Tin Mừng Gia Đình
Vũ Văn An
21/Jul/2018
Lời giới thiệu
Đây là tựa đề cuốn sách nhỏ của Đức Hồng Y Walter Kaspers, ghi lại bài trình bày của ngài trước Công Nghị Đặc Biệt các Hồng Y trong 2 ngày 20 và 21 tháng Hai, năm 2014, theo yêu cầu của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong lời tựa của cuốn sách, Đức Hồng Y Walter Kaspers cho rằng bài trình bày này cung cấp nền tảng thần học cho cuộc thảo luận tiếp theo giữa các vị Hồng Y, và, do đó, dẫn nhập một cuộc thảo luận mục vụ có cơ sở thần học trong diễn trình Thượng Hội Đồng đặc biệt vào mùa thu 2014 và trong Thượng Hội Đồng thông thường vào cuối năm 2015. Với sự thuận tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các vấn đề mà đôi lúc được thảo luận gay cấn trong Giáo Hội cũng đã được bao gồm trong cuốn sách nhỏ này.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng “Các Thách Đố Mục Vụ đối với Gia Đình trong Bối Cảnh Rao Giảng Tin Mừng” cho thấy rõ: các vấn đề mục vụ cấp thiết có thể được xử lý không phải riêng rẽ mà chỉ có thể trên căn bản và hoàn toàn trong trong bối cảnh của Tin Mừng và sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng, một sứ mệnh chung cho mọi người đã chịu phép rửa. Chính vì lý do này, các Kitô hữu sống trong các gia đình và cả những người đôi lúc trải nghiệm các tình huống khó khăn của gia đình phải là những người có tiếng nói hàng đầu trong cuộc thảo luận.
Cuốn sách nhỏ này không có ý định đánh phủ đầu giải đáp của Thượng Hội Đồng; đúng hơn nó muốn nêu bật các vấn đề và chuẩn bị một nền tảng cho chúng. Ta chỉ có thể đạt tới một giải đáp hy vọng sẽ đồng tâm nhờ bước theo con đường cùng nhau suy niệm sứ điệp của Chúa Giêsu, trao đổi các kinh nghiệm và luận điểm một cách cởi mở, và trên hết, cùng nhau cầu xin Thánh Thần Thiên Chúa.
Thượng Hội Đồng Đặc Biệt cuối năm 2014 đã kết thúc với bản tường trình sau cùng đưa ra các đường hướng thảo luận chính cho Thượng Hội Đồng Thông Thường vào cuối năm 2015. Khoảng giữa hai Thượng Hội Đồng là thời gian dành cho việc học hỏi và thảo luận, chuẩn bị hữu hiệu cho phiên kết thúc, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tông huấn hậu thượng hội đồng cho tòan thể Giáo Hội.
Như đã biết, Thượng Hội Đồng Về Gia Đình năm 2015 đã diễn ra trong bầu khí tranh luận đôi lúc gay gắt, kết quả: vấn đề cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ, một vấn đề hàng đầu được nêu ra, đã không được thông qua với đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, theo chỉ thị của Đức Phanxicô, nó đã được duy trì trong Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng và được lồng vào Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia của ngài.
Vấn đề ấy gây tranh cãi trước, trong và sau Thượng Hội Đồng năm 2015 thế nào, nó cũng gây tranh cãi trước, trong và sau khi công bố Amoris Laetitia như thế. Người ta không biết đến bao giờ, cuộc tranh cãi này mới chấn dứt, khi Đức Phanxicô vẫn khăng khăng từ chối không trả lời các thắc mắc (dubia) của Bốn Vị Hồng Y.
Theo nữ ký giả Maria Clara Bingemer, trong số tháng 7/8, 2018 của Tạp Chí Foreign Affairs, thì sự khăng khăng trên không hẳn là ngang bướng. Kết án như thế là không biết gì tới bối cảnh linh đạo Dòng Tên của Đức Phanxicô.
Thực vậy, Thánh Inhã thành Loyola, vị sáng lập ra Dòng Tên, vốn dạy rằng khi người ta đưa ra một quyết định trước mặt Thiên Chúa và với cảm quan bình an và thanh thản nội tâm, họ phải tiếp tục tiến bước thay vì rút khỏi hay thay đổi đường đã vẽ. Và đấy là triết lý hành động của Đức Phanxicô, một người sẵn sàng nhìn nhận sai lầm, như đã chứng tỏ trong vụ tai tiếng che đậy lạm dụng tình dục tại Chile: “tôi đã mắc lầm lỗi nặng nề” và sau đó là diễn trình sửa sai thẳng thừng không e ngại.
Như thế viễn ảnh một số người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ sẽ được thể hiện ít nhất trong thời Đức Phanxicô còn làm giáo hoàng. Chủ trương này, không ai chối cãi là do gợi hứng của Đức Hồng Y Walter Kasper qua hai tác phẩm “Tin Mừng Gia Đình” và “Lòng Thương Xót, Yếu Tính Của Tin Mừng và Chìa Khóa Dẫn Vào Đời Sống Kitô Giáo” của ngài.
Do đó, muốn hiểu chiều hướng mục vụ gia đình của Đức Phanxicô, đọc lại hai tác phẩm của vị Hồng Y người Đức này là điều hữu ích. Chúng tôi đã chuyển nguyên văn tác phẩm sau sang tiếng Việt và phổ biến trên vietcatholic.net của như thanhlinh.net cách nay hơn 2 năm. Riêng cuốn trước, chúng tôi cũng đã chuyển sang tiếng Việt và phổ biến phần lớn trên hai trang mạng vừa nói. Nay, xin chuyển dịch toàn cuốn để độc giả tra cứu đầy đủ hơn.
Các chữ viết tắt
AA: Công Đồng Vatican II, Apostolicam Actuasitatem: Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (1965)
AG: Công Đồng Vatican II, Ad Gentes: Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội (1965)
SGLCGHCG: Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Bản dịch của Tổng Giáo Phận Sài Gòn năm 1993
DH: Heinrich Denzinger, ed., Enchiridion symbolorum: Definitionum et declarationum de rebus fidei et morum. Freiburg: Herder, 1963
DV: Công Đồng Vatican II, Dei Verbum: Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa (1965).
EG: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Evangelii Gaudium: Tông Huấn về Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Ngày Nay (2013).
EN: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi: Tông Huấn về Truyền Giảng Tin Mừng Trong Thế Giới Ngày nay (1975)
FC: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio: Tông Huấn về Vai Trò Của Gia Đình Kitô Hữu Trong Thế Giới Hiện Đại (1981)
GS: Công Đồng Vatican II, Gaudium et spes: Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại (1965).
LG: Công Đồng Vatican II, Lumen Gentium: Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội (1964)
SC: Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilum: Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (1963)
UR: Công Đồng Vatican II, Unitatis Redintegratio: Sắc Lệnh Về Đại Kết (1964)
Đây là tựa đề cuốn sách nhỏ của Đức Hồng Y Walter Kaspers, ghi lại bài trình bày của ngài trước Công Nghị Đặc Biệt các Hồng Y trong 2 ngày 20 và 21 tháng Hai, năm 2014, theo yêu cầu của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong lời tựa của cuốn sách, Đức Hồng Y Walter Kaspers cho rằng bài trình bày này cung cấp nền tảng thần học cho cuộc thảo luận tiếp theo giữa các vị Hồng Y, và, do đó, dẫn nhập một cuộc thảo luận mục vụ có cơ sở thần học trong diễn trình Thượng Hội Đồng đặc biệt vào mùa thu 2014 và trong Thượng Hội Đồng thông thường vào cuối năm 2015. Với sự thuận tình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các vấn đề mà đôi lúc được thảo luận gay cấn trong Giáo Hội cũng đã được bao gồm trong cuốn sách nhỏ này.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng “Các Thách Đố Mục Vụ đối với Gia Đình trong Bối Cảnh Rao Giảng Tin Mừng” cho thấy rõ: các vấn đề mục vụ cấp thiết có thể được xử lý không phải riêng rẽ mà chỉ có thể trên căn bản và hoàn toàn trong trong bối cảnh của Tin Mừng và sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng, một sứ mệnh chung cho mọi người đã chịu phép rửa. Chính vì lý do này, các Kitô hữu sống trong các gia đình và cả những người đôi lúc trải nghiệm các tình huống khó khăn của gia đình phải là những người có tiếng nói hàng đầu trong cuộc thảo luận.
Cuốn sách nhỏ này không có ý định đánh phủ đầu giải đáp của Thượng Hội Đồng; đúng hơn nó muốn nêu bật các vấn đề và chuẩn bị một nền tảng cho chúng. Ta chỉ có thể đạt tới một giải đáp hy vọng sẽ đồng tâm nhờ bước theo con đường cùng nhau suy niệm sứ điệp của Chúa Giêsu, trao đổi các kinh nghiệm và luận điểm một cách cởi mở, và trên hết, cùng nhau cầu xin Thánh Thần Thiên Chúa.
Thượng Hội Đồng Đặc Biệt cuối năm 2014 đã kết thúc với bản tường trình sau cùng đưa ra các đường hướng thảo luận chính cho Thượng Hội Đồng Thông Thường vào cuối năm 2015. Khoảng giữa hai Thượng Hội Đồng là thời gian dành cho việc học hỏi và thảo luận, chuẩn bị hữu hiệu cho phiên kết thúc, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban tông huấn hậu thượng hội đồng cho tòan thể Giáo Hội.
Như đã biết, Thượng Hội Đồng Về Gia Đình năm 2015 đã diễn ra trong bầu khí tranh luận đôi lúc gay gắt, kết quả: vấn đề cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ, một vấn đề hàng đầu được nêu ra, đã không được thông qua với đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, theo chỉ thị của Đức Phanxicô, nó đã được duy trì trong Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng và được lồng vào Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia của ngài.
Vấn đề ấy gây tranh cãi trước, trong và sau Thượng Hội Đồng năm 2015 thế nào, nó cũng gây tranh cãi trước, trong và sau khi công bố Amoris Laetitia như thế. Người ta không biết đến bao giờ, cuộc tranh cãi này mới chấn dứt, khi Đức Phanxicô vẫn khăng khăng từ chối không trả lời các thắc mắc (dubia) của Bốn Vị Hồng Y.
Theo nữ ký giả Maria Clara Bingemer, trong số tháng 7/8, 2018 của Tạp Chí Foreign Affairs, thì sự khăng khăng trên không hẳn là ngang bướng. Kết án như thế là không biết gì tới bối cảnh linh đạo Dòng Tên của Đức Phanxicô.
Thực vậy, Thánh Inhã thành Loyola, vị sáng lập ra Dòng Tên, vốn dạy rằng khi người ta đưa ra một quyết định trước mặt Thiên Chúa và với cảm quan bình an và thanh thản nội tâm, họ phải tiếp tục tiến bước thay vì rút khỏi hay thay đổi đường đã vẽ. Và đấy là triết lý hành động của Đức Phanxicô, một người sẵn sàng nhìn nhận sai lầm, như đã chứng tỏ trong vụ tai tiếng che đậy lạm dụng tình dục tại Chile: “tôi đã mắc lầm lỗi nặng nề” và sau đó là diễn trình sửa sai thẳng thừng không e ngại.
Như thế viễn ảnh một số người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời được rước lễ sẽ được thể hiện ít nhất trong thời Đức Phanxicô còn làm giáo hoàng. Chủ trương này, không ai chối cãi là do gợi hứng của Đức Hồng Y Walter Kasper qua hai tác phẩm “Tin Mừng Gia Đình” và “Lòng Thương Xót, Yếu Tính Của Tin Mừng và Chìa Khóa Dẫn Vào Đời Sống Kitô Giáo” của ngài.
Do đó, muốn hiểu chiều hướng mục vụ gia đình của Đức Phanxicô, đọc lại hai tác phẩm của vị Hồng Y người Đức này là điều hữu ích. Chúng tôi đã chuyển nguyên văn tác phẩm sau sang tiếng Việt và phổ biến trên vietcatholic.net của như thanhlinh.net cách nay hơn 2 năm. Riêng cuốn trước, chúng tôi cũng đã chuyển sang tiếng Việt và phổ biến phần lớn trên hai trang mạng vừa nói. Nay, xin chuyển dịch toàn cuốn để độc giả tra cứu đầy đủ hơn.
Các chữ viết tắt
AA: Công Đồng Vatican II, Apostolicam Actuasitatem: Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (1965)
AG: Công Đồng Vatican II, Ad Gentes: Sắc Lệnh về Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội (1965)
SGLCGHCG: Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Bản dịch của Tổng Giáo Phận Sài Gòn năm 1993
DH: Heinrich Denzinger, ed., Enchiridion symbolorum: Definitionum et declarationum de rebus fidei et morum. Freiburg: Herder, 1963
DV: Công Đồng Vatican II, Dei Verbum: Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa (1965).
EG: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Evangelii Gaudium: Tông Huấn về Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Ngày Nay (2013).
EN: Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi: Tông Huấn về Truyền Giảng Tin Mừng Trong Thế Giới Ngày nay (1975)
FC: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Familiaris Consortio: Tông Huấn về Vai Trò Của Gia Đình Kitô Hữu Trong Thế Giới Hiện Đại (1981)
GS: Công Đồng Vatican II, Gaudium et spes: Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Hiện Đại (1965).
LG: Công Đồng Vatican II, Lumen Gentium: Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội (1964)
SC: Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilum: Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh (1963)
UR: Công Đồng Vatican II, Unitatis Redintegratio: Sắc Lệnh Về Đại Kết (1964)
Dẫn nhập: Khám phá lại Tin Mừng
Gia Đình
Trong năm quốc tế gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi Giáo Hội bước vào một diễn trình thượng hội đồng liên quan tới Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Truyền Giảng Tin Mừng. Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), ngài viết: “Gia đình, cũng như mọi cộng đồng và dây liên kết xã hội, đang trải nghiệm một cuộc khủng hoảng văn hóa sâu xa. Trong trường hợp gia đình, việc làm suy yếu các sợi dây này đặc biệt nghiêm trọng vì gia đình là tế bào nền tảng của xã hội” (EG, 66). Nhiều gia đình ngày nay thấy mình đang đương đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Hàng triệu người rơi vào tình thế di dân, trốn chạy và buộc phải rời cư, hay vào các tình huống hạ nhân phẩm của cùng cực, trong đó, một cuộc sống gia đình ngăn nắp ít có thể có được. Thế giới đương thời rơi vào một cơn khủng hoảng nhân học. Chủ nghĩa duy cá nhân và duy tiêu thụ đang thách thức nền văn hóa truyền thống của gia đình. Các điều kiện kinh tế đôi khi làm cho sự gắn bó của gia đình và việc chung sống trở nên khó khăn hơn. Thành thử, con số những người xa lánh việc thành lập một gia đình hay không thể hiện được mục đích của đời sống họ, cũng như con số các trẻ em không có cái may mắn được lớn lên trong một gia đình ngăn nắp đàng hoàng, đã gia tăng một cách đáng kể.
Giáo Hội, người vốn chia sẻ các niềm vui và hy vọng, các nỗi buồn và lo lắng của nhân loại, nhất là người nghèo (GS,1), bị tình thế này thách thức. Trong Năm Quốc Tế Gia Đình trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thay đổi câu “Con người là đường đi của Giáo Hội” trong thông điệp Redemptoris Hominis (1979) của ngài thành “Gia đình là đường đi của Giáo Hội” (2 tháng Hai, 1994). Là bởi vì một con người nhân bản thông thường đã vào đời trong một gia đình và thông thường đã lớn lên giữa lòng một gia đình. Trong mọi nền văn hóa của lịch sử con người, gia đình là đường đi thông thường của các hữu thể nhân bản. Cả ngày nay nữa, số lớn người trẻ đi tìm hạnh phúc của đời họ nơi một gia đình ổn định. Tuy nhiên, một khoảng cách lớn đang mở ra giữa giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình và các xác tín đem ra sống của nhiều Kitô hữu. Ngay với nhiều Kitô hữu, giáo huấn của Giáo Hội xem ra không liên hệ gì với thế giới và với đời sống. Nhưng chúng ta cũng phải nói và nói một cách hân hoan rằng: vẫn còn nhiều gia đình rất tốt lành, họ làm hết sức để sống đức tin của Giáo Hội và làm chứng cho cái đẹp và cái vui của đức tin đem ra sống giữa lòng gia đình. Họ thường là thiểu số, nhưng là một thiểu số rất khác biệt. Tình thế hiện thời của Giáo Hội không hẳn là độc nhất. Ngay Giáo Hội của các thế kỷ đầu cũng phải đương đầu với các ý niệm và mô thức hôn nhân và gia đình khác với những điều Chúa Giêsu rao giảng, rất mới lạ, đối với cả người Do Thái lẫn người Hy Lạp và Rôma. Cho nên, lập trường của chúng ta không thể là lập trường tự do thích nghi với hiện trạng, nhưng đúng hơn, là một lập trường triệt để, trở lại tận gốc, nghĩa là, một lập trường trở lại với Tin Mừng và từ viễn tượng ấy nhìn về phiá trước. Do đó, trong tình huống của chúng ta, đây là trách vụ của diễn trình thượng hội đồng nhằm phát biểu lại tin mừng gia đình, một tin mừng luôn là như thế nhưng lại luôn mới mẻ (EG, 1).
Bài trình bày này không thể bao trùm các vấn đề mới đây nhất cũng như dự ứng kết quả của Thượng Hội Đồng, vốn có nghĩa là con đường (odos) chung (syn) của toàn thể Giáo Hội, một con đường chăm chú lắng nghe nhau, trao đổi ý kiến, và cầu nguyện. Bài trình bày này muốn là một thứ mở đường nhằm dẫn nhập chủ đề, với hy vọng rằng, cuối cùng, ta sẽ được nghe một bản hợp xướng gồm mọi tiếng nói của Giáo Hội, kể cả của những người hiện nay phần nào khác giọng.
Chủ đề của ta không phải là “Giáo huấn của Giáo Hội về Gia Đình” (1) mà là “Tin Mừng Gia Đình”. Theo cách này, ta trở về nguồn mà từ đó giáo huấn kia đã phát sinh. Công Đồng Trent từng nói rằng Tin Mừng, khi được tin và được sống trong Giáo Hội, là nguồn mọi sự thật cứu rỗi và là kỷ luật của luân lý (DH 1501; xem EG 36). Điều này có nghĩa: giáo huấn của Giáo Hội không phải là chiếc ao tù, mà là dòng suối, phát sinh từ suối nguồn Tin Mừng, mà trải nghiệm đức tin của dân Chúa mọi thời được tiếp nhận vào. Đây là một truyền thống sống động mà ngày nay, cũng như nhiều lần trong lịch sử, đã đạt tới một điểm quan yếu, và với một con mắt đức tin biết nhìn vào “các dấu chỉ thời đại” (GS 4), đang kêu gọi được khai triển và thâm hậu hóa thêm (2). Tin Mừng này là gì? Nó không phải là một bộ luật. Nó là ánh sáng và là sức sống, là chính Chúa Giêsu Kitô; nó ban bố điều nó đòi hỏi. Các giới răn chỉ có thể khả niệm và khả thi dưới ánh sáng của Người và dưới sức mạnh của Người. Theo Thánh Tôma Aquinô, lề luật của giao ước mới không phải là lex scripta (luật thành văn) mà đúng hơn là gratia Spiritus Sancti, quae datur per fidem Christi (ơn Chúa Thánh Thần được ban cho nhờ tin vào Chúa Kitô). Không có Chúa Thánh Thần hoạt động trong lòng ta, chữ nghĩa Tin Mừng chỉ là lề luật giết người (2Cr 3:6) (3). Do đó, tin mừng gia đình không có ý trở thành gánh nặng, mà đúng hơn là ơn phúc Đức Tin, nó có ý trở thành ánh sáng và sức mạnh cho gia đình. Nói như thế, ta đã tới điểm chính yếu. Các bí tích, trong đó có bí tích hôn nhân, đều là bí tích đức tin. Signa protestantia fidem (dấu hiệu làm chứng cho đức tin), Thánh Tôma Aquinô nói thế (4). Công Đồng Vatican II củng cố câu nói này. Liên quan tới các bí tích, Công Đồng này nói rằng “Chúng không những tiền giả định đức tin, mà… chúng còn nuôi dưỡng, làm vững mạnh và phát biểu nó nữa” (SC 59). Bí tích hôn nhân cũng chỉ có thể hữu hiệu và được sống trong đức tin. Câu hỏi chính, vì thế, là, đức tin của những cặp đính hôn và kết hôn xử sự ra sao? Hiện nay, tại các nước có nền văn hóa Kitô Giáo lâu đời, ta đang trải nghiệm một sự phân hủy tính hiển nhiên của đức tin Kitô Giáo và cái hiểu của luật tự nhiên về hôn nhân và gia đình, vốn có giá trị trong nhiều thế kỷ qua. Nhiều người ngày nay chịu phép rửa, nhưng không được rao giảng Tin Mừng. Nói một cách nghịch lý, họ là những dự tòng đã chịu phép rửa, thậm chí những người ngoại đạo đã chịu phép rửa (baptized pagans).
Trong tình huống trên, ta không thể bắt đầu bằng cách liệt kê các tín lý hay giới răn, mà cũng không thể dán mắt vào những chủ đề nóng bỏng vốn được các cuộc thảo luận công cộng bàn tới. Chúng ta không muốn chạy vòng quanh các vấn đề này, nhưng phải bắt đầu từ gốc, tức là, từ gốc rễ đức tin; chúng ta phải bắt đầu bằng các yếu tố căn bản của đức tin (Dt 5:12) rồi từng bước vượt qua con đường đức tin (FC 9, 34; EG 34-39) (5). Thiên Chúa là một Thiên Chúa của hành trình. Trong lịch sử cứu rỗi, Người đã đi cùng đường với chúng ta. Giáo Hội cũng đã đi con đường của lịch sử. Ngày nay, một lần nữa, Giáo Hội cũng phải cùng bước với người thời nay. Giáo Hội chỉ có thể trình bày và đề xuất nó làm con đường dẫn tới hạnh phúc ở trong đời. Tin Mừng chỉ có thể thuyết phục bằng chính giá trị của nó và bằng vẻ đẹp nội tại của nó.
Kỳ sau: 1. Gia đình trong trật tự tạo dựng
Trong năm quốc tế gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi Giáo Hội bước vào một diễn trình thượng hội đồng liên quan tới Các Thách Đố Mục Vụ của Gia Đình trong Bối Cảnh Truyền Giảng Tin Mừng. Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm Vui Tin Mừng), ngài viết: “Gia đình, cũng như mọi cộng đồng và dây liên kết xã hội, đang trải nghiệm một cuộc khủng hoảng văn hóa sâu xa. Trong trường hợp gia đình, việc làm suy yếu các sợi dây này đặc biệt nghiêm trọng vì gia đình là tế bào nền tảng của xã hội” (EG, 66). Nhiều gia đình ngày nay thấy mình đang đương đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Hàng triệu người rơi vào tình thế di dân, trốn chạy và buộc phải rời cư, hay vào các tình huống hạ nhân phẩm của cùng cực, trong đó, một cuộc sống gia đình ngăn nắp ít có thể có được. Thế giới đương thời rơi vào một cơn khủng hoảng nhân học. Chủ nghĩa duy cá nhân và duy tiêu thụ đang thách thức nền văn hóa truyền thống của gia đình. Các điều kiện kinh tế đôi khi làm cho sự gắn bó của gia đình và việc chung sống trở nên khó khăn hơn. Thành thử, con số những người xa lánh việc thành lập một gia đình hay không thể hiện được mục đích của đời sống họ, cũng như con số các trẻ em không có cái may mắn được lớn lên trong một gia đình ngăn nắp đàng hoàng, đã gia tăng một cách đáng kể.
Giáo Hội, người vốn chia sẻ các niềm vui và hy vọng, các nỗi buồn và lo lắng của nhân loại, nhất là người nghèo (GS,1), bị tình thế này thách thức. Trong Năm Quốc Tế Gia Đình trước đây, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thay đổi câu “Con người là đường đi của Giáo Hội” trong thông điệp Redemptoris Hominis (1979) của ngài thành “Gia đình là đường đi của Giáo Hội” (2 tháng Hai, 1994). Là bởi vì một con người nhân bản thông thường đã vào đời trong một gia đình và thông thường đã lớn lên giữa lòng một gia đình. Trong mọi nền văn hóa của lịch sử con người, gia đình là đường đi thông thường của các hữu thể nhân bản. Cả ngày nay nữa, số lớn người trẻ đi tìm hạnh phúc của đời họ nơi một gia đình ổn định. Tuy nhiên, một khoảng cách lớn đang mở ra giữa giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình và các xác tín đem ra sống của nhiều Kitô hữu. Ngay với nhiều Kitô hữu, giáo huấn của Giáo Hội xem ra không liên hệ gì với thế giới và với đời sống. Nhưng chúng ta cũng phải nói và nói một cách hân hoan rằng: vẫn còn nhiều gia đình rất tốt lành, họ làm hết sức để sống đức tin của Giáo Hội và làm chứng cho cái đẹp và cái vui của đức tin đem ra sống giữa lòng gia đình. Họ thường là thiểu số, nhưng là một thiểu số rất khác biệt. Tình thế hiện thời của Giáo Hội không hẳn là độc nhất. Ngay Giáo Hội của các thế kỷ đầu cũng phải đương đầu với các ý niệm và mô thức hôn nhân và gia đình khác với những điều Chúa Giêsu rao giảng, rất mới lạ, đối với cả người Do Thái lẫn người Hy Lạp và Rôma. Cho nên, lập trường của chúng ta không thể là lập trường tự do thích nghi với hiện trạng, nhưng đúng hơn, là một lập trường triệt để, trở lại tận gốc, nghĩa là, một lập trường trở lại với Tin Mừng và từ viễn tượng ấy nhìn về phiá trước. Do đó, trong tình huống của chúng ta, đây là trách vụ của diễn trình thượng hội đồng nhằm phát biểu lại tin mừng gia đình, một tin mừng luôn là như thế nhưng lại luôn mới mẻ (EG, 1).
Bài trình bày này không thể bao trùm các vấn đề mới đây nhất cũng như dự ứng kết quả của Thượng Hội Đồng, vốn có nghĩa là con đường (odos) chung (syn) của toàn thể Giáo Hội, một con đường chăm chú lắng nghe nhau, trao đổi ý kiến, và cầu nguyện. Bài trình bày này muốn là một thứ mở đường nhằm dẫn nhập chủ đề, với hy vọng rằng, cuối cùng, ta sẽ được nghe một bản hợp xướng gồm mọi tiếng nói của Giáo Hội, kể cả của những người hiện nay phần nào khác giọng.
Chủ đề của ta không phải là “Giáo huấn của Giáo Hội về Gia Đình” (1) mà là “Tin Mừng Gia Đình”. Theo cách này, ta trở về nguồn mà từ đó giáo huấn kia đã phát sinh. Công Đồng Trent từng nói rằng Tin Mừng, khi được tin và được sống trong Giáo Hội, là nguồn mọi sự thật cứu rỗi và là kỷ luật của luân lý (DH 1501; xem EG 36). Điều này có nghĩa: giáo huấn của Giáo Hội không phải là chiếc ao tù, mà là dòng suối, phát sinh từ suối nguồn Tin Mừng, mà trải nghiệm đức tin của dân Chúa mọi thời được tiếp nhận vào. Đây là một truyền thống sống động mà ngày nay, cũng như nhiều lần trong lịch sử, đã đạt tới một điểm quan yếu, và với một con mắt đức tin biết nhìn vào “các dấu chỉ thời đại” (GS 4), đang kêu gọi được khai triển và thâm hậu hóa thêm (2). Tin Mừng này là gì? Nó không phải là một bộ luật. Nó là ánh sáng và là sức sống, là chính Chúa Giêsu Kitô; nó ban bố điều nó đòi hỏi. Các giới răn chỉ có thể khả niệm và khả thi dưới ánh sáng của Người và dưới sức mạnh của Người. Theo Thánh Tôma Aquinô, lề luật của giao ước mới không phải là lex scripta (luật thành văn) mà đúng hơn là gratia Spiritus Sancti, quae datur per fidem Christi (ơn Chúa Thánh Thần được ban cho nhờ tin vào Chúa Kitô). Không có Chúa Thánh Thần hoạt động trong lòng ta, chữ nghĩa Tin Mừng chỉ là lề luật giết người (2Cr 3:6) (3). Do đó, tin mừng gia đình không có ý trở thành gánh nặng, mà đúng hơn là ơn phúc Đức Tin, nó có ý trở thành ánh sáng và sức mạnh cho gia đình. Nói như thế, ta đã tới điểm chính yếu. Các bí tích, trong đó có bí tích hôn nhân, đều là bí tích đức tin. Signa protestantia fidem (dấu hiệu làm chứng cho đức tin), Thánh Tôma Aquinô nói thế (4). Công Đồng Vatican II củng cố câu nói này. Liên quan tới các bí tích, Công Đồng này nói rằng “Chúng không những tiền giả định đức tin, mà… chúng còn nuôi dưỡng, làm vững mạnh và phát biểu nó nữa” (SC 59). Bí tích hôn nhân cũng chỉ có thể hữu hiệu và được sống trong đức tin. Câu hỏi chính, vì thế, là, đức tin của những cặp đính hôn và kết hôn xử sự ra sao? Hiện nay, tại các nước có nền văn hóa Kitô Giáo lâu đời, ta đang trải nghiệm một sự phân hủy tính hiển nhiên của đức tin Kitô Giáo và cái hiểu của luật tự nhiên về hôn nhân và gia đình, vốn có giá trị trong nhiều thế kỷ qua. Nhiều người ngày nay chịu phép rửa, nhưng không được rao giảng Tin Mừng. Nói một cách nghịch lý, họ là những dự tòng đã chịu phép rửa, thậm chí những người ngoại đạo đã chịu phép rửa (baptized pagans).
Trong tình huống trên, ta không thể bắt đầu bằng cách liệt kê các tín lý hay giới răn, mà cũng không thể dán mắt vào những chủ đề nóng bỏng vốn được các cuộc thảo luận công cộng bàn tới. Chúng ta không muốn chạy vòng quanh các vấn đề này, nhưng phải bắt đầu từ gốc, tức là, từ gốc rễ đức tin; chúng ta phải bắt đầu bằng các yếu tố căn bản của đức tin (Dt 5:12) rồi từng bước vượt qua con đường đức tin (FC 9, 34; EG 34-39) (5). Thiên Chúa là một Thiên Chúa của hành trình. Trong lịch sử cứu rỗi, Người đã đi cùng đường với chúng ta. Giáo Hội cũng đã đi con đường của lịch sử. Ngày nay, một lần nữa, Giáo Hội cũng phải cùng bước với người thời nay. Giáo Hội chỉ có thể trình bày và đề xuất nó làm con đường dẫn tới hạnh phúc ở trong đời. Tin Mừng chỉ có thể thuyết phục bằng chính giá trị của nó và bằng vẻ đẹp nội tại của nó.
Kỳ sau: 1. Gia đình trong trật tự tạo dựng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét