Trang

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

23-08-2012 : THỨ NĂM TUẦN XX MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Năm sau Chúa Nhật 20 Quanh Năm
Dụ ngôn tiệc cưới.

Bài Ðọc I: (Năm II) Ed 36, 23-28
"Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới, và đặt giữa các ngươi một thần trí mới".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa phán: Ta sẽ thánh hoá danh cao cả Ta đã bị xúc phạm giữa các dân tộc, nơi mà các ngươi đã xúc phạm danh thánh Ta, để các dân tộc biết Ta là Chúa, Thiên Chúa các đạo binh phán, khi Ta tự thánh hoá nơi các ngươi trước mặt họ. Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi từ các nước, và dẫn dắt các ngươi trên đất các ngươi. Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ. Ta sẽ thanh tẩy các ngươi sạch mọi vết nhơ các bụt thần. Ta sẽ ban cho các ngươi quả tim mới, đặt giữa các ngươi một thần trí mới, cất khỏi xác các ngươi quả tim bằng đá và ban cho các ngươi quả tim bằng thịt. Ta đặt thần trí Ta giữa các ngươi, làm cho các ngươi thực thi các huấn lệnh Ta, làm cho các ngươi tuân giữ và thực hành các lề luật Ta. Các ngươi sẽ cư ngụ trong xứ Ta đã ban cho tổ phụ các ngươi; các ngươi sẽ là dân Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19
Ðáp: Ta sẽ dùng nước trong sạch mà rảy trên các ngươi, và các ngươi sẽ được rửa sạch mọi vết nhơ (Ed 36, 25).
Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Ðáp.
2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ; với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. - Ðáp.
3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ, nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Tv 147, 12a và 15a
Alleluia, alleluia! - Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Ðấng đã sai Lời Người xuống cõi trần ai. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 22, 1-14
"Các ngươi gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng: "Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: "Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới". Nhưng những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán, những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu huỷ thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: "Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới". Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.
Ðoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng!" Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít".

Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Qua ví dụ tiệc cưới, Ðức Giêsu cho thấy cái ngỗ nghịch ngu ngốc của khách được vua mời dự tiệc mà không đến. Còn gì cao trọng được vua mời? Còn gì thích thú bằng dự yến tiệc nhà vua? Một dịp may hiếm có trên đời, thế mà có kẻ khờ lại từ chối chỉ vì những lý do tầm thường không chính đáng. Thái độ của họ chứng tỏ họ vừa ngu vừa hỗn láo. Họ không xứng đáng hưởng ân lộc nhà vua.
Hồng ân Thiên Chúa bao la tới hết mọi người. Nhưng những người đáp trả hồng ân thì ít ỏi. Số phận hẩm hiu sẽ dành cho những người khờ dại, ngang ngược.

Cầu Nguyện:
Lạy Cha, Cha là Ðấng đại lượng từ bi. Cha thi ân tràn đầy mà không tính toán, không tiếc xót. Thế nhưng khốn khổ thay sự ngu dại của chúng con. Khi chúng con không biết đón nhận hồng ân. Chúng con vừa xúc phạm nặng nề đến Cha lại vừa bị bất hạnh. Xin Cha giúp chúng con cảm nghiệm được ân lộc cao quí Cha ban, để chúng con biết dùng hồng ân cho xứng đáng. Chúng con cầu xin nhân danh Ðức Giêsu Kitô con Cha. Amen.



(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Suy Niệm:
Tiệc Cưới , Áo Cưới
Dụ ngôn tiệc cưới và chiếc áo cưới trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta mặc lấy một trong những tâm tình cơ bản nhất của Kitô giáo, đó là hân hoan, vui mừng. Kitô giáo thiết yếu là đạo của Tin Mừng.
Trong rất nhiều sinh hoạt và hình ảnh của cuộc sống, Chúa Giêsu đã chọn bữa ăn như dấu chỉ ưu việt nhất để rao giảng Tin Mừng của Ngài. Nước Trời giống như một tiệc cưới, đây là một trong những hình ảnh được Chúa Giêsu sử dụng nhiều nhất để nói lên niềm vui của Nước Trời. Chúa Giêsu cũng mặc cho bữa tiệc của Ngài một ý nghĩa tượng trưng đặc biệt. Chúng ta chỉ cần nhớ lại tiệc cưới Cana, trong đó Chúa Giêsu đã biến nước thành rượu để khách dự tiệc được tiếp tục cuộc vui. Ngài dự tiệc do Lêvi, do Zakêu và rất nhiều người thu thuế khoản đãi; Ngài đồng bàn với họ, chia sẻ một tấm bánh và uống một chén rượu với họ.
Không những đồng bàn với những người tội lỗi, Chúa Giêsu cũng không từ chối lời mời của những người Biệt phái, những người giàu có. Ngài chia sẻ bữa ăn thân thiết với gia đình Marta, Maria và Lazarô tại Bêtania. Ngài thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong bữa ăn cuối cùng của Ngài với các môn đệ. Sau khi sống lại, Ngài ngồi đồng bàn với hai môn đệ trên đường Emmau. Ngài hiện ra trên bờ hồ và chuẩn bị bữa ăn cho các môn đệ, rồi Ngài cùng ăn cùng uống với các ông.
Bữa ăn là nơi thể hiện của những giá trị cao quí nhất trong cuộc sống của con người, như gặp gỡ, hiệp thông, trao ban, chia sẻ, hân hoan. Chính vì ý nghĩa cao quí ấy, Chúa Giêsu đã mượn hình ảnh bữa tiệc để nói lên những thực tại Nước Trời. Ðến đây, chúng ta hiểu được ý nghĩa của hình ảnh chiếc áo cưới mà thực khách phải mặc vào khi dự tiệc cưới. Chiếc áo cưới ấy chính là tâm tình gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, hân hoan mà con người phải mặc lấy để thuộc về Nước Trời.
Có người đã tưởng tượng ra Thiên đàng, hỏa ngục như hai bàn tiệc. Bàn tiệc dưới hỏa ngục cũng mâm cao cỗ đầy, thế nhưng khách dự tiệc thì ngồi ủ rũ buồn thiu, bởi vì mỗi người đều cầm trong tay một đôi đũa dài đến độ thức ăn thì gắp được, nhưng không thể đưa thức ăn vào miệng. Bàn tiệc trên Thiên đàng cũng y hệt, nhưng khác một điều, là thay vì gắp thức ăn cho vào miệng mình, người ta lại gắp thức ăn và đưa vào miệng người đối diện, thế là vui vẻ cả, vì ai cũng được ăn uống no nê.
Ước gì niềm vui bàn tiệc thánh mà chúng ta tham dự cũng được tiếp tục thể hiện trong đời thường của chúng ta. Ước gì cả cuộc sống chúng ta luôn được diễn ra trong gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, vui tươi, nhờ đó chúng ta cảm nhận được niềm vui đích thực của Nước Trời và thắng vượt được mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

(Veritas Asia)
Mt 22,1-14


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
THỨ NĂM TUẦN XX THƯỜNG NIÊN năm II
Bài đọc: Eze 36:23-28; Mt 22:1-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ :
Phải luôn biết quý trọng những hồng ân Thiên Chúa ban.
Con người dễ rơi vào thái độ nhàm chán và khinh thường những gì họ đã quá quen thuộc. Một khi họ đã trở nên quá quen với những ân huệ và đặc quyền được hưởng, họ có khuynh hướng khinh thường chúng. Để có thể nhận ra và quí trọng của những ân huệ và đặc quyền được hưởng, con người nhiều khi cần phải đổi môi trường sinh sống. Trong đời sống thiêng liêng cũng vậy, nhiều khi đã quá quen với chương trình phụng vụ của gia đình hay giáo xứ, con người trở nên khô khan nguội lạnh. Những lúc như thế, con người cần có một luồng khí mới để làm sống lại tinh thần hăng say phấn khởi của thuở ban đầu.
Các bài đọc hôm nay nêu bật thói quen nhàm chán và khinh thường này. Trong bài đọc I, vì người Do-thái khinh thường tình yêu và sự bảo vệ của Thiên Chúa, Ngài để cho quân thù đến phá tan tất cả và đem họ đi lưu đày. Sống trong nơi lưu đày, họ có thời gian suy nghĩ và nhận ra tình yêu và đặc quyền Thiên Chúa đã ban, họ hối hận và trở lại cùng Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng một dụ ngôn để bày tỏ nỗi lòng yêu thương của Ngài: Ngài xuống trần là để đem Tin Mừng trước tiên cho người Do-thái; nhưng vì họ không chịu tiếp nhận, nên Tin Mừng được đem đến cho tất cả những ai mở lòng đón nhận.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Quả tim mới, thần khí mới.

Dân Do-Thái đã được Thiên Chúa thương yêu cách đặc biệt nên được chọn làm Dân Riêng của Chúa và cho hưởng những đặc quyền hơn tất cả những Dân Ngoại khác: Ngài đã dẫn ra họ ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai-Cập, dạy dỗ và ban cho họ Thập Giới, cho họ đánh đuổi các dân khác và định cư nơi Đất Hứa… Chính họ đã từng hãnh diện vì chưa có một thần linh nào xuống ở cùng và ban những điều luật như Thiên Chúa của họ. Thế nhưng, sau khi đã trở thành một dân tộc mạnh mẽ và giàu có, họ khinh thường Chúa, họ chạy theo các thần ngoại và vi phạm các giới răn của Ngài.

Để cho họ nhận ra những lầm lỗi của họ và những đặc ân Thiên Chúa đã làm cho họ, Ngài để cho ngọai bang xâm lấn và bắt đi lưu đày bên Assyria và Babylon. Sống trong cảnh khổ cực nơi lưu đày, họ hồi tưởng lại quá khứ và nhận ra tình thương và sự che chở của Chúa, nhận ra sự cần thiết của Đền Thờ và tuân giữ giới răn của Chúa. Họ ăn năn trở lại và Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội họ đã phạm và cho quay trở về cố hương để xây dựng lại Đền Thờ.

Trong trình thuật hôm nay, ngôn sứ Ezekiel nhìn thấy trước Thiên Chúa không chỉ cho họ hồi hương và xây dựng lại Đền Thờ, Thiên Chúa còn thanh tẩy và thánh hóa họ từ bên trong để họ có thể xứng đáng làm Dân Riêng của Ngài, như tiên tri viết: “Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần. Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành. Các ngươi sẽ cư ngụ trong đất Ta đã ban cho tổ tiên các ngươi. Các ngươi sẽ là dân của Ta. Còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi.”

Luật lệ Thiên Chúa đã ban sẽ không bao giờ thay đổi. Điều cần được thay đổi là trái tim con người. Thiên Chúa sẽ cất đi trái tim cứng lòng chai đá và thay vào đó bằng quả tim bằng thịt, quả tim biết yêu thương. Một khi con người đã hết lòng yêu Chúa thì họ sẽ tuân giữ các Lề Luật của Ngài.

2/ Phúc Âm: Tiệc Cưới Nước Trời.

Cùng một tư tưởng như Bài đọc I, Chúa Giêsu muốn nói cho những người Do-thái biết họ được đặc quyền Thiên Chúa ban để lắng nghe Tin Mừng trước hết; nhưng vì sự cứng lòng của họ nên Tin Mừng được loan báo đến cho Dân Ngoại. Để quảng diễn điều này, Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: "Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!" Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu huỷ thành phố của chúng.”

Vì những khách được mời từ chối không chịu tham dự, nên đặc quyền bị lấy đi, và chủ cho lệnh mời tất cả những người khác, cho dẫu là những khách qua đường. Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách. Vì người Do-thái từ khước đón nhận Tin Mừng, nên Thiên Chúa truyền các tông-đồ đem Tin Mừng đến cho tất cả các Dân Ngoại, và số người tin Chúa càng ngày càng phát triển.

Nhiều người có lý do để thắc mắc làm sao khách qua đường có thể chuẩn bị để mặc y phục lễ cưới như chủ đòi; nhưng chủ cũng có lý nói lại rằng nếu từ chối không tham dự thì không sao, nhưng một khi đã nhận lời mời thì cũng phải mặc y phục lễ cưới. Ai muốn vào Nước Trời cũng đều phải tuân theo những luật lệ của Nước Trời đòi hỏi.

Lời cuối cùng của Phúc Âm là một lời cảnh tỉnh cho những người coi thường những hồng ân và đặc quyền Thiên Chúa đã ban: “Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.” Nếu họ không biết dùng những hồng ân và đặc quyền Chúa ban, Chúa sẽ lấy đi và trao cho người biết xử dụng để sinh lời hơn.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Thói quen làm con người nhàm chán và khinh thường những gì được hưởng. Chúng ta cần phải dành thời giờ hồi tâm thường xuyên để nhận ra những ơn lành của Thiên Chúa đã ban xuống trong cuộc đời của mỗi người, gia đình, và cộng đoàn.
- Nhiều khi chúng ta cần đổi chỗ để nhận ra và biết quí trọng những gì mình đang được hưởng: giầu sang ra nghèo khó, tự do ra nô lệ, khỏe mạnh ra yếu ớt… Đau khổ cần có để thanh tẩy con người.
- Điều quan trọng cần phải thay đổi là thay đổi từ bên trong tâm hồn và trái tim cũ, để mặc lấy trái tim mới và thần khí mới. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, nhưng cần sự cộng tác của chúng ta.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.

Thứ Năm tuần 20 thường niên
Sứ điệp: Nước Trời rộng mở để đón mời tất cả mọi người vào. Nhưng khi đã vào, cần phải sống theo lòng tin thì mới được ơn cứu độ, được ở lại trong Nước Trời.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, đa số người Do Thái từ chối tin vào Chúa. Họ không muốn lưu tâm tới, lại còn giết hại các tiên tri và giết luôn cả Chúa.
Dưới con mắt người đời, chương trình của Thiên Chúa tưởng chừng bị phá hủy. Nhưng trái lại Tin Mừng ấy, bữa tiệc Nước Trời ấy lại được mở rộng và mời đón hết mọi người khắp nơi vào dự tiệc. Và chính con cũng đang được hưởng tình thương và ân sủng vô giới hạn của Chúa. Con được gia nhập vào Hội Thánh, được trở thành con cái Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Tẩy. Con được giữ tiệc Nước Chúa hằng ngày mỗi khi dự thánh lễ. Ngay cả khi trở về đời sống thường nhật cũng là lúc con đang sống bữa tiệc ấy. Chúa muốn niềm tin của con phải bao trùm trọn cả đời sống con. Chiếc áo cưới mà Chúa trao cho con khi rửa tội thật đẹp, thật tinh tuyền. Chúa muốn con sống đức tin và gìn giữ chiếc áo cưới để con mặc ra đón Chúa trong ngày Chúa đến.
Nhưng lạy Chúa, chốn trần gian lắm phong ba. Bụi trần gian đã đóng một lớp dày vào áo cưới, làm cho chiếc áo bị hoen ố, bị sờn rách. Con ở trong Hội Thánh, nhưng lại không sống theo đức tin.
Lạy Chúa, xin thương xót con, xin đừng đuổi con ra khỏi phòng tiệc trong ngày Chúa đến. Xin Chúa giúp con làm tròn trách nhiệm sống đức tin trong Giáo Hội để con được vào sự sống đời đời. Xin Máu Thánh Chúa gội rửa áo cưới của con cho tinh tuyền để con được dự tiệc Nước Trời. Amen.
Ghi nhớ : "Các ngươi gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới".


23/08/12 THỨ NĂM TUẦN 23 TN
Th. Rôsa Lima, trinh nữ 
Mt 22,1-14

DỰ TIỆC CƯỚI, MẶC ÁO CƯỚI!

Bấy giờ nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít.” (Mt 22,13-14)

Suy niệm: Nhà vua trong dụ ngôn hôm nay chắc chắn là cảm thấy bị mất mặt, thậm chí bị xúc phạm nặng nề. Dọn tiệc cưới cho con, nhưng khách mời lại không chịu đến. Để cứu vãn tình hình, ông đành ra lệnh mời tất cả mọi người ngoài đường phố vào dự tiệc. Tuy nhiên, trong số những khách được mời bất chợt này vẫn có người không chịu mặc y phục thích hợp được chuẩn bị cho lễ cưới. Ông buộc phải ra lệnh tống người đó ra ngoài. Tiệc cưới cho hoàng tử, nhưng niềm vui của vua đã không được trọn vẹn vì khách mời đã coi thường bữa tiệc vui quan trọng này.

Mời Bạn: Ông bà chúng ta vẫn dạy rằng “Học ăn, học nói, học gói, học mơ,” nghĩa là cần biết tùy hoàn cảnh mà cư xử và sống cho đúng, cho phải với mọi người. Lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta thái độ thích hợp cần có khi đến dự tiệc Chúa. Y phục tiệc cưới chính là thái độ nội tâm xứng hợp với bí tích Thánh Thể.

Chia sẻ: Bạn vẫn thường chuẩn bị tâm hồn thế nào khi đến với bí tích Thánh Thể?

Sống Lời Chúa: Nhớ lời Chúa cảnh báo: “Vì kẻ được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít,” để cảnh giác bản thân trong lối sống cho xứng hợp tư cách người khách mời Tiệc Cưới Nước Trời.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã chuẩn bị bàn tiệc Thánh Thể để chúng con đến dự. Xin giúp cho chúng con luôn biết tỉnh thức để đáp lại lời mời gọi của Chúa, và chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đến tham dự bàn tiệc của Chúa. Amen.



TIỆC CƯỚI ĐÃ SẴN SÀNG

Chúng ta vẫn cần lịch sự với Thiên Chúa, người chủ tiệc, cần mặc y phục lễ cưới một cách đàng hoàng. Y phục ấy chính là một đời sống nghiêm túc theo giáo huấn của Đức Giêsu.

Suy nim:
Dụ ngôn hôm nay nói về một tình yêu bị từ chối.
Chẳng có gì long trọng và tưng bừng cho bằng tiệc cưới của hoàng tử.
Tiệc cưới này do chính nhà vua khoản đãi với sự chuẩn bị chu đáo.
Vua đã mời các quan khách từ trước, và còn mời nhiều lần sau đó.
Trước những lời mời trân trọng của nhà vua, họ đã chối từ.
Thái độ của quan khách thật không sao hiểu nổi.
Họ chẳng sợ xúc phạm đến nhà vua khi coi chuyện đi buôn và chăn nuôi
quan trọng hơn chuyện dự tiệc cưới hoàng tử (c. 5).
Thậm chí có kẻ còn bắt các đầy tớ, hành hạ và giết đi (c. 6).
Những khách quý bây giờ trở thành kẻ sát nhân.
Họ sẽ phải chịu cơn thịnh nộ ghê gớm của nhà vua về sự xúc phạm đó.
Như thế tiệc cưới cho hoàng tử sẽ đi về đâu?
Ai là người sẽ được mời tiếp theo, khi những người trước tỏ ra bất xứng?
Nhà vua đã đưa ra một quyết định rất bất ngờ.
“Hãy đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (c. 9).
Như thế phòng tiệc bây giờ vẫn đầy người được mời, có cả tốt lẫn xấu.
Dụ ngôn trên đây lại được kết nối với một dụ ngôn khác.
Chúng ta ngạc nhiên khi thấy nhà vua đi vào phòng tiệc
để quan sát cách ăn mặc của những vị khách đến từ đường phố (c. 11).
Có người không mặc y phục lễ cưới và đã bị trừng phạt nặng nề (c. 13).
Tại sao lại phạt anh, khi anh bất ngờ được đưa vào ăn cưới?
Nhưng đừng quên các người khác đều mang y phục lễ cưới đầy đủ,
nên anh chẳng nói được gì để tự biện minh (c. 12).
Lịch sự với Thiên Chúa là điều ta dễ quên.
Ngài vẫn trân trọng mời ta dự tiệc chung vui với Ngài, với Con của Ngài.
“Mọi sự đã sẵn, mời quý vị đến dự tiệc cưới” (c. 4).
Đối với Ngài, sự hiện diện của chúng ta đem lại niềm vui lớn.
Khi đa số dân Do thái, những khách quý được mời trước, từ chối Ngài,
Ngài đã không muốn phòng tiệc bị trống, tiệc cưới bị đình hoãn.
Thiên Chúa chấp nhận mở cửa phòng tiệc cho mọi người.
Họ đến từ muôn phương, có người tốt người xấu, để làm nên Giáo hội.
Giáo hội gồm những người được mời và được gọi một cách nhưng không.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lịch sự với Thiên Chúa, người chủ tiệc,
cần mặc y phục lễ cưới một cách đàng hoàng.
Y phục ấy chính là một đời sống nghiêm túc theo giáo huấn của Đức Giêsu.
Các Kitô hữu chúng ta đã được ngồi trong phòng tiệc của Thiên Chúa.
Chúng ta đã được mời và được gọi để sống trong Giáo hội,
nhưng chưa chắc chúng ta nằm trong số những người được tuyển chọn.
Số người được chọn bao giờ cũng ít hơn số người được gọi.
Để vào số những người được chọn, chúng ta phải biết trân trọng ơn ban.
Có khi chúng ta cũng coi chuyện buôn bán làm ăn của mình
quan trọng hơn những lời mời khẩn thiết đến từ Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta giữ được ơn cứu độ Chúa đang ban hôm nay?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa giữa một thế giới đầy chia rẽ.
Xin cho Hội Thánh không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.
Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.
Xin cho Hội Thánh trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.
Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.
Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Các ngươi gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới".
Mặc Áo Cưới
Thiên Chúa ban ơn và mời gọi mọi người đến lãnh nhận ơn cứu rỗi để được hưởng hạnh phúc đời đời, điều này được diễn tả qua hình ảnh bữa tiệc cưới được dọn ra cho con người nhưng những kẻ được mời đã không đến dự. Con người tìm hạnh phúc ở nơi khác ngoài Thiên Chúa, ngoài chương trình Thiên Chúa mong muốn. Sự chối từ của con người không làm cho Thiên Chúa bỏ dở công cuộc của Ngài, Ngài tiếp tục mời gọi con người đến với Ngài. Nhưng có một chi tiết đáng lưu ý, những kẻ bước vào dự tiệc phải giữ điều tối thiểu đó là mặc áo cưới. Các nhà chú giải hiểu việc mặc áo cưới như là mặc lấy Chúa Kitô và được thánh Phaolô tông đồ giải thích nơi thư Êphêsô như sau: "Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa kia, là con người phải hư nát vì những ham muốn lừa lọc. Anh em phải để Thánh Thần đổi mới tâm trí anh em và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thực sự sống công chính và thánh thiện". Ðể vào Nước Thiên Chúa theo lời mời gọi của Chúa, mọi người phải mặc áo cưới, tức là mặc lấy Chúa Kitô, sống thánh thiện, từ bỏ những hành vi xấu xa tội lỗi. Thiên Chúa luôn ban ơn nhưng con người cần cộng tác với ơn Chúa. Chúng ta đừng tìm lý do trì hoãn sự dấn thân đáp trả lời mời gọi của Chúa.
Lạy Chúa
Chúng con chúc tụng lòng nhân từ của Chúa muốn ban ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người. Xin giúp chúng con mau mắn đáp lại tiếng Chúa kêu mời, luôn canh tân đời sống, mặc lấy Chúa Kitô để thực sự vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa, cùng hiệp an với các thánh nhân trên trời.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Cơ hi cho k giàu
Đc Giêsu li dùng d ngôn mà nói vi h rng: “Nước Tri cũng ging như vua kia m tic cưới cho con mình. Nhà vua sai đy t đi thnh các quan khách đã được mi trước, xin h đến d tic cưới, nhưng h không chu đến.”
Đy t lin đi ra các no đường, gp ai bt lun xu tt, cũng tp hp c li, nên phòng tic cưới đã đy thc khách.
By gi nhà vua tiến vào quan sát khách d tic, thy đó có mt người không mc y phc l cưới. (Mt. 22, 1-3, 10-11)
Người ta cho rng d ngôn này ám ch người Do-thái trước hết. Chính h là nhng người nghe đu tiên, thế mà khi nói vi h, Người li b h theo dõi… truy lùng…. H là nhng người giu trong Nước Tri. h được đc quyn sng vi Thiên Chúa t bao thế k ri.
Khách mi ca Chúa.
Luôn luôn có nhiu người giu trên thế gii. Nước Tri được dâng biếu cho h trước hết. Đúng vì h giu, h có th giúp đ người nghèo. H có th hiến thân. Nếu h đi sai, có phi chính vì h không nghe tiếng Chúa không?
Đ d tic cưới…
Không thiếu nhng k mun d tic cưới. Không phi ch vì h không có gì tng, nhưng ch vì h không chu mc áo cưới: đó là điu kin đc nht như lut tic cưới buc. Ngc nhiên ư? nếu người ta chp nhn thì phi mc trang phc tic cưới đ vào ăn cưới theo tc l thi đó. Thế mà vào d tic, chúng ta li quá t do, t din không theo ý ch mi nên mi phi chu trách nhim! Đàng khác, chúng ta được la chn, có th t chi. Nhiu người đã xin li t chi. Ngày nay, người ta ly c gi gii răn thì c l chng nào. Giáo lý ca Giáo Hi nht là v công bng, bác ái thì lc hu biết bao!
Người ta tha mãn vi nhiu thn tượng khác, người ta sng trong giu có dư tha và đc lp t mãn; ti sao t khép kín, t tôn mình làm Thiên Chúa như thế?
Vua sai đy t đi thnh khách đã được mi trước, nhưng h t chi. Chúng ta t chi, chúng ta phi hng chu nhng hu qu ghê gm mai ngày sau cái chết, và ngay ngày hôm nay chúng ta đang sng. Nhng gii răn ca Thiên Chúa không còn giá tr na sao? Chúng ta đã thay thế gii răn đó bng th gì? Người ta t chi d tic Nước Tri đ được t do: như đa con hoang đàng, chúng ta bng lòng d tic vi đ ăn ca heo sao?
Nhưng Cha trên tri đang đó đ ch đi chúng ta luôn luôn! chúng ta không ch là khách được mi, chúng ta còn là con Cha na.
J.M
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 8
23 THÁNG TÁM
Chúng Ta Đang Ở Giữa Một Trận Chiến
“Như lời Chúa phán (Mt 24,13), cả lịch sử nhân loại là một trận chiến cam go chống lại quyền lực bóng tối, khời đầu từ khi thế giới khai nguyên và sẽ kéo dài đến ngày cuối cùng. Dấn thân vào cuộc chiến này, con người phải luôn luôn chiến đấu để gắn bó với sự thiện và chỉ tìm được sự thống nhất trong chính mình sau khi hết sức cố gắng với sự trợ giúp của ơn Chúa” (MV 37).
Chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù không được đồng hóa sự phát triển của Nước Thiên Chúa với sự phát triển và tiến bộ thế tục, song quả thực rằng Nước Thiên Chúa có mặt ngay nơi thế giới và, nhất là, nơi con người sống và hoạt động trong thế giới. Người Kitôhữu biết rằng xuyên qua những nỗ lực của chính mình cùng với sự giúp đỡ của ơn Chúa, mình đang làm cho Nước Thiên Chúa trở thành hiện thực. Công việc của mọi Kitôhữu dẫn đến sự hoàn thành của mọi sự trong Đức Kitô, theo kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 23-8
THÁNH RÔSA LIMA, trinh nữ;
Ed 36, 23-28; Mt 22, 1-14.

LỜI SUY NIỆM: “Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!” (Mt 22, 4b).
          Quan khách được thông báo về tiệc cưới của con nhà vua; Khi đến ngày tiệc cưới đã được định. Mọi sự đã sẵn, nhà vua lại sai nhiều đầy tớ đi mời một lần nữa; nhưng họ đã không đến, họ viện dẫn nhiều lý do đi thăm trại, đi buôn…; đây là tiêu biểu cho dân Do-thái, là tuyển dân của Ngài. Tiệc cưới đã dọn sẵn; chính là Chúa Giêsu, Con Một của Thiên Chúa đến họ đã không đến ngồi cùng bàn để chung xây vui vẻ trong bàn tiệc, mà còn viện dẫn nhiều lý do để từ chối, và khinh dể lời mời gọi đó. Rốt cuộc lời mời gọi được đến với dân ngoại, với những người nghèo khó, với những người tội lỗi. Nước Trời đang rộng mở và mời gọi; chúng ta đón nhận hay từ chối là tùy ở mỗi người qua đời sống của mình.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 23-8
St.Rose Lima

Thánh ROSA LIMA
Đồng Trinh (1586 - 1617)
Có những vị thánh chỉ đáng cho chúng ta thán phục hơn là bắt chước. Thánh Rosa thuộc loại này. Chúng ta tôn kính và thán phục sự thánh thiện của Ngài nhưng không phải tìm cách bắt chước theo đường lối Ngài đã theo để nên thánh. Thánh Rosa chính là người đầu tiên ở tân thế giới được phong thánh. Ngài trở nên quan trọng vì chứng tỏ rằng giữa sự bất công và phi nhân dính liền với cuộc chinh phục Mỹ Châu của người Tây Ban Nha. Men Kitô giáo vẫn hoạt động.
Rosa sinh tại Lima nước Peru năm 1568. Cha mẹ Ngài, ông Caspar del Flores và Maria del Oliva đặt tên cho Ngài là Isabelle. Nhưng vì sắc đẹp của Ngài, người ta gọi Ngài bằng tên một loài hoa Rosa. Khi đến tuổi có trí khôn thánh nữ đã muốn được gọi là Rosa Maria, để tỏ lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ. Ngài còn có lòng yêu mến đặc biệt thánh nữ Catarina Siena và can đảm bắt chước vị thánh này vì lòng yêu mến sống thinh lặng, hãm mình cũng như chuyên chăm cầu nguyện. Dường như được ơn Chúa gìn giữ đặc biệt, nên ngay vào buổi mà các trẻ em khác chưa có trí khôn, thánh nữ đã có những nét thánh thiện, đáng ghi nhớ. Năm tuổi, Ngài đã hứa giữ mình trinh khiết. Sáu tuổi Ngài đã ăn chay 3 lần trong tuần, chỉ ăn bánh và uống nước thôi.
Gia đình nghèo túng, Rosa mất ngủ lại thiếu ăn lại còn tự ý hãm mình để giảm đi sức hấp dẫn tự nhiên. Khi khách đến thăm khen ngợi sắc đẹp của mình, thánh nữ thoa hồ tiêu lên má cho sưng phồng lên. Cẩn thận ngâm tay vao vôi khiến cả tháng không một việc được. Khi người mẹ kết một vòng hoa lên đầu cho Ngài, thánh nữ kín đáo kết gai vào trong cho đau đớn để cảnh giác tính xa hoa.
Gia đình gặp bước khó khăn, thánh Rosa đã tận tụy làm vườn suốt ngày, đêm về lại thức giấc vá may. Thánh nữ luôn luôn vâng lời cha mẹ. Dầu vậy trên mười năm rời, Ngài đã dốc quyết từ khuốc bước vào hôn nhân. Ngài còn cắt ngắn mái tóc đẹp hiếm hoi của mình. Sự từ khước đã gây nên nhiều phản ứng khốc liệt. Người ta bắt dầu vu oan giá hoạ cho Ngài đủ điều, nhưng Ngài đã nhẫn nại chịu đựng tất cả. Năm 1606, Ngài gia nhập dòng ba Đaminh và nhận thánh Catarina như gương mẫu đời mình.
Ngoài những hy sinh hãm mình tự ý. Thánh Rosa còn phải trải qua những năm bị hiểu lầm, mù tối trong chính nội tâm. Dầu vậy Ngài vẫn nhẫn nại, khiêm tốn chịu dựng và không bao giờ mất niềm tín thác vào lòng từ bi vô bờ của Chúa. Ngài tìm săn sóc những trường hợp ghê tởm nhất.
15 năm khủng khiếp trôi qua. Tâm hồn trung tín anh hùng đã được ân thưởng. Thánh Rosa gặp lại được ánh sáng. Ngài mời gọi mọi tạo vật hợp ý ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa. Ngài nói: - Nếu mọi người biết ơn thánh là gì, họ sẽ muốn được chịu đau khổ, sẽ đón tìm cực khổ, bắt bớ để chiếm hữu cho được, bởi vì ơn thánh là cái giá khôn sánh đáp đền cho lòng nhẫn nại.
Đối với phép Thánh Thể Ngài nói : - Điều mà mặt trời thực hiện trong thế giới hữu hình, sự thông hiệp Thánh Thể sẽ phát sinh trong tôi.
Quả quyết tình Chúa quan phòng còn lớn gấp bội những khốn khổ và yếu đuối của con người, Ngài nói: - Tôi có một hôn phu có thể làm điều lớn lao nhất, sở hữu điều họa hiếm nhất. Tôi thấy mình mới chỉ biết trông đợi nơi Người có một chút đỉnh thôi.
Từ đây, Ngài luôn được an bình, Ngài sống trong một cái chòi như một nhà ẩn tu. Năm 1614, Ngài ở dưới sự bảo trợ của ông Don Gonzalo de Massa và vợ ông. Họ cho Ngài trọ và săn sóc Ngài trong cơn bệnh dài trước khi chết.
Vào đầu tháng tám cuối đời, cơn bệnh đau đớn dữ dội. Ngài thú nhận: - Tôi không hiểu được tại sao bao nhiêu đau đớn như vậy lại đổ trên đầu một tạo vật.
Nhưng đầy can đảm Ngài nói : - Lạy Chúa xin tăng thêm những đau đớn, miễn là Chúa cũng thêm lòng yêu mến cho con.
Ngày 24 tháng 8 năm 1617 thánh nữ qua đời với lời cuối cùng trên môi : - Chúa Giêsu, Chúa Giêsu, Chúa ở với tôi .
 (daminhvn.net)
++++++++++++++++++
23 Tháng Tám
Hoa Ðầu Mùa Của Mỹ Châu

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Rosa Lima, vị thánh đầu tiên của Châu Mỹ. Thánh nữ có hai đặc điểm mà dường như vị thánh nào cũng có, đó là: bị chống đối và sống khắc khổ.
Chọn thánh nữ Catarina Siena làm mẫu mực, Rosa quyết sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. Sợ nhan sắc của mình có thể quyến rũ nhiều người cũng như làm cớ vấp phạm cho chính mình, Rosa đã lấy tiêu thoa lên mặt để biến mình thành một người xấu xí. Cô cũng lấy thép cuốn thành vòng gai nhọn đội trên đầu.
Nhưng Rosa không phải là một con người mơ mộng viển vông. Khi thấy gia đình gặp khó khăn về kinh tế, Rosa đã hy sinh làm lụng suốt ngày ngoài đồng và tối về may vá suốt đêm để kiếm tiền đắp đổi cho gia đình. Sống cho cha mẹ, lo cho gia đình, nhưng Rosa vẫn quyết tâm dâng hiến trọn đời cho Chúa. Cô đã mất mười năm để chống lại ý định của cha mẹ nhằm cưỡng bách cô phải lập gia đình. Và cuối cùng, vì cha mẹ cũng không chấp nhận cho cô vào dòng, Rosa đã gia nhập vào dòng ba thánh Ða Minh. Như thế cô vừa sống được lý tưởng tu dòng vừa sống thánh giữa đời.
Trong những năm cuối đời, Rosa dành một phòng trong nhà để đón tiếp trẻ em không nhà không cửa và những người già cả bệnh tật. Ðây là một trong những hình thức hoạt động xã hội đầu tiên tại Pêru.
Rosa qua đời năm 31 tuổi. Cả thành phố Lima thương khóc cô như một vị thánh trẻ đã kết hợp tinh thần chiêm niệm, khổ chế với hoạt động bác ái.
Thánh Rosa kể lại rằng trong một giấc mơ, ngài được Chúa dẫn đến một xưởng điêu khắc dành cho những người muốn nên thánh. Thánh nhân chứng kiến cảnh không biết bao nhiêu người đang ngồi trước các khối đá cẩm thạch. Có người sắp hoàn thành xong một tác phẩm nghệ thuật. Có người chỉ mới bắt đầu đục đẽo trên một phiến đá sần sù, cứng nhắc. Thánh nữ cũng được Chúa trao cho những đồ nghề cần thiết và đặt ngồi trước một phiến đá lớn. Người mẫu của tác phẩm chính là hình ảnh mà Thiên Chúa đã đặt để từ đời đời trong thánh nữ.
Mỗi ngày chúng ta kính nhớ một vị thánh. Mỗi một vị thánh là một nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta. Không một vị thánh nào giống vị thánh nào. Không ai bắt buộc phải sống khuôn dập theo bất cứ một mẫu mực nào. Mỗi người là một vị thánh cá biệt. Nhưng tất cả đều có một mẫu số chung: đó là họa lại hình ảnh của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.
Và hình ảnh mà Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta họa lại trong cuộc đời của chính mình là Ðức Giêsu Kitô. Nhưng người Kitô không chỉ sống như Ðức Kitô, mà còn sống bằng chính Ðức Kitô. Họa lại Ðức Kitô cũng có nghĩa là để cho Ðức Kitô uốn nắn, tạc vẽ cho đến khi nào chúng ta đạt được tầm mức của Ngài.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 23
Thánh Rosa Lima, trinh nữ


Việc tưởng niệm bắt nguồn từ một biến cố đã qua, một biến cố lịch sử, và làm cho ý nghĩa cùng ân sủng của biến cố ấy được trường tồn trong hoàn cảnh hôm nay của thế giới; đổng thời, nó mang một giá trị của lời hứa, bởi vì nó chứng thực rằng Thiên Chúa, Đấng đã đến trong cuộc đời chúng ta, sẽ trở lại. Ta thấy rõ giáo huấn trong Kinh Thánh này là một khung cảnh sẵn sàng để đón nhận nét mới mẻ của Kitô giáo. Tuy nhiên với một sự khác biệt khôn lường: biến cố trung tâm mà chúng ta tưởng niệm chính là con người Đức Giêsu Kitô, đang cứu độ thế giới bằng cái chết và sự phục sinh của Ngài. Thật vậy, chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh, khi truyền cho các môn đệ phải tái diễn bữa tiệc hiến tế, Ngài không bảo hãy làm điều ấy để nhớ đến biến cố này hay biến cố nọ, hay để nhớ về một điều gì đó, nhưng là "để nhớ đến Thầy".
 
Như vậy, người ta có thể nói rằng bí tích Thánh Thể được ban cho ta "để cho khỏi quên" không? Quên cái gì? Câu trả lời, ngắn gọn và đầy đủ, được chứa đựng trong lời tung hô sau Truyền Phép, gọi chính xác là Lời Tuyên Xưng Đức Tin: "Chúng con loan truyền Chúa chịu chết, chúng con tuyên xưng Chúa sống lại, chúng con đợi chờ Chúa quang lâm." Ký ức của đức tin sống động, giống như tất cả mọi ký ức của con tim, bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
P.Alain Bandelier 
Ngày 23 tháng 8
THÁNH RÔSA LIMA ĐỒNG TRINH 
(1586-1617)
Thánh nữ Rosa Lima là một nữ thánh tiên khởi của miền Nam Mỹ châu. Cha mẹ người gốc Tây Ban Nha, thuộc giai cấp trung lưu, nhưng đã sa sút nên vì sinh kế phải bỏ quê hương sang lập nghiệp ở Mỹ châu quãng năm 1534. Đầu tiên Rosa mang tên là Isabella, nhưng sau vì màu da và nét mặt tươi đẹp của cô, người ta đã bỏ tên cũ mà gọi là Rôsa, nghĩa là “Hoa Hồng”. Chính thánh Tôribiô, Tổng Giám mục thành Lima cũng xác nhận như thế.
Lớn lên Rosa là con riêng của Đức Mẹ. Dù còn nhỏ tuổi ngài đã bắt chước Đức Mẹ làm nhiều việc hy sinh và chăm đọc Kinh Thánh. Thấy Rôsa hãm mình nhiều đến nỗi gầy trơ xương, các chị em bạn đã gọi trêu người là “Pho tượng của núi Canvariô”. Ngoài ra Rôsa còn yêu mến thánh nữ Catarina Siêna cách riêng. Người coi thánh nữ như người “Chị lý tưởng”. Mặc dầu được cha mẹ chiều chuộng, nhưng Rôsa thích sống thùy mị, đơn sơ từ lời nói đến cách ăn mặc. Một hôm, vì có nhiều khách đến thăm, bà thân mẫu hái cho Rôsa một nón hoa, cốt ý để cho con trang điểm và tiếp khách. Không muốn nghe lời mẹ, Rôsa bưng nón hoa đặt dưới chân tượng Đức Mẹ, rồi đặt lên đầu vòng gai và quỳ khóc nức nở… Nhờ hấp thụ nền giáo dục nghiêm nhặt của gia đình, Rôsa không để phí giờ ngao du với chúng bạn. Vì thế, ngoài việc cắp sách đi học, Rôsa còn dành được nhiều giờ cầu nguyện và chuyên mấy môn ngoại theo năng khiếu. Không những Rôsa có tài đàn hát mà còn nổi tiếng là một thi sĩ tài hoa không kém thánh Phanxicô Assisi. Say mê nhan sắc, ngón đàn và giọng hát của Rôsa, những ông chủ rạp hát đã đến nài xin ngài cộng tác với số lương rất cao. Mỗi lẫn như thế, Rôsa lấy ớt xoa mắt khóc nức nở và trả lời bằng một tiếng: “Không”. Những năm làm ăn thất bại, cha mẹ Rôsa hay buồn phiền và sinh đau ốm. Trong cảnh nghèo đói và bệnh nạn, ông bà chỉ còn trông nhờ vào một mình Rôsa. Để giúp đỡ cha mẹ, Rôsa tần tảo sớm hôm, hái từng bông hoa đưa lên tỉnh bán lấy tiền về nuôi cha mẹ. Ngài ở luôn bên giường cha mẹ, kể cả những đêm trường lạnh giá…
Để giữ mình trinh khiết, ngày 10.8.1606 ngài xin mặc áo dòng ba thánh Đaminh. Với Rôsa, mặc áo dòng là trút bỏ con người cũ, con người xác thịt và ích kỷ, để mặc lấy những nhân đức và hồng ân của Thiên Chúa. Quả thế, từ ngày mặc áo dòng, thánh nữ bắt đầu sống một đời ăn chay đền tội khác hẳn những năm trước. Ngài ăn chay, uống giấm, đánh tội và mang giây sắt. Ngoài ra, đêm ngủ ngài còn đội một vòng 98 cái gai nhọn, và nằm trên một cái giường ghép bằng hai tấm ván thô. Ngày cũng như đêm, thánh nữ rất ít nói. Ngài yêu cảnh sống thầm lặng trong túp lều nhỏ bé dựng ở góc vườn. Nơi đây, trong những lúc thư nhàn, thánh nữ thường ra cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Ngài say mê suy gẫm về thánh lễ Misa. Có những lần thấy thánh nữ như mất trí, người ta hỏi cho biết những lúc ấy thánh nữ làm gì, thì ngài trả lời: “Tôi đang dự thánh lễ bằng trí tưởng tượng”. Những tư tưởng về tu đức của thánh nữ thật dồi dào và sâu xa; nó là kết quả của một đời chiêm niệm, là sản phẩm của một linh hồn suốt đời không phai mờ ánh quang ân điển. Khảo sát những bản văn tu đức thánh nữ còn để lại sau này, các nhà thần học đã tuyên bố: “Thánh nữ Rôsa là một nhà thần bí xuất sắc”. Ngài chỉ sống trong gia đình với Chúa, với Thánh Mẫu, thánh nữ Catarina Siêna, và với thiên thần bản mạnh. Nhờ các Đấng phù hộ, ngài đã thắng các mưu chước của Satan. Tất cả vạn vật đều giúp ngài nâng lòng lên với Thiên Chúa. Cả đến những con nhặng bâu quanh vết thương trên đầu thánh nữ trong giờ cầu nguyện, cũng được coi như những phím đàn du dương giúp ngài ca ngợi Thiên Chúa. Dù sống trong góc vườn hẻo lánh, thánh Rôsa vẫn được Chúa cho thông phần đau khổ với những người bị bắt vì đức tin, những người lâm cảnh nghèo túng bị ức hiếp, hay mang bệnh tật già yếu, người ta có cảm tưởng như thánh nữ chỉ sống bằng tình yêu nồng nhiệt dâng lên người bạn lòng là Chúa Cứu Thế, và bằng lương thần là phép Thánh Thể.
Tuy nhiên, trong chuỗi ngày sống khắc khổ, đôi khi thánh nữ cũng được Chúa tỏ dấu yêu thương. Một đêm thánh nữ bị cảm, mồ hôi ra đầy mình. Thấy thế, bà thân mẫu vốn không ưa cách sống khổ hạnh của con, đã sai người đầy tớ đi mua “rượu cảm” về cho Rôsa uống. Lấy lý do tiết kiệm, thánh nữ từ chối không uống. Lập tức sứ thần Chúa đến cứu chữa ngài khỏi. Có nhiều lần cảm mến sự thương khó của Chúa đã chịu, thánh nữ than thở: “Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm đau khổ cho con, để con tiến sâu vào tình yêu Chúa”. Càng mến Chúa, thánh nữ càng bị ngọn lửa phần rỗi các linh hồn thiêu đốt, ngài đau khổ vì thấy đa số dân Nam Mỹ chưa biết Chúa, ngài ước ao đi truyền giáo bên Ấn Độ và Phi châu. Lòng thánh nữ se lại mỗi khi nghe biết các đau khổ giáo dân đang phải chịu. Vì thế, vào những năm cuối đời: dù sức lực suy yếu, thánh nữ cũng xung phong đi giúp những người bệnh tật ở nhà thương trong tỉnh. Việc làm của ngài đã cảm hóa được nhiều linh hồn trở về với Chúa. Ngài say mê công việc bác ái đến quên cả căn bệnh ung thư đang phá hoại sinh lực của mình. Chính căn bệnh này đã kết liễu đời sống trần gian của thánh nữ khi người mới 31 tuổi. Hấp hối nằm trên chiếc giường thô, thánh nữ không ngớt than thở: “Lạy Chúa Giêsu, lạy Chúa Giêsu, xin ở với con”. Thánh nữ từ trần ngày 21.8.1617.
Được tin thánh nữ về trời, dân thành buồn bã, họ chen nhau đến viếng xác người. Những kẻ xưa nay chỉ trích cách sống của thánh nữ, thì lúc này lại ca ngợi không ngớt. Vì thế, lễ an táng thánh nữ được tổ chức như một ngày đại lễ của dân thành. Người ta đặt xác thánh nữ tại nhà nguyện tu viện Đaminh ở Lima, đến năm 1619 lại cải táng về nhà thờ thánh Đaminh. Đức Giáo Hoàng Clêmentê IX phong ngài lên bậc chân phước; năm 1689 Đức Giáo Hoàng lại đặt thánh Rôsa làm quan thầy nước Pêru, nước Ấn Độ, Phi Luật Tân và toàn thể Châu Mỹ. Hai năm sau, Đức Giáo Hoàng lại sắc phong thánh nữ vào số các vị hiển thánh và đặt lễ kính người vào ngày 30 tháng 8 hằng năm. Cuộc cải tổ phụng vụ sau Công đồng Vatianô II đổi lễ kính thánh nữ lên ngày 21 tháng 8.
Mừng lễ thánh Rôsa, chúng ta hãy xin thánh nữ cho chúng ta được tận tình yêu Chúa, thánh hóa mình và tha thiết đến phần rỗi anh em trong đau khổ. Vì: “Không gì sung sướng hơn lúc ta đang khóc mà được Chúa đến đổi sầu làm vui và đưa về nơi vĩnh cửu”.
Thứ Năm 23-8

Thánh Rôsa ở Lima

(1586-1617)

ị thánh đầu tiên của Tân Thế Giới này có cùng một đặc tính như tất cả các thánh khác -- đó là bị đau khổ vì sự chống đối -- và một đặc tính khác được khâm phục hơn là nên bắt chước -- đó là sự hãm mình đền tội cách quá đáng.
Thánh nữ sinh trong một gia đình Tây Ban Nha ở Lima, Peru, vào lúc Nam Mỹ đang trong thế kỷ truyền giáo đầu tiên. Dường như ngài muốn noi gương Thánh Catarina ở Siena, bất kể những chống đối và nhạo cười của cha mẹ, bạn hữu.
Vì lòng yêu mến Thiên Chúa mà các thánh có những hành động kỳ dị đối với chúng ta, và quả thật đôi khi thiếu khôn ngoan, nhưng đó chỉ để nói lên sự tin tưởng của các ngài là bất cứ điều gì làm nguy hại đến sự tương giao với Thiên Chúa đều bị tiêu trừ. Do đó, vì sắc đẹp của ngài được nhiều người ngưỡng mộ nên Thánh Rôsa đã dùng hạt tiêu chà sát lên mặt để tạo thành các vết sưng xấu xí. Sau này, ngài còn đội một vòng bạc dầy cộm trên đầu, bên trong nhét đinh giống như mão gai.
Khi cha mẹ ngài rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh, ban ngày Thánh Rôsa phải làm việc nơi đồng áng và ban đêm phải khâu vá để giúp đỡ gia đình. Mười năm dài tranh đấu với gia đình được khởi đầu khi cha mẹ ép buộc ngài phải kết hôn. Cha mẹ ngài không cho đi tu, và vì vâng lời ngài tiếp tục đời sống cô độc và ăn chay hãm mình ngay tại nhà như một thành viên của Dòng Ba Ðaminh. Vì lòng ước ao muốn được trở nên giống như Ðức Kitô nên hầu hết khi ở nhà, ngài sống trong cô độc.
Trong những năm cuối đời, Thánh Rôsa lập một căn phòng ngay trong nhà để chăm sóc các trẻ em bụi đời, người già yếu và bệnh tật. Ðây là khởi đầu của dịch vụ xã hội ở Peru. Mặc dù có cuộc sống và sinh hoạt tách biệt, ngài cũng bị đưa ra trước Toà Thẩm Tra, nhưng các người thẩm vấn không tìm thấy lý do gì khác hơn là ngài bị ảnh hưởng bởi ơn sủng.
Ðiều chúng ta lầm tưởng rằng đó chỉ là một cuộc sống lập dị thì thực sự đã được biến đổi tự bên trong. Nếu chúng ta nhớ đến cách ăn năn đền tội bất thường của ngài thì chúng ta cũng phải nhớ một điều vĩ đại của Thánh Rôsa: tình yêu Thiên Chúa của ngài quá nồng nhiệt đến nỗi ngài sẵn sàng chịu đựng sự nhạo cười của người đời, chịu cám dỗ mãnh liệt và chịu đau bệnh lâu dài. Khi ngài từ trần năm 31 tuổi, cả thành phố đã tham dự tang lễ của ngài và các chức sắc trong xã hội đã thay phiên nhau khiêng quan tài của ngài.

Lời Bàn

Thật dễ để cho rằng sự ăn năn đền tội quá đáng của các thánh là hình thức bề ngoài của một vài nền văn hóa hay tính khí nào đó. Nhưng hình ảnh một phụ nữ đội mão gai rất có thể đã khích động lương tâm của chúng ta. Chúng ta đang vui hưởng một đời sống đầy đủ tiện nghi nhất trong lịch sử loài người. Chúng ta ăn uống thừa thãi, sử dụng biết bao đồ vật và chất chứa trong tai mắt chúng ta đủ mọi thứ âm thanh và hình ảnh. Giới thương mại vội vã chế tạo các vật dụng không cần thiết để chúng ta tiêu xài. Dường như khi chúng ta ngày càng nô lệ cho các phương tiện vật chất thì lúc ấy sự "tự do" trở nên vấn đề lớn lao. Chúng ta có sẵn sàng rèn luyện tâm linh trong một môi trường như thế hay không?

Lời Trích

"Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hoả ngục" (Mt. 18:8-9).

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét