Trang

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

01-01-2020 : (phần II) THỨ TƯ - CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH - THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - LỄ TRỌNG


01/01/2020
 Thứ Tư.
Cuối tuần Bát Nhật Giáng Sinh
 Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa.
Lễ Trọng.
 Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình. 
(phần I)


Phng v Li Chúa: L M Thiên Chúa, năm A
L M THIÊN CHÚA
Ds 6,22-27 – Gl 4,4-7 – Lc 6,11-21
YÊU THƯƠNG, BÍ QUYT VƯỢT THNG MI S D

“Maria, Giuse và hài nhi mi sinh nm trong máng c (Lc 2,16)
I. CÁC BN VĂN LI CHÚA
1. Bài đc I Ds 6,22-27
Đây chính là công thc mà Đc Chúa, qua ông Môsê, truyn lnh cho Aaron và con cháu ông phi s dng mi khi chúc lành cho dân Israel. Ni dung ca nhng li chúc lành đu quy v Đc Chúa, Thiên Chúa ca Israel, như ngun mch mi s thin ho và là Đng ban phát mi điu thin ho.
Có sáu li chúc lành được đ cp ti trong công thc chúc lành:
- Xin Chúa chúc lành cho anh (em): vic được Chúa chúc lành đng nghĩa vi vic được Thiên Chúa ban cho: s thành công, s thnh vượng, đông con nhiu cháu, gia súc đy đàn Nào lúa thơm rượu mi du tươi, nào bò bê cùng vi chiên cu. Lòng tho thuê như vườn cây tưới nước…’ (Gr 31,12)
- Xin Chúa gìn gi anh (em): Trong tâm thc ca dân Israel, Thiên Chúa luôn là núi đá, là thành lu, là Đng gii thoát con, là núi đá cho con trú n, là khiên mc, là Đng cu đ quyn năng, là thành trì bo v. (Tv 18,3)
- Xin Chúa chiếu giãi nhan thánh Chúa trên anh (em): Trong cái nhìn ca đc tin ca Do thái giáo, vic được Chúa chiếu giãi nhan thánh chính là nn tng dn ti vic được cu đ như li thánh vnh 79,4: Xin to ánh tôn nhan rng ngi đ chúng con được ơn cu đ.
- Xin Chúa r lòng thương anh (em): đng t Hanal - חָנַן’ dùng trong li chúc lành này rt thường được dùng đ din t tâm tình ca mt ti nhân kêu xin s th tha ti li ca Thiên Chúa, ngay c khi mình không xng đáng đ được tha th như tâm tình được din r trong thánh vnh 4,2: Xin hãy thương xót tôi, và nghe li cu nguyn tôi.
- Xin Chúa ghé mt nhìn anh (em): Li ước mong này din t ni khát khao được Đc Chúa luôn quan tâm đ ý ti, luôn chăm sóc gi gìn như li thánh vnh 91,2-4: Chính Chúa gìn gi bn khi lưới k thù giăng, khi tai ương tàn khc. Chúa phù trì che ch, dưới cánh Người, bn có ch n thân: lòng Chúa tín trung là khiên che thun đ.
- Xin Chúa ban bình an (Shalom - שָׁלוֹם) cho anh (em): thut ng Shalom trong tiếng Hypri bao gm c hnh phúc, sc khe, tình bn, và mi điu thin ho.
2. Bài đc II Gl 4,4-7
Bài đc II được đt trong bi cnh ca thi cánh chung khi thi gian đã đt ti mc viên mãn, Thiên Chúa thc hin công trình cu chuc loài người khi cho Ngôi Li, Con ca Ngài, mc ly xác phàm và được sinh ra bi mt người ph n, Đc Maria. Công trình y đã dn đến hai h qu chính yếu: 1/ H qu tiêu cc: gii thoát con người khi L Lut và nhng hu qu do L Lut gây ra; 2/ H qu tích cc: cho con người được tr nên nghĩa t ca Thiên Chúa, được đng tha t vi Đc Kitô, trong tư cách là Con Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã sai Thn Khí ca Con Ngài vào lòng chúng ta, Đng kêu lên: Abba, Cha ơi.
3. Bài Phúc Âm - Lc 6,11-21
Ba khuôn mt chính được đ cp ti trong bài Phúc Âm:
- Các mc đng ngay sau khi nghe tin báo ca thiên s v vic Đng Cu Thế giáng sinh, h vi vã đi ti Belem. H đã thy h đã hiu ngay h tr v h tôn vinh chúc tng Thiên Chúa.
- Đc Maria, cùng vi Thánh Giuse, đang hin din sng đng bên Hài Nhi Giêsu mi sinh. M ghi nh tt c và suy đi nghĩ li trong lòng.
- Con Tr mi sinh: sng dưới chế đ L Lut khi được ct bì sau tám ngày sau khi sinh ra, ri được đt tên là Giêsu đúng như kế hoch ca Thiên Chúa.
II. GI Ý MC V
1. Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho anh em.’ Li chúc lành ca v tư tế trong phng v Do thái giáo cũng là li chúc lành mà Giáo hi hng nguyn cu cho mi Kitô hu trong cuc sng hng ngày, nht là trong dp đu Năm Mi. Mi Kitô hu cũng được mi gi đ c th hóa hành v chúc lành và ban bình an ca Chúa qua mi suy nghĩ, li nói và c ch ca mình trong mi mi tương quan.
2. ‘Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh h bi người ph n. Đ thc hin công trình cu chuc loài người, Thiên Chúa đã cn đến mt s cng tác ca mt con người, Đc Maria. S cng tác này tuy nh bé nhưng xut phát t mt quyết đnh hoàn toàn t do, ri đã được Đc Maria thc hin mt cách trn vn và trit đ nht. Hôm nay Thiên Chúa cũng cn đến mt s cng tác ca mi Kitô hu đ thc hin công trình cu đ con người. S t do cng tác, kèm theo mt hành vi thc hin tht nghiêm túc, trit đ và trn vn vn còn đó như mt s đi ch ca Thiên Chúa nơi mi chúng ta.
3. Trong gia đình chúng ta, chúng ta đâu cn đến bom đn và súng ng đ hy dit hu có được s bình an đâu mà ch cn hp nhau li, yêu thương nhau Và chúng ta s có th vượt thng tt c mi s d trên đi.’ Khi trích li tâm tình ca M Têrêsa Calcutta trong s 4 ca s đip ngày hòa bình thế gii th 50 (01-01-2017), Đc Phanxicô ch ra cho chúng ta thy rõ bí quyết dn đến s bình an là hp nhau li và yêu thương nhau. Tôi có đang dùng s hòa hp và yêu thương đ xây dng s bình an không?
4. ‘Gia đình là nơi nhng s c xát và thm chí nhng xung đt phi được gii quyết không phi bng vũ lc, nhưng bng s đi thoi, s tôn trng và s quan tâm đến li ích ca người khác, lòng thương xót và s tha th.’ (S 5, s đip ngày hòa bình thế gii th 50 01.01.2017). Đ gii quyết xung đt trong cuc sng gia đình, tôi và mi thành viên trong gia đình tôi có đang áp dng nhng nguyên tc mà Đc Phanxicô đ ngh là: đi thoi, tôn trng, quan tâm, thương xót, tha th?
III. LI NGUYN CHUNG
Ch tếAnh ch em thân mến! Thiên Chúa đã mun Con Mt ca Người mc ly xác phàm trong lòng Đc Trinh N Maria đ thc hin chương trình cu đ. Nh li Đc M chuyn cu, cng đoàn chúng ta cùng dâng lên Chúa tâm tình ca ngày đu năm Dương Lch, và xin ơn bình an cho các gia đình cùng cho c thế gii.
1. Thánh Phaolô nhc nh: Anh em không còn phi là nô l na, nhưng là con. Chúng ta hãy cu nguyn cho các thành phn trong Hi Thánh biết theo gương Đc Maria, không ngng tri ân cm t Chúa, và luôn vâng theo ý Người vi tâm tình ca người con tho.
2. “Nguyn Đc Chúa ghé mt nhìn và ban bình an cho anh em. Chúng ta hãy cu nguyn cho các dân tc trên thế gii luôn biết quý chung và n lc bo v hòa bình, đ xng đáng được hưởng bình an đích thc mà Con Mt Chúa đem đến cho nhân loi.
3. “Bà Maria thì hng ghi nh mi k nim y, và suy đi nghĩ li trong lòng. Chúng ta hãy cu nguyn cho mi Kitô hu, cách riêng các bn tr, luôn siêng năng đc và suy nim Kinh thánh, đ Li Chúa nên kim ch nam cho mi hot đng trong cuc sng ca h.
4. “Các người chăn chiên ra v, va đi va tôn vinh ca tng Thiên Chúa. Chúng ta hãy cu nguyn cho mi người trong cng đoàn chúng ta, khi cm nhn được tình yêu và ân hu Chúa ban, cũng biết cao rao ngi khen Người bng mt đi sng dn thân phc v.
Ch tếLy Chúa là Cha rt nhân t, nh li chuyn cu ca Đc Trinh N Maria, xin nhm li chúng con cu nguyn, mà ban cho chúng con mt năm mi bình an và luôn biết sng đp lòng Chúa. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.


Lectio Divina: Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, Lễ Trọng
Thứ Tư, ngày 01 tháng 01 năm 2020
Tuần Bát Nhật Giáng Sinh
Các mục đồng đến viếng thăm Chúa Hài Đồng Giêsu và Mẹ Người
Kẻ sống bên lề xã hội là người được Thiên Chúa ưu ái 
Lc 2:16-21


1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau.  Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của mình.  Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh, trong các sự việc của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.  Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con, để cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa bình.  Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con của Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con.  Amen.

 2.  Bài Đọc 

a)  Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Lý do đã khiến cho thánh Giuse và Đức Maria phải đi đến Bêlem là lệnh kiểm tra dân số ban ra bởi hoàng đế La Mã (Lc 2:1-7).  Theo định kỳ, nhà cầm quyền La Mã ra lệnh làm tổng kiểm tra dân số trong các khu vực khác nhau trong đế chế rộng lớn của họ.  Họ phân loại dân cư và để biết bao nhiêu người sẽ phải nộp thuế.  Nhà giàu thì phải nộp thuế về đất đai và tài sản họ sở hữu.  Người nghèo thì phải trả thuế cho số con cái mà họ có.  Đôi khi tiền thuế phải đóng đã vượt quá 50% tổng số lợi tức của một người.
Trong Tin Mừng Luca, chúng ta thấy có một sự khác biệt đáng kể giữa sự ra đời của Đức Giêsu và của ông Gioan Tẩy Giả.  Ông Gioan được sinh ra ở quê nhà trên mảnh đất của ông, ở giữa cha mẹ và làng xóm, và được mọi người đón chào (Lc 1:57-58).  Khi Chúa Giêsu được sinh ra thì không ai biết đến, cách xa khỏi thân thích và xóm làng, và xa khỏi quê hương của Người.  “Không còn chỗ trong quán trọ”.  Chúa Hài Đồng đã được đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2:7).
Chúng ta hãy hình dung và nhận xét đoạn Tin Mừng (Lc 2:16-21) trong bối cảnh rộng lớn hơn về việc thăm viếng của các mục đồng (Lc 2:8-21).  Trong khi đọc, chúng ta hãy cố gắng chú ý đến điều sau đây:  Những sự bất ngờ và tương phản ta thấy trong văn bản này là gì?

b)  Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:
Lc 2:8-9:  Các mục tử ở ngoài đồng, những người đầu tiên được mời đến
Lc 2:10-12:  Lời loan báo đầu tiên về Tin Mừng được mang đến cho các mục đồng
Lc 2:13-14:  Lời ca ngợi của các thiên thần
Lc 2:15-18:  Các mục đồng đi đến Bêlem và thuật lại việc thiên thần hiện ra với họ
Lc 2:19-20:  Thái độ của Đức Maria và của các mục đồng về những sự việc này
Lc 2:21:  Việc cắt bì của con trẻ Giêsu

c)  Phúc Âm:  
Bấy giờ trong miền đó có những người mục tử đang ở ngoài đồng và thức đêm để canh giữ đoàn vật mình.  Bỗng có thiên thần Chúa hiện ra đứng gần bên họ, và ánh sáng của Thiên Chúa bao tỏa chung quanh họ, khiến họ hết sức kinh sợ.  Nhưng thiên thần Chúa đã bảo họ rằng:  “Các ngươi đừng sợ, đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng cho cả toàn dân:  Hôm nay Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít.  Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người:  Các ngươi sẽ thấy một hài nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ.”  Và bỗng chốc, cùng với các thiên thần, có một số đông thuộc đạo binh thiên quốc đồng thanh hát khen Chúa rằng:  “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm.”  Khi các thiên thần biến đi, thì các mục tử nói với nhau rằng:  “Chúng ta đi đến Bêlem và coi xem sự việc đã xảy ra mà Chúa đã cho chúng ta được biết.”  Rồi họ hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ.  Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về Hài Nhi này.  Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.  Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó, và suy niệm trong lòng.  Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.  Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện:

Để Lời Chúa được thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý:

Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.

a)  Bạn thích điều gì nhất trong đoạn Tin Mừng này?  Tại sao? 
b)  Bạn đã tìm thấy những ngạc nhiên và sự tương phản gì trong đoạn Tin Mừng này?            
c)  Làm cách nào đoạn Tin Mừng cho chúng ta biết rằng kẻ bé mọn và người nghèo khổ nhất trên trần thế lại là người cao trọng trên thiên đàng?
d)  Thái độ của Đức Maria và của các mục đồng về mầu nhiệm Thiên Chúa vừa mới mặc khải cho họ là gì?
e)  Tác giả Luca muốn nhắn nhủ gì với chúng ta qua các chi tiết này?

5.  Dành cho những ai muốn đào sâu hơn vào trong chủ đề

a)     Bối cảnh của thời ấy và của ngày nay:

Đoạn Tin Mừng về ngày lễ Mẹ Thiên Chúa (Lc 2:16-21) là một phần của câu chuyện về việc hạ sinh của Chúa Giêsu (Lc 2:1-7) và các mục đồng đến thăm (Lc 2:8-21).  Thiên thần đã loan báo sự sinh ra của Đấng Cứu Độ và cho một dấu chỉ để nhận biết:  “Các ngươi sẽ thấy một Hài Nhi mới sinh, bọc trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ!”  Họ đang mong đợi Đấng Cứu Thế của toàn dân và họ đã nhận ra Người trong một hài nhi mới sinh, nghèo khó, nằm giữa các thú vật!  Thật là một bất ngờ lớn lao!

Kế hoạch của Thiên Chúa đã được thực hiện theo một phương cách không thể ngờ, đầy ngạc nhiên.  Điều này cũng còn xảy ra ngày nay.  Một bé thơ nghèo hèn là Đấng Cứu Thế của nhân loại!  Có ai ngờ được không?

b)     Lời bình giải về đoạn Tin Mừng: 

Lc 2:8-9:  Những vị khách được mời đầu tiên
Mục đồng là những người cùng đinh trong xã hội, không được coi trọng mấy.  Họ sống cùng với các thú vật, tách biệt với người thường.  Bởi vì họ thường xuyên tiếp xúc với thú vật, nên họ bị xem là kẻ ô uế.  Không bao giờ có ai muốn mời họ tới thăm một em bé sơ sinh.  Thế nhưng chính các Thiên Thần Chúa lại hiện ra với những mục đồng này để loan báo tin vui sự ra đời của Chúa Giêsu.  Trông thấy các thiên thần, họ thật sự sợ hãi.      

Lc 2: 10-12:  Lời loan báo đầu tiên về Tin Mừng
Lời nói đầu tiên của thiên thần là:  Các ngươi đừng sợ!  Thứ hai là:  Tin Vui cho cả toàn dân!  Thứ ba là:  Hôm nay!  Và rồi thiên thần mang đến ba danh hiệu để chỉ Chúa Giêsu là ai:  Đấng Cứu Thế, Đức Kitô và Chúa!  Đấng Cứu Thế là Đấng giải thoát mọi người khỏi tất cả những gì trói buộc họ!  Các vua chúa thời bấy giờ thích dùng danh hiệu Đấng Cứu Chuộc.  Chính họ đã tự phong cho mình tước hiệu đấng cứu rỗi.  Đức Kitô có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu hay là Đấng Thiên Sai.  Trong Cựu Ước, đây là danh hiệu được trao cho vua chúa và các tiên tri.  Đó cũng là danh hiệu của Đấng Thiên Sai tương lai, Đấng sẽ thực hiện lời hứa của Thiên Chúa với dân của Người.  Điều này có nghĩa là Hài Nhi mới sinh, đang nằm trong máng cỏ, đã đến để thực hiện niềm hy vọng của toàn dân.  Chúa là danh hiệu của chính Thiên Chúa!  Ở đây chúng ta có ba danh hiệu có thể xem là cao cả nhất.  Từ lời loan báo về sự sinh ra của Đức Giêsu là Đấng Cứu ThếChúa Kitô và là Chúa, có còn ai cao cả hơn thế nữa không?  Và thiên thần nói rằng:  “Cẩn thận!  Và đây là dấu hiệu để các ngươi nhận biết Người:  các ngươi sẽ thấy một Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ, trong số những người nghèo khó!”  Bạn có tin nổi không?  Phương cách hành động của Thiên Chúa thì thật là khác hẳn với chúng ta!

Lc 2:13-14:  Lời hát khen của các thiên thần về Tin Mừng:  Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương.
Một số đông thiên thần xuất hiện và từ trời xuống.  Đó có thể được giải thích là thiên đàng đã hạ mình xuống dưới thế.  Hai phần của câu Kinh Thánh này tóm tắt lại chương trình của Thiên Chúa, kế hoạch của Người.  Phần đầu cho biết những gì xảy ra trên thiên đàng:  Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao.  Phần thứ hai cho biết việc gì sẽ xảy ra ở dưới đất:  Bình an dưới thế cho người Chúa thương.  Nếu người ta có thể nghiệm ra rằng được Chúa thương có ý nghĩa gì, thì tất cả mọi thứ sẽ đổi thay và bình an sẽ hiện diện trên trái đất.   Và điều này sẽ cao quý hơn vinh quang Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời cao!

Lc 2:15-18:  Các mục đồng đi đến Bêlem và thuật lại việc hiện ra của các thiên thần
Lời của Chúa không còn là một âm thanh được phát ra từ môi miệng.  Hơn hết cả nó là một sự kiện!  Các mục đồng nói như thế này:  “Chúng ta hãy sang Bêlem và coi xem sự việc đã xảy ra mà Chúa đã cho chúng ta được biết”.  Theo tiếng Do Thái, chữ DABAR có thể có hai nghĩa là lời và sự việc, được tạo ra bằng lời.  Lời của Thiên Chúa là quyền năng tác tạo.  Nó hoàn thành những gì đã phán ra.  Vào lúc tác tạo Thiên Chúa phán:  “Hãy có ánh sáng, và liền có ánh sáng!” (St 1:3).  Lời của thiên thần nói với các mục đồng là sự kiện về việc sinh ra của Chúa Giêsu.

Lc 2:19-20:  Thái độ của Đức Maria và của các mục đồng về những sự việc này
Tác giả Luca lập tức cho biết thêm rằng:  “Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những sự việc đó và suy niệm trong lòng”.  Có hai cách để cảm nhận và đón tiếp Lời Chúa:  (i) Các mục đồng chỗi dậy để đi coi xem các sự việc và xác nghiệm lại dấu chỉ được thiên thần cho biết, và sau đó, họ trở lại với đàn gia súc của họ, tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và xem thấy; (ii) Đức Maria, cách khác, lại cẩn thận ghi nhớ lại tất cả mọi điều này và suy niệm trong lòng.  Suy niệm về những việc trong tâm trí một người có nghĩa là hồi tưởng lại chúng và làm sáng tỏ trong ánh sáng của Lời Chúa để hiểu rõ hơn ý nghĩa đầy đủ của chúng cho đời sống.   
     
Lc 2:21:  Việc cắt bì và đặt tên cho con trẻ Giêsu
Theo luật định, Hài Nhi Giêsu được cắt bì sau khi sanh được tám ngày (xem St 17:12).  Việc cắt bì là một dấu hiệu để chỉ thuộc về dân của Chúa.  Nó cho kẻ ấy một căn tính.  Nhân dịp này mỗi trẻ sơ sinh được đặt tên (xem Lc 1:59-63).  Hài nhi được gọi là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được thụ thai.  Thiên thần đã nói với Giuse rằng phải đặt tên con trẻ là Giêsu vì “chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:21).  Tên gọi Giêsu thì giống như tên Giôsuê, và có nghĩa là Thiên Chúa sẽ cứu.  Một tên khác mà sẽ được trao dần dần cho Chúa Giêsu là Đức Kitô, có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu hay là Đấng Thiên Sai.  Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai đang được mong chờ.  Tên thứ ba là Emmanuel, có nghĩa là Thiên-Chúa-Ở-Cùng-Chúng-Ta (Mt 1:23).  Tên gọi đầy đủ là Đức Giêsu Kitô Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta!

c)    Lời chú giải thêm:

Đức Maria trong Tin Mừng theo Luca

i)  Vai trò của hai chương đầu tiên trong sách Tin Mừng Luca:
Hai chương này khá nổi tiếng nhưng không được hiểu thấu đáo cho lắm.  Tác giả Luca đã viết chúng mô phỏng theo Cựu Ước.  Giống như thể hai chương này là phần kết của Cựu Ước để mở ra cho sự xuất hiện của Tân Ước.  Trong những chương này, Luca tạo ra một bầu không khí êm ái và tán dương.  Từ đầu chí cuối, lòng thương xót của Thiên Chúa được ca tụng, Thiên Chúa là Đấng cuối cùng đã đến để thực thi lời hứa của Người.  Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đã hoàn tất phần Cựu Ước và khởi đầu phần Tân Ước như thế nào.  Và Chúa ưa chuộng các kẻ nghèo khó, kẻ bần cùng, những người biết cách chờ đợi cho việc xuất hiện của Người:  bà Êlisabéth, ông Giacaria, Đức Maria, thánh Giuse, ông cụ Simêon, bà cụ Anna và các mục đồng.  Đó là lý do tại sao hai chương đầu tiên thuật lại lịch sử nhưng không phải trong ý nghĩa mà ngày nay chúng ta gán cho lịch sử.  Chúng gần như là sự phản chiếu mà các chương ấy được viết cho những Kitô hữu xuất thân từ lương dân, có thể khám phá ra được Đức Giêsu là ai và làm cách nào mà Người đã đến để thực thi lời các tiên tri trong Cựu Ước, đáp ứng được những nguyện vọng sâu xa nhất của tâm hồn con người.  Những chương này cũng là một sự phản chiếu các sự việc đã xảy ra trong các cộng đoàn vào thời thánh Luca.  Các cộng đoàn bắt nguồn từ dân ngoại sẽ được sinh ra bởi các cộng đoàn người Do Thái cải đạo.  Tuy nhiên đây là những khác biệt.  Thời Tân Ước không tương ứng với những gì Cựu Ước đã mường tượng và mong mỏi.  Đó là “dấu hiệu của sự mâu thuẫn” (Lc 2:34), đã gây ra các căng thẳng và là nguồn gốc của nhiều mối đau khổ.  Trong thái độ của Đức Maria, Luca trình bày một mô hình về cách mà các cộng đoàn có thể phản ứng và kiên trì trong thời Tân Ước. 

ii)  Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Trong hai chương này, Luca trình bày Đức Maria như một gương mẫu cho đời sống cộng đoàn.  Điều quan trọng ban cho chúng ta trong cảnh mà nơi có người phụ nữ trong đám đông đã ca ngợi thân mẫu Đức Giêsu.  Chúa Giêsu cải sửa lời khen ngợi ấy và nói rằng:  “Phúc thay cho những kẻ biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa!” (Lc 11:27-28).  Nơi đây hàm chứa sự cao trọng của Đức Maria.  Đó là sống trong thế gian mà Đức Maria biết cách liên kết với Ngôi Lời Thiên Chúa cộng đoàn chiêm niệm một cách chính xác hơn trong sự liên kết với Lời Chúa:  tiếp nhận, thể hiện, sống, đào sâu, suy niệm, sinh sản và làm tăng trưởng, để cho chính mình được Lời Chúa làm chủ cho dù có khi không hiểu hoặc phải chịu đau khổ vì nó.  Đây là viễn ảnh hàm chứa trong văn bản của các chương 1 và 2 của sách Tin Mừng Luca, nói về Đức Maria, thân mẫu Chúa Giêsu.  

iii)  Áp dụng của chìa khóa vào văn bản:

1.  Lc 1:26-38: 
Truyền Tin:  “Tôi xin vâng như lời thiên thần truyền!”
Mở lòng để Ngôi Lời Thiên Chúa được tiếp nhận và nhập thể.

2.  Lc 1:39-45: 
Đi viếng bà Êlisabéth:  “Phúc cho bà là kẻ đã tin!”
Nhận ra Lời Chúa trong các sự việc của đời sống.

3.  Lc 1:46-56: 
Bài ca Ngợi Khen (Magnificat):  “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những sự trọng đại!”
Bài thánh ca hy vọng mang tính chất phá vỡ và chịu đựng.

4.  Lc 2:1-20: 
Chúa Ra Đời:  “Bà ghi nhớ tất cả những sự việc này và suy niệm trong lòng.”
Không có chỗ cho họ.  Những kẻ bị xã hội khinh khi chào đón Ngôi Lời.

5.  Lc 2:21-32: 
Tiến Dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa:  “Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ!”
Những năm tháng của đời sống làm thanh sạch con mắt.

6.  Lc 2:33-38: 
Ông Simêon và bà Anna:  “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”
Là một người Kitô hữu có nghĩa là một dấu hiệu của sự mâu thuẫn.

7.  Lc 2:39-52: 
Vào năm Chúa mười hai tuổi:  “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”
Họ đã không hiểu Ngôi Lời Thiên Chúa nói với họ!

iv)  Những tương phản nổi bật trong đoạn Tin Mừng của chúng ta:
1.  Trong bóng tối của đêm đen có ánh sáng tỏa chiếu (2:8-9).
2.  Thiên đàng trên trời dường như ôm lấy trần thế của chúng ta dưới đây (2:13).
3.  Sự cao trọng của Thiên Chúa được thể hiện nơi một hài nhi nhỏ bé mong manh (2:7)
4.  Vinh quang của Thiên Chúa được hiện diện trong máng cỏ, bên cạnh với súc vật (2:16).
5.  Nỗi kinh sợ tạo ra bởi sự hiện ra đột ngột của thiên thần và được biến đổi thành niềm vui mừng (2:9-10).
6.  Những kẻ hoàn toàn bị khinh miệt là những người được mời đầu tiên (2:8).
7.  Các mục đồng nhận thức được Thiên Chúa hiện diện trong một hài nhi mới sinh (2:20).
           
6.  Cầu nguyện với Thánh Vịnh 23 (22)
                                                         
“CHÚA là mục tử chăn dắt tôi!”

CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.

Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương Chúa
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
7.  Lời Nguyện Kết

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét