Đức TGM Bernardito Auza tại Liên
Hiệp Quốc: Không chính trị hóa trong viện trợ nhân đạo
Một em bé tị nạn |
Hôm 11/11, Đức TGM Bernardito Auza, Sứ thần Tòa thánh và
Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên Hợp Quốc đã có bài phát biểu về
việc cứu người tị nạn Palestine, trong đó nhấn mạnh: không được chính trị hóa
trong viện trợ nhân đạo.
Ngọc Yến - Vatican
Đức TGM nhắc đến Chương trình Hỗ trợ người tỵ nạn Palestine
(UNRWA) của Liên Hiệp Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập trong một tháng tới. Hiện
tại cơ quan này cung cấp viện trợ nhân đạo cho khoảng 5,4 triệu người
Palestine; một phần ba trong số đó đang sống trong 58 trại tị nạn trên toàn khu
vực.
Tiếp đến, Đức Sứ thần Tòa Thánh ca ngợi những việc làm của
cơ quan này trong thời gian gần đây. Cụ thể việc mở lại 709 trường học. Đức TGM
nói: “Nếu không có các chương trình giáo dục mạnh mẽ, thì hàng ngàn sinh viên sẽ
bị thất nghiệp, nghèo đói và sống trong tình trạng thất vọng. Vai trò của
Chương trình Hỗ trợ người tỵ nạn Palestine là rất quan trọng”.
Đề cập đến những khó khăn mà cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang
phải đối diện, Đức TGM Bernardito Auza nhấn mạnh đến hai thách đố: “Thứ nhất,
tình hình tài chính thiếu hụt, do các quốc gia cắt giảm viện trợ. Chúng ta nên
tránh việc chính trị hóa viện trợ nhân đạo. Điều này gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến
những người dễ bị tổn thương: các gia đình không có nơi định cư từ cuộc chiến
năm 2014 ở Syria; những người khuyết tật; những người cần hỗ trợ dinh dưỡng;
các sinh viên dự kiến sẽ bắt đầu nghiên cứu của họ trong năm nay và những người
khác có nghiên cứu đã bị gián đoạn do cuộc chiến gần đây. Thách đố thứ hai bao
gồm các nỗ lực xác định lại người tị nạn Palestine, điều này sẽ làm cho số người
tị nạn không được hưởng nguồn trợ giúp tăng cường của Liên Hiệp Quốc”.
Cuối bài phát biểu, Đức TGM cho biết Tòa Thánh vẫn hy vọng một
giải pháp công bằng và bền vững cho tình trạng khó khăn của người tị nạn
Palestine sớm có thể đạt được. Thông qua việc nối lại các cuộc đàm phán giữa
các bên quan tâm, nhằm đạt được giải pháp hai Nhà nước với Israel và một Nhà nước
Palestine, sống cạnh nhau trong hòa bình và an ninh trong các biên giới được quốc
tế công nhận. (CSR_6657_2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét