Trang

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

21-08-2012: THỨ BA TUẦN XX MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Ba sau Chúa Nhật 20 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (Năm II) Ed 28, 1-10
"Ngươi chỉ là người phàm, chớ không phải Thiên Chúa, mà lòng ngươi dám tự cho mình là Chúa".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Có lời Chúa phán cùng tôi rằng: Hỡi con người, hãy bảo vua Tirô rằng: Chúa là Thiên Chúa phán như thế này: bởi vì ngươi tự kiêu mà rằng: "Ta là Thiên Chúa, ta ngồi trên toà Thiên Chúa giữa biển", vì ngươi chỉ là người phàm, chứ không phải là Chúa, mà lòng ngươi dám tự cho mình là Chúa! Phải rồi, ngươi khôn ngoan hơn Ðaniel! Không điều bí ẩn nào mà ngươi không biết: Nhờ tài trí và khôn ngoan mà ngươi nên hùng mạnh, và ngươi đã tích trữ vàng bạc trong kho tàng. Nhờ tài trí dồi dào trong việc buôn bán, ngươi đã gia tăng của cải, và tâm hồn ngươi tự cao tự đại về sự phú cường của ngươi.
Vì thế Chúa là Thiên Chúa phán như thế này: Bởi lòng ngươi dám tự cho mình là Chúa, thì đây Ta sẽ dẫn quân ngoại bang, là những kẻ hung bạo nhất trong các dân, đến giày xéo trên ngươi, họ sẽ tuốt gươm chống lại sự khôn ngoan tốt đẹp của ngươi, và làm ô danh ngươi. Họ sẽ giết và triệt hạ ngươi, ngươi sẽ chết như những kẻ chết chìm dưới lòng biển. Trước mặt những kẻ giết ngươi, nào ngươi còn dám nói: "Ta là Thiên Chúa" nữa sao? Vì ngươi là người chứ không phải là Chúa trong tay những kẻ hạ sát ngươi. Ngươi sẽ chết trong tay ngoại bang, như những kẻ không chịu cắt bì: vì Ta đã phán! Chúa là Thiên Chúa phán như vậy.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Ðnl 32, 26-27ab. 27cd-28a. 30. 35cd-36ab
Ðáp: Ta sẽ giết chết và sẽ làm cho sống lại (c. 39).
Xướng: 1) Ta đã phán: "Chúng đang ở đâu?" Ta sẽ làm cho người ta không còn nhớ đến chúng. Nhưng vì giận quân thù, Ta đã giãn ra, kẻo quân thù chúng sẽ nhạo cười. - Ðáp.
2) Chúng sẽ nói rằng: "Tay chúng ta cao cả, chẳng phải Chúa đã làm những sự này". Dân này chẳng có lo lắng, và không có khôn ngoan chút nào. - Ðáp.
3) Bởi đâu một người lại đuổi theo nghìn người, hai người lại đuổi theo một vạn? Vậy chẳng phải vì Chúa đã bán chúng, và Chúa đã chẳng bỏ mặc chúng sao? - Ðáp.
4) Ngày tiêu diệt đã gần, và thời hẹn chóng đến. Chúa sẽ xét xử dân Người, và xót thương kẻ làm tôi Chúa. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Tv 118, 36a và 29b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin nghiêng lòng con theo lời Chúa răn bảo, và xin rộng tay ban luật pháp của Chúa cho con. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 19, 23-30
"Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo thật các con: Người giàu có thật khó mà vào Nước Trời. Thầy còn bảo các con rằng: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời". Các môn đệ nghe vậy thì bỡ ngỡ quá mà thưa rằng: "Vậy thì ai có thể được cứu độ?" Chúa Giêsu nhìn các ông mà phán rằng: "Ðối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể được". Bấy giờ Phêrô thưa Người rằng: "Này đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?" Chúa Giêsu bảo các ông rằng: "Thầy bảo thật các con: Các con đã theo Thầy, thì trong ngày tái sinh, khi Con Người ngự trên toà vinh hiển, các con cũng sẽ ngồi trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Israel. Và tất cả những ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, vợ con, ruộng nương vì danh Thầy, thì sẽ được gấp trăm và được sự sống đời đời. Nhưng có nhiều kẻ trước hết sẽ nên sau hết, và kẻ sau hết sẽ nên trước hết".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu dùng hình ảnh "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Trời" để diễn tả sức lôi cuốn của tiền bạc khiến người ta khó vào nước trời biết bao! Người đời thường ví tiền bạc như là tên đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ xấu. Tiền của cần thiết giúp người ta thực hiện được nhiều dự tính thiện hảo. Thế nhưng người ta để nó trở thành ông chủ thì thật vô phúc! Dưới lệnh của nó, người ta dám thi hành những gì ghê tởm nhất, bạc bẽo nhất...

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa xin đừng để chúng con bị tiền bạc điều khiển. Ðừng để nó làm mờ tối tâm hồn, khiến chúng con không tìm được chân lý. Xin cho chúng con biết nguồn hạnh phúc đích thực của chúng con chỉ tùy thuộc vào Chúa, để chúng con biết dùng của cải đời này mà mua Nước Trời. Amen.



(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Suy Niệm:
Giáo Hội Của Người Nghèo
"Giáo Hội của người nghèo", "Ưu tiên phục vụ người nghèo", đó là những khẩu hiệu đã trở thành thời trang trong Giáo Hội kể từ vài thập niên qua. Bất cứ ai có ý thức về công bằng xã hội hoặc đôi chút trăn trở về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, cũng đều thốt lên những khẩu hiệu ấy. Nhưng Giáo Hội có thực sự là Giáo Hội của đại đa số dân nghèo khổ chưa?
Sự hiện diện của người nghèo quả là một thách đố lớn cho Giáo Hội. Ngày nay, tiếng kêu than của họ luôn là một nhắc nhớ cho Giáo Hội về bản chất và sứ mệnh của mình trong thế giới. Cuộc trở lại của Hoàng đế Constantinople vào thế kỷ thứ 4 đã chấm dứt những cuộc bách hại đẫm máu và đã biến Tây Phương thành thế giới Kitô giáo, nhưng không chừng đã làm Giáo Hội quên đi bản chất đích thực của mình. Sự tương nhập giữa thế quyền và giáo quyền đã biến Giáo Hội thành một thế lực chính trị, và các vị lãnh đạo Giáo Hội thành những vua chúa trần gian. Nhiều người đã có lý để nói rằng nhờ những lay động của Karl Marx mà Giáo Hội đã lắng nghe được tiếng kêu than của người nghèo, đồng thời ý thức được vai trò và sứ mệnh của mình trong thế giới ngày nay.
Ngay từ khi mới khai sinh, cộng đoàn Kitô tiên khởi đã ý thức được vấn đề ấy. Tin Mừng hôm nay là một phản ánh về những trăn trở của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, cách riêng cộng đoàn Giêrusalem là cộng đoàn gồm toàn những người nghèo trong xã hội thời bấy giờ. Ðọc lại giáo huấn của Chúa Giêsu về thái độ của Kitô hữu đối với tiền bạc của cải, cộng đoàn tiên khởi đặt lại vấn đề về sự hiện diện của người giầu trong Giáo Hội. Theo quan niệm quen thuộc của người Do thái, thì sự giầu sang phú quí là một chúc lành của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đánh đổ quan niệm sai lầm ấy, khi nói rằng: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó", và rằng sự nghèo khó là điều kiện thiết yếu để vào Nước Trời.
Giáo Hội của người nghèo, điều đó có nghĩa là trước tiên tất cả những ai thuộc về Giáo Hội đều phải có tinh thần nghèo khó đích thực, họ phải sống phó thác và quảng đại chia sẻ cho nhau. Các Kitô hữu tiên khởi đã hiểu được điều ấy: họ để chung của cải lại, chia sẻ với nhau và yêu thương đùm bọc nhau như trong cùng một gia đình. Giáo Hội của người nghèo, điều đó cũng có nghĩa là các tín hữu phải lấy sự phục vụ người nghèo làm ưu tiên hàng đầu. Bản sắc của người Kitô hữu do đó được xác nhận bằng chính tương quan với người nghèo.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại cách sống đạo của chúng ta. Thách đố của Giáo Hội hiện nay cũng chính là thách đố của mỗi người chúng ta. Nếu những người cùng khổ chưa phải là thao thức trăn trở của chúng ta, thì có lẽ chúng ta còn quá xa với Giáo Hội Chúa Kitô. Nếu cuộc sống chúng ta chưa phải là cuộc sống liên đới chia sẻ với người khốn khổ, thì có lẽ chúng ta chỉ là những Kitô hữu hữu danh vô thực.
(Veritas Asia)


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ BA TUẦN XX THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọc: Eze 28:1-10; Mt 19:23-30.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Người giàu khó vào nước trời.
Nhiều người cho rằng con người không phải là thiên thần, phải ăn phải uống nên phải lệ thuộc vào của cải thế gian. Người khác cho rằng nghèo là như sống trong hỏa ngục, phải cố gắng trở nên giầu có để thóat khỏi cảnh nghèo. Ngược lại, Lời Chúa hôm nay dạy: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên Đàng.” Phải chăng Thiên Đàng chỉ dành cho những người nghèo khó?
Các bài đọc hôm nay muốn nêu lên những lý do tại sao những người giầu lại khó vào Nước Trời? Trong bài đọc I, sự giầu có làm cho các thủ lãnh thành Tyre trở nên kiêu căng, phách lối: họ coi họ như thần thánh, họ nghĩ vì sự khôn ngoan biết lượng giá thời cuộc mà họ trở nên giàu có. Vì thế, ngôn sứ Ezekiel được Đức Chúa sai đến để tuyên sấm những gì sẽ xảy đến cho thành Tyre, họ sẽ bị một dân tộc hung dữ đến tàn phá và cai trị. Lúc đó, họ sẽ nhận ra ai là Người quan phòng vũ trụ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu quả quyết: “Người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa.” Lý do vì họ quá ham mê của cải mà không còn chú ý đến những sự quan trọng hơn để đạt được Nước Trời.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Kiêu hãnh của thành phố thương mại Tyre.

1.1/ Sư giàu có nổi tiếng của thành phố Tyre
Tyre là một trong những thành phố cổ nhất nằm dọc bờ biển của Phoenicia. Thành phố nằm cách Sidon khỏang 40 km về phía Nam và khỏang 45 km của Arco về phía Bắc. Thuở xưa, nó là một hòn đảo ngoài khơi cách xa đất liền khoảng 600-750 m, nhưng từ thời đại đế Alexander của Hy-lạp (khỏang 332 BC), hòn đảo này được nối với đất liền bằng những mô đất càng ngày càng to ra qua nhiều thế kỷ; cho đến ngày nó trở thành vịnh (hải cảng) và là trung tâm thương mại trao đổi hàng hóa giữa Âu Châu và Á châu. Kinh Thánh đề cập nhiều lần đến thành phố này.
Sự giầu có làm thành phố Tyre ra mù quáng chỉ tin tưởng nơi mình. Vì thế có lời tuyên sấm của tiên tri Ezekiel hôm nay: “Có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: Hỡi con người, hãy nói với thủ lãnh của Tyre: Chúa Thượng là Đức Chúa phán thế này: Vì ngươi đem lòng tự cao tự đại nên ngươi đã nói: "Ta là thần, ta ngự trên ngai các thần, giữa trùng dương." Ngươi chỉ là người, chứ không phải là thần mà lại dám cho mình ngang hàng với thần thánh. Này, ngươi khôn ngoan hơn Daniel! Không bí mật nào giấu được ngươi. Nhờ khôn ngoan hiểu biết, ngươi đã làm ra của cải và thu tích vàng bạc trong kho. Vì ngươi rất khôn ngoan và có tài buôn bán, nên của cải ngươi đã tăng lên và ngươi sinh lòng tự cao vì lắm của.”

1.2/ Giàu có ngăn cản con người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa.
Giầu có làm Tyre không cần tin tưởng nơi Thiên Chúa. Họ quên đi chính Chúa đang điều khiển trái đất và các quyền lực của nó, và Ngài có quyền hạ xuống bùn đen những ai kiêu ngạo đưa mình lên. “Bởi vậy, Chúa Thượng là Đức Chúa phán thế này: Vì ngươi dám cho mình ngang hàng với thần thánh, nên, này Ta sẽ đưa những người ngoại bang hung dữ nhất trong các dân tộc đến đánh phá ngươi. Chúng sẽ tuốt gươm đối lại sự khôn ngoan tuyệt vời của ngươi, làm cho vẻ huy hoàng của ngươi ra ô trọc. Chúng sẽ xô ngươi xuống hố, và ngươi sẽ chết thê thảm giữa trùng dương. Trước mặt những kẻ sắp giết ngươi đó, liệu ngươi còn nói được: "Ta là thần" nữa chăng, đang khi ở trong tay những kẻ sắp đâm ngươi ngươi chỉ là người chứ không phải là thần thánh? Ngươi sẽ chết như những kẻ không cắt bì, bởi tay quân ngoại bang, vì Ta đây, Ta đã phán.”
2/ Phúc Âm: Giàu có cản trở làm cho con người khó vào Nước Trời.

Sau khi người thanh niên buồn rầu bỏ đi, bấy giờ Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người: "Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." Chúng ta thử tìm hiểu lý do tại sao sự giầu có làm con người khó vào Nước Trời:

2.1/ Giàu có làm con người xa rời Thiên Chúa.
Giống như ví dụ của thành Tyre trong Bài đọc I, giầu có làm cho con người quá tin tưởng nơi mình, là người mà cứ nghĩ mình là thần. Đối với những người có của, họ nghĩ: Có tiền mua tiên cũng được! Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Không cần để ý có lỗi đức công bằng hay không, họ dùng tiền để mua chuộc lòng người và làm bất cứ những gì họ muốn.
Giầu có làm con người quên đi mục đích của cuộc đời: Đồng tiền liền khúc ruột. Của cải các con ở đâu, lòng trí các con ở đó. Một khi nghĩ mình đã quá sung sướng ở đời này, tại sao phải bận tâm suy nghĩ đến những chuyện sung sướng đời sau? Thay vì đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa phải bán mọi sự để mua lấy Nước Trời, họ bằng lòng với những cái gì họ đang có ở thế gian này. Cũng vì thế mà rất khó cho con người bỏ mọi sự để theo Chúa: một ví dụ cụ thể là ơn gọi tận hiến sa sút trầm trọng nơi các nước giầu: một khi đã trở nên giầu có, rất khó cho con người để bỏ nó.

2.2/ Nghèo khó giúp con người cậy trông nơi Thiên Chúa.
Một số người biện hộ nói rằng: Cần trở nên giầu có để có tiền giúp người nghèo. Nhưng họ quên đi diều này: lòng tham vô đáy, càng giầu càng tham, chưa chắc họ đã sẵn lòng để giúp người nghèo. Thực tế cho thấy người càng giầu bác ái càng ít. Hơn nữa, vì muốn làm giầu nhanh, họ dùng thời gian lẽ ra phải dành cho Chúa và cho gia đình để làm giầu.
Phần thưởng của những người đã bỏ mọi sự theo Chúa: Nếu con người chung phần đau khổ với Chúa, thì họ cũng sẽ chung phần vinh quang với Ngài trong cuộc sống vĩnh cửu mai sau.
Các môn đệ là những người đã chọn đúng thứ tự ưu tiên mà chúng ta đã đề cập đến hôm qua: Họ đã đặt Thiên Chúa trước hết khi từ bỏ tất cả mọi sự để theo Ngài; và vì Thiên Chúa, họ rao giảng Nước Trời cho tha nhân và giúp đỡ mọi người.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Giàu có làm lòng người trở nên kiêu hãnh tự tin nơi mình, không cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa; vì thế cản trở không cho họ vào Nước Trời.
- Có người biện hộ: Làm giàu để có tiền giúp người nghèo. Cho dẫu đúng đi nữa cũng không nên. Càng giàu càng tham; thay vì để thời giờ để tìm Nước Trời, họ tiếp tục tìm của cải thế gian.
- Thái độ bắt cá hai tay của nhiều người trong chúng ta: Vừa muốn làm tôi cả Thiên Chúa lẫn tiền tài! Vừa muốn giầu có đời này, vừa muốn hưởng hạnh phúc mai sau. Chúa Giêsu đã từng lên án thái độ này.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.

Thứ Ba tuần 20 thường niên
Sứ điệp: Giàu có làm cho lòng người khó tin vào Chúa và đi theo Chúa. Phải biết sẵn sàng từ bỏ tất cả với niềm tin tưởng rằng Chúa sẽ đền bù gấp bội những điều ta từ bỏ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người đời coi của cải là nơi nương tựa, là phương tiện sống hạnh phúc và là chỗ phòng thân. Vì thế, họ thường tìm kiếm nó bằng mọi giá, thậm chí bán rẻ lương tâm Kitô hữu, bán rẻ nhân phẩm và ngay cả linh hồn mình. Và khi có được của cải, người ta dễ an tâm vì tưởng rằng nó sẽ là chỗ cậy dựa trong tương lai. Của cải làm lòng người khó lắng nghe Lời Chúa mời gọi, và vì thế dễ quên Chúa và dễ đánh mất Nước Trời.
Con cảm thấy các tông đồ có thái độ khác. Các ngài đã mau mắn đáp lại lời mời gọi của Chúa, đã sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc nhỏ nhoi để được hạnh phúc đời đời, đã đổi nơi nương tựa tạm bợ để tựa nương vào Chúa. Thật hạnh phúc khi ở trần gian, các ngài đã được ở với Chúa, được sống trong sự yêu thương bao bọc của Chúa, được biết bao hồng ân to lớn và giá trị hơn những gì các ngài đã từ bỏ. Các ngài đã được cả một gia sản là Nước Trời và được sống hạnh phúc đời đời trong Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con nhận ra rằng của cải trần gian này dù cần thiết đến đâu, cũng vẫn chỉ là tạm bợ. Xin đừng để con bám víu vào nó. Xin cho con nhận ra lòng quảng đại bao la của Chúa, để sẵn sàng bước đi theo lời mời gọi của Chúa và tin tưởng rằng, Chúa sẽ đền bù cho con gấp bội. Xin đừng để con vì quá ham mê của cải trần thế mà đánh mất hạnh phúc đời đời. Amen.
Ghi nhớ : "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời".

21/08/12 THỨ BA TUẦN 20 TN
Th. Piô X, giáo hoàng 
Mt 19,23-30

THEO CHÚA, MẤT GÌ? ĐƯỢC GÌ?

“Đến thời tái sinh, khi Con Người ngự toà vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi tộc Ítraen.” (Mc 19,28)

Suy niệm: Lời Tin Mừng hôm nay chính là lời giải đáp cho vấn nạn “Theo Chúa, mất gì? Được gì?”Nhưng đó mới là cái “được;” còn “cái mất” khi theo Chúa cũng không nhỏ: cha mẹ, vợ con, ruộng đồng, cơ nghiệp… Nhưng cái mất sẽ thành cái được, không chỉ ở đời sau mà còn ngay cả đời này: được lại những tín hữu, đứa con tinh thần, chỗ dựa cho cuộc sống của người dấn thân theo Chúa. Những điều ấy luôn là sự hỗ trợ, khích lệ cho những người đang và se chọn con đường tu trì cũng như cho những Kitô hữu giáo dân sống giữa đời mà không dính bén đến chuyện đời. Nói cách khác, họ là những người biết từ bỏ sự đời có thể cản trở họ trên con đường đến với Chúa và cuộc sống đầy hứa hẹn mai sau.

Mời Bạn: Kinh nghiệm cho thấy -dù ở bậc sống nào- nếu biết từ bỏ những gì là không chính đáng theo bậc sống của mình cũng sẽ tìm thấy ý nghĩa và hạnh phúc của nó. Sống khiết tịnh, tiết độ trong hôn nhân hay từ bỏ thói quan liêu, xa hoa… trong đời thánh hiến, chúng ta sẽ được nhiều hơn là mất!

Sống Lời Chúa: Tâm niệm câu Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể được” (câu 26).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã giải quyết khúc mắc cơ bản cho các môn đệ. Lời giải đáp này trở thành tia sáng soi rọi bước đường chúng con đang đi tới. Xin ban cho chúng con ơn can đảm bước theo Chúa và tìm thấy niềm vui trong bậc sống mà mỗi chúng con đang theo đuổi. Amen.



Lạc đà qua lỗ kim
 Của cải dễ làm ta khép lòng lại trước Thiên Chúa và tha nhân, và làm cái tôi của ta trở nên cứng cỏi, tự mãn. 

Suy nim:
Người thanh niên giàu có đã bỏ đi
khi Thầy Giêsu mời anh bán tài sản và cho người nghèo.
Của cải đã trói buộc anh, dù anh là người có thiện chí.
Anh tìm sự sống đời sau, nhưng lại bị vướng bởi vật chất đời này.
Người giàu có thật khó vào Nước Trời” (c. 23).
Câu nói này của Thầy Giêsu khiến các môn đệ rất đỗi ngạc nhiên (c. 25),
vì vào thời đó, giàu sang thường được coi là dấu hiệu Chúa chúc lành.
Thầy Giêsu dùng một hình ảnh ngoa dụ, cường điệu,
để diễn tả việc người giàu khó vào Nước Trời,
khó hơn con lạc đà rất to chui qua lỗ kim rất nhỏ.
Dĩ nhiên lạc đà thì chẳng thể nào chui qua lỗ kim được,
nhưng người giàu thì vẫn có thể được vào Nước Trời, dù rất khó khăn,
“vì đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (c. 26).
Đã có những người giàu tốt bụng đi theo Thầy Giêsu.
Họ là Giuse Arimathia, Nicôđêmô, Dakêu, là các phụ nữ.
Giuse và Nicôđêmô đã lo mộ phần và việc tẩm liệm Thầy Giêsu.
Dakêu đã tự nguyện chia nửa phần tài sản mình cho người nghèo khó.
Các phụ nữ theo Thầy từ Galilê đã giúp đỡ vật chất cho Thầy (Lc 8, 3).
Có vẻ họ được tự do với của cải trần thế.
Của cải không ngăn cản họ trở thành người môn đệ Thầy Giêsu.
Nhưng cũng phải nhìn nhận của cải vật chất có sức mạnh của nó.
Như người ta hay nói: có tiền mua tiên cũng được.
Tiền bạc của cải có vẻ đem lại chỗ dựa vững chắc cho chủ nhân,
chính vì thế người ta thích thu tích của cải một cách vô độ (Lc 12, 21).
Của cải làm chúng ta phải bận tâm:
“Kho tàng anh em ở đâu, trái tim anh em ở đó” (Mt 6, 21),
kho tàng dưới đất sẽ giữ tim ta dưới đất.
Ham mê của cải có thể bóp nghẹt hạt giống lời Chúa trong tim ta (Mt 13, 22).
Nó làm chúng ta dễ trở nên nô lệ:
“Anh em không thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia…
Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền tài” (Mt 6, 24).
Như thế nó có khả năng đẩy Thiên Chúa xuống hàng thứ yếu.
Quả thực của cải dễ làm ta khép lòng lại trước Thiên Chúa và tha nhân,
và làm cái tôi của ta trở nên cứng cỏi, tự mãn.
Khác với anh thanh niên giàu có, nhóm Mười Hai đã bỏ mọi sự mà theo Thầy.
“Vậy chúng con sẽ được gì ?”, họ đã hỏi Thầy Giêsu như vậy.
Thầy hứa sẽ cho họ được cùng Thầy xét xử Israel trong ngày tận thế.
Hơn nữa, Thầy còn hứa bất cứ ai chịu mất mát về gia đình, cơ nghiệp,
đều được đền bù gấp trăm, và nhất là được sự sống đời đời (c. 29).
Hôm nay chúng ta cũng hỏi Ngài như vậy, về cái được, cái mất.
Chúng ta có thể bỏ mất nhiều điều mà thiên hạ coi là giá trị,
như một đời sống tiện nghi, một chỗ làm ổn định, hay một chút tiếng tăm.
Chỉ mong được tấm lòng luôn an vui, hạnh phúc,
vì biết mình được Đức Kitô và ở lại trong Ngài (Pl 3, 8-9).
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi mình,
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm được rằng
trước khi con tập sống cho Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời".
Chiến thng mi cám d
S ham tin và bám víu vào tin ca làm cho con người tr nên mù quáng và cn bước con người trên con đường theo Chúa. Bài Phúc Âm hôm qua mô t thái đ ca chàng thanh niên bun ru b cuc, không mun theo Chúa na vì anh ta có nhiu ca ci. Chúa Giêsu rút ra bài hc cho các môn đ như sau: "Con lc đà chui qua l kim còn d hơn người giàu có vào nước Thiên Chúa". Câu kết lun xem ra tht kht khe, nhưng đây là mt li nói phóng đi ca vùng Cn Ðông nhm đánh đng người nghe, khơi lên ý thc v mt s tht quan trng. Trong đi thường, có bao gi con lc đà có th chui qua l kim nh xíu được. Thế nhưng, gi như có th có trường hp này thì nó cũng còn d dàng hơn vic người giàu có vào nước Thiên Chúa. Và cách nói qua hai ln ph đnh cho rng không th được đã nói lên s tht quan trng.
Chúng ta không nên hiu lm phán quyết kht khe ca Chúa Giêsu v thái đ bám víu ca ci và quí trng ca hơn là con người. Chàng thanh niên rút lui vì có nhiu ca ci, không phi ch có mà thôi nhưng còn bám víu vào đó.
Li cnh tnh ca Chúa Giêsu không phi ch áp dng cho nhng ai sp dn thân bước theo Chúa cách đc bit mà thôi, nhưng còn cho tt c nhng ai đang theo Chúa na. Cám d ca quyn lc và tin ca là cám d trường kỳ ca thân phn làm người. Thoát ra khi cám d này không phi là vic d dàng, vì thế Phêrô vi vàng hi Chúa Giêsu: "Vy thì ai có th được ri?" Ðáp li, Chúa Giêsu mc khi bí quyết sng cho các môn đ và cũng là trn an các ngài: "Ði vi con người thì điu đó không th được, nhưng đi vi Thiên Chúa thì mi s đu có th".
Thiên Chúa có th làm được mi s, con người cn tin tưởng phó thác vào Người. Bí quyết ca Chúa Giêsu đ ra qua câu nói trên là bí quyết sng kết hip vi Chúa đ nh sc mnh ca Người mà chiến thng cơn cám d và thoát khi nhng cn tr không cho ta gp Chúa. S bám víu vào ca ci là du ch ca người đ đ chưa phát trin được mi tương quan thân tình vi Chúa. Chúng ta đang mc đ nào đây?
Ly Chúa
Xin thương giúp con phát trin mi thân tình. Xin giúp con tăng s sng kết hip vi Thiên Chúa đ tr sinh nhiu hoa trái, vì không có Thy chúng con không làm chi được.
(Trích trong ‘Mi Ngày Mt Tin Vui’)
Từ bỏ tất cả
Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giầu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên Chúa.”(Mt. 19, 23-24)
Của giầu mà cậy chi giầu…
Hiển nhiên là đống vàng chẳng tạo ra được liêm chính hay bất chính. Kẻ tôn thờ của cải chẳng khá bao giờ, mà còn bị lòng tham và tính hà tiện dày vò; Người giầu trong đoạn Tin Mừng này chắc chắn là người có gia tài kếch sù và đối với nó có gí trị sinh sống.
Tất nhiên, Đức Giêsu biết tài sản sở hữu không phải là không có giá trị, nó là loại khá quan trọng như tiền bạc, bất động sản, nữ trang. Nó giúp cho có đủ khả năng chính đáng khi người ta biết dùng của cải để thương giúp người khác. Không ai phủ nhận những việc làm tốt lành đó, nếu họ không hoàn toàn từ bỏ Thiên Chúa.
Những kẻ đứng đầu những kẻ rốt hết…
Phê-rô phản ứng đúng theo những ước muốn của chúng ta, những đòi hỏi của chúng ta, cũng là bầy tỏ lòng chân thành. Như hầu hết chúng ta, Phê-rô không ngại phát biểu: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy…” Bỏ ai, bỏ gì? truyền thống cho biết phải có gia đình, có nhà cửa ở Ca-phát-na-um, gần biển hồ, có thuyền chài lưới. Ông chưa bỏ nhà cửa, thuyền lưới, người ta thấy ông nhiều lần đem thuyền đi đánh cá. Thế mà ông quả quyết: Chúng con bỏ mọi sự. Chúa đã không trách chi, trái lại Chúa nói: “Anh em hãy theo Thầy.”
Đó là lời mời gọi tiến hơn nữa để yêu mến Chúa. Một tình yêu độc nhất phải từ bỏ tất cả. Người không muốn các ông dựa vào ai nữa.
Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta: càng trơ trọi càng gần Thiên Chúa. Càng nghèo khó, càng cố kết với Thiên Chúa. Trong nhiều dụ ngôn Chúa đã nói như thế. Giờ đây chúng ta chọn Chúa hay chọn Mammon (thần tài)?
J.M


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 8
21 THÁNG TÁM
Chuẩn Mực Của Hoạt Động Con Người
Chúng ta đọc thấy trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng của Công Đồng Vatican II: “Hoạt động của con người phát xuất từ con người nên qui hướng về con người… Nếu được hiểu cho đúng, thì sự phát triển đáng giá hơn mọi của cải có thể thu tích được. Giá trị con người hệ tại ở “cái mình là” hơn hệ tại ở “cái mình có”. Cũng vậy, tất cả cái gì con người làm để đạt tới một mức độ công bình cao hơn, một tình huynh đệ rộng lớn hơn và một trật tự nhân đạo hơn trong các tương quan xã hội, đều quí trọng hơn các tiến bộ kỹ thuật, bởi vì, các tiến bộ ấy tuy có thể cung cấp chất liệu cho sự thăng tiến con người, nhưng tự chúng mà thôi không thể thực hiện được công cuộc thăng tiến ấy…
“Đây là tiêu chuẩn của hoạt động con người: mọi hoạt động con người phải phù hợp với lợi ích đích thực của nhân loại theo như ý định và ý muốn của Thiên Chúa, lại phải giúp con người, cá nhân cũng tập thể, trau dồi và thực hiện ơn gọi phổ quát của mình” (MV 35; 59).
Cũng chính Hiến Chế trên tuyên bố: “Trật tự xã hội và tiến bộ của nó phải luôn luôn nhằm ích lợi của các nhân vị, bởi vì trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược lại. Trật tự xã hội phải phát triển mỗi ngày một hơn, phải đặt nền tảng trên chân lý, xây dựng trong công bình, nuôi sống nhờ tình yêu. Thánh Thần Chúa, Đấng điều khiển những biến chuyển thời gian và canh tân bộ mặt trái đất với sự quan phòng kỳ diệu, đang hiện diện trong cuộc tiến hóa này” (MV 26).
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 21-8
THÁNH PIÔ X, giáo hoàng,
Ed 28, 1-10; Mt 19, 23-30.
LỜI SUY NIỆM: Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19,27).
          Phêrô, thật là một con người thật thà và ngay thẳng của dân chài lưới; khi ông đã đặt câu hỏi này với Chúa Giêsu sau một thời gian đi theo Ngài. Chúa Giêsu đã thấu hiểu lòng thành thật của Phêrô, nên Chúa đã giải thích cho ông thấy: Kẻ nào chia sẻ công việc của Ngài cũng sẽ nhận được vinh quang với Ngài: “Thầy bảo thật anh em; anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc Itrael” (c.28).
          Đời sống của người Ki-tô hữu, khi đã từ bỏ chính mình mà theo Chúa thì cũng được nhận lời hứa này của Chúa.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++

Gương Thánh Nhân
Ngày 21-08
Thánh PIÔ X
GIÁO HOÀNG (1835 - 1914)
Thánh Piô X giáo hoàng tên thật là Giuseppe Melchierre Sartô, sinh tại làng Riese miền Venetia, ngày 02 tháng 6 năm 1835. Cha Ngài ông Giovanni Battista Sartô thành hôn với mẹ Ngài là bà Margherita Samon, nhỏ hơn ông tới một nửa số tuổi. Vì vậy lên 17 tuổi, Ngài đã mồ côi cha. Làm nghề chạy giấy của xã, ông Giovanni Battista làm cha một gia đình nghèo túng. Chết đi ông cũng lại một gia đình càng túng quẫn hơn nữa. Tuy nhiên nhờ lòng đạo đức của cả hai ông bà mà gia đình này đã góp phần đào tạo nên một vị thánh lớn cho Giáo hội.
Ngay từ nhỏ, học tại trường làng, Giuseppe đã tỏ ra có nhiều triển vọng, Ngài luôn là một học sinh giỏi đứng đầu lớp học. Theo phong tục thời đó, dù đã vào ban giúp lễ từ hồi 7 tuổi, mãi tới năm 11 tuổi, Giuseppe mới được rước lễ lần đầu. Những ngày tháng mong đợi có lẽ đã khiến Ngài khi lên giáo hoàng sau này, đã cho phép trẻ em được rước lễ vỡ lòng khi vừa tới tuổi khôn và nhiệt tình cổ võ lòng tôn sùng bí tích Thánh Thể. Trước bàn thờ Đức Mẹ, dịp rước lễ lần đầu, Giuseppe đã khấn dâng mình cho Chúa.
Từ lâu rồi Ngài đã nuôi ý định này nhưng không dám tỏ bày với cha mẹ. Nhưng khi biết được ý định của con, mẹ Ngài đã hết sức tán thành, cha Ngài ngập ngừng vì thấy gia đình nghèo túng, nhưng rồi cũng quảng đại vâng theo ý Chúa. Mọi người đều vui mừng vì quyết định của Giuseppe, nhất là cha sở Riese. Cha phó dạy tiếng Latinh cho Ngài. Khi đã đủ lực theo bậc trung học ở Castelfrancô cách Riese 7 cây số ngàn. Suốt 4 năm trời Ngài thường vác giầy trên vai, để tiết kiệm, và đi bộ tới trường rồi lại đi bộ về nhà. Chính lý tưởng làm linh mục là sức mạnh giúp Ngài kiên trì như vậy.
Hết 4 năm tại Castelfrancô, năm 1850, Giuseppe lên đại chủng viện Padua. Gia đình Giuseppe nghèo, cha sở xin được cho Ngài một học bổng, giáo dân trong họ hằng năm quyên tiền giúp đỡ Ngài. Thật là những nghĩa cử cao đẹp đối với một ơn gọi. Năm 17 tuổi, ông thân sinh qua đời, Giuseppe muốn bỏ về giúp mẹ và săn sóc cho 7 đứa em. Lại một nghĩa cử cao đẹp khác vun trồng cho ơn gọi Giuseppe chín mùi: mẹ Ngài không chấp nhận ý kiến, mà quyết tâm dâng con cho Chúa. Trong nếp sống nghèo khó nhưng lại giàu lòng quảng đại ấy, Giuseppe đã tiến tới chức linh mục ngày 28 tháng 9 năm1858, lúc 23 tuổi.
Sau ngày mở tay tại quên nhà, cha Giuseppe đi nhận phó xứ Tombolo, chín năm sau Ngài được bổ nhiệm làm chính xứ Salzano. 17 năm làm phó xứ rồi chính xứ, cha Giuseppe sống đời hy sinh tận tụy với giáo dân, nhất là với những người nghèo khó. Không hề ao ước danh vọng, Ngài lại được chiếu cố, được tín nhiệm vào chức vụ cao hơn. Đức Giám mục Trevise mời Ngài về làm chưởng ấn toà giám mục, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc chủng viện.
Luôn luôn Ngài thi hành các chức vụ bề trên giao phó một cách chu đáo.
Năm 1884, đức Lêô XIII, Đấng mà Ngài sẽ kế vị đặt Ngài làm giám mục cai quản điạ phận Mantua, Ngài muốn từ khước nhưng đã vâng lời và quyết nên mọi sự cho mọi người. - Dân chúng sẽ thấy tôi luôn kiên trì trong chức vụ, luôn hiền từ và đầy bác ái.
Ôm hôn mẹ hiền, Ngài cho mẹ em chiếc nhẫn giám mục của mình. Mẹ Ngài cũng sung sướng cho Ngài xem chiếc nhẫn cưới của mình và nói : - Không có chiếc nhẫn của mẹ thì chẳng có chiếc nhẫn của con.
Phải thật nhân đức mới có thể đường dầu với tình trạng đáng thương của giáo phận: chủng viện gần như trống rỗng, dân chúng chịu ảnh hưởng của tâm điểm, thệ phản thuyết phóng túng nên lòng đạo đức sa sút, chẳng còn nhiệt tâm gì với việc tông đồ, với đời sống nội tâm. Sợ hãi, nhưng đức cha Sartô bắt tay ngay vào việc canh tân. Ngài đi kinh lý khắp điạ phận rộng lớn.
Những cuộc tiếp xúc thường xuyên và thân mật này đã tạo nên những bước tiến cụ thể. Khi mùa gặt đã tới, Ngài lên tiếng kêu gọi cho ngân quỹ vơi cạn của chủng viện và được đáp ứng quảng đại. Ngài triệu tập một hội nghị để trao đổi và để đón nhận các ý kiến. Ngài luôn lo bảo vệ sự toàn vẹn đức tin và không muốn chấp nhận sự sống nhượng bộ khi không được phép : - Người ta phải tranh đấu nơi thanh thiên bạch nhật.
Công việc ngày một nhiều, nhưng Ngài vẫn thường xuyên thăm viếng các giáo xứ. Buổi sáng kia tới nhà thờ một họ đạo, Ngài thấy giáo dân đứng chờ trước toà giải tội, Ngài vào ngồi tòa, khiến cha sở tới nơi phải bối rối. Trợ giúp hàng giáo sĩ về luân lý lẫn tài chánh đó là nét đặc trưng trong chức vụ của Ngài.
Mỗi hoạt động của vị giám mục thánh thiện đều tạo thành tiếng vang. Năm 1893, Đức Leo XIII đặt Ngài làm hồng y giáo chủ Vevetia. Lần này Ngài mau mắn vâng lời.
- Khi vị đại diện Chúa Kitô mở lời, không phải là lúc để nghiệm xét, mà là vâng phục. Không được phép cân nhắc lệnh truyền để tìm giảm thiểu mức độ vâng phục...
Đức Hồng y tiếp tục cùng một chương trình canh tân. Ngài xây dựng nhiều thánh đường, cô nhi viện, chủng viện và một phân khoa giáo luật. Ngài can đảm thiết lập thông tấn xã công giáo. Ngài đến nhà thờ và tranh đấu cho việc tông trọng luật Chúa.
Ngày 08 tháng 7 năm 1903, đức Lêô XIII từ trần. Đức Hồng y giáo chủ Sartô phải đi vay tiền mua vé về họp mật nghị bầu giáo hoàng. Trong mật nghị, Đức Hồng y Puzyna cai quản Krakow cho biết hoàng đế nước Áo phủ quyết Đức Hồng y Rampella quốc vụ khanh của Đức Lêô XIII mới từ trần. Cuộc bỏ phiếu đầu 1 tháng 8, Đức Sarto chỉ được 5 phiếu. Đức Hồng y Gibbons người Mỹ xin Ngài đừng phủ quyết cuộc bầu cử và đến cuộc đầu phiếu thứ 7 ngày 4 tháng 10, Ngài được 50/62 (vì sự kiện trên, sau này người ra hiến chế Comomissum Nobis để ngăn chận mọi mưu toan chính trị tìm khuynh đảo các cuộc bầu cử giáo hoàng).
Sau kết quả cuộc bầu cử, Đức hồng y niên trưởng đến hỏi: - Chúng tôi đã nhân danh Thiên Chúa tiến cử Ngài làm giáo hoàng, Ngài có ưng thuận không ?
Sau giây phút yên lặng trong nước mắt giàn dụa, Ngài nghẹn ngào trả lời ?
- Ước gì tôi không phải uống chén này, nhưng mong sao ý Chúa được nên trọn.
Thấy câu trả lời chưa rõ, Đức hồng y niên trưởng hỏi lại lần nữa và Ngài trả lời : - Tôi xin nhận như nhận một thánh giá.
- Vậy Ngài muốn nhận tên gì ?
- Vì tôi phải chịu khổ nên tôi nhận tên của những vị đã phải đau khổ. Tôi nhận tên là Piô.
Thế là cuộc bầu cử giáo hoàng đã xong. Lễ đăng quang được cử hành ngày 09 tháng 8 năm 1903. Trong thông điệp đầu tiên, E Supreni Apostolatus ngày 04 tháng 10 năm 1903 Ngài công bố: "Nếu người ta muốn hỏi chúng tôi một châm ngôn phát xuất tự đáy lòng, tôi sẽ luôn nói rằng: canh tân mọi sự trong đức Kitô".
Suốt triều đại giáo hoàng, Đức Piô X đã thực hiện châm ngôn ấy. Ngài cho phép các trẻ em nhỏ rước lễ sớm khi vừa tới tuổi khôn và khuyến khích việc rước lễ hàng ngày. Với thông điệp Pascendi ngày 08 tháng 9 năm 1908 kết án thuyết duy tâm. Ngài sửa lịch và sách nguyện, canh tân thánh nhạc và truyền dùng trong cả Giáo hội, Ngài thiết lập các viện nghiên cứu âm nhạc và kinh thánh tại Roma. Ngài khởi đầu công cuộc hệ thống hóa giáo luật...
Về phương diện chinh trị, Ngài tạo ra sự dễ dàng trong việc liên lạc giữa Giáo hội và vương quốc Ý. Khi tổ chức lại các bộ và các toà án, cùng giáo triều Roma, tông hiến Sapienti Consiliô năm 1908 cho thấy dấu hiệu sẫn sàng chấp nhận việc để mất các quốc gia của Giáo hội, cũng không cần đến cơ cấu cai trị dân sự làm khuôn mẫu. Ngay từ năm 1905 Ngài đã cương quyết từ khước hoà ước Napolêon và chấp nhận sự phân biệt Giáo hội với quốc gia vì biết rằng sự nghèo khó của Giáo hội Pháp là có lợi hơn.
Giữa những công chuyện hóc búa này, Đức Piô X không bao giờ thực sự cảm thấy mình được ở nhà. Ngài là "tù nhân ở Vaticanô". Một lần tiếp xúc với các bạn cũ, Ngài bật khóc : - Xem người ta đưa tôi lên ghế này đây.
Tìm lại nếp sống cũ, Ngài đưa các em về Roma để giặt ủi và may vá đồ. Khi đau bệnh, Ngài xin linh mục là cháu cho rước lễ. Ngài còn đưa cả cha tuyên úy và người nấu ăn từ Venetia về. Thích sống thanh đạm, Ngài bỏ các nghi thức nhỏ nhặt và nhiều truyền thống nặng hình thức khác. Khi Ngài qua đời người ta còn thấy trong túi áo Ngài những vật của một học sinh: con dao nhỏ và mẫu bút chì.
Năm 1914 vào năm thứ 11 sau khi Đức piô được bầu làm giáo hoàng, Au Châu lâm vào cảnh chiến tranh. Ngài ngã bệnh, Ngài dâng lễ cuối cùng, ngày lễ Mông Triệu và qua đời ngày 20 tháng tám, người ta nói rằng: Ngài bị vỡ tim vì lo buồn cho nhân loại, 9 năm sau đã bắt đầu hồ sơ phong thánh và ngày 03 tháng 6 năm 1951 Ngài được phong chân phước, ngày 29 tháng 5 năm 1954, sau 40 năm qua đời Ngài được phong hiển thánh.
 (daminhvn.net)
++++++++++++++++++
21 Tháng Tám
Kẻ Thù Trong Mơ
Ðời Trang Công, nước Tề, có một người đàn ông nọ đêm nằm cứ thấy chiêm bao có một người to lớn, mặc áo vải quần gai, đeo gươm đi vào tận nhà ông mắng chửi, rồi lại nhổ vào mặt mà đi... Ông ta giật mình tỉnh dậy, ngồi suốt đêm, bực dọc, không tài nào ngủ lại được.
Sáng hôm sau, ông nói chuyện với một người bạn với lời lẽ như sau: "Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi vốn là một người hiếu dũng, đến nay đã 60 tuổi rồi, chưa hề bị ai làm nhục. Thế mà đêm hôm qua, có người đã đến làm nhục tôi. Tôi quyết tìm cho kỳ được kẻ ấy để báo thù. Nếu tìm thấy nó thì tốt, bằng không chắc tôi phải chết mất".
Kể từ sáng hôm ấy, ngày nào ông ta cũng cùng với người bạn ra đứng ngoài đường để rình cho được kẻ thù trong giấc mơ. Ba ngày trôi qua, nhưng ông ta vẫn chưa thấy được kẻ thù.
Ðã tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, nay lại hậm hực thêm vì không tìm thấy kẻ thù, ông ta trở về nhà uất người lên và chết.
Nhà diễn giả hùng biện nhất của đế quốc La Mã là Cicero có nói: "Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình". Câu chuyện của người nằm mơ thấy kẻ thù, để rồi đi tìm kẻ thù và cuối cùng, tự hủy hoại chính mình phải chăng không là một minh họa cho câu nói của Cicero. Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình, bởi vì con người tự tạo cho mình kẻ thù để tự tiêu diệt chính mình.
Chúa Giêsu không đến để chối bỏ sự hận thù, nhưng trái lại bày tỏ bộ mặt thực của nó và đánh bại nó. Thù hận là dấu chỉ sự thống trị của Satan, kẻ thù đúng nghĩa nhất. Chính Satan gieo sự thù hận trong lòng người và đặt con người vào thế chống đối và tiêu diệt nhau.
Chúa Giêsu đã đánh bại kẻ thù ấy bằng chính cái chết yêu thương tha thứ của Ngài. Chỉ có yêu thương và tha thứ mới có thể là thứ khí giới tiêu diệt được kẻ thù. Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta thứ khí giới ấy. Ngài đã không ngừng nói với chúng ta: "Hãy yêu thương kẻ thù ngươi, hãy làm ơn cho kẻ thù ghét ngươi".
Nếu con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình, thì quả thực chúng ta phải bắt đầu tiêu diệt nó ngay chính trong chúng ta. Chính khi chúng ta cưu mang cừu hận là lúc chúng ta tự tạo nên kẻ thù và tự tiêu diệt chính mình. Chính khi chúng ta khước từ tha thứ và làm ơn cho những kẻ thù ghét hãm hại chúng ta, là chính lúc chúng ta tự giam hãm trong hận thù để rồi tự hủy hoại chính mình.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++

Ngày 21


Giáo Hội được triệu tập ra tòa án thế giới. Không thể trốn tránh. Phải nói sự thật; Giáo Hội phải nói lên kinh nghiệm của mình; Giáo Hội phải sống lại biến cố Thương Khó - Phục Sinh: biến cố ấy vừa khai sinh Giáo Hội, vừa là sứ mạng của Giáo Hội. Phải sống để làm chứng.

Đây không phải là nhiệm vụ làm quảng cáo: chúng ta không có gì để buôn bán cả. Đây cũng không phải là nhiệm vụ làm lãnh đạo: chúng ta không phải là những người kiến tạo nền văn minh. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là nhiệm vụ chính trị; chúng ta không phải là những người lãnh đạo trong thế giới này. Dấn thân tay trong tay với người khác, chúng ta là những chứng nhân của vô hình.

Việc tham gia đích thực của chúng ta vào việc xây dựng thế giới và vào niềm hy vọng của nó, đó là tin, đó là sống Thiên Chúa trong thời điểm hiện tại. Nét độc đáo của Kitô giáo không phải là niềm tin vào thế giới bên kia. Nhưng đó là biết rằng mình được kêu gọi để chia sẻ Sự Sống đời đời, hôm nay và ngày mai, nơi dương thế này cũng như trong thế giới bên kia. Đó không phải là cuộc chiến cho công lý, nhưng là, trong cuộc chiến ấy, mặc khải khuôn mặt của Đấng Chịu Đóng Đinh.
Hồng Y François Marty


Ngày 21 tháng 8
THÁNH PIÔ X GIÁO HOÀNG
(1835-1914)
Đức Piô X chính tên là Giuse Melchiorê Sartô sinh ngày 2.6.1835 tại làng Riêsê thuộc quận Vênêxi, miền Bắc nước Ý ngày nay, nhưng thời ấy còn thuộc nước Áo.
Gia đình Sartô tuy không đến nỗi bần cùng khốn quẫn, nhưng vào hạng nghèo túng. Cha Sartô là ông Gioan Bacti Sartô, Mẹ là Magarita Sanson. Ông thân làm nghề chạy giấy tại toà xã trưởng.
Ông bà sinh hạ được tất cả mười người con, tám người còn sống, hai con trai là Giuse Melchiorê, tức là Đức Piô X sau này, và Anggêlô con thứ; còn sáu người con gái.
Vì gia đình túng thiếu, bà Magarita vừa lo việc nội trợ, vừa đi khâu thuê kiếm ít tiền đong gạo. Bà rất mực đạo đức, nuôi dạy các con theo đúng tinh thần đạo công giáo. Chính tay bà đã đào tạo nên vị Giáo Hoàng cương quyết và thánh thiện sau này. Người đàn bà nhà quê ấy thật đáng làm gương mẫu với những đức tính nhẫn nại, hy sinh và khiêm nhường. Ngày nay ở trên mộ bà, tại nghĩa trang làng Riêsê, người ta còn đọc thấy những hàng sau đây mà Đức Piô X khi còn đang làm Hồng Y giáo chủ thành Vênisê, truyền ghi khắc vào bia để ghi công đức của bà tư ømẫu: “Magarita Sanson, người đàn bà gương mẫu, người vợ trung thành, người mẹ khôn sánh”.
Ngày 04-5-1852, chồng bà là Gioan Bacti mất, bà ở góa trong những ngày bồn tẻ, đầy nhẫn nại và vui vẻ. Bà đã cương quyết dạy dỗ con cái trong đức tin công giáo.
Ngày 02-02-1894, hưởng thọ 81 tuổi, đã kết liễu một cuội đời lam lũ và hy sinh bằng cái chết lành thánh.
Hồng Y Sartô cùng với các em xin bình an đời đời cho cha mẹ thân yêu. “Ông Gioan Bacti tuy có ít ảnh hưởng trong việc giáo dục con cái, nhưng chính ông cũng rất đạo đức; ông đi dâng lễ hằng ngày và buổi tối hội các con lại cắt nghĩa giáo lý và đọc kinh chung. Giuse Sartô được diễm phúc sống bên cạnh người mẹ đạo đức như thế, nên người ta không lạ gì khi thấy Sartô sau này nên một người hữu ích cho Giáo hội.
Quả thế, ngay từ bé đã có nhiều dấu hiệu báo trước sau này Giuse Sartô sẽ trở thành một vĩ nhân, một bậc thánh. Năm bảy tuổi cậu đã được mặc áo chùng vào hội các em giúp lễ. Lên mười tuổi cậu được cha xứ đặt làm trưởng lễ nghi, đứng đầu điều khiển các trẻ trong hội. Trong khi theo học ở trường làng Riêsê, Giuse Sartô học rất giỏi và luôn luôn được ghi tên vào bảng danh dự.
Theo thói tục bấy giờ, mãi năm 11 tuổi Giuse Sartô mới được chịu lễ lần đầu, mà cậu đã ước ao được phúc ấy từ lâu. Vì thế, sau này lên làm Giáo Hoàng, Ngài đã ban hành những thông điệp rất thời danh khuyến khích việc cho trẻ em rước lễ sớm. Ngày chịu lễ lần đầu, trước tượng Đức Mẹ, cậu đã khấn giữ đức trinh khiết và dâng mình cho Chúa. Đã từ lâu năm, cậu cảm thấy tiếng Chúa gọi trong lòng, nhưng còn ngập ngừng chưa dám ngỏ ý với cha mẹ. Bà thân mẫu biết ý con liền đồng ý ngay khi Sartô ngỏ lời. Riêng cha cậu hơi do dự, vì cảm thấy mình già yếu chỉ trông nhờ một mình Giuse Sartô là lớn hơn cả. Nhưng suy nghĩ lại và biết rằng Chúa đã chọn con mình, chắc chắn Chúa không thiếu lòng rộng rãi. Sau cùng ông thuận cho Giuse Sartô đi tu. Người vui mừng nhất là cha xứ họ Riêsê, vì cha như biết chắc rằng con trẻ đó như có ơn gọi đặc biệt. Cha phó xứ nhận dạy La tinh cho Sartô và ít lâu sau cậu đủ lực theo học trường trung học Castelfranco, một thành phố cách xa Riêsê bảy cây số. Ngày ngày Sartô đi bộ từ Riêsê tới Castelfrancô theo học, rồi buổi chiều lại kéo bộ về. Trên con đường ấy, biết bao nhiêu lần cậu đã đi về, mặc trời mưa nắng, cậu vẫn điềm nhiên vui vẻ vì biết mình đang theo đuổi một lý tưởng đẹp đẽ và làm linh mục sau này, nên dẫu phải hy sinh nhiều, cậu cũng không quản ngại. Để đỡ tốn phí cho gia đình và biết giầy lên giá, nên ra khỏi làng là cậu tụt giày khoác lên vai, đi chân không trên đường sỏi, mãi tới khi tới gần trường, cậu mới xỏ giầy vào chân.
Theo học ở trường tỉnh Castelfrancô bốn năm, năm nào cậu cũng đứng thứ nhất. Cha sở Riêsê và cha phó rất hãnh diện vì cậu. Nhưng có điều, các ngài lo ngại là lấy gì cho cậu theo học ở Đại chủng viện, vì gia đình Sartô nghèo. May thay, cha sở Riêsê xin được cho cậu một học bổng dài hạn để theo học tại Đại chủng viện Pađôva. Từ đây, con đường đưa Giuse tới chức linh mục đã rộng mở. Mùa thu năm 1850, thầy Giuse Sartô tay xách gói hành lý lên xe đi Pađôva để vào Đại chủng viện, năm ấy thầy mới 15 tuổi. Cuối năm thứ nhất, thầy Sartô được toàn ban giáo sư khen ngợi và lấy làm gương khích lệ các chủng sinh.
Ở Riêsê, người ta lấy làm hân hạnh được một người như thầy. Ai cũng biết gia đình Sartô túng bấn, nên mỗi năm có người hảo tâm đi quyên giáo trong họ để giúp Sartô có tiền mua sắm sách vở, quần áo. Năm thứ hai, tại Đại chủng viện Pađôva, ông thân sinh thầy qua đời. Nghĩ đến nông nỗi vất và của mẹ phải làm nuôi bảy em, lòng Sartô như se lại. Thầy là con cả, có nhiệm vụ phải giúp đỡ mẹ. Vì thế, thầy ngỏ ý muốn về nhà gánh đỡ gánh nặng gia đình, nhưng người mẹ nhất quyết không nghe, cứ một niềm dâng con cho Chúa. Mỗi kỳ nghỉ, thầy thường về nghỉ ở gia đình và giúp đỡ người mẹ vất vả đôi việc. Một chiều hè kia, sau khi làm việc vất vả hơn thường, bà mẹ nói nhỏ với con: “Này Sartô, đời sống mới khó khăn làm sao?”. Và thầy trả lời mẹ: “Chính thế mẹ ạ, nếu dễ dàng thì còn đâu là công phúc”. Thật là mẹ nào, con ấy, đáng kính phục biết bao!
Thời gian học tại Đại chủng viện qua đi rất mau. Ngày 11.9.1857, thầy được chịu chức phụ phó tế. Đến 18.9.1858, thầy được chịu chức linh mục với đặc ân toà thánh miễn tuổi cho tám tháng. Hôm sau, vị tân linh mục trở về Riêsê làm lễ mở tay chính ngày lễ Bảy sự Đau Đớn Đức Mẹ. Lễ xong, mọi người đến hôn tay vị linh mục mới, bàn tay từ nay sẽ giơ ra để cứu giúp mọi đau khổ và để chúc phúc tha tội cho nhân loại.
Nhưng rồi ngày tưng bừng ấy cũng qua đi, và vị tân linh mục sửa soạn đi thi hành chức vụ. Đức Giám mục Trevise sai cha Sartô về làm phó xứ Tômbôlô. Tômbôlô là một xứ đạo chừng một ngàn năm trăm giáo hữu. Dân chúng làm nghề canh nông, nhưng lại kiêm nghề lái bò. Vì thế, họ có thói quen hay thề thốt và nói lời thô tục. Cha phó xứ mới về đã cố gắng sửa lại thói xấu ấy. Tất cả các đức tính ngài đã dày công đào luyện tại chủng viện, nay ngài đem thực hiện chu đáo trong chức vụ tông đồ. Đức tính ngài ưa thích hơn hết vẫn là đức bác ái. Chính cha xứ cũng phải công nhận lòng nhiệt thành và đức bác ái của cha Sartô. Ngài đã viết về cha: “Cha phó xứ của tôi là một đấng thánh, không kể những đức tính siêu quần của ngài, tôi đã để ý nhận xét: cha lại có lòng nhiệt thành tông đồ, can đảm không sợ một thử thách nào, và một tấm lòng bác ái lạ lùng. Cha không chia đôi áo cho kẻ nghèo nhưng là cha cho cả áo”.
Với tài đức ấy, hẳn cha Sartô xứng đáng được Đức Giám mục để ý đến và bổ nhiệm làm chính xứ. Quả thế, cha đã được Đức Giám mục địa phận tuyển là chính xứ, và ngày 15 tháng 6, cha Sartô về nhận xứ Salzanô, một xứ hơn hai nghìn giáo hữu, to, rộng vào bậc nhất địa phận. Xưa làm cha phó xứ Tômbôlô thế nào, thì nay coi xứ Salzanô cha cũng thế: lúc nào cũng chỉ là một linh mục quên mình. Đời sống hy sinh của cha làm cho giáo hữu vâng lời sốt sắng hơn sự hùng hồn của bài giảng.
Vì mến tài đức của cha Sartô, Đức Giám mục mời ngài về làm kinh sĩ và làm chưởng ấn toà giám mục, lại kiêm thêm chức linh hướng Đại chủng viện. Với lòng nhiệt thành sẵn có, cha Sartô thi hành các chức vụ bề trên giao phó một cách chu đáo.
Những người sợ chức tước thì chức tước cứ dồn dập tới. Một buổi sáng đầu thu năm 1884, cha Sartô lại nhận được sắc Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đặt ngài làm giám mục Mantua. Ngài run sợ ghé vai gánh vác chức vụ mới. Ngày 18 tháng tư, ngài chính thức về địa phận. Địa phận Mantua lúc này gặp cơn khủng hoảng về tinh thần cũng như vật chất. Đức cha Sartô lo tái lập trật tự, xây dựng tin tưởng, và hô hào đoàn kết trong địa phận. Nhậm chức được ba tháng, ngài loan báo cho giáo sĩ và giáo dân biết ngài sẽ đến thăm từng xứ. Ngài truyền cho giáo hữu đừng tổ chức tiếp rước linh đình sầm uất. Để cuộc kinh lý của ngài khỏi gây gánh nặng cho các cha, ngài truyền lệnh không được thêm món gì cho bữa ăn của ngài, cứ dọn cơm đơn giản như thường lệ. Trái lại, ngài luôn luôn thúc giục mở trường học. Tới xứ nào ngài cũng tập họp các trẻ em và dạy bổn. Một lần, có cha nói với Đức cha Sartô: “Đức cha đi kinh lược nhiều quá, con sợ Đức cha mệt!” Đức cha trả lời: “Linh mục là con người để chịu đựng hy sinh và khó nhọc, linh mục và hy sinh là hai chữ đồng nghĩa”. Ngài lại nói thêm rằng: “Phần tôi, nếu bệnh nặng không cho phép tôi làm đầy đủ bổn phận nữa, thì tôi cầu khẩn Chúa sẽ gọi tôi về với Người”.
Một người như thế sẽ không lấy làm lạ, khi thấy Thiên Chúa sẽ giao cho Ngài một sứ mệnh cao cả, một nhiệm vụ lớn lao và những lo âu nặng nề. Quả thực, sau đó Đức cha Sartô lại phải ghé vai gánh chức giáo chủ Vênitia. Đức Hồng Y Agostini qua đời, Đức Thánh Cha Lêô XIII đặt Đức cha Sartô lên chức Hồng Y giáo chủ Vênitia.
Tuy làm Đức Hồng Y giáo chủ, nhưng ngài vẫn không thay đổi gì về kỷ luật đời sống linh mục của ngài mà ngài đã phác họa lúc mới chịu chức. Bao giờ ngài cũng thức dậy từ 5 giờ sáng, 12 đêm mới ngủ. Dù công việc có bề bộn mấy đi nữa, luôn luôn người ta thấy Đức Hồng Y có mặt trong các giờ thờ phượng. Ai nấy đều thích nghe ngài diễn thuyết, giảng, nói truyện… vì ngài có tâm hồn một người cha, có tinh thần của Chúa. Chẳng bao lâu cả thành phố Vênitia đều biết tiếng và mến phục ngài. Khi đi thăm các cơ sở như nhà thương, trường học, ngài đều đi bộ để có thể hòa mình nói chuyện với dân. Ngài không bao giờ nghĩ đến mình, mà chỉ nghĩ đến người khác. Tiền của có chỉ để làm phúc cho kẻ nghèo khó, không sắm sửa gì cho mình. Ngay cả chiếc áo choàng của Đức Hồng Y cũng không được may bằng một thức vải, nghĩa là đã vá nhiều chỗ, đây là chiếc áo cũ của vị tiên Hồng Y. Vị giáo chủ đã được lòng mọi giáo hữu trong địa phận. Mỗi khi ngài đi qua nhà dân chúng, thì trong các cửa nhà, họ chay ra tung hô ngài, khi Ngài đi qua phố dân chúng nói với nhau: “Đức Cha Thánh lắm đấy nhé? Ngày nào chúng mình lên thì chắc chắn sẽ được Đức cha ra mở cửa cho”.
Đức Hồng Y giáo chủ là một nhân vật thời danh của thời đại. Chẳng những ngài rất giỏi về giáo lý mà còn rất giầu lòng bác ái. Lòng bác ái của ngài đã cụ thể hóa trong việc làm, trong việc cứu nhân độ thế. Ngài là một người tham bác có khiếu thẩm mỹ, có tài chấp chính và điều khiển. Ta có thể nói được: ngài là một thiên tài lỗi lạc. Và còn hơn thế nữa, ngài còn là bạn nghĩa thiết của Thiên Chúa vì tâm hồn ngài trong trắng thanh cao và đầy ân điển Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chuẩn bị con người ấy để thế vị Chúa dưới trần gian. Người ta kể lại rằng, lần cuối cùng Đức Sartô vào chầu Đức Thánh Cha Lêô thì Đức Giáo Hoàng có nói: “Cha cảm thấy như Chúa sắp gọi Cha về, có lẽ con sẽ phải về đây thay Cha”.
Thấy Đức Hồng Y bỡ ngỡ và tỏ vẻ buồn sầu khi nghe những lời nói đó thì Đức Giáo Hoàng thêm: “Cha biết con có thể mưu ích nhiều cho Giáo hội”. Quả thực, hai lời tiên tri này đã được thực hiện một cách mau chóng. Sau mấy ngày ngã bệnh, Đức Lêô XIII chịu phép Xức dầu ngày 08 tháng 7 năm 1903, rồi ngày 19 Đức Thánh Cha băng hà.
Các Hồng Y ở khắp thế giới được triệu tập về Rôma. Đức Hồng Y Sartô vì bận nhiều việc nên mãi ngày 26 mới lên đường. Chính trong cuộc hành trình này, ngài không có sẵn tiền để đi tàu, phải chạy vay mấy trăm lia (tiền Ý) mới có tiền đi.
Hội nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng mới đã ấn định khai mạc vào 8 giờ tối ngày 31 tháng 7, và Đức Hồng Y Sartô đã đắc cử với số 50 phiếu (có tất cả 61 Hồng Y tham dự cuộc bầu phiếu). Được tin trúng cử Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Sartô run lên vì sợ hãi, hai gò má lăn tăn những giọt lệ. Một vị Hồng Y tiến lại gần ngài, dùng tiếng Latinh trịnh trọng hỏi: “Chúng tôi đã nhân danh Thiên Chúa tiến cử Ngài làm Giáo Hoàng. Ngài có ưng thuận không? Sau một lúc yên lặng trong cảm động và nước mắt, Đức Hồng Y Sartô nghẹn ngào trả lời: “Ước gì tôi không phải uống chén đắng này, nhưng mong sao thánh ý Chúa được làm trọn”. Thấy câu trả lời không rõ rệt, Đức Hồng Y niên trưởng hỏi lại: “Chúng tôi nhân danh Thiên Chúa tiến cử Ngài làm Giáo Hoàng, Ngài có ưng nhận không?” Đức Hồng y Sartô trả lời: “Tôi xin nhận như nhận một thánh giá”. Ngài muốn nhận tên gì? “Vì tôi phải chịu đau khổ nên tôi nhận tên của những vị đã phải chịu đau khổ. Tôi nhận tên là Piô”. Thế là công việc tiến cử Giáo Hoàng đã xong. Lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng đã cử hành sáng ngày 09 tháng 8 tại đền thánh Phêrô.
Lên ngôi Toà thánh Phêrô, Đức Piô X bắt tay vào việc ngay. Ngài đã tỏ ra là một con người sắc sảo, mẫn tiệp oai nghiêm mà hiền từ, khiến cho mọi người, nhất là các nhà ngoại giao phải ngạc nhiên và thán phục. Ngạc nhiên và thán phục vì trong cách giao thiệp lịch sự của Đức Thánh Cha, họ còn nhìn thấy rõ cả một tấm lòng. Ngài vẫn ăn ở đơn sơ để mọi người dễ đến với ngài, nhưng ai nấy vẫn cảm thấy trong cái đơn sơ ấy phát ra tất cả những gì oai nghi và đáng kính. Càng gặp ngài, càng thấy oai vệ nhưng đầy tình thương yêu hiện trên đôi mắt. Ngài hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa trong mọi việc. Khi có ai xin ngài ấn định một điều gì mà ngài chưa soạn sẵn thì ngài trả lời: “Cha sẽ nghĩ”, rồi ngài chỉ ảnh chuộc tội và thêm: “Đấng kia sẽ định”. Mỗi lần nhỡ ra ngài phải quyết định điều gì gây nỗi khổ cho ai, thì chính ngài cảm thấy đau khổ và suốt đêm đó ngài không ngủ được.
Ít người có dũng cảm như ngài, ngài làm việc đắc lực vì ngài nhìn rõ việc ngài phải làm, và trí ngài hằng cầu nguyện với Chúa để khỏi thất đảm. Ngài nhận thấy nguyện ngắm, cầu kinh đem lại một sức mạnh vô song, và nhờ đó ngài đã làm nổi việc cao cả Chúa giao phó. Nhiều người đã công nhận ngài vừa nhu vừa cương. Thực ra, chính bản tính ngài hiền từ, nhưng một khi chức vụ đòi hỏi, ngài tỏ ra rất cương quyết.
Ngài làm việc không biết mệt. Trong 11 năm trên ngôi Giáo Hoàng, ta thấy biết bao thông điệp, thư chung, diễn văn, tính qua cũng đã hơn 350 bức. Nếu kể cả công thư và đạo dụ về hội đoàn hay luật dòng, kể cả những tài liệu do thư ký Toà thánh phê hành do ý ngài muốn, thì con số lên tới 3332 bài. Vì thế một học giả đã nói: “Đây là một trong những triều Giáo Hoàng xán lạn nhất trong lịch sử Giáo hội”. Ngài có lòng sùng kính Chúa Giêsu Thánh Thể cách riêng. Chính ngài ban phép cho các trẻ em được chịu lễ khi mới có trí khôn, và khuyến khích việc năng chịu lễ và chịu lễ hằng ngày.
Với bao công lao ngài đã thực hiện, và với 80 tuổi đè nặng trên vai ngài một ngày một giảm sút. Mùa hạ năm 1914, Đức Thánh Cha bị sưng màng phổi vì quá lao lực, bệnh càng lúc càng trở nên trầm trọng. Lúc chịu bệnh Ngài than thở: “Xin theo ý Thiên Chúa, con tin là công việc của con đã hoàn tất, con xin tận hiến”. Sáng ngày 18 tháng 8, Đức Thánh Cha xin chịu lễ như của ăn đàng. Ngày 19 tháng 8, chuông lớn đền thờ thánh Phêrô ai oán báo hiệu cho toàn thành Rôma biết tin Đức Thánh Cha hấp hối. Và ngày 20 tháng 8, Đức Thánh Cha phó linh hồn trong tay Chúa. Được tin sét đánh đó, toàn thể thế giới thọ tang ngài. Không một ai không ngậm ngùi thương tiếc. Ngài được phong thánh ngày 29 tháng 5 năm 1954. Ngài khuất đi nhưng đời sống của ngài còn chói lọi với sử xanh, với nhân loại.
Bao kỷ niệm còn đang sống trong tâm can của toàn thể thế giới.
Đức Piô X tạ thế, nhưng tinh thần Piô X vẫn còn mãi mãi.

Thứ Ba 21-8

Thánh Giáo Hoàng Piô X

(1835-1914)

hánh Giáo Hoàng Piô X có lẽ được nhiều người Công Giáo nhớ đến qua việc ngài khuyến khích chúng ta thường xuyên lãnh nhận bí tích Thánh Thể, nhất là trẻ em.
Tên thật của ngài là Joseph Sarto và là người con thứ trong 10 người con của một gia đình người Ý nghèo nàn. Ngài lên ngôi giáo hoàng khi 68 tuổi, lấy tên là Piô X, và là một trong những giáo hoàng vĩ đại của thế kỷ 20.
Luôn luôn nhớ đến gốc gác khiêm tốn của mình, ngài tuyên bố: "Tôi sinh ra nghèo nàn, tôi sống nghèo nàn và tôi sẽ chết nghèo nàn." Ngài cảm thấy khó chịu vì hình thức bề ngoài ở giáo triều, có lần ngài ngấn lệ nói với một bạn thân, "Hãy coi phẩm phục mà người ta khoác cho tôi đây." Với một người bạn khác, ngài nói: "Ðó là sự đền tội khi buộc phải chấp nhận các nghi thức này. Họ dẫn tôi đi với binh lính bao quanh như Ðức Giêsu khi bị bắt trong vườn Giệtsimani."
Vì rất lưu tâm đến chính trị, ngài khuyến khích người Công Giáo Ý tham dự vào sinh hoạt chính trị nhiều hơn. Một trong những hành động đầu tiên khi lên giáo hoàng là ngài chấm dứt sự can thiệp của các nhà cầm quyền vào việc bầu cử giáo hoàng -- là một thói quen đe dọa sự tự do của cơ mật viện khi chọn tân giáo hoàng.
Vào năm 1905, khi Pháp bất đồng với Tòa Thánh và đe dọa sẽ tịch thu tài sản của Giáo Hội nếu không cho phép chính quyền xen vào các vấn đề nội bộ của Giáo Hội, Ðức Piô X đã can đảm từ chối thỉnh cầu này.
Tuy ngài không ban bố các thông điệp xã hội nổi tiếng như vị tiền nhiệm, Ðức Piô X đã lên án việc đối xử tệ hại các thổ dân trong những đồn điền ở Peru, ngài cũng sai một ủy ban cứu trợ đến Messina sau trận động đất và xây dựng nơi tạm cư cho các người tị nạn mà chính ngài chịu sự tốn phí.
Vào ngày kỷ niệm ngài lên ngôi giáo hoàng năm thứ 11 thì Âu Châu rơi vào cuộc Thế Chiến I. Ðức Piô đã thấy trước điều đó, và viễn ảnh ấy đã giết ngài chết. "Ðây là sự đau khổ sau cùng mà Chúa gửi đến cho tôi. Tôi sẽ sung sướng hy sinh tính mạng để gìn giữ con cái đáng thương của tôi khỏi tai họa khủng khiếp này." Ngài từ trần sau khi cuộc chiến bắt đầu được vài tuần lễ.

Lời Bàn

Quá khứ khiêm tốn của Ðức Piô X không phải là một cản trợ cho sự tương giao với Thiên Chúa và với người dân mà ngài thực sự quý mến. Ngài có được sức mạnh, sự nhân từ và nhiệt tình đối với dân chúng do bởi nguồn gốc của mọi ơn sủng, đó là Thần Khí Ðức Giêsu. Trái lại, chúng ta thường cảm thấy khó chịu vì quá khứ của chúng ta. Sự tủi hổ khiến chúng ta xa rời những người hơn mình. Ngược lại, nếu ở địa vị cao sang, chúng ta thường khinh miệt những người mộc mạc. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, "mọi sự phải quy phục Ðức Kitô," nhất là những người bị tổn thương của Thiên Chúa.

Lời Trích

Ðể diễn tả Ðức Piô X, một sử gia viết rằng ngài là "một người của Thiên Chúa biết sự bất hạnh của thế giới và sự khó khăn của đời sống, và với sự cao quý của tâm hồn, ngài muốn an ủi tất cả mọi người."


Giuse Ðặng Ðình Viên (1787-1838)
Giuse Ðặng Ðình Viên, Sinh năm 1787 tại Tiên Chu, Hưng Yên, Linh mục triều, bị xử trảm ngày 21/8/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 21/08.
Ngày 17-4-1838, quan quân đang lùng bắt những đạo trưởng Công Giáo thì tại An Liêm, lương dân bắt được một người lạ mặt, một thầy giảng với sáu bức thơ và bình đựng dầu thánh. Thầy giảng này do Cha Viên sai đi để gửi các thư và lấy dầu thánh.
Tại làng An Liêm, một làng nửa Công Giáo nửa bên lương, đã từ lâu có sự hiềm khích vì người Công Giáo đã được phép chước không phải góp tiền vào các dịp cúng lễ trong năm. Nhân dịp này bên lương yêu cầu bên giáo hủy bỏ điều này, từ nay góp tiền vào việc cúng thần thì sẽ bỏ qua nội vụ. Song lệnh của đức cha và của tòa thánh là không thể thông công vào các việc dị đoan. Thế là dân làng An Liêm đem nộp cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Ông này mừng rỡ liền sai 800 lính đến Cao Xá theo lời khai của thầy giảng để lùng bắt Cha Viên. Từ đây mở màn cho những cuộc lùng bắt ghê gớm tại các tỉnh Nam Ðịnh, Hưng Yên....
Cha Giuse Viên, tác giả sáu bức thư, sinh năm 1787 tại làng Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha mẹ là những tín hữu sốt sắng đã gửi cậu Viên vào nhà Ðức Chúa Trời ở họ Vân, xứ An Thị Sau đó cậu được gửi theo học Latinh và Thần Học tại Lục Thủy, và năm 1824 ngài được thụ phong linh mục. Lúc đó Cha Viên mới 36 tuổi.
Hai năm sau, Cha Viên được đổi về miền Bắc Ninh, và trong suốt 16 năm trời cha hoạt động rất đắc lực cho Chúa và các linh hồn tại các họ Ðông Bài, Thiết Nham, Như Thiết, An Mỹ.
Vì những lá thơ đó, Cha Viên bị các quan quân truy nã rất gắt gao. Họ được lệnh đi tìm bắt Cha Viên bằng mọi giá. Quan đầu tỉnh Hưng Yên là Hà Thúc Lương gửi người về tỉnh và huyện để tra khảo tên tuổi lý lịch Cha Viên nhưng không ai biết Cha Viên ở đâu. Sau cùng họ bá cáo về kinh, vua phẫn nộ và trách quở quan tuần. Vua còn ra chỉ thị cho quan phải bắt Cha Viên trong một thời kỳ đã ấn định sẵn. Trong thời gian khá lâu, quan cũng không tìm ra tông tích nên quan lại phải xin vua gia hạn. Biết rằng tìm kim đáy biển, quan liền bày ra một diệu kế và mạo nhận viết một lá thơ cho Cha Viên lấy tên là người nhà của Cha Viên. Trong lá thơ tỏ ra rất lo lắng cho số mạng của Cha Viên và chỉ muốn giúp đỡ Cha Viên mà thôi. Qua diệu kế và lời hứa thưởng bội hậu, quan đã tìm thấy hai tên phản bội. Hai tên này là Ðặng Ðình Lại và Ðặng Ðình Nhật, anh ruột và cháu ruột của Cha Ðặng Ðình Viên.
Theo sự kiện trên, chúng ta thấy lời Chúa hoàn toàn ứng nghiệm: "Các con sẽ bị nộp trước tòa bởi chính cha mẹ, anh em bạn hữu mình". (Lk 21, 16). Hai tên phản bội này mất cả tháng trời để dò la tin tức về Cha Viên, sau cùng họ tìm ra nhà bà Hai Nhi, nhà mà họ nghi là Cha Viên đang ẩn núp, ở họ Cầu Chảy, xã Như Thiết. Họ đưa cho người đàn bà ra mở cửa một lá thơ đề tên Cha Viên. Chị này cầm đến cho cha, khi cha mở ra thì biết rằng mình bị mắc mưu. Cha cố gắng dán thơ lại nhưng không thể nào giống như cũ được cha đành phải vội vàng trả lại. Khi hai tên này nhận được thơ thì biết ngay là chỗ ở của Cha Viên, mặc dầu người trong nhà tìm đủ cách để đánh lạc hướng. Hai tên phản bội cũng ngầm đi báo lính canh gần đấy. Sau này chính hai tên này xưng hô rằng chúng muốn đích thân để bắt Cha Viên nhưng sợ không đủ thời giờ đành phải nhờ lính. Chúng muốn tri hô lên vậy để kiếm thêm tiền thưởng. Vừa nói xong quan tuần đến ngay. Chỉ kịp giờ cho Cha Viên chạy ra vườn mía sau nhà. Từ vườn mía cha không thể lẩn trốn ngay mà không bị lộ tông tích, tuy nhiên nếu lanh chân cha vẫn có thể trốn thoát nếu không vì lòng thương xót kẻ khác thúc đẩy để cha ra nộp mình.
Hiểu biết như vậy, quan tuần lôi một đứa trẻ thuộc gia đình đó ra tra tấn. Mặc dầu bị tra tấn rất dã man, em bé vẫn can đảm chịu đựng và sau cùng không chịu được nữa em phải kêu lên: "Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin đến cứu con, con không biết chỗ ẩn núp của linh mục đó".
Em đau đớn rên rỉ làm Cha Viên phải xuất đầu lộ diện và nói: "Tôi đây là linh mục Viên, hãy bắt tôi và tha cho em đó".
Hôm ấy là 1-8, Cha Viên bị bắt. Thấy vậy quan quân cũng phải đem lòng khâm phục vì gương anh dũng và lòng thương người của Cha Viên. Trước khi quân lính lăn xả vào trói Cha Viên, chúng nói với nhau: "Nếu người này có cái răng gẫy, chính là đạo trưởng Viên".
Khi khám phá ra dấu đó, lính lăn xả vào trói và đập đánh Cha Viên. Khi đánh xong chúng đeo gông và xiềng xích vào cho ngài rồi lôi ra đình làng, sau đó từ đình làng tới Hưng An và nhốt cha trong tù chung với những kẻ trộm cướp, sát nhân.
Mặc dầu bị đau đớn hành khổ cùng đeo xiềng xích Cha Viên vẫn một lòng trung tín cùng Chúa và đạo thánh người. Họ tra khảo lý lịch và bắt cha dịch ngay lá thơ viết bằng ngoại ngữ ra tiếng Việt, cha vâng lời ngay tức khắc.
Ðức Cha Marti đã viết trong cuốn hồi ký của ngài rằng khi Cha Viên dịch ra tiếng Việt thấy lá thơ không có mưu đồ hại gì càng làm cho quan rất phẫn nộ vì chính ông đinh ninh rằng thơ này có ẩn ý gì hoặc hãm hại ông hay vua.
Một điều chắc là họ muốn tìm bắt cho được Cha Hermosilla, vị truyền giáo còn lại mà những lá thơ này đã ám chỉ đến ngài.
Lẽ dĩ nhiên Cha Viên là tác giả những lá thơ đó, nên bị hành khổ tra tấn rất dã man và với ơn Chúa giúp, cha vẫn khăng khăng một mực từ chối không tiết lộ điều gì có nguy hại cho các linh mục cả.
Qua những sự kiện này họ vẫn không thể lay chuyển được Cha Viên nên ngày 3-8 các quan làm án như sau: "Hết lòng trung thành với vua, chúng tôi đã bắt được tên Ðặng Ðình Viên, người bản quốc và là công dân triều đình vì tội hắn là đạo trưởng Kitô, hắn thuộc loại ngu ngốc, đã dám theo người tây phương và chẳng những đã theo đạo tà này lại còn dạy kẻ khác theo nữa và dùng mưu mô để lường gạt dân chúng. Khi có lệnh vua cấm, hắn vẫn ngang nhiên phản lại. Hắn còn dám thông đồng và viết thơ cho người Tây phương bằng ngôn ngữ của họ. Hiển nhiên, hắn đã làm quấy và khờ dại không biết phải trái. Về phần chúng tôi, chúng tôi vẫn một lòng dạ với vua và do đó hắn phải xử trảm như Ðỗ Yên. Vậy xin vua phê cho Ðặng Văn Viên cũng như vậy".
Ngày 12-8, vua phê như sau: "Ðạo trưởng tên Lương cũng gọi là Ðặng Ðình Viên, thần dân của nước trẫm và là đạo trưởng của đạo Kitô đã theo tà đạo. Ðã vậy hắn vẫn không sợ hoặc ăn năn hay xuất đạo, ngược lại hắn đã viết thơ bằng tiếng ngoại ngữ cho bốn người tây phương, nếu vậy hắn là thứ đạo trưởng của tả đạo. Ta đồng ý và tuyên án, hắn phải trảm quyết".
Từ khi bị kết án rồi, theo lời một nhân chứng, quan quân còn dùng đủ cách để tra khảo và bắt ép Cha Viên phải chà đạp thánh giá và xuất đạo, nhưng đầy tớ Chúa vẫn khăng khăng một mực trung tín. Có lúc chúng dùng lời nịnh bợ và cố để lọt vào tai cha. Chúng nói với nhau: "Nếu ông này chọn sống với chúng ta, ông ấy có thể làm lớn như chúng ta vì ông có bộ mặt rất sắc sảo thông minh hơn người".
Cha Viên nghe vậy, ngài chỉ làm thinh.
Lệnh vua về tới Nam Ðịnh ngày 21-8, quan quân lập tức thi hành ngay. Một trong hai tên phản bội đấm ngực và xin được tha thứ. Cha Viên sẵn sàng ngay nhưng cha cho hắn ta biết tội rất nặng và đòi anh ta phải đi xưng tội và làm việc đền tội. Hành động xin tạ tội này không thật lòng vì sau này anh ta vẫn tiếp tục làm hại các linh mục.
Cha Viên bị đeo gông, và xiềng xích rất nặng như một tên tội nhân cùng khổ nhất. Trước khi hành xử chúng còn cố gắng dụ dỗ cha xuất giáo một lần nữa nhưng cha cương quyết cự tuyệt sau đó chúng mới đọc bản án.
Quan quân tụ họp ngay tại đình làng. Dẫn đầu bằng một tên lính mang bản án. Sau hắn ta là đoàn lý hình với gươm giáo rồi đến quan quân chễm chệ trên lưng voi dẫn ra pháp trường. Theo sau có rất đông dân chúng cả lương lẫn giáo. Vừa đi Cha Viên vừa chăm chỉ cầu nguyyện, có lúc cha khóc lóc và ăn năn vì tội mình. Một người ngoại đạo, ngạc nhiên nói với người Công Giáo vì anh ta cho rằng Cha Viên có lẽ sợ nên đã khóc. Người Công Giáo bảo anh ta rằng: "Ông lầm rồi, cha chúng tôi không khóc vì sợ chết, mà khóc vì vui mừng đó thôi".
Khoảng trưa thì cả đoàn người đã tới pháp trường gọi là Ba Tòa. Họ tháo gông và xiềng xích cho cha. Một vài giáo dân đã đem theo sau mảnh chiếu và trải cho cha ngồị
Họ cũng mang đồ ăn cho cha. Nhưng cha chỉ nếm thôi để làm hài lòng họ. Sau mấy phút trầm ngâm cầu nguyện, cha đưa hai cánh tay cho họ trói giật lại. Cha Viên, như con chiên trên bàn hiến tế, ngoan ngoãn giương cổ cho lý hình đang chờ sẵn. Lúc đó hai tên phản bội lăn xả xuống và xin Cha Viên tha tội. Cha nói, cha sẵn sàng tha cho họ với điều kiện họ phải đi xưng tội và làm việc đền tội. Trong hồi ký, Ðức Cha Marti kể rằng: "Có một người ngoại đạo tên Hòa đến gần Cha Viên và nói thầm với cha rằng: 'Hôm nay cha về trời, nếu cha cần phải nhắn bảo hay làm gì, con sẵn sàng làm theo ý cha".
Thinh lặng trong phút cầu nguyện, cha hướng mặt về trời lần sau chót và lý hình vung gươm chém một nhát. Ðầu cha lăn ngay xuống đất và linh hồn hạnh phúc ấy được hợp hoan cùng Chúa muôn đời. Cha thọ 52 tuổi.
Theo tập quán của thời này, dân chúng lương cũng như giáo chạy ra và thấm máu cha cũng như họ đã tranh nhau lấy tất cả những gì thuộc về cha và có người bán chác ngay tại chỗ, thậm chí có người dám cắt tai cha để bán lại cho giáo dân.
Sau đó, bổn đạo tại làng Vân xin giữ đầu Cha Viên, nhưng giáo dân làng Tiên Chu ngăn cản họ. Trong khi đó quan tuần đã cho phép dân chúng làng Tiên Chu giữ cả xác và đầu Cha Viên và họ đã chôn cất tại nhà thờ mà vua đã cho phá. Làng Tiên Chu có khoảng ba ngàn giáo dân.
Sau vụ này, vua ban thưởng ba trăm quan. Số tiền này họ chia nhau và cho cả hai tên phản bội nữa. Sau đó quan tuần được thăng chức. Ðó là tất cả các lợi lộc, chức tước của đời này, còn chúng ta những người Công Giáo thì sao? Chúng ta phải đợi phán xét xử công minh của Chúa. Ðó mới là chính phần thưởng vĩnh cửu đời sau.
Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Đặng Đình Viên lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
Nguồn ST

Trường thi tử Đạo.

Giuse Ðặng Ðình Viên linh mục
Sinh Ðinh Mùi (1787) quê thực Hưng Yên (Tiên Chu)
Mẹ cha từ nhỏ quy tiên
Thừa sai theo giúp, khắp miền đó đây

Rồi được nhận vào thầy chủng viện
Khoảng mười năm hiện diện nhà tràng
Triết thần thầy học giỏi giang 
Thụ phong Linh mục, lên hàng chăn chiên

Làm Cha phó xứ, miền Lục Thủy
Sau hai năm hoan hỷ Ðồng Nai
Nhiều nơi thay đổi triển khai
Thiết Nham, Như Thiết lâu dài Mỹ An

Suốt mười bảy năm, tràn ơn thánh
Mục tử siêng nặng gánh chu toàn
Sáu bức thư gởi Bắc Nam
Tuần Phủ bắt được, lệnh ban truy tìm

Hai ông biết có tin tỉnh Bắc
Cho quân lên vây bắt Cha Viên
Cầu Chay, Như Thiết hai miền
Nhưng Cha thoát được, sang liền vườn kia

Vườn rậm rạp, lính lia đâu thấy
Chúng dùng mưu bắt lấy trẻ con
Bé la vì bị ăn đòn
Kêu tên cực trọng, cứu con Chúa Trời

Cha đau đớn nghe nơi cháu khóc
Ngài bước ra tự động nộp mình
Tôi đây đạo trưởng thật tình
Các anh tìm bắt, Triều Ðình lệnh ban

Chúng trói lại, lên đàng dẫn giải
Cổ bị gông về mãi Hưng Yên
Các quan bắt buộc Cha Viên
Phải là phiên dịch, ra liền tiếng ta

Cha đã chuyển hết ra tiếng Việt
Không âm mưu rất thiệt thẳng ngay
Các quan lại dụ đổi thay
Chỉ cần chối đạo, tha ngay cho về

Cha trả lời không hề phản bội
Tôi Linh mục Giáo hội rao truyền
Tân tòng giáo hữu nhủ khuyên
Chứng nhân của Chúa, khắp miền tuyên xưng

Quan cứ xử, xin đừng dụ dỗ
Tôi vững tin bền đỗ tới cùng
Hai người trong họ đi chung
Xin Cha tha lỗi, tội khùng tố Cha

Cha Viên nói, thứ tha tất cả
Dùng chút cơm, thư thả nguyện cầu
Lý hình đao phủ từ đâu
Vung gươm tới chém, rụng đầu chứng nhân

Các tín hữu người thân thấm máu
Cả gia đình con cháu giáo dân
Thi hài Cha, cổ lìa thân
Ba trăm bổn đạo, dự phần rước đưa

Về Tiên Chu xế trưa an táng
Cha Ðình Viên xứng đáng chứng nhân
Chu toàn mục vụ trọn phần
Anh hùng tử đạo, hồng ân nước trời

Phúc tử đạo tuyệt vời Mậu Tuất (1838)
Bỏ trần gian không mất Nước Trời
Canh Tý (1900) Toà Thánh Roma
Suy tôn Chân Phước hoan ca chúc mừng

Thẻ Bài của Cha ghi như sau

Ðạo Trưởng Ðặng Ðình Viên
Từng giảng tà đạo
Liên lạc với Ðạo Trưởng Tây man
Tụ tập Ðạo Ðồ, Ðạo Chúng, Ðạo Thủ
Bất khẳng quá khóa
Vi phạm Quốc Pháp
Luật hình trảm quyết

Lời bất hủ: Khi quân lính lùng bắt cha, cha thấy lính hành hạ người nhà quá, cha từ chỗ ẩn nấp ra và nói: "Tôi là đạo trưởng Viên các anh đang tìm bắt đây, xin đừng làm khổ đứa trẻ này nữa". Ðến trước quan, quan khuyên cha chối đạo để được tha, cha Viên cương quyết trả lời: "Dù có chết tôi cũng không quá khoá. Tôi là đạo trưởng mà quá khoá thì ai theo đạo nữa".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét