thể chọn lựa điều tốt bỏ điều xấu, kể cả khá nhiều người tự cho mình là hành động nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội. Dưới triều giáo hoàng của ngài, Thánh Gioan Phaolô II nhiều lần xin lỗi vì các tội xúc phạm nhân danh đức tin, trong đó có buổi Phụng Vụ Thống Hối đáng ghi nhớ tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh 2000. (Một nhà báo Ý chuyên tường trình về Đức Giáo Hoàng xác định rằng Thánh Gioan Phaolô II xin lỗi như thế hơn 100 lần trong triều giáo hoàng của ngài, phá đổ ý niệm xưa cho rằng “làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi”).
Tuy nhiên, các tình tiết như các cuộc Thập Tự Chinh và một số tòa án dị giáo (không phải chỉ có một) là những sự việc phức tạp hơn những điều do các tiên mẫu lịch sử một chiều vẽ ra. Ngày nay, khi nhìn lại, phần lớn người Công Giáo không cảm thấy thân thiện bao nhiêu đối với các tình tiết này, nhưng họ cũng đòi phải đặt chúng vào bối cảnh của chúng.
Các Thập Tự Chinh là gì?
Các cuộc thập tự chinh có ý chỉ 8 cuộc viễn chinh tại Trung Đông diễn ra giữa các năm 1095 và 1270, thoạt đầu với ý định chiếm lại Đất Thánh, nghĩa là lãnh thổ của Chúa Kitô, khỏi những người Hồi Giáo chiếm đóng. Giống như các cuộc chiến tranh khác thời Trung Cổ nói chung, các thập tự chinh thường khá tàn bạo. Khi các thập tự quân chiếm được Giêrusalem vào năm 1099, họ đã chém đầu khá nhiều cư dân của nó; dù sao, theo một số dã sử, các đường phố cũng đã đẫm máu đào. Các lực lượng Hồi Giáo mở nhiều cuộc phản công, và Vương Quốc Giêrusalem vắn số ở Đất Thánh ngoi ngóp cho tới khi phải đầu hàng vào năm 1291.
Một điểm thấp khác xẩy ra trong cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư, năm 1204, khi các hiệp sĩ Pháp, theo chỉ thị của người con trai một nhà cai trị Byzantine bị truất ngôi, đã cướp phá Constnatinople, lập người con trai này lên làm đồng hoàng đế. Khi ông này không giữ lời hứa trả lương cho họ, các thập tự quân đã lập một người khác nói tiếng La Tinh làm vua sau 3 ngày tha hồ cướp bóc và giết người. Hành động này vẫn còn vang động trong trí tưởng tượng của người Chính Thống Giáo, khiến càng làm vững thêm cuộc phân ly giữa Đông và Tây, ấy là chưa tính đến sự kiện: việc này làm người ta sao lãng hoàn toàn mục tiêu rõ ràng là củng cố quyền kiểm soát Đất Thánh của người Kitô Giáo.
Dù có khá nhiều vị giáo hoàng vừa yêu cầu vừa chúc lành cho các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng một số vị cũng đã cố gắng ngăn chặn các lạm dụng thái quá của chúng. Đức Innôxentê III, chẳng hạn, đã viết cho các thập tự quân năm 1204 và truyền cho họ không được tấn công Constantinople, nhưng thư của ngài đến quá trễ, nên không ngăn cản được vụ lộn xộn này. Khi Đức Innôxentê ra lệnh cho các thập tự quân phải rút ra và tiếp tục tới Đất Thánh, thì đại đa số làm ngơ ngài; họ thích quanh quẩn ở lại Constantinople để tiếp tục cướp phá.
Dù nhiều người ngày nay chỉ nhớ các thập tự chinh như các hành vi gây hấn của Tây Phương chống lại Hồi Giáo, điều quan trọng phải nhớ là vào thời ấy, các cuộc chiến tranh giành đất đai là chuyện làm ăn bình thường của các ông vua, bất luận mang mầu sắc gì, Kitô Giáo hay Hồi Giáo. Phần lớn các hiệp sĩ Châu Âu tham gia các cuộc thập tự chinh thực sự tin rằng họ tham gia cuộc chiến tranh tự vệ, chứ không gây hấn, vì các lãnh thổ vốn của người Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ đã bị các lực lượng Hồi Giáo dùng bạo lực xâm chiếm. Hãy tưởng tượng, nếu các binh đội Kitô Giáo ở thế kỷ 11 chiếm Kaaba ở Mecca, chẳng hạn, và do đó ngăn cấm các người hành hương Hồi Giáo tới đó mà xem. Ít người sẽ ngạc nhiên khi các lực lượng Hồi Giáo cố gắng chiếm lại nó, và chắc chắn rất nhiều người cho việc này hoàn toàn chính đáng. Một nhà văn Công Giáo lý luận rằng các Thập Tự Chinh minh giải luật sống căn bản này: “Đừng đụng tới các thánh địa của người ta để khỏi bị trả thù”.
Dù các thập tự chinh có phạm một số cuộc tàn sát kinh hoàng đối với cư dân các thành phố chống lại binh đội của họ, thì đây cũng là thực hành quen thuộc, được các chiến lược gia thời ấy coi như cái giá các thành phố này phải trả vì đã chống cự và do đó làm tăng thêm tổn thất sinh mạng và tài sản. Khi Shakespeare để cho nhà vua trẻ Henry V cảnh cáo cư dân thành phố Harfleur của Pháp rằng họ sẽ thấy “các hài nhi của họ bị xiên vào cây giáo” nếu họ không chịu đầu hàng, thì ông ta đâu có nói đùa. Do đó, như một qui luật, người Công Giáo tham gia các Thập Tự Chinh hẳn nghĩ rằng “điều này chắc chắn xấu, nhưng đây là lúc phải làm”.
Tòa án dị giáo là gì?
Khó có thể cường điệu hóa sức mạnh có tính ẩn dụ của Tòa Án Dị Giáo đối với những người chống đối Giáo Hội. Khi các nhà trí thức vô thần và các nhà tranh đấu thế tục chuẩn bị lời kết tội chống các tôn giáo có tổ chức, thì Tòa Án Dị Giáo thường là chứng cớ số một. Điều này đúng ngay với sân sau của Giáo Hội. Tại Campo de’ Fiori ở Rôma, hiện nay người ta vẫn còn được thấy bức tượng khổng lồ của Giordano Bruno, một triết gia và khoa học gia đã bị thiêu sống tại ngay nơi đó năm 1600 vì tội lạc giáo và phiếm thần. Ngày nay, bức tượng được dùng như một thứ nam châm thu hút các cuộc tụ tập và biểu tình phản giáo sĩ chống lại quyền lực của Vatican.
Từ căn bản, thật khó cho một tâm trí hiện đại chấp nhận ý niệm cho rằng việc thống thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng của con người có thể bị kết tội, nhưng đây chính là cái thế giới đã lên khuôn cho Toà Án Dị Giáo. Khi một chánh án dị giáo Công Giáo tuyên bản án “có tội”, thì hình phạt lập tức được thẩm quyền dân sự thi hành vì lạc giáo được coi như một tội ác không những chống lại đức tin mà còn chống lại cả nhà nước nữa. Ngoài ra, không phải chỉ có Giáo Hội Công Giáo điều hành các tòa án dị giáo thời Trung Cổ, các quân vương thế tục cũng có các tòa án này, và sau này, nhiều Giáo Hội Thệ Phản cũng điều hành các tòa án dị giáo.
Theo di sản lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, ba tòa án dị giáo nổi tiếng nhất là:
• Tòa dị giáo lập ra để phá một phong trào lạc giáo có tên là Cathars ở miền Nam nước Pháp năm 1184; tòa này bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 14.
• Tòa dị giáo Tây Ban Nha, phát động năm 1478 để nhận diện các tân tòng gốc Do Thái Giáo và Hồi Giáo, những người giả vờ trở lại Kitô Giáo vì các mục đích hưởng lợi chính trị hay xã hội nhưng vẫn bí mật thực hành tôn giáo cũ của họ.
• Tòa dị giáo Rôma, lập năm 1542 giữa lúc phong trào Cải Cách Thệ Phản đang gây sóng gió, để duy trì đức tin Công Giáo và chống lạc giáo.
Trong số ba tòa trên, mang tiếng nhất là Tòa Dị Giáo Tây Ban Nha. Dù tổng số các nạn nhân của nó được ước tính một cách thiếu thận trọng nhất, đến độ có người cho là cả hàng triệu, hiện nay, ước tính thông thường nhất là vào khoảng vài ngàn người đã bị xử tử trong hơn 3 thế kỷ. Đáng lưu ý là mặc dù hàng giáo sĩ Công Giáo phụ trách tòa án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng thực ra nó được nhà nước bảo trợ và chịu trách nhiệm trước nhà vua Tây Ban Nha. Trong yếu tính, nó tạo mẫu cho các nhà nước cảnh sát trị và các chế độ độc tài đủ loại sau này.
Ngược lại, tòa dị giáo Rôma, do chính Vatican điều hành, thường được coi là nhân đạo hơn. Nếu bạn có thể vượt qua ý niệm coi lạc giáo như một tội ác, thì nhiều sử gia thực sự cho rằng Tòa Dị Giáo Rôma đã đi trước thời gian của nó trong việc cổ vũ diễn trình luật pháp đúng đắn. Các tòa Rôma đòi phải có luật sư bênh vực và cung cấp cho bị cáo bản ghi chép các lời cáo buộc; vào thời đó, tại các tòa án thế tục, các lời cáo buộc được đọc to tại phiên xử và bị cáo phải trả lời ngay tại chỗ, thường không có sự biện hộ của một luật sư.
Các giới chức Công Giáo ngày nay thường nói rằng dù tính man rợ của Tòa Dị Giáo bị cường điệu hóa đi chăng nữa, thì Giáo Hội cũng đã nhất định mở một trang sách mới và cương quyết dấn thân vào xác tín này: đức tin phải được đề xuất chứ không bị áp đặt. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì cho rằng Tòa Dị Giáo vẫn còn đang sống còn dưới một lớp áo khác. Họ nói rằng thời nay, các nhà bất đồng Công Giáo không còn bị thiêu sống nữa, nhưng họ bị sa thải, bị phạt tuyệt thông, hoặc bị cho ra rìa bởi các nhà cầm quyền trong Giáo Hội, thường là do kết quả điều tra của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican (trước đây do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đứng đầu, nay ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI), một thánh bộ, xét về lịch sử, vốn là hậu thân của Tòa Dị Giáo Rôma. Tất cả những gì vừa nói minh xác điều này: “Tòa Dị Giáo” đã trở thành điều người ta tự động nhắc đến trong bất cứ cuộc tranh luận nào về việc liệu một tôn giáo nào đó có thực sự “cảnh sát” tính chính thống của các thành viên của mình hay không và “cảnh sát” họ ra sao.
Còn về lời cáo buộc Giáo Hội Công Giáo đồng loã trong vụ diệt chủng Người Do Thái thì sao?
Một lần nữa, đây là một bức tranh phức tạp. Hiển nhiên là đã có, và tới một mức độ nào đó, hiện vẫn còn có, một khuynh hướng mạnh mẽ bài Do Thái trong Kitô Giáo, kể cả trong Giáo Hội Công Giáo. Xét về lịch sử, thiên kiến này vốn có liên hệ tới lời cáo buộc “sát thiên” (deicide) hay ý niệm cho rằng “người Do Thái” (quân Giu Dêu) như một toàn thể phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ qua, người Kitô hữu thường xử tệ với và hắt hủi người Do Thái, và mặc dù người ta có thể phân tích thành tích đáng xấu hổ này bằng các nhân tố kinh tế và xã hội, nhưng họ không thể bác bỏ được rằng thiên kiến tôn giáo có góp phần ở đây. Tiếng vọng của quá khứ này đã được khắc vào đá. Ngay cạnh Đại Hội Đường tại Rôma, chẳng hạn, là nhà thờ San Gregorio, ngày xưa vốn là nơi chính nhằm làm cho người Do Thái trở lại đạo: họ bị lùa vào một khu riêng biệt (ghetto) ở Rôma bởi sắc lệnh của giáo hoàng. Bên ngoài, đối diện ngay với hội đường, nhà thờ có hình Chúa Kitô chết trên Thập Giá với bảng chữ khắc vào đá hoa cương bằng tiếng Hípri để người Do Thái không thể nào không đọc được rằng “Suốt ngày Ta chìa bàn tay Ta cho dân tộc bất tuân và bất tín” (trích Sách Tiên Tri Isaia, có cắt xén đôi chút).
Khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhét lời cầu nguyện của ngài vào Bức Tường Đền Thờ ở Giêrusalem hồi tháng Ba năm 2000 và thú nhận rằng “Chúng tôi đau buồn sâu xa vì tác phong của những người, suốt trong lịch sử, đã gây cho con cháu các bạn đây phải đau khổ”, thì di sản trên đây là một phần trong những điều ngài nghĩ đến. Phần lớn các sử gia tin rằng bầu khí phản Do Thái của các Kitô hữu ở Âu Châu, một bầu khí khá sâu nặng nơi người Thệ Phản, Chính Thống Giáo lẫn Công Giáo, đã giúp đặt nền cho việc ra đời của chủ nghĩa Quốc Xã. Nhiều tên lý hình của Hitler hộ tống đoàn người Do Thái tới cái chết của họ hiển nhiên tự coi mình như những Kitô hữu trung thành.
Một số nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong các thập niên 1930 và 1940, một lần nữa lại bao gồm nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo, coi chủ nghĩa Cộng Sản như là đe dọa lớn nhất đối với đức tin, và do đó, coi Quốc Xã như thành trì chống lại sức lan tràn của sự đe dọa này ở Âu Châu. Thành thử, một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã bước vào một liên minh công khai với Nước Đức của Hitler. Một nhà lãnh đạo loại này là Đức Cha Josef Tiso, người đứng đầu chính phủ thời chiến của Slovakia và đã chấp nhận một số luật lệ kỳ thị chủng tộc dựa vào các luật lệ của Đức. Thông thường hơn là việc các nhà lãnh đạo Côg Giáo tỏ ra do dự, không dám kết án Quốc Xã, một phần vì sợ bị phản ứng ngược, một phần vì sợ sẽ vô tình tiếp tay cho Xô Viết.
Nhà văn Anh John Cornwall, trong cuốn sách gây tranh cãi năm 1999, tố cáo rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII, cai trị Giáo Hội trong các năm 1939 tới 1958, là “Giáo Hoàng của Hitler”. Cho đến nay, người ta vẫn còn hăng say tranh cãi về cách đọc thành tích của Đức Piô XII, với một số người tiếp tục phê phán việc cho là im lặng của ngài đối với nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust), tỷ dụ, không công khai phạt tuyệt thông Hitler, trong khi nhiều người khác cho rằng ở hậu trường, ngài đã cứu man vàn người Do Thái bằng cách vận dụng cả một mạng lưới nhân đạo vĩ đại. Nếu ngài dấn thân vào một động thái ngoạn mục công khai nào đó, một động thái mà các nhà phê bình ngày nay nghĩ là ngài nên làm, thì theo những người bênh vực ngài, ngài dám làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Dù bạn nghĩ như thế nào, thì lịch sử cũng đã ghi nhận sự kiện có rất nhiều người Công Giáo chống đối Quốc Xã, và thường phải trả một giá rất đắt khi làm như vậy. Tại trại tử thần Dachau, khoảng 2,600 linh mục Công Giáo đã bị giam cầm và 2,000 vị đã bỏ mình ở đấy, trong đó, có Cha Bernhard Lichtenberg, chính xứ nhà thờ chính tòa Berlin, người đã viết cho một viên chức Quốc Xã rằng tội ác của họ “đòi Chúa phải trút sự trả thù của Người lên đầu nhân dân Đức”. Vị tử đạo nổi danh nhất dưới tay Quốc Xã có lẽ là Thánh Maximilian Kolbe, bị giết tại Auschwitz khi ngài tình nguyện thế chỗ cho một người lạ mặt trong số mười người bị kết án chết đói trong một căn hầm. Nhiều giáo dân Công Giáo đã đóng vai trò tích cực trong phong trào kháng chiến chống Quốc Xã, trong đó có nhóm Bạch Hồng ở Munich do Hans và Sophie Scholl tổ chức.
Đặc biệt sau Công Đồng Vatican II giữa thập niên 1960, Đạo Công Giáo đã cố gắng một cách đáng kể trong việc giảng hòa quá khứ mập mờ của mình đối với Do Thái Giáo trong đó, có việc trung thực thẩm định nạn diệt chủng người Do Thái. Một dấu mốc quan trọng là văn kiện năm 1998 của Vatican, tựa là “Chúng Tôi Tưởng Niệm: Một Suy Nghĩ về Nạn Diệt Chủng Do Thái”. Văn kiện này, trong khi nhấn mạnh rằng Nạn Diệt Chủng Do Thái “có gốc rễ bên ngoài Kitô Giáo”, nhưng đã kêu gọi người Công Giáo ăn năn thống hối vì đã không chịu can thiệp để chấm dứt nó. Một số nhà phê bình cho rằng các tuyên bố như thế của Giáo Hội, dù đáng hoan nghinh, nhưng vẫn chưa phải là một cuộc duyệt xét lương tâm trọn vẹn. Tuy nhiên, gần như mọi quan sát viên đều nói rằng các liên hệ Do Thái – Công Giáo hiện nay có lẽ đang mạnh mẽ hơn bất cứ thời nào trước đây, và dường như có cơ sống thoát các cuộc tranh luận đang tiếp diễn về việc phải đọc thành tích thời chiến của Giáo Hội ra sao.
Điều gì đã xẩy ra tại Vatican II?
Công Đồng Vatican II, công đồng “chung”, tức cuộc tụ tập các giám mục Công Giáo khắp thế giới, gần đây nhất của Giáo Hội đã được tổ chức tại Rôma từ năm 1962 tới năm 1965. Mọi người đều đồng ý rằng Vatican II là khúc rẽ quan trọng của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 20, đem lại cho nó một sức sống mới và công đồng này mãi mãi là một điểm qui chiếu cực kỳ quan trọng đối với đời sống Công Giáo hiện nay. Tuy nhiên, chính vì quan trọng như thế, người Công Giáo cũng bất đồng một cách dữ dội về việc thực ra Vatican II có ý muốn thực hiện điều gì và di sản của nó hướng Giáo Hội về đâu ở đây và hôm nay. Có lẽ không quá đáng chút nào khi nói rằng bất cứ ai nắm quyền kiểm soát ký ức về Vatican II cũng nắm quyền kiểm soát vận mệnh Giáo Hội Công Giáo.
Vatican II đạt được một thứ hòa dịu (détente) nào đó giữa Đạo Công Giáo và thế giới hiện đại. Trước Công Đồng, Đạo Công Giáo được tri nhận hơi có tính phòng ngự và khép kín, choáng váng trước các thách thức của chủ nghĩa duy vật và khoa học ở Tây Phương, và chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết ở Đông Phương. Trong bối cảnh này, Vatican II đã tái lên sinh lực cho Giáo Hội. Nó châm ngòi cho nhiều thay đổi to lớn trong phụng vụ, nhất là đã chuyển sang việc sử dụng các ngôn ngữ hiện đại hơn là tiếng La Tinh. Nó nhấn mạnh tới vai trò giáo dân hơn là coi họ như các khán giả thụ động, còn các giáo sĩ mới là các tác nhân lãnh đạo. Công Đồng ủng hộ tự do tôn giáo và việc phân chia lành mạnh giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đồng thời kêu gọi đối thoại với các Kitô hữu khác, với tín đồ các tôn giáo khác và với mọi người thiện chí nam nữ.
Tiếp sau Vatican II, phe cấp tiến trong Giáo Hội giải thích Công Đồng như lời mời gọi không ngừng canh tân trong đời sống Giáo Hội, nại tới “Tinh Thần Vatican II” để bênh vực hàng loạt các thay đổi được họ đề nghị, từ việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục tới các hạn chế đối với quyền hành của Đức Giáo Hoàng. Khảo sát các triều giáo hoàng bảo thủ hơn của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, lời than phiền cay đắng nhất của phe cấp tiến thường là: các vị giáo hoàng gần đây “đang quay ngược kim đồng hồ” đối với lời hứa hẹn của Công Đồng. Ở cực kia, một số nhỏ những người Công Giáo cực kỳ duy truyền thống nhất trí rằng Vatican II đã xổ lồng đủ loại năng lực giải phóng, nhưng coi các năng lực này là tai họa chứ không phải thiên ân. Dẫn đầu bởi Tổng Giám Mục quá cố người Pháp Marcel Lefèbre, các người duy truyền thống thực sự đã bước vào ly giáo năm 1988 vì các phản đối của họ chống lại Vatican II. Hiện nay, Rôma đang cố gắng rất nhiều nhằm sửa chữa vụ rạn nứt này.
Một nhóm khác cho rằng Vatican II dự tính một cuộc cải tổ chứ không phải một cuộc cách mạng; họ nhấn mạnh rằng các giám mục tại công đồng không có ý định đảo ngược 2000 năm trước đây của lịch sử Giáo Hội. Ngày nay, Đức Bênêđíctô XVI mô tả hai cái nhìn này như một cuộc đụng độ giữa “nền giải thích đứt đoạn” và “nền giải thích cải tổ” và cho biết ngài nghiêng về lối sau. Theo quan điểm này, vấn đề Vatican II muốn giải quyết không phải là một cuộc khủng hoảng về giáo huấn hay cơ cấu, mà là về gân não: nó muốn làm cho Đạo Công Giáo mạnh bạo hơn, tự tin hơn, trong việc đem sứ điệp của mình vào trần gian.
Năm 2012 đánh dấu 50 năm kỷ niệm việc khai mạc Vatican II, và cuộc tranh luận lại tiếp tục diễn ra về di sản của nó. Thực ra, đây là những luận điểm không hẳn chỉ về, thậm chí không chủ yếu về, quá khứ, nhưng phần lớn là về hiện tại và cả tương lai nữa.
Còn tiếp
Người Công Giáo nào hay suy nghĩ về câu hỏi này thường nhắc lại việc Giáo Hội hành xử như người bảo trợ vĩ đại của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ, hoặc các vị đan sĩ Ái Nhĩ Lan “cứu nền văn minh” suốt Thời Đen Tối bằng việc duy trì chữ nghĩa và học thuật trong các đan viện của họ. Có lẽ họ muốn nói đến Trường Phái Salamanca nổi tiếng cuối thời trung cổ, trong hai thế kỷ 15 và 16, khi các nhà thần học Dòng Tên, Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh sáng tạo ra các ý tưởng căn bản cho lý thuyết xã hội vốn nâng đỡ phần lớn thế giới cận đại. Trái với ý tưởng thời danh của Max Weber về một “nền đạo đức việc làm của Thệ Phản”, coi nó như nguồn gốc đẻ ra chủ nghĩa tư bản, các sử gia ngày nay nói rằng căn bản của nó đã được các tư tưởng gia Dòng Phanxicô đặt để trước đó rồi. Một cách oái oăm, chủ nghĩa nhân bản của các vị này đã dẫn họ tới chỗ có một quan điểm khoan dung hơn đối với cờ bạc, và do đó, cung cấp nền tảng cho việc đỏ đen. Gần đây hơn, người khắp thế giới được gây cảm hứng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, có vai trò chủ chốt của ngài trong việc giải phóng các dân tộc thuộc Đông và Trung Âu khỏi chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết, cũng như phong cách hết sức đáng lưu ý của ngài khi tha thứ cho tên sát nhân mưu toan sát hại ngài năm 1981 và vì thế đã anh dũng chịu nhiều đau đớn vào cuối đời mình.
Còn về các nhà truyền giáo?
Người Công Giáo có ký ức trìu mến đối với các nhà truyền giáo anh hùng, đã bất chấp nhiều thách đố khó tin để cắm lá cờ đức tin. Hai vị được yêu mến hơn cả phải kể tu sĩ Dòng Tên vĩ đại, Thánh Phanxicô Xaviê, người đi truyền bá Tin Mừng cho Ấn Độ, Nam Dương, và Nhật Bản ở thế kỷ 16 trước khi qua đời ở một hòn đảo ngoài bờ biển Trung Hoa, và người đồng Dòng của ngài, Matteo Ricci, người không lâu sau đó, đã tới triều đình hoàng đế Trung Hoa và nghĩ ra cách công phu nhằm phát biểu Kitô Giáo qua lăng kính văn hóa Trung Hoa, như việc lồng một ý nghĩa Kitô Giáo lên các nghi lễ và từ vựng Khổng Giáo và việc thờ kính tổ tiên của họ. Giống bất cứ điều gì mới mẻ trong Đạo Công Giáo, thử nghiệm của Cha Ricci bị coi là gây tranh cãi và trong một thời gian, đã bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, tới năm 1958, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng Cha là “mẫu mực của các nhà truyền giáo” và ngày nay, Cha Ricci là ứng viên được phong thánh. Trong nhiều thế kỷ, các nhà truyền giáo Công Giáo cũng đã xây dựng được một mạng lưới tư rất rộng lớn gồm các cơ quan bác ái, các trường học và bệnh viện trong lịch sử. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, các truyện kể về các vị nữ tu đầy quyết tâm, rong ruổi khắp các thảo nguyên trong thế kỷ 19 để xây dựng trường học và cung cấp nhân viên cho các giáo xứ, đã trở thành các huyền thoại, và trong năm 2011, các thành tích của các vị đã trở thành chủ đề cho một cuộc trưng bày du lịch nổi tiếng có tên là “Phụ Nữ và Tinh Thần” (Women and Spirit).
Các người Công Giáo có suy nghĩ hiển nhiên ý thức được rằng mọi sinh hoạt truyền giáo này đều là một di sản lịch sử lẫn lộn. Đôi khi, các nhà truyền giáo chung lưng sát cánh với các đoàn quân xâm lăng, và hành xử như các tuyên úy cho chính sách áp bức thực dân. Ấy thế nhưng, đối với mỗi trường hợp như thế, đều có một ông Bartolomé de las Casas, tức vị giám mục truyền giáo Dòng Đa Minh người Tây Ban Nha thế kỷ 16 ở Chiapas, Mễ Tây Cơ, người đã giải phóng các nô lệ của mình và trở thành người tranh đấu quyết liệt cho người bản địa, được tước hiệu là Người Bảo Vệ Người Bản Địa. Phần lớn những gì các sử gia ngày nay biết về sự tàn bạo do các nhà thực dân Châu Âu vi phạm thời đó đều trực tiếp phát xuất từ các trước tác của de las Casas.
Thánh Phanxicô là ai?
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh quan thầy vĩ đại của các thú vật, môi trường, và hòa bình, chắc chắn là nhân vật nổi danh nhất bên ngoài Giáo Hội mà Đạo Công Giáo từng sản sinh. Trong 8 thế kỷ từ ngày ngài qua đời năm 1226, nhiều thế hệ người trẻ Công Giáo đã được dưỡng dục bằng các truyện kể về Thánh Phanxicô, truyện tình của ngài với “Công Nương Nghèo”, cuộc trao đổi đã thành dã sử của ngài với chú sói Gubbio (trong đó, người ta cho hay Thánh Phanxicô đã thuyết phục được một con sói ngưng, không đe dọa thành phố nữa và chịu làm công việc của Thiên Chúa), và sự gan dạ của ngài dám bước qua các trận tuyến giữa thập tự quân và người Hồi Giáo ở Ai Cập năm 1219 để mở cuộc đàm thoại với các ông hoàng Hồi Giáo. Một số chi tiết này thuộc hạnh các thánh, và một số là sự kiên lịch sử, nhưng xét chung với nhau, chúng vẽ nên bức tranh về một con người mà sự đơn sơ, quên mình, và lòng yêu vũ trụ vẫn còn gây nhiều sức hút cực kỳ mạnh mẽ.
Người Công Giáo giải thích ra sao các tình tiết xem ra hạ uy tín Giáo Hội?
Đời thực luôn là một thực tại lẫn lộn, và chắc chắn đây là trường hợp của hơn 2,000 năm lịch sử Công Giáo. Cuộc sống thánh thiện của các nhân vật như Thánh Phanxicô không tự động làm cho mọi giáo huấn của Giáo Hội ra đúng thế nào, thì sự ác độc và cuồng tín của các khuôn mặt như Torquemada cũng không nhất thiết có nghĩa Đạo Công Giáo là đồ giả hiệu như vậy. Người Công Giáo tin rằng con người luôn có thể chọn lựa điều tốt bỏ điều xấu, kể cả khá nhiều người tự cho mình là hành động nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội. Dưới triều giáo hoàng của ngài, Thánh Gioan Phaolô II nhiều lần xin lỗi vì các tội xúc phạm nhân danh đức tin, trong đó có buổi Phụng Vụ Thống Hối đáng ghi nhớ tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh 2000. (Một nhà báo Ý chuyên tường trình về Đức Giáo Hoàng xác định rằng Thánh Gioan Phaolô II xin lỗi như thế hơn 100 lần trong triều giáo hoàng của ngài, phá đổ ý niệm xưa cho rằng “làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi”).
Tuy nhiên, các tình tiết như các cuộc Thập Tự Chinh và một số tòa án dị giáo (không phải chỉ có một) là những sự việc phức tạp hơn những điều do các tiên mẫu lịch sử một chiều vẽ ra. Ngày nay, khi nhìn lại, phần lớn người Công Giáo không cảm thấy thân thiện bao nhiêu đối với các tình tiết này, nhưng họ cũng đòi phải đặt chúng vào bối cảnh của chúng.
Các Thập Tự Chinh là gì?
Các cuộc thập tự chinh có ý chỉ 8 cuộc viễn chinh tại Trung Đông diễn ra giữa các năm 1095 và 1270, thoạt đầu với ý định chiếm lại Đất Thánh, nghĩa là lãnh thổ của Chúa Kitô, khỏi những người Hồi Giáo chiếm đóng. Giống như các cuộc chiến tranh khác thời Trung Cổ nói chung, các thập tự chinh thường khá tàn bạo. Khi các thập tự quân chiếm được Giêrusalem vào năm 1099, họ đã chém đầu khá nhiều cư dân của nó; dù sao, theo một số dã sử, các đường phố cũng đã đẫm máu đào. Các lực lượng Hồi Giáo mở nhiều cuộc phản công, và Vương Quốc Giêrusalem vắn số ở Đất Thánh ngoi ngóp cho tới khi phải đầu hàng vào năm 1291.
Một điểm thấp khác xẩy ra trong cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư, năm 1204, khi các hiệp sĩ Pháp, theo chỉ thị của người con trai một nhà cai trị Byzantine bị truất ngôi, đã cướp phá Constnatinople, lập người con trai này lên làm đồng hoàng đế. Khi ông này không giữ lời hứa trả lương cho họ, các thập tự quân đã lập một người khác nói tiếng La Tinh làm vua sau 3 ngày tha hồ cướp bóc và giết người. Hành động này vẫn còn vang động trong trí tưởng tượng của người Chính Thống Giáo, khiến càng làm vững thêm cuộc phân ly giữa Đông và Tây, ấy là chưa tính đến sự kiện: việc này làm người ta sao lãng hoàn toàn mục tiêu rõ ràng là củng cố quyền kiểm soát Đất Thánh của người Kitô Giáo.
Dù có khá nhiều vị giáo hoàng vừa yêu cầu vừa chúc lành cho các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng một số vị cũng đã cố gắng ngăn chặn các lạm dụng thái quá của chúng. Đức Innôxentê III, chẳng hạn, đã viết cho các thập tự quân năm 1204 và truyền cho họ không được tấn công Constantinople, nhưng thư của ngài đến quá trễ, nên không ngăn cản được vụ lộn xộn này. Khi Đức Innôxentê ra lệnh cho các thập tự quân phải rút ra và tiếp tục tới Đất Thánh, thì đại đa số làm ngơ ngài; họ thích quanh quẩn ở lại Constantinople để tiếp tục cướp phá.
Dù nhiều người ngày nay chỉ nhớ các thập tự chinh như các hành vi gây hấn của Tây Phương chống lại Hồi Giáo, điều quan trọng phải nhớ là vào thời ấy, các cuộc chiến tranh giành đất đai là chuyện làm ăn bình thường của các ông vua, bất luận mang mầu sắc gì, Kitô Giáo hay Hồi Giáo. Phần lớn các hiệp sĩ Châu Âu tham gia các cuộc thập tự chinh thực sự tin rằng họ tham gia cuộc chiến tranh tự vệ, chứ không gây hấn, vì các lãnh thổ vốn của người Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ đã bị các lực lượng Hồi Giáo dùng bạo lực xâm chiếm. Hãy tưởng tượng, nếu các binh đội Kitô Giáo ở thế kỷ 11 chiếm Kaaba ở Mecca, chẳng hạn, và do đó ngăn cấm các người hành hương Hồi Giáo tới đó mà xem. Ít người sẽ ngạc nhiên khi các lực lượng Hồi Giáo cố gắng chiếm lại nó, và chắc chắn rất nhiều người cho việc này hoàn toàn chính đáng. Một nhà văn Công Giáo lý luận rằng các Thập Tự Chinh minh giải luật sống căn bản này: “Đừng đụng tới các thánh địa của người ta để khỏi bị trả thù”.
Dù các thập tự chinh có phạm một số cuộc tàn sát kinh hoàng đối với cư dân các thành phố chống lại binh đội của họ, thì đây cũng là thực hành quen thuộc, được các chiến lược gia thời ấy coi như cái giá các thành phố này phải trả vì đã chống cự và do đó làm tăng thêm tổn thất sinh mạng và tài sản. Khi Shakespeare để cho nhà vua trẻ Henry V cảnh cáo cư dân thành phố Harfleur của Pháp rằng họ sẽ thấy “các hài nhi của họ bị xiên vào cây giáo” nếu họ không chịu đầu hàng, thì ông ta đâu có nói đùa. Do đó, như một qui luật, người Công Giáo tham gia các Thập Tự Chinh hẳn nghĩ rằng “điều này chắc chắn xấu, nhưng đây là lúc phải làm”.
Tòa án dị giáo là gì?
Khó có thể cường điệu hóa sức mạnh có tính ẩn dụ của Tòa Án Dị Giáo đối với những người chống đối Giáo Hội. Khi các nhà trí thức vô thần và các nhà tranh đấu thế tục chuẩn bị lời kết tội chống các tôn giáo có tổ chức, thì Tòa Án Dị Giáo thường là chứng cớ số một. Điều này đúng ngay với sân sau của Giáo Hội. Tại Campo de’ Fiori ở Rôma, hiện nay người ta vẫn còn được thấy bức tượng khổng lồ của Giordano Bruno, một triết gia và khoa học gia đã bị thiêu sống tại ngay nơi đó năm 1600 vì tội lạc giáo và phiếm thần. Ngày nay, bức tượng được dùng như một thứ nam châm thu hút các cuộc tụ tập và biểu tình phản giáo sĩ chống lại quyền lực của Vatican.
Từ căn bản, thật khó cho một tâm trí hiện đại chấp nhận ý niệm cho rằng việc thống thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng của con người có thể bị kết tội, nhưng đây chính là cái thế giới đã lên khuôn cho Toà Án Dị Giáo. Khi một chánh án dị giáo Công Giáo tuyên bản án “có tội”, thì hình phạt lập tức được thẩm quyền dân sự thi hành vì lạc giáo được coi như một tội ác không những chống lại đức tin mà còn chống lại cả nhà nước nữa. Ngoài ra, không phải chỉ có Giáo Hội Công Giáo điều hành các tòa án dị giáo thời Trung Cổ, các quân vương thế tục cũng có các tòa án này, và sau này, nhiều Giáo Hội Thệ Phản cũng điều hành các tòa án dị giáo.
Theo di sản lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, ba tòa án dị giáo nổi tiếng nhất là:
• Tòa dị giáo lập ra để phá một phong trào lạc giáo có tên là Cathars ở miền Nam nước Pháp năm 1184; tòa này bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 14.
• Tòa dị giáo Tây Ban Nha, phát động năm 1478 để nhận diện các tân tòng gốc Do Thái Giáo và Hồi Giáo, những người giả vờ trở lại Kitô Giáo vì các mục đích hưởng lợi chính trị hay xã hội nhưng vẫn bí mật thực hành tôn giáo cũ của họ.
• Tòa dị giáo Rôma, lập năm 1542 giữa lúc phong trào Cải Cách Thệ Phản đang gây sóng gió, để duy trì đức tin Công Giáo và chống lạc giáo.
Trong số ba tòa trên, mang tiếng nhất là Tòa Dị Giáo Tây Ban Nha. Dù tổng số các nạn nhân của nó được ước tính một cách thiếu thận trọng nhất, đến độ có người cho là cả hàng triệu, hiện nay, ước tính thông thường nhất là vào khoảng vài ngàn người đã bị xử tử trong hơn 3 thế kỷ. Đáng lưu ý là mặc dù hàng giáo sĩ Công Giáo phụ trách tòa án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng thực ra nó được nhà nước bảo trợ và chịu trách nhiệm trước nhà vua Tây Ban Nha. Trong yếu tính, nó tạo mẫu cho các nhà nước cảnh sát trị và các chế độ độc tài đủ loại sau này.
Ngược lại, tòa dị giáo Rôma, do chính Vatican điều hành, thường được coi là nhân đạo hơn. Nếu bạn có thể vượt qua ý niệm coi lạc giáo như một tội ác, thì nhiều sử gia thực sự cho rằng Tòa Dị Giáo Rôma đã đi trước thời gian của nó trong việc cổ vũ diễn trình luật pháp đúng đắn. Các tòa Rôma đòi phải có luật sư bênh vực và cung cấp cho bị cáo bản ghi chép các lời cáo buộc; vào thời đó, tại các tòa án thế tục, các lời cáo buộc được đọc to tại phiên xử và bị cáo phải trả lời ngay tại chỗ, thường không có sự biện hộ của một luật sư.
Các giới chức Công Giáo ngày nay thường nói rằng dù tính man rợ của Tòa Dị Giáo bị cường điệu hóa đi chăng nữa, thì Giáo Hội cũng đã nhất định mở một trang sách mới và cương quyết dấn thân vào xác tín này: đức tin phải được đề xuất chứ không bị áp đặt. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì cho rằng Tòa Dị Giáo vẫn còn đang sống còn dưới một lớp áo khác. Họ nói rằng thời nay, các nhà bất đồng Công Giáo không còn bị thiêu sống nữa, nhưng họ bị sa thải, bị phạt tuyệt thông, hoặc bị cho ra rìa bởi các nhà cầm quyền trong Giáo Hội, thường là do kết quả điều tra của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican (trước đây do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đứng đầu, nay ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI), một thánh bộ, xét về lịch sử, vốn là hậu thân của Tòa Dị Giáo Rôma. Tất cả những gì vừa nói minh xác điều này: “Tòa Dị Giáo” đã trở thành điều người ta tự động nhắc đến trong bất cứ cuộc tranh luận nào về việc liệu một tôn giáo nào đó có thực sự “cảnh sát” tính chính thống của các thành viên của mình hay không và “cảnh sát” họ ra sao.
Còn về lời cáo buộc Giáo Hội Công Giáo đồng loã trong vụ diệt chủng Người Do Thái thì sao?
Một lần nữa, đây là một bức tranh phức tạp. Hiển nhiên là đã có, và tới một mức độ nào đó, hiện vẫn còn có, một khuynh hướng mạnh mẽ bài Do Thái trong Kitô Giáo, kể cả trong Giáo Hội Công Giáo. Xét về lịch sử, thiên kiến này vốn có liên hệ tới lời cáo buộc “sát thiên” (deicide) hay ý niệm cho rằng “người Do Thái” (quân Giu Dêu) như một toàn thể phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ qua, người Kitô hữu thường xử tệ với và hắt hủi người Do Thái, và mặc dù người ta có thể phân tích thành tích đáng xấu hổ này bằng các nhân tố kinh tế và xã hội, nhưng họ không thể bác bỏ được rằng thiên kiến tôn giáo có góp phần ở đây. Tiếng vọng của quá khứ này đã được khắc vào đá. Ngay cạnh Đại Hội Đường tại Rôma, chẳng hạn, là nhà thờ San Gregorio, ngày xưa vốn là nơi chính nhằm làm cho người Do Thái trở lại đạo: họ bị lùa vào một khu riêng biệt (ghetto) ở Rôma bởi sắc lệnh của giáo hoàng. Bên ngoài, đối diện ngay với hội đường, nhà thờ có hình Chúa Kitô chết trên Thập Giá với bảng chữ khắc vào đá hoa cương bằng tiếng Hípri để người Do Thái không thể nào không đọc được rằng “Suốt ngày Ta chìa bàn tay Ta cho dân tộc bất tuân và bất tín” (trích Sách Tiên Tri Isaia, có cắt xén đôi chút).
Khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhét lời cầu nguyện của ngài vào Bức Tường Đền Thờ ở Giêrusalem hồi tháng Ba năm 2000 và thú nhận rằng “Chúng tôi đau buồn sâu xa vì tác phong của những người, suốt trong lịch sử, đã gây cho con cháu các bạn đây phải đau khổ”, thì di sản trên đây là một phần trong những điều ngài nghĩ đến. Phần lớn các sử gia tin rằng bầu khí phản Do Thái của các Kitô hữu ở Âu Châu, một bầu khí khá sâu nặng nơi người Thệ Phản, Chính Thống Giáo lẫn Công Giáo, đã giúp đặt nền cho việc ra đời của chủ nghĩa Quốc Xã. Nhiều tên lý hình của Hitler hộ tống đoàn người Do Thái tới cái chết của họ hiển nhiên tự coi mình như những Kitô hữu trung thành.
Một số nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong các thập niên 1930 và 1940, một lần nữa lại bao gồm nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo, coi chủ nghĩa Cộng Sản như là đe dọa lớn nhất đối với đức tin, và do đó, coi Quốc Xã như thành trì chống lại sức lan tràn của sự đe dọa này ở Âu Châu. Thành thử, một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã bước vào một liên minh công khai với Nước Đức của Hitler. Một nhà lãnh đạo loại này là Đức Cha Josef Tiso, người đứng đầu chính phủ thời chiến của Slovakia và đã chấp nhận một số luật lệ kỳ thị chủng tộc dựa vào các luật lệ của Đức. Thông thường hơn là việc các nhà lãnh đạo Côg Giáo tỏ ra do dự, không dám kết án Quốc Xã, một phần vì sợ bị phản ứng ngược, một phần vì sợ sẽ vô tình tiếp tay cho Xô Viết.
Nhà văn Anh John Cornwall, trong cuốn sách gây tranh cãi năm 1999, tố cáo rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII, cai trị Giáo Hội trong các năm 1939 tới 1958, là “Giáo Hoàng của Hitler”. Cho đến nay, người ta vẫn còn hăng say tranh cãi về cách đọc thành tích của Đức Piô XII, với một số người tiếp tục phê phán việc cho là im lặng của ngài đối với nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust), tỷ dụ, không công khai phạt tuyệt thông Hitler, trong khi nhiều người khác cho rằng ở hậu trường, ngài đã cứu man vàn người Do Thái bằng cách vận dụng cả một mạng lưới nhân đạo vĩ đại. Nếu ngài dấn thân vào một động thái ngoạn mục công khai nào đó, một động thái mà các nhà phê bình ngày nay nghĩ là ngài nên làm, thì theo những người bênh vực ngài, ngài dám làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Dù bạn nghĩ như thế nào, thì lịch sử cũng đã ghi nhận sự kiện có rất nhiều người Công Giáo chống đối Quốc Xã, và thường phải trả một giá rất đắt khi làm như vậy. Tại trại tử thần Dachau, khoảng 2,600 linh mục Công Giáo đã bị giam cầm và 2,000 vị đã bỏ mình ở đấy, trong đó, có Cha Bernhard Lichtenberg, chính xứ nhà thờ chính tòa Berlin, người đã viết cho một viên chức Quốc Xã rằng tội ác của họ “đòi Chúa phải trút sự trả thù của Người lên đầu nhân dân Đức”. Vị tử đạo nổi danh nhất dưới tay Quốc Xã có lẽ là Thánh Maximilian Kolbe, bị giết tại Auschwitz khi ngài tình nguyện thế chỗ cho một người lạ mặt trong số mười người bị kết án chết đói trong một căn hầm. Nhiều giáo dân Công Giáo đã đóng vai trò tích cực trong phong trào kháng chiến chống Quốc Xã, trong đó có nhóm Bạch Hồng ở Munich do Hans và Sophie Scholl tổ chức.
Đặc biệt sau Công Đồng Vatican II giữa thập niên 1960, Đạo Công Giáo đã cố gắng một cách đáng kể trong việc giảng hòa quá khứ mập mờ của mình đối với Do Thái Giáo trong đó, có việc trung thực thẩm định nạn diệt chủng người Do Thái. Một dấu mốc quan trọng là văn kiện năm 1998 của Vatican, tựa là “Chúng Tôi Tưởng Niệm: Một Suy Nghĩ về Nạn Diệt Chủng Do Thái”. Văn kiện này, trong khi nhấn mạnh rằng Nạn Diệt Chủng Do Thái “có gốc rễ bên ngoài Kitô Giáo”, nhưng đã kêu gọi người Công Giáo ăn năn thống hối vì đã không chịu can thiệp để chấm dứt nó. Một số nhà phê bình cho rằng các tuyên bố như thế của Giáo Hội, dù đáng hoan nghinh, nhưng vẫn chưa phải là một cuộc duyệt xét lương tâm trọn vẹn. Tuy nhiên, gần như mọi quan sát viên đều nói rằng các liên hệ Do Thái – Công Giáo hiện nay có lẽ đang mạnh mẽ hơn bất cứ thời nào trước đây, và dường như có cơ sống thoát các cuộc tranh luận đang tiếp diễn về việc phải đọc thành tích thời chiến của Giáo Hội ra sao.
Điều gì đã xẩy ra tại Vatican II?
Công Đồng Vatican II, công đồng “chung”, tức cuộc tụ tập các giám mục Công Giáo khắp thế giới, gần đây nhất của Giáo Hội đã được tổ chức tại Rôma từ năm 1962 tới năm 1965. Mọi người đều đồng ý rằng Vatican II là khúc rẽ quan trọng của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 20, đem lại cho nó một sức sống mới và công đồng này mãi mãi là một điểm qui chiếu cực kỳ quan trọng đối với đời sống Công Giáo hiện nay. Tuy nhiên, chính vì quan trọng như thế, người Công Giáo cũng bất đồng một cách dữ dội về việc thực ra Vatican II có ý muốn thực hiện điều gì và di sản của nó hướng Giáo Hội về đâu ở đây và hôm nay. Có lẽ không quá đáng chút nào khi nói rằng bất cứ ai nắm quyền kiểm soát ký ức về Vatican II cũng nắm quyền kiểm soát vận mệnh Giáo Hội Công Giáo.
Vatican II đạt được một thứ hòa dịu (détente) nào đó giữa Đạo Công Giáo và thế giới hiện đại. Trước Công Đồng, Đạo Công Giáo được tri nhận hơi có tính phòng ngự và khép kín, choáng váng trước các thách thức của chủ nghĩa duy vật và khoa học ở Tây Phương, và chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết ở Đông Phương. Trong bối cảnh này, Vatican II đã tái lên sinh lực cho Giáo Hội. Nó châm ngòi cho nhiều thay đổi to lớn trong phụng vụ, nhất là đã chuyển sang việc sử dụng các ngôn ngữ hiện đại hơn là tiếng La Tinh. Nó nhấn mạnh tới vai trò giáo dân hơn là coi họ như các khán giả thụ động, còn các giáo sĩ mới là các tác nhân lãnh đạo. Công Đồng ủng hộ tự do tôn giáo và việc phân chia lành mạnh giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đồng thời kêu gọi đối thoại với các Kitô hữu khác, với tín đồ các tôn giáo khác và với mọi người thiện chí nam nữ.
Tiếp sau Vatican II, phe cấp tiến trong Giáo Hội giải thích Công Đồng như lời mời gọi không ngừng canh tân trong đời sống Giáo Hội, nại tới “Tinh Thần Vatican II” để bênh vực hàng loạt các thay đổi được họ đề nghị, từ việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục tới các hạn chế đối với quyền hành của Đức Giáo Hoàng. Khảo sát các triều giáo hoàng bảo thủ hơn của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, lời than phiền cay đắng nhất của phe cấp tiến thường là: các vị giáo hoàng gần đây “đang quay ngược kim đồng hồ” đối với lời hứa hẹn của Công Đồng. Ở cực kia, một số nhỏ những người Công Giáo cực kỳ duy truyền thống nhất trí rằng Vatican II đã xổ lồng đủ loại năng lực giải phóng, nhưng coi các năng lực này là tai họa chứ không phải thiên ân. Dẫn đầu bởi Tổng Giám Mục quá cố người Pháp Marcel Lefèbre, các người duy truyền thống thực sự đã bước vào ly giáo năm 1988 vì các phản đối của họ chống lại Vatican II. Hiện nay, Rôma đang cố gắng rất nhiều nhằm sửa chữa vụ rạn nứt này.
Một nhóm khác cho rằng Vatican II dự tính một cuộc cải tổ chứ không phải một cuộc cách mạng; họ nhấn mạnh rằng các giám mục tại công đồng không có ý định đảo ngược 2000 năm trước đây của lịch sử Giáo Hội. Ngày nay, Đức Bênêđíctô XVI mô tả hai cái nhìn này như một cuộc đụng độ giữa “nền giải thích đứt đoạn” và “nền giải thích cải tổ” và cho biết ngài nghiêng về lối sau. Theo quan điểm này, vấn đề Vatican II muốn giải quyết không phải là một cuộc khủng hoảng về giáo huấn hay cơ cấu, mà là về gân não: nó muốn làm cho Đạo Công Giáo mạnh bạo hơn, tự tin hơn, trong việc đem sứ điệp của mình vào trần gian.
Năm 2012 đánh dấu 50 năm kỷ niệm việc khai mạc Vatican II, và cuộc tranh luận lại tiếp tục diễn ra về di sản của nó. Thực ra, đây là những luận điểm không hẳn chỉ về, thậm chí không chủ yếu về, quá khứ, nhưng phần lớn là về hiện tại và cả tương lai nữa.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét