Ý nghĩa thiêng liêng và tôn
giáo của Tấm Khăn liệm thành Turin
Kết luận của hai nhà nghiên cứu Matteo Borrini và Luigi
Garlaschelli, cho rằng nhiều vết máu trên Tấm Khăn liệm là giả tạo, có thể là
gây sốc với nhiều người. Nhưng đối với Giáo hội, phủ nhận tính chân thật của Tấm
Khăn không thay đổi niềm tin của các tín hữu. Tấm Khăn có giá trị tôn giáo và
thiêng liêng khi giúp chúng ta chiêm ngắm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu và hiểu
được tình yêu của Ngài qua các đau khổ Ngài chịu đựng vì ơn cứu độ của chúng
ta. Tấm Khăn liệm còn mời gọi chúng ta chia sẻ đau khổ với bao anh chị em của
chúng ta ngày nay.
Hồng Thủy - Vatican
Ngày 10 tháng 7 vừa qua, tạp chí Journal of Forensic Sciences đã đăng bài báo tựa đề “A BPA Approach to the Shroud of Turin,” (một cuộc nghiên cứu Tấm Khăn liệm thành Turin dựa trên phương pháp phân tích các mẫu máu), là phương pháp được dùng để điều tra các hiện trường tội phạm. Bài báo đưa ra kết luận gây chấn động thế giới: hơn một nửa các vết máu trên Tấm Khăn liệm là giả tạo, được sơn lên Tấm Khăn. Trước sự kiện này, nhiều nhà khoa học và chuyên gia uy tín đã đưa ra những nhận định về kết quả này.
Nghiên cứu của hai tác giả người Ý
Phương pháp BPA (phân tích mẫu máu) được sử dụng để phân tích hình dạng và dòng chảy của các vết máu trên các vật thể, quần áo hoặc các đồ vật liên quan đến hiện trường vụ án. Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật BPA được sử dụng để nghiên cứu Tấm Khăn liệm thành Turin.
Matteo Borrini – một nhà nhân chủng học pháp y, chuyên gia phân tích các mẫu máu, đang giảng dạy tại phân khoa Khoa học của trường Khoa học tự nhiên và tâm lý thuộc đại học Liverpool, Anh quốc, và Luigi Garlaschelli – một nhà hóa học và giáo sư tại đại học Pavia, và cũng là thành viên của Ủy ban điều tra của Ý về các tuyên bố khoa học giả mạo, đã thực hiện cuộc nghiên cứu vào năm 2014.
Hai giáo sư đã thực hiện nhiều thử nghiệm, cả trên những người sống (các tình nguyện viên) và trên các người mẫu (ma-nơ-canh) với phương pháp phân tích mẫu máu, dùng các kỹ thuật hình học để tái dựng lại góc của đường chảy của mỗi giọt máu khi nó đụng đến mặt phẳng. Giáo sư Borini giải thích: “Chúng tôi cố gắng tái tạo đường chảy của máu và máu chảy ra từ một vết thương. Trong trường hợp này, chúng tôi xem xét các vết thương ở cổ tay do bị đóng đinh, hay vết thương ở cạnh sườn do bị mũi giáo đâm, trên thân thể Chúa Giêsu theo như các Tin mừng. Sau đó chúng tôi tái dựng cách máu chảy ra từ hai vết thương này.”
Để tái dựng lại cách máu chảy ra, họ dùng một thiết bị được xem như là các tĩnh mạch và động mạch bị thương tổn do đóng đinh và phân tích hướng chất lỏng chảy ra. Theo giáo sư Borini: “Hướng máu chảy bị ảnh hưởng bởi vị trí của thân thể và trọng lực, bởi vì chất lỏng hay chất đặc di chuyển tùy theo trọng lực, vì vậy chúng phải theo định luật của trọng lực.” Ông giải thích thêm: “Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhận ra rằng có một sự mẫu thuẫn nơi vài vết máu trên Tấm Khăn liệm, bởi vì chúng không theo định luật về trọng lực. Ông đưa ra ví dụ là một số vết máu cho thấy người chết với hình ảnh in dấu trênTấm Khăn liệm là ở tư thế thẳng đứng chứ không ở tư thế nằm.”
Ý kiến của một số nhà khoa học và chuyên gia
Giáo sư Paolo Di Lazzaro, phó giám đốc của Trung tâm quốc tế về Tấm Khăn liệm thành Turin, và là người đã theo dõi sự kiện từ đầu, từ cuộc thử nghiệm vào năm 2014, nhận xét rằng cuộc thử nghiệm này thật thú vị, nhưng có lẽ sự nhấn mạnh mà các phương tiện truyền thông đưa ra là hơi phóng đại. Theo giáo sư Lazzaro, những giới hạn của vấn đề là các điều kiện khi thực hành thử nghiệm này. Họ thực hiện với máu nhân tạo, trên người sống, các người tình nguyện, thường là những người khỏe mạnh và sạch sẽ, mà không xem xét bối cảnh thực sự của sự kiện Chúa bị đóng đinh: đó là của một người đàn ông không uống trong gần hai ngày, da bẩn, ướt đẫm mồ hôi, gần như đầy bụi đất. Còn nữa, trong một thí nghiệm thuộc loại này thì hầu như không thể có được sự co thắt của người sắp chết và ảnh hưởng của chúng đối với sự căng giãn của da. Tóm lại: đây là một quan điểm nghiên cứu mà hy vọng là xứng đáng để được đào sâu hơn, nhưng để đưa ra những kết quả đáng tin cậy, thì cần một bối cảnh khoa học rộng hơn và chắc chắn hơn.
Theo giáo sư Emanuela Marinelli, một khoa học gia và chuyên viên nghiên cứu về Tấm Khăn liệm thành Turin từ năm 1977, đã viết hơn 300 bài báo và một số sách về đề tài này, những thử nghiệm của ông Borini và Garlaschelli không có tính khoa học và thiếu độ chính xác; nó không như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trong quá khứ, bao gồm cả việc nghiên cứu trên thi thể người chết vì bị trào máu màng ngoài tim, lý do được tin là nguyên nhân cuối cùng gây ra cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh giá. Bà Marinelli nói rằng những nghiên cứu này đưa ra các kết quả khác với nghiên cứu của hai tác giả trên. Giáo sư Marinelli phê bình rằng hai nhà nghiên cứu Borini và Garlaschelli nghiên cứu Tấm Khăn liệm mà chưa bao giờ nhìn thấy nó thật gần.
Giáo sư Pierluigi Baima Bollone, chủ tịch danh dự của Trung tâm nghiên cứu Tấm Khăn liệm của Ý, một khoa học gia bác sĩ và giáo sư về ngành pháp y của đại học Torino cũng phê bình kết quả của cuộc nghiên cứu nói trên. Theo giáo sư Bollone, có nhiều trường hợp sử dụng phương pháp phân tích dựa trên biểu đồ máu để phân tích hiện trường tội phạm đưa ra những kết quả không chính xác. Ông khẳng định rằng không phải phương pháp này cho kết quả sai nhưng chính là cách áp dụng và giải thích kỹ thuật sai.
Nhóm nghiên cứu khoa học thành phố Padova của Ý còn phê bình rằng nghiên cứu của hai tác giả Borini và Garlaschelli chỉ giả định hai tư thế có thể thể hiện trên Tấm Khăn liệm, đó là tư thế trên thập giá hoặc tư thế nằm trong mồ. Họ đã bỏ qua những tư thế trung gian giữa hai tư thế này, đó là khi Chúa Giêsu được hạ xuống từ Thánh giá, rồi di chuyển đến huyệt mộ và chuẩn bị mai táng. Theo các chuyên viên của nhóm Padova, nếu hai tác giả Borini và Garlaschelli thực hiện đủ các tư thế vị trí của thi thể, có lẽ kết quả của họ sẽ khác.
Lập trường của Giáo hội
Giáo hội không đưa ra tuyên bố chính thức về tính chân thật của Tấm Khăn liệm, nhưng chỉ nói rằng độ tuổi và nguồn gốc của Tấm Khăn sẽ được xác định bởi các cuộc điều tra của khoa học. Qua nhiều thế kỷ, các khoa học gia vẫn tranh luận về tính xác thực của Tấm Khăn và các kết quả nghiên cứu cũng trái ngược nhau. Năm 1988, phép thử carbon đã cho kết quả về độ tuổi của Tấm khăn, có khoảng từ thế kỷ 12, từ đó nhiều người kết luận rằng tấm khăn được giả mạo vào thời Trung cổ. Tuy thế, có những khoa học gia đã chống lại tuyên bố này khi lưu ý rằng phương pháp thử carbon bị sai và mẫu vải được dùng để thử là mảnh được vá vào tấm khăn và mẫu đó có từ thời Trung cổ.
Sau khi các bài báo đăng kết luận của hai nhà nghiên cứu Borini và Garlaschelli, Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia của tổng giáo phận Turin cũng đã ra thông cáo, trong đó ngài nhận định rằng kết quả nghiên cứu không ảnh hưởng đến ý nghĩa thiêng liêng và tôn giáo của Tấm Khăn liệm, xét như là một biểu tượng của cuộc Thương khó và sự chết của Chúa. Không có ai có thể chối bỏ chứng cứ rằng khi chiêm ngắm Tấm Khăn liệm thì giống như đang đọc các trang Tin mừng tường thuật với chúng ta về cuộc Thương khó và sự chết của Con Thiên Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh rằng, không kể đến kết quả, bất cứ cuộc nghiên cứu nào cũng phải được hướng dẫn bởi nguyên tắc trung lập. Đức cha Nosiglia nói: “nếu một người bắt đầu với một tiên kiến và hướng cuộc nghiên cứu để chứng minh ý kiến đó thì nó sẽ dễ dàng được xác nhận.” Đức cha cũng nói thêm là tiên kiến sẽ làm mất tính trung lập cần thiết của khoa học xét vì ảnh hưởng của các xác tín cá nhân.”
Đức cha Nosiglia nhận định: “Tấm Khăn liệm giúp chính đức tin bởi vì nó mở trái tim của những người tìm kiếm và chiêm ngắm nó ý thức về cuộc Thương khó của Chúa Giêsu trên thập giá và tình yêu vĩ đại nhất mà Ngài tỏ cho chúng ta bởi những đau khổ thể lý và bạo lực khủng khiếp ngài chịu vì ơn cứu độ cho toàn thế giới.” Đức cha kết luận đây chính là nguyên nhân mà hàng triệu người, trong quá khứ và hiện nay, từ khắp thế giới đến kính viếng Tấm Khăn liệm và cầu nguyện, để “kín múc niềm hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của họ.”
Ngày 11 tháng 6 năm 2015, ĐGH Phanxicô đã đến kính viếng và cầu nguyện trước Tấm Khăn liệm thành Turin. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa cùng ngày tại quảng trường Vittorio Veneto của thành phố Turin, ĐTC đã nói về vai trò của Tấm Khăn trong đời sống thiêng liêng của các Kitô hữu. ĐTC nói: “Tấm Khăn liệm thu hút chúng ta đến với gương mặt và thân xác tử đạo của Chúa Giêsu. Đồng thời nó cũng thúc đẩy chúng ta đến với gương mặt của mọi người đang đau khổ và bách hại cách bất công. Nó thúc đẩy chúng ta trên cùng hướng đi như món quà của tình yêu của Chúa Giêsu.”
Ngày 10 tháng 7 vừa qua, tạp chí Journal of Forensic Sciences đã đăng bài báo tựa đề “A BPA Approach to the Shroud of Turin,” (một cuộc nghiên cứu Tấm Khăn liệm thành Turin dựa trên phương pháp phân tích các mẫu máu), là phương pháp được dùng để điều tra các hiện trường tội phạm. Bài báo đưa ra kết luận gây chấn động thế giới: hơn một nửa các vết máu trên Tấm Khăn liệm là giả tạo, được sơn lên Tấm Khăn. Trước sự kiện này, nhiều nhà khoa học và chuyên gia uy tín đã đưa ra những nhận định về kết quả này.
Nghiên cứu của hai tác giả người Ý
Phương pháp BPA (phân tích mẫu máu) được sử dụng để phân tích hình dạng và dòng chảy của các vết máu trên các vật thể, quần áo hoặc các đồ vật liên quan đến hiện trường vụ án. Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật BPA được sử dụng để nghiên cứu Tấm Khăn liệm thành Turin.
Matteo Borrini – một nhà nhân chủng học pháp y, chuyên gia phân tích các mẫu máu, đang giảng dạy tại phân khoa Khoa học của trường Khoa học tự nhiên và tâm lý thuộc đại học Liverpool, Anh quốc, và Luigi Garlaschelli – một nhà hóa học và giáo sư tại đại học Pavia, và cũng là thành viên của Ủy ban điều tra của Ý về các tuyên bố khoa học giả mạo, đã thực hiện cuộc nghiên cứu vào năm 2014.
Hai giáo sư đã thực hiện nhiều thử nghiệm, cả trên những người sống (các tình nguyện viên) và trên các người mẫu (ma-nơ-canh) với phương pháp phân tích mẫu máu, dùng các kỹ thuật hình học để tái dựng lại góc của đường chảy của mỗi giọt máu khi nó đụng đến mặt phẳng. Giáo sư Borini giải thích: “Chúng tôi cố gắng tái tạo đường chảy của máu và máu chảy ra từ một vết thương. Trong trường hợp này, chúng tôi xem xét các vết thương ở cổ tay do bị đóng đinh, hay vết thương ở cạnh sườn do bị mũi giáo đâm, trên thân thể Chúa Giêsu theo như các Tin mừng. Sau đó chúng tôi tái dựng cách máu chảy ra từ hai vết thương này.”
Để tái dựng lại cách máu chảy ra, họ dùng một thiết bị được xem như là các tĩnh mạch và động mạch bị thương tổn do đóng đinh và phân tích hướng chất lỏng chảy ra. Theo giáo sư Borini: “Hướng máu chảy bị ảnh hưởng bởi vị trí của thân thể và trọng lực, bởi vì chất lỏng hay chất đặc di chuyển tùy theo trọng lực, vì vậy chúng phải theo định luật của trọng lực.” Ông giải thích thêm: “Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nhận ra rằng có một sự mẫu thuẫn nơi vài vết máu trên Tấm Khăn liệm, bởi vì chúng không theo định luật về trọng lực. Ông đưa ra ví dụ là một số vết máu cho thấy người chết với hình ảnh in dấu trênTấm Khăn liệm là ở tư thế thẳng đứng chứ không ở tư thế nằm.”
Ý kiến của một số nhà khoa học và chuyên gia
Giáo sư Paolo Di Lazzaro, phó giám đốc của Trung tâm quốc tế về Tấm Khăn liệm thành Turin, và là người đã theo dõi sự kiện từ đầu, từ cuộc thử nghiệm vào năm 2014, nhận xét rằng cuộc thử nghiệm này thật thú vị, nhưng có lẽ sự nhấn mạnh mà các phương tiện truyền thông đưa ra là hơi phóng đại. Theo giáo sư Lazzaro, những giới hạn của vấn đề là các điều kiện khi thực hành thử nghiệm này. Họ thực hiện với máu nhân tạo, trên người sống, các người tình nguyện, thường là những người khỏe mạnh và sạch sẽ, mà không xem xét bối cảnh thực sự của sự kiện Chúa bị đóng đinh: đó là của một người đàn ông không uống trong gần hai ngày, da bẩn, ướt đẫm mồ hôi, gần như đầy bụi đất. Còn nữa, trong một thí nghiệm thuộc loại này thì hầu như không thể có được sự co thắt của người sắp chết và ảnh hưởng của chúng đối với sự căng giãn của da. Tóm lại: đây là một quan điểm nghiên cứu mà hy vọng là xứng đáng để được đào sâu hơn, nhưng để đưa ra những kết quả đáng tin cậy, thì cần một bối cảnh khoa học rộng hơn và chắc chắn hơn.
Theo giáo sư Emanuela Marinelli, một khoa học gia và chuyên viên nghiên cứu về Tấm Khăn liệm thành Turin từ năm 1977, đã viết hơn 300 bài báo và một số sách về đề tài này, những thử nghiệm của ông Borini và Garlaschelli không có tính khoa học và thiếu độ chính xác; nó không như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trong quá khứ, bao gồm cả việc nghiên cứu trên thi thể người chết vì bị trào máu màng ngoài tim, lý do được tin là nguyên nhân cuối cùng gây ra cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh giá. Bà Marinelli nói rằng những nghiên cứu này đưa ra các kết quả khác với nghiên cứu của hai tác giả trên. Giáo sư Marinelli phê bình rằng hai nhà nghiên cứu Borini và Garlaschelli nghiên cứu Tấm Khăn liệm mà chưa bao giờ nhìn thấy nó thật gần.
Giáo sư Pierluigi Baima Bollone, chủ tịch danh dự của Trung tâm nghiên cứu Tấm Khăn liệm của Ý, một khoa học gia bác sĩ và giáo sư về ngành pháp y của đại học Torino cũng phê bình kết quả của cuộc nghiên cứu nói trên. Theo giáo sư Bollone, có nhiều trường hợp sử dụng phương pháp phân tích dựa trên biểu đồ máu để phân tích hiện trường tội phạm đưa ra những kết quả không chính xác. Ông khẳng định rằng không phải phương pháp này cho kết quả sai nhưng chính là cách áp dụng và giải thích kỹ thuật sai.
Nhóm nghiên cứu khoa học thành phố Padova của Ý còn phê bình rằng nghiên cứu của hai tác giả Borini và Garlaschelli chỉ giả định hai tư thế có thể thể hiện trên Tấm Khăn liệm, đó là tư thế trên thập giá hoặc tư thế nằm trong mồ. Họ đã bỏ qua những tư thế trung gian giữa hai tư thế này, đó là khi Chúa Giêsu được hạ xuống từ Thánh giá, rồi di chuyển đến huyệt mộ và chuẩn bị mai táng. Theo các chuyên viên của nhóm Padova, nếu hai tác giả Borini và Garlaschelli thực hiện đủ các tư thế vị trí của thi thể, có lẽ kết quả của họ sẽ khác.
Lập trường của Giáo hội
Giáo hội không đưa ra tuyên bố chính thức về tính chân thật của Tấm Khăn liệm, nhưng chỉ nói rằng độ tuổi và nguồn gốc của Tấm Khăn sẽ được xác định bởi các cuộc điều tra của khoa học. Qua nhiều thế kỷ, các khoa học gia vẫn tranh luận về tính xác thực của Tấm Khăn và các kết quả nghiên cứu cũng trái ngược nhau. Năm 1988, phép thử carbon đã cho kết quả về độ tuổi của Tấm khăn, có khoảng từ thế kỷ 12, từ đó nhiều người kết luận rằng tấm khăn được giả mạo vào thời Trung cổ. Tuy thế, có những khoa học gia đã chống lại tuyên bố này khi lưu ý rằng phương pháp thử carbon bị sai và mẫu vải được dùng để thử là mảnh được vá vào tấm khăn và mẫu đó có từ thời Trung cổ.
Sau khi các bài báo đăng kết luận của hai nhà nghiên cứu Borini và Garlaschelli, Đức Tổng Giám mục Cesare Nosiglia của tổng giáo phận Turin cũng đã ra thông cáo, trong đó ngài nhận định rằng kết quả nghiên cứu không ảnh hưởng đến ý nghĩa thiêng liêng và tôn giáo của Tấm Khăn liệm, xét như là một biểu tượng của cuộc Thương khó và sự chết của Chúa. Không có ai có thể chối bỏ chứng cứ rằng khi chiêm ngắm Tấm Khăn liệm thì giống như đang đọc các trang Tin mừng tường thuật với chúng ta về cuộc Thương khó và sự chết của Con Thiên Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh rằng, không kể đến kết quả, bất cứ cuộc nghiên cứu nào cũng phải được hướng dẫn bởi nguyên tắc trung lập. Đức cha Nosiglia nói: “nếu một người bắt đầu với một tiên kiến và hướng cuộc nghiên cứu để chứng minh ý kiến đó thì nó sẽ dễ dàng được xác nhận.” Đức cha cũng nói thêm là tiên kiến sẽ làm mất tính trung lập cần thiết của khoa học xét vì ảnh hưởng của các xác tín cá nhân.”
Đức cha Nosiglia nhận định: “Tấm Khăn liệm giúp chính đức tin bởi vì nó mở trái tim của những người tìm kiếm và chiêm ngắm nó ý thức về cuộc Thương khó của Chúa Giêsu trên thập giá và tình yêu vĩ đại nhất mà Ngài tỏ cho chúng ta bởi những đau khổ thể lý và bạo lực khủng khiếp ngài chịu vì ơn cứu độ cho toàn thế giới.” Đức cha kết luận đây chính là nguyên nhân mà hàng triệu người, trong quá khứ và hiện nay, từ khắp thế giới đến kính viếng Tấm Khăn liệm và cầu nguyện, để “kín múc niềm hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của họ.”
Ngày 11 tháng 6 năm 2015, ĐGH Phanxicô đã đến kính viếng và cầu nguyện trước Tấm Khăn liệm thành Turin. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa cùng ngày tại quảng trường Vittorio Veneto của thành phố Turin, ĐTC đã nói về vai trò của Tấm Khăn trong đời sống thiêng liêng của các Kitô hữu. ĐTC nói: “Tấm Khăn liệm thu hút chúng ta đến với gương mặt và thân xác tử đạo của Chúa Giêsu. Đồng thời nó cũng thúc đẩy chúng ta đến với gương mặt của mọi người đang đau khổ và bách hại cách bất công. Nó thúc đẩy chúng ta trên cùng hướng đi như món quà của tình yêu của Chúa Giêsu.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét