Trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Giáo hội Nhật Bản: hiện trạng và những thách đố trước chuyến tông du của ĐTC Phanxicô


Giáo hội Nhật Bản: hiện trạng và những thách đố trước chuyến tông du của ĐTC Phanxicô
Một cộng đoàn Công giáo Nhật

Lịch sử Giáo hội Nhật Bản được biết đến nhiều trong thế kỷ XVII, giai đoạn được cho là một trong những thời điểm bắt đạo dữ dội nhất của lịch sử Kitô giáo. Mặc dù vậy, một số Kitô hữu Nhật đã tìm cách để tồn tại và bí mật loan truyền đức tin cho các thế hệ tiếp theo. Hiện nay, Giáo hội nắm giữ vai trò quan trọng trong xã hội: Sự hiện diện của các tổ chức Công giáo, kênh đối thoại; hoạt động bác ái; dấn thân cho hòa bình và chống lại năng lượng hạt nhân.
Ngọc Yến - Vatican
Nguồn gốc
Kitô giáo đến Nhật Bản vào thế kỷ 16. Ngày 15/8/1549, thánh Phanxicô Xavier cùng với các tu sĩ Dòng Tên khác từ Malacca đến Nhật Bản. Tiếp theo là các tu sĩ Dòng Phanxicô, Đa Minh và Augustinô. Trong vòng 60 năm đầu tiên các vị thừa sai đã thành công trong việc thiết lập một cộng đoàn Kitô giáo. Và dần dần cộng đoàn đã tăng lên hơn 300.000 tín hữu. Với số các tín hữu này, vào năm 1588, Giáo phận Funay được thiết lập, trung tâm là thành phố Nagasaki.
Những cuộc bách hại ở thế kỷ XVII
Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên này gần như đã bị phá hủy hoàn toàn do các cuộc bắt đạo bắt đầu vào cuối thế kỷ XVI, với việc đóng đinh 26 vị tử đạo vào năm 1597, và đỉnh cao vào thế kỷ XVII, được cho là một trong những vụ bắt đạo dữ dội nhất trong lịch sử Kitô giáo. Mặc dù vậy, một số Kitô hữu Nhật đã tìm cách để tồn tại và bí mật loan truyền đức tin cho các thế hệ tiếp theo. Các Kitô hữu tạo ra một biểu tượng, nghi lễ và ngôn ngữ mà những người bên ngoài cộng đoàn không thể hiểu được. Như thế, bắt đầu kỷ nguyên của kakure kirishitan, "Kitô hữu hầm trú", sống âm thầm và gặp nhiều khó khăn. Dần dần, công cuộc truyền giáo được giao cho các cha Hội Truyền giáo Paris (MEP).
Thế kỷ XIX-XX: giai đoạn hồi sinh của Giáo hội
Năm 1862, với việc phong thánh cho 26 vị tử đạo, tiếp theo một nhà thờ được xây dựng vào năm 1863 tại Nagasaki. Và tới năm 1871, các Kitô hữu được tự do thực hành đức tin. Công giáo tiếp tục phát triển, đặc biệt ở các thành phố Osaka, Sendai, hiện là thủ đô của Kyoto, và ở phía bắc. Năm 1891, thành lập Giáo phận Nagasaki và Osaka và Tổng giáo phận Tokyo. Năm 1927, giám mục đầu tiên có quốc tịch Nhật Bản, Đức cha Januarius Kyunosuke Hayasaka.
Giáo hội trước cuộc viếng thăm của ĐTC
Giáo hội Nhật Bản là một cộng đoàn nhỏ, nhưng được đánh giá cao sau nhiều thế kỷ bị bách hại. Hiện nay Giáo hội Nhật Bản: có 536 ngàn tín hữu, tương đương khoảng 0,42% dân số, chủ yếu theo Thần đạo và Phật giáo. Các cộng đoàn Công giáo tập trung ở khu vực giữa đảo Hirado, quần đảo Goto và thành phố Nagasaki. Tổng giáo phận Tokyo có số tín hữu đông nhất, tiếp theo là Nagasaki, Yokoama và Osaka. Giáo hội có 16 giáo phận, bao gồm ba tổng giáo phận, với 1407 linh mục và 859 giáo xứ. Sứ thần Tòa Thánh hiện nay tại Nhật Bản là Tổng giám mục người Ấn Độ, Đức cha Joseph Chennoth.
Các tổ chức giáo dục Công giáo, kênh đối thoại liên tôn
Như các nơi khác ở châu Á, ảnh hưởng của cộng đoàn Công giáo Nhật là rất lớn so với con số nhỏ bé, đặc biệt là các tổ chức giáo dục của Giáo hội, như Đại học danh tiếng Sophia ởTokyo. Điều này có nghĩa là Công giáo, sau nhiều thế kỷ bị bách hại thì hiện nay là một thực tế được đánh giá cao ở Xứ sở mặt trời mọc. Hầu hết các học sinh ở các trường Công giáo không phải là tín hữu, nhưng lại có cơ hội làm quen với văn hóa Kitô. Do đó, đây là một phương tiện quan trọng để loan báo sứ điệp Kitô giáo và đối thoại liên văn hóa và liên tôn.
Giáo hội hiện diện trong lĩnh vực xã hội
Một yếu tố quan trọng khác làm cho hình ảnh của Giáo hội tại Nhật Bản được nghi nhận, đó là các hoạt động bác ái của người Công giáo. Các cơ sở y tế, quản lý nhà cho người già, trung tâm cho người vô gia cư và các dịch vụ xã hội khác, đặc biệt là trong các khu vực bị bỏ quên ở vùng ngoại ô của các thành phố lớn. Hai sự kiện làm cho sự hiện diện của Giáo hội trở nên rõ ràng hơn trong xã hội Nhật Bản: trận động đất Kobe năm 1995 và trận động đất và sóng thần thảm khốc ở Fukushima năm 2011. Tại thời điểm xảy ra thảm kịch, các tình nguyện viên và các tổ chức Công giáo luôn đi trước trong việc trợ giúp khẩn cấp.
Giáo hội dấn thân cho hòa bình và chống lại năng lượng hạt nhân
Các giám mục Nhật luôn lên tiếng cảnh báo về những tác hại của chiến tranh hạt nhân.Trong thông điệp năm 2015, nhân kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, các Giám mục cảnh báo về sự trở lại của một tâm lý hiếu chiến và nhắc lại rằng Nhật Bản phải tiếp tục có một ơn gọi đặc biệt cho hòa bình, hãy nhớ rằng cuộc xung đột thế giới là "một trải nghiệm kinh hoàng ngay cả đối với người dân Nhật Bản". Hơn nữa, mỗi năm từ 6 đến 15 tháng 8, ngày kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử của Hiroshima và Nagasaki, các Giám mục thúc đẩy sáng kiến cầu nguyện "10 ngày vì hòa bình”. Năm 2013 ĐHY Peter Turkson cũng đã tham gia sự kiện này.
Những thánh đố trong việc thông truyền đức tin cho người trẻ và vai trò của gia đình
Hiện nay, một trong những vấn đề khó thực hiện cho Giáo hội Nhật Bản, đó là việc thông truyền đức tin cho các thế hệ trẻ. Người trẻ ngày càng bị ảnh hưởng lối sống cá nhân chủ nghĩa, bị các giáo phái mới lôi cuốn. Do đó, vấn đề mục vụ cho giới trẻ ngày càng khẩn cấp. Gia đình vẫn là nơi quan trọng để loan truyền Tin Mừng, nhưng các gia đình Công giáo Nhật Bản không phải lúc nào cũng thể hiện sứ vụ này, nhất là khi một trong những người phối ngẫu thuộc về một tôn giáo khác, điều rất phổ biến ở Nhật. Một khó khăn khác đó là sự thiếu hiểu biết của các tín hữu về giáo lý của Giáo hội liên quan đến hôn nhân, gia đình, bảo vệ sự sống, đặc biệt là biện pháp tránh thai. Nói chung, có một khoảng cách từ việc tạo dựng hôn nhân đến việc sống thử đang gia tăng ngay cả giữa các cặp vợ chồng Công giáo. Điều tương tự cũng xảy ra đối với ly dị: ở Nhật Bản tỷ lệ ly hôn của người Công giáo không khác với người không theo đạo Công giáo. Và liên quan đến vấn đề rước lễ cho người ly dị và tái hôn sự hiểu biết chưa rõ ràng.
Khu vực nông thôn, biên giới mới của việc rao giảng Tin Mừng và vai trò của người di cư
Về việc loan báo Tin Mừng, đối với các khu vực nông thôn, so với trước đây Giáo hội Nhật Bản có sự chú ý hơn. Một nguồn lực quan trọng mới trong lĩnh vực này đến từ những người nhập cư Công giáo, đặc biệt là người Philippines. Vì lý do này, các giám mục đã nhận thấy cần phải có sự quan tâm mục vụ lớn hơn đối với các cộng đồng này, để ủng hộ sự hòa nhập của họ vào các giáo xứ.
Khuyến khích vai trò của giáo dân trong việc truyền giáo
Một ưu tiên khác cho Giáo hội địa phương đó là phát huy vai trò của giáo dân trong Giáo hội. Các vị lãnh đạo quan tâm đến việc huấn luyện và đào tạo cho giáo dân. Theo nghĩa này, các Giám mục khuyến khích sự lan rộng của các phong trào của giáo dân trong Giáo hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét