19/07/2018
Thứ năm tuần 15 thường niên.
Bài Ðọc I: (Năm
II) Is 26, 7-9. 12. 16-19
"Hỡi những kẻ
nằm trong tro bụi, hãy thức dậy và hãy nhảy mừng".
Trích sách Tiên tri
Isaia.
Ðường lối người công
chính thì ngay thẳng, Chúa ban cho bằng phẳng đường nẻo của người công chính. Lạy
Chúa, chúng con cậy trông Chúa trong đường xét xử của Chúa. Thánh danh và sự
kính nhớ Chúa là sự ước mong của tâm hồn. Ban đêm hồn con khát khao Chúa, và sớm
mai khi thức dậy, lòng trí con hướng về Chúa. Từ khi Chúa thực hiện việc xét xử
ở trần gian, thì người dương thế học biết sự công chính.
Lạy Chúa, Chúa ban cho
chúng con ơn bình an, vì mọi việc chúng con làm, đều do Chúa làm cho chúng con.
Lạy Chúa, trong cơn hoạn
nạn, chúng con đã tìm kiếm Chúa, và trong khi Chúa sửa dạy, chúng con kêu van đến
Chúa. Lạy Chúa, trước tôn nhan Chúa, chúng con khác nào như đàn bà mang thai sắp
sinh, kêu la đau đớn. Chúng con cưu mang, chúng con đau đớn như phải sinh con.
Chúng con không mang lại
sự cứu độ cho trần gian, và không còn người sinh ra trên trần gian. Người chết
của Chúa sẽ được sống, các xác chết của con sẽ sống lại. Hỡi những kẻ nằm trong
tro bụi, hãy thức dậy và nhảy mừng, vì sương Chúa là sương ánh sáng, và trái đất
sẽ làm tái sinh u tối.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 101, 13-14ab
và 15. 16-18. 19-21
Ðáp: Từ trời cao xanh Chúa đã quan sát địa cầu (c. 20b).
Xướng: 1) Phần Chúa, lạy
Chúa, đời đời còn mãi và danh Ngài tồn tại đời nọ tới đời kia. Xin Ngài đứng
lên, thương xót Sion, nay là thời để Ngài quan tâm phù trợ. Các bầy tôi ưa
thích tường hoa móng đá, và ngậm ngùi thương đống gạch tro hoang tàn. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, muôn dân
sẽ kính tôn danh thánh Chúa, và mọi vua trên địa cầu sẽ quý trọng vinh quang
Ngài; khi Chúa sẽ tái lập Sion, Ngài xuất hiện trong vinh quang xán lạn; Ngài sẽ
đoái nghe lời nguyện kẻ túng nghèo, và không chê lời họ kêu van. - Ðáp.
3) Những điều này được
ghi lại cho thế hệ mai sau, và dân tộc được tác tạo sẽ ca tụng Thiên Chúa. Từ
thánh điện cao sang Chúa đã đoái nhìn, từ trời cao Chúa đã ngó xuống trần thế,
để nghe tiếng than khóc của tù nhân, để giải thoát kẻ bị lên án tử. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! -
Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều
lạ lùng của Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11, 28-30
"Ta hiền lành
và khiêm nhượng trong lòng".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán rằng: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta
sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì
Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình
an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Hãy Ðến Với
Chúa
Những kẻ vất vả mang
gánh nặng mà Tin Mừng hôm nay nhắc đến được các nhà chú giải hiểu là những con
người đơn sơ khiêm tốn, sẵn sàng để Thiên Chúa dạy dỗ hướng dẫn, như được nói đến
trong đoạn Tin Mừng trước đó. Tâm hồn họ đã sẵn sàng, giờ đây, Chúa Giêsu mời gọi
họ đến với Ngài để được Ngài nâng đỡ bổ sức cho; hay nói theo một bản dịch Kinh
Thánh khác: để được Ngài giải thoát khỏi gánh nặng. Gánh nặng nào? Ðó là gánh nặng
của lề luật mà các nhà thông thái chất trên vai những con người đơn sơ, hèn mọn.
Họ bó gánh nặng đặt lên vai người khác, còn chính họ thì không muốn động ngón
tay vào, như lời Chúa trách cứ thái độ giả hình của những người Biệt Phái. Tinh
thần vụ luật, vụ hình thức đã làm cho những vị lãnh đạo Do Thái giáo không còn
quả tim để thông cảm nữa.
Chúa Giêsu mời gọi dân
chúng đến với Ngài để được Ngài giải thoát khỏi gánh nặng và được nâng đỡ bổ sức.
Chống lại những người Biệt Phái, Chúa Giêsu đề ra một cái ách mới cho những ai
chấp nhận Ngài. Ðây chẳng phải là không còn lề luật, bởi vì giáo huấn của Chúa
Giêsu đòi hỏi không thua gì lề luật của Môsê. Nhưng đối với Chúa Giêsu, những kẻ
tuân giữ luật Chúa được sức mạnh tinh thần nâng đỡ ủi an, đó là sức mạnh của
Thánh Thần mà Ngài đã ban cho các môn đệ để họ tuân giữ luật Chúa, và như vậy
luật Chúa trở nên nhẹ nhàng, dễ chu toàn.
Người Kitô hữu không lẻ
loi một mình, không tự sức mình tuân giữ luật Chúa. Hằng ngày họ được Chúa nuôi
dưỡng bằng chính Mình Máu Thánh Ngài và được ban cho tràn đầy Thánh Thần. Sống
theo ơn soi sáng của Thánh Thần, họ sẽ cảm nghiệm được rằng đời sống đức tin với
tất cả những hệ lụy, những đòi buộc của nó, sẽ không còn là gánh nặng, mà là niềm
vui và sức mạnh trong mọi biến cố, mọi hoàn cảnh cuộc đời.
Xin cho chúng ta biết
lắng nghe lời mời gọi đến với Chúa, tin tưởng vào Chúa và lấy tình yêu đáp trả
tình yêu để "ách Chúa trở nên êm ái và gánh Chúa trở nên nhẹ nhàng"
cho chúng ta.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 15 TN2
Bài đọc: Isa
26:7-9, 12, 16-19; Mt 11:28-30
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người
không thể sống thiếu Thiên Chúa.
Tin tức trên mạng tuần
này loan tin anh ca sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng của Hàn-quốc thắt cổ quên sinh khi
mới 33 tuổi. Lý do, anh không thể chịu đựng một lúc hai sức ép của nghề nghiệp
và của người cha bệnh nặng; đến nỗi đã phải thốt lên với cha mình: “Con phải là
người bệnh, thay vì cha. Con xin lỗi! Con xin lỗi!” Không phải chỉ anh, nhưng
biết bao người trong chúng ta có những lúc cảm thấy quá mệt mỏi, và chỉ muốn
buông xuôi tất cả, cho cuộc đời cho muốn ra sao thì ra. Lý do là vì mặc dù
chúng ta đã chịu khó làm việc hết sức để lo cho gia đình, cho cộng đoàn, cho xã
hội; nhưng chúng ta đã không tìm được người thông cảm biết ơn thì chớ, lại còn
phải gánh chịu biết bao mắng chửi và hiểu lầm đến từ mọi phía.
May mắn cho chúng ta,
Lời Chúa qua các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta hãy đến với Ngài trong những
lúc mệt mỏi chán chường như thế để được an nghỉ trong Chúa và để được Chúa dạy
dỗ. Trong bài đọc I, ngôn sứ Isaiah nhắc nhở con cái Israel phải luôn biết sống
theo đường lối của Thiên Chúa thì mới tìm được cuộc sống an bình. Sống ngược lại
với thánh ý Thiên Chúa chỉ gánh những thất bại chán chường, như người đàn bà
đau quằn quại khi sinh con mà chỉ sinh toàn không khí. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu mời gọi tất cả những ai đang gồng gánh nặng nề: Hãy tìm đến với Thiên
Chúa. Ngài hứa chắc một điều chúng ta sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lạy Đức Chúa, Ngài cho chúng con được an cư lạc nghiệp.
1.1/ Phải sống theo thánh
ý Thiên Chúa.
Thiên Chúa dựng nên
con người và Ngài muốn họ sống trong cuộc đời là cho một mục đích. Mỗi người phải
cầu nguyện để tìm cho ra và sống làm sao để đạt được mục đích đó. Nếu con người
không chịu khó tìm ra hay làm ngược lại những gì Thiên Chúa muốn, họ sẽ phải
chuốc lấy đau khổ và bất an. Nhiều người của mọi thời đại đã không thèm biết đến
kiến thức căn bản này. Họ từ chối không cần biết đến Thiên Chúa, Đấng dựng nên
và điều khiển mọi sự. Họ sống theo những gì họ nghĩ và tận hưởng tối đa những
gì thế gian có. Đến khi phải đương đầu với sức ép của cuộc đời như bệnh tật, thất
nghiệp, tan vỡ, và cái chết, họ không biết cách nào để đương đầu với và thoát
khỏi.
Ngôn sứ Isaiah kêu gọi
con cái Israel trở về với kiến thức căn bản này và sống như tổ tiên họ đã dạy:
“Đường kẻ lành đi là đường ngay thẳng, lối kẻ hiền theo là lối Chúa san bằng.
Vâng, lạy Đức Chúa, trên con đường thánh ý vạch ra, chúng con chờ đợi Chúa. Hồn
chúng con khát vọng Thánh Danh và ước mong tưởng nhớ đến Ngài.” Làm sao có thể
biết được thánh ý Thiên Chúa nếu một người không chịu khó bỏ thời giờ để học hỏi,
để suy niệm và cầu nguyện tìm kiếm?” Người khôn ngoan là người biết khao khát
Chúa, biết khắc khoải tìm kiếm Chúa, biết tìm ra những thánh chỉ Chúa dạy để thực
hiện trong cuộc đời.
Đối với những người biết
kính sợ Thiên Chúa, họ tin tưởng Thiên Chúa không chỉ dựng nên, nhưng còn đang
quan phòng tất cả cho một mục đích là hướng mọi sự về Ngài. Người thành công là
người biết khiêm nhường và vâng lời sống theo đường lối Chúa chỉ dạy. Họ tin những
gì ngôn sứ Isaiah dạy: “Lạy Đức Chúa, Ngài cho chúng con được an cư lạc nghiệp,
vì hết mọi việc chúng con làm đều do Ngài thực hiện cho chúng con.”
1.2/ Phải chạy đến với
Thiên Chúa khi gặp gian truân.
Gian truân đau khổ xảy
đến cho mọi người: người tin cũng như không tin Thiên Chúa. Mục đích là để thử
thách niềm tin của con người. Khi phải đối diện với gian truân thử thách, con
người phải biết chạy đến và nương nhờ Thiên Chúa; đừng tự giải thoát chính
mình.
Ngôn sứ Isaiah dùng một
hình ảnh để dẫn chứng hậu quả của những ai chỉ cậy dựa vào chính mình: “Chúng
con đã mang thai, đã quằn quại, nhưng chỉ sinh ra gió: chúng con chẳng giải
thoát được thế gian, cũng chẳng sinh sản thêm dân cư cho mặt đất.” Những người
biết cậy trông vào Thiên Chúa, cho dù họ có phải chết chăng nữa, Thiên Chúa đã
chuẩn bị một cuộc sống bất tử cho họ, như lời ngôn sứ Isaiah tiên báo: “Các
vong nhân của Ngài sẽ sống lại, xác họ sẽ đứng lên.
Này những kẻ nằm trong bụi đất, hãy trỗi dậy, hãy reo mừng! Vì lạy Chúa, sương Ngài ban là sương ánh sáng, và đất sẽ cho các âm hồn được hồi sinh.”
Này những kẻ nằm trong bụi đất, hãy trỗi dậy, hãy reo mừng! Vì lạy Chúa, sương Ngài ban là sương ánh sáng, và đất sẽ cho các âm hồn được hồi sinh.”
2/ Phúc Âm: Hãy đến học và nghỉ ngơi trong Chúa.
2.1/ Xét mình trước tôn
nhan Thiên Chúa: Mệt mỏi có thể là do lao động
(thể xác) hay do sức ép của cuộc sống (tinh thần). Mệt mỏi thể xác có thể được
phục hồi bằng việc nghỉ ngơi; mệt mỏi tinh thần phải được chữa trị bằng phương
cách tâm linh. Chúa sẽ chỉ cho biết làm sao để tránh những mệt mỏi tinh thần
này. Bí tích Thánh Thể là phương thuốc hiệu nghiệm nhất cho các bệnh tinh thần
này! Lời Chúa sẽ cung cấp sự bình an và xóa tan đi những lo âu không cần thiết.
Tại sao chúng ta đã cố
gắng hết sức mà vẫn không thành công? Có thể chúng ta đã không biết cách làm việc
để đạt kết quả tốt đẹp? Có thể chúng ta lo lắng quá độ những gì không cần phải
lo quá như vậy? Có thể chúng ta đang làm theo ý, theo cách, và theo đường hướng
của chúng ta mà không phải là ý, cách, hay đường hướng của Thiên Chúa?
Có thể đây là lúc Chúa
mời gọi chúng ta nhìn lại để học cách làm việc sao cho thành công hơn! Có thể
đây là lúc Chúa muốn chúng ta quẳng đi những mối lo không cần thiết! Hay chú trọng
đến những gì là quan trọng thay vì những cái quá nhỏ nhặt thiển cận!
2.2/ Hai điều quan trọng
chúng ta cần học hỏi cùng Chúa Giêsu.
(1) Hiền lành: Đây là
mối thứ hai trong Bát Phúc. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài có quyền tiêu diệt
những ai nói những lời xúc phạm, đánh đòn, và giết chết Ngài; nhưng Ngài đã
không làm những chuyện đó. Ngài chọn con đường tha thứ: “Lạy Cha! Xin tha cho
chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” Ngài hòa giải con người với nhau và
với Thiên Chúa. Ngài dạy phải thương yêu, cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù. Con
người cũng thường có khuynh hướng yêu thích những ai hiền lành, nhã nhặn, và
tha thứ.
(2) Khiêm nhường: là
nhân đức diệt trừ tính kiêu ngạo, tội đầu tiên trong bảy mối tội đầu. Không ai
thích người kiêu ngạo và tâm lý chung chẳng ai thích người hay “nổ.” Khiêm nhường
là biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Người khiêm
nhường biết mọi sự mình có được là do Thiên Chúa ban, nên họ không huyênh hoang
lên mặt với người khác; nhưng biết dùng tài năng để mở mang Nước Chúa và phục vụ
anh em. Người kiêu ngạo đánh cắp công ơn Thiên Chúa và luôn bất an vì sợ người
khác hơn họ. Họ bất an khi không nhận được những gì họ muốn và khó chịu với mọi
người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần biết
làm việc cách khôn ngoan theo ý, cách, và đường lối của Chúa.
– Chúng ta cần biết
nghỉ ngơi, dưỡng sức, và học cùng Chúa.
– Hai bài học quan trọng
nhất trong cuộc đời: hiền lành và khiêm nhường.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
19/07/2018 – THỨ NĂM TUẦN 15 TN
Mt 11,28-30
ĐẠO CHÚA NẶNG NỀ HAY ÊM ÁI?
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng
tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
Suy niệm: Nghe lời này của Chúa mà
chỉ nhìn thấy, nói chung, Chúa có lòng tốt thôi thì chưa đủ. Và nếu “những ai vất
vả mang gánh nặng nề” chỉ làm ta liên tưởng đến giới lao động nghèo thì e rằng
vẫn còn thiếu sót và hời hợt lắm. Cần phải tự hỏi Đức Giê-su nhắm đến những ai
khi Ngài nói “những ai vất vả mang gánh nặng nề,” thì ta mới mong rút ra được
những ứng dụng thích đáng cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Căn cứ vào bối cảnh,
các nhà chú giải đồng thanh giải thích rằng “gánh nặng nề” Chúa nói ở đây trước
hết là gánh nặng tôn giáo, gánh nặng lề luật. Cũng vậy, khi Chúa nói “ách tôi
êm ái, gánh tôi nhẹ nhàng,” thì Ngài muốn nói rằng luật của Ngài đưa ra là luật
giải phóng chứ không đè bẹp người ta.
Mời Bạn: Thử xét về việc giữ ngày
Chúa Nhật. Đây là một bổn phận tối thiểu của tín hữu, và nhắm đến ích lợi trước
hết cho người tín hữu. Nhưng biết bao người, nhất là giới trẻ, còn xem đây như
một gánh nặng phải mang. Vì thế, họ dễ bỏ lễ. Nhưng điều đáng nói là khi coi
Thánh Lễ Chúa Nhật như gánh nặng, thì ngay cả nếu người ta đến dự lễ, họ cũng
chỉ đến một cách máy móc thôi và không được bổ ích như kỳ vọng.
Chia sẻ: Theo bạn, việc cố thúc đẩy người ta đi lễ đông, và việc
giúp người ta cảm nhận niềm vui và sự bổ ích của Thánh Lễ – đàng nào cần hơn?
Sống Lời Chúa: Tôi cố gắng sống đạo với đầy yêu mến và vui tươi, để người
chung quanh nhận ra đạo của tôi đích thực là nguồn năng lực giải phóng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giúp con cảm nhận sự êm ái và nhẹ
nhàng của luật Chúa. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Hiền hậu và khiêm nhường (19.7.2018 – Thứ năm Tuần 15
Thường niên)
Suy niệm:
Sống làm người ở đời ai tránh được gánh nặng.
Chẳng phải chỉ những người bốc vác ở cảng mới mang gánh nặng.
Gánh nặng gắn liền với phận người.
Có gánh nặng gia đình, gánh nặng nghề nghiệp, gánh nặng tuổi tác.
Có gánh nặng buồn đau của quá khứ, gánh nặng lo âu cho tương lai.
Xem ra mỗi người không vác nổi gánh nặng của mình.
Ai cũng thấy có lúc cần đến người khác.
Chẳng phải chỉ những người bốc vác ở cảng mới mang gánh nặng.
Gánh nặng gắn liền với phận người.
Có gánh nặng gia đình, gánh nặng nghề nghiệp, gánh nặng tuổi tác.
Có gánh nặng buồn đau của quá khứ, gánh nặng lo âu cho tương lai.
Xem ra mỗi người không vác nổi gánh nặng của mình.
Ai cũng thấy có lúc cần đến người khác.
Đức Giêsu nhìn thấy những ai đang mang gánh nặng vào thời của Ngài.
Đặc biệt những kẻ phải giữ chi li hơn 600 điều luật của phái Pharisêu.
Luật Chúa lẽ ra phải đem đến niềm vui hạnh phúc,
thì lại trở thành “những gánh nặng chất lên vai người ta” (Mt 23, 4).
Đức Giêsu mời đến với Ngài tất cả những ai đang vất vả,
tất cả những ai chưa là môn đệ của Ngài.
Ngài hứa sẽ cho họ được nghỉ ngơi trong tâm hồn (cc. 28. 29).
Sự nghỉ ngơi ở đây chính là sự bình an sâu xa của người được cứu độ,
được hưởng các mối phúc ngay từ bây giờ,
và bắt đầu được sống trong ngày Sabát vĩnh cửu với Thiên Chúa.
Đặc biệt những kẻ phải giữ chi li hơn 600 điều luật của phái Pharisêu.
Luật Chúa lẽ ra phải đem đến niềm vui hạnh phúc,
thì lại trở thành “những gánh nặng chất lên vai người ta” (Mt 23, 4).
Đức Giêsu mời đến với Ngài tất cả những ai đang vất vả,
tất cả những ai chưa là môn đệ của Ngài.
Ngài hứa sẽ cho họ được nghỉ ngơi trong tâm hồn (cc. 28. 29).
Sự nghỉ ngơi ở đây chính là sự bình an sâu xa của người được cứu độ,
được hưởng các mối phúc ngay từ bây giờ,
và bắt đầu được sống trong ngày Sabát vĩnh cửu với Thiên Chúa.
“Hãy đến với tôi; hãy mang ách của tôi; hãy học với tôi.”
Lời mời của Đức Giêsu lôi kéo những ai vất vả đến với Ngài.
Ngài mời họ làm môn đệ và sống theo giáo huấn của Ngài.
Trong Cựu Ước, ách tượng trưng cho Luật Thiên Chúa ban cho Môsê
Đi theo làm học trò Đức Giêsu, không phải là không có ách.
Ách của Đức Giêsu chính là lời giáo huấn của Ngài.
Lời giáo huấn ấy chúng ta đã được nghe trong Bài Giảng trên núi.
Lời mời của Đức Giêsu lôi kéo những ai vất vả đến với Ngài.
Ngài mời họ làm môn đệ và sống theo giáo huấn của Ngài.
Trong Cựu Ước, ách tượng trưng cho Luật Thiên Chúa ban cho Môsê
Đi theo làm học trò Đức Giêsu, không phải là không có ách.
Ách của Đức Giêsu chính là lời giáo huấn của Ngài.
Lời giáo huấn ấy chúng ta đã được nghe trong Bài Giảng trên núi.
“Ách của tôi êm ái và gánh của tôi nhẹ nhàng” (c. 30).
Nhiều người không hiểu tại sao Đức Giêsu lại bảo ách mình êm ái,
khi mà Ngài đưa ra những đòi hỏi triệt để hơn,
tận căn hơn những đòi hỏi của Luật được giải thích bởi Môsê.
Thật ra sự êm ái nhẹ nhàng không bắt nguồn từ việc được đòi hỏi ít hơn,
nhưng đến từ tình yêu của tôi đối với Đức Giêsu.
Bài Tin Mừng hôm nay có 7 chữ tôi.
Cái tôi hiền hậu và khiêm nhường của Đức Giêsu thu hút tôi mến Ngài
Chính tình yêu làm cho ách và gánh của Ngài trở nên êm nhẹ.
Người ta thấy nặng nề khi bị áp lực phải giữ các luật lệ bên ngoài,
nhưng lại dễ làm theo sự thúc đẩy của một tình yêu bên trong.
Tự do hơn và vui tươi hơn, đó là điều ta cảm thấy khi sống cho Giêsu.
Nhiều người không hiểu tại sao Đức Giêsu lại bảo ách mình êm ái,
khi mà Ngài đưa ra những đòi hỏi triệt để hơn,
tận căn hơn những đòi hỏi của Luật được giải thích bởi Môsê.
Thật ra sự êm ái nhẹ nhàng không bắt nguồn từ việc được đòi hỏi ít hơn,
nhưng đến từ tình yêu của tôi đối với Đức Giêsu.
Bài Tin Mừng hôm nay có 7 chữ tôi.
Cái tôi hiền hậu và khiêm nhường của Đức Giêsu thu hút tôi mến Ngài
Chính tình yêu làm cho ách và gánh của Ngài trở nên êm nhẹ.
Người ta thấy nặng nề khi bị áp lực phải giữ các luật lệ bên ngoài,
nhưng lại dễ làm theo sự thúc đẩy của một tình yêu bên trong.
Tự do hơn và vui tươi hơn, đó là điều ta cảm thấy khi sống cho Giêsu.
Làm sao để việc giữ đạo, theo đạo, sống đạo,
không trở thành một gánh nặng đè trên người Kitô hữu?
Làm sao để chúng ta tự do hơn và vui tươi hơn khi đến gặp Giêsu
và tìm được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn mình?
không trở thành một gánh nặng đè trên người Kitô hữu?
Làm sao để chúng ta tự do hơn và vui tươi hơn khi đến gặp Giêsu
và tìm được sự nghỉ ngơi cho tâm hồn mình?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi đát và cao cả của phận người.
Chúa đã yêu trái đất này,
và đã sống trọn phận người ở đó.
Chúa đã nếm biết
nỗi khổ đau và hạnh phúc,
sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời,
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu,
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
chúng con thấy mình được thêm sức mạnh
để xây dựng trái đất này,
và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa,
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời
không làm chúng con quên trời cao;
và những vẻ đẹp của trần gian
không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa.
Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con,
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.
Lm. Antôn Nguyễn
Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
19 THÁNG BẢY
Rồi Tôi Sẽ Đi Về
Đâu?
Vấn đề định mệnh con
người là một nỗi khắc khoải của mọi con tim. Đây là một vấn đề vừa quan trọng vừa
gay go: “Rồi ngày mai tôi sẽ ra sao?” – chúng ta thường băn khoăn tự hỏi như thế.
Và chúng ta thường dễ có nguy cơ hài lòng với một câu trả lời không thích đáng,
và bị lung lạc bởi một thuyết định mệnh yếm thế nào đó, hoặc bị đánh lận bởi một
cảm giác yên ổn giả tạo. “Đồ ngu! Nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng sống ngươi”
(Lc 12,20).
Nhưng cũng chính ở
đây, chúng ta nhận ra lòng từ bi và ân sủng khôn cùng của Thiên Chúa Quan
Phòng. Vì Đức Giêsu không đưa ra lời cảnh báo đó để tố cáo chúng ta. Trái lại,
khi Người đề cập đến sự quan phòng thần linh trong Bài Giảng Trên Núi, Người đã
kết thúc với giáo huấn rất sáng tỏ này: “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa
và sự công chính của Ngài; và mọi sự khác sẽ được ban thêm cho các ngươi” (Mt
6,33; Lc 12,31).
Chúng ta đã suy tư về
mối quan hệ thâm sâu giữa sự quan phòng thần linh và sự tự do của con người.
Chính bởi vì con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa mà Đức Giêsu
đã đề cập với con người về Nước Thiên Chúa và sự khẩn thiết phải ưu tiên tìm kiếm
Nước ấy trước hết.
Mối liên kết này giữa
sự quan phòng của Thiên Chúa và mầu nhiệm về Vương Quốc của Ngài – vốn phải được
thực hiện trong thế giới thụ tạo – giúp chúng ta nghĩ đến định mệnh của con người
trong Đức Kitô: đó là, con người được tiền định ở trong Đức Kitô. Sự kiện con
người và thế giới được tiền định ở trong Đức Kitô càng xác nhận mạnh mẽ hơn nữa
giáo thuyết về sự quan phòng thần linh: đó là, sự quan phòng của Thiên Chúa nhằm
hướng đến việc bảo đảm ơn cứu độ dứt khoát và chung cuộc cho con người. Chính Đức
Giêsu có ý nói đến điều này trong cuộc đàm thoại với Ni-cô-đê-mô: “Thiên Chúa
đã yêu thương thế gian đến nỗi trao ban chính Con Một của Ngài, để những ai tin
vào người Con ấy thì không phải hư nát, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 19/7
Is 26,
7-9.12.16-19; Mt 11, 28-30.
LỜI SUY NIỆM: “Tất cả những
ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường.”
Mỗi một người trong chúng ta khi đang sống trên trần thế này luôn phải mang
trên mình những gánh nặng của bổn phân và trách nhiệm đối với bản thân và gia
đình, xã hội, đặc biệt đối với người Kitô hữu còn có trách nhiệm truyền giáo và
cọng tác với Giáo Hội trong nhiều lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên về đức ái.
Chúa Giêsu biết rõ điều này nên Người mời gọi tất cả chúng ta phải đến với Người,
để Người bồi dưỡng, nâng đỡ ủi an mà tiếp tục sống chu toàn bổn phận và trách
nhiệm của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con ơn hiền lành và khiêm nhượng trong lòng để
chúng con luôn luôn tuàn phục Giáo Hội, vâng nghe những giáo huấn của Giáo Hội
và sống theo thánh ý của Chúa; giúp cho chúng con được sống trong an bình.
Mạnh Phương
19 Tháng Bảy
Ðôi Cánh Thiên Thần
Một người Nga, sai
khi mãn tù, đã kể lại tâm trạng mình như sau: Dáng vẻ bên ngoài của tôi xấu xí
đến độ không có ai muốn gần tôi. Trong thời gian lao động cải tạo, thay vì làm
trại chung với các trại viên khác, tôi đã tự giam mình dưới hầm… Tình cờ một
tai nạn xảy ra, khiến tôi bị gù lưng.
Một ngày kia, có một
cậu bé nhìn tôi thật lâu rồi hỏi một cách ngây thơ: “Chú ơi, chú mang cái gì
trên lưng thế?”. Tôi nghĩ rằng cậu bé chế nhạo tôi, dù vậy tôi bình thản trảlời:
“Cục bướu đấy cháu ạ”.
Tôi chờ đợi cậu be
tiếp tục trò chơi gian ác của nó… Nhưng không, nó nhìn tôi một cách trìu mến và
nói: “Không phải thế đâu chú ạ. Chúa là tình yêu. Ngài không cho ai hình thù kỳ
dị cả. Không phải chú có cục bướu đâu. Chú đang mang trên lưng một cái hộp đó.
Trong cái hộp, có dấu đôi cánh của Thiên Thần… Rồi một ngày nào đó, cái hộp mở
ra và chú sẽ bay lên trời với đôi cánh đó”. Ý nghĩ ngộ nghĩnh của cậu bé đã làm
tôi sung sướng đến khóc thành tiếng.
Biết nhìn xa hơn đằng
sau mặt nạ của mỗi người: đó là cái nhìn của thánh nhân. Thánh nhân là người biết
nhìn thấy Thiên Chúa trong những nỗi bất hạnh, là người biết nhìn thấy sự may mắn
ngay cả trong những mất mát, thua thiệt và nhất là biết nhìn thấy Thiên Chúa
trong những người không ai muốn nhìn đến… Nhưng để được cái nhìn ấy, người ta cần
có cái nhìn thông suốt và tràn ngập ánh sáng của Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét