Linh mục Công Giáo số một của
năm 2019 theo tờ Catholic Herald – Cha George Kuforiji
Đặng Tự Do
Tờ Catholic Herald đã chọn Cha George Kuforiji là linh mục
Công Giáo số một của năm 2019. Cha George Kuforiji được chọn vì thái độ kiên
quyết của ngài đối với một nhóm phụ nữ “phò đồng tính” đã khuynh đảo giáo xứ
Thánh Phanxicô thành Assisi ở Portland, Oregon trong nhiều năm. Trong hơn một
thập niên, giáo xứ chưa một lần rước kiệu thánh thể, chưa lần nào rước kiệu Đức
Mẹ nhưng tham dự không sót một cuộc diễn hành đồng tính nào bất chấp những khuyến
cáo của Đức Tổng Giám Mục. Dây stola, và áo lễ của các linh mục đầy rẫy những
“rainbow” là dấu hiệu của những người đồng tính. Trong thánh lễ, sau khi đọc
kinh Tin Kính, các phụ nữ trong giáo xứ này còn đọc một “kinh rất lạ” mà họ gọi
là “community commitment” – cam kết cộng đồng. Đó là kết quả của một thời gian
dài từ năm 1993 đến 2017, tổng giáo phận khoán trắng chức vụ “pastoral
administrator” cho một phụ nữ giáo dân cuồng nhiệt “phò đồng tính” đến mức cực
đoan.
Trước những biểu hiện bất thường xảy ra tại đây, năm 2017, Đức Ông Charles Lienert, đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng được Tòa Giám Mục yêu cầu về coi sóc tạm thời giáo xứ này nhưng ngài bó tay không thể giải quyết được các vấn đề.
Tháng 7 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Alexander King Sample của tổng giáo phận Portland, bổ nhiệm Cha George Kuforiji, là người Nigeria di dân sang Hoa Kỳ vừa được thụ phong linh mục vào năm 2015, về làm Cha Sở chính thức tại đây.
Sau khi đến giáo xứ, Cha George Kuforiji đã cương quyết yêu cầu chỉ sử dụng các bản văn Phụng Vụ được Giáo hội phê chuẩn trong Thánh lễ. Trước đó, các bản văn Phụng Vụ đề cập đến Thiên Chúa qua các đại danh từ “He”, “Lord”, “King”, đã bị các phụ nữ này sửa đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính. Ngài cũng cấm việc đọc “kinh rất lạ” sau kinh Tin Kính.
Bùng nổ đã xảy ra sau khi Cha George Kuforiji soạn ra các dây stola, và các áo lễ có những “rainbow” để chuẩn bị quăng vào sọt rác.
Trong Thánh Lễ ngày 30 tháng Sáu (Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên), sau kinh Tin Kính, các phụ nữ này bắt đầu đọc “kinh rất lạ” bất chấp sự phản đối của linh mục chủ tế. Đến khi Cha George Kuforiji bắt đầu truyền phép, họ giơ cao các biểu ngữ. Một người đàn bà hét toáng lên: “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu, Chúa Giêsu của sự bao gồm”. Ý muốn nói bao gồm người đồng tính.
Họ la hét làm gián đoạn Thánh Lễ. Cha George Kuforiji rất bình tĩnh. Ngài nói chuyện nhẹ nhàng với họ để Thánh Lễ có thể được tiếp tục. Nhưng một người phụ nữ chống nạnh hét vào mặt ngài: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?”. Cha George Kuforiji nhẹ nhàng hỏi lại: “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Một người phụ nữ còn chạy lên cung thánh, tố cáo cả Đức Tổng Giám Mục và Cha George đã “lạm dụng” giáo dân khi thay đổi Phụng Vụ mà không hỏi ý kiến họ.
Sau khi quậy phá khiến thánh lễ không thể được hoàn tất, các phụ nữ này còn dùng các phương tiện truyền thông địa phương như tờ The Oregonian, một nhật báo tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, và đưa lên các mạng xã hội các video clips buộc Đức Tổng Giám Mục Sample điều Cha George Kuforiji đi nơi khác nếu không các phụ nữ này còn tiếp tục “quậy cho đến cùng”. Sau khi video này được phát tán rộng rãi, tổng giáo phận Portland, Oregon đã ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Cha George và nỗi buồn của tổng giáo phận trước hành động bất kính đối với Phụng Vụ thánh.
Trong số các phản ứng trên các phương tiện truyền thông Công Giáo và các mạng xã hội trước vụ này, rất nhiều phản ứng rất gay gắt. Nhiều người cho rằng nếu Cha George là một người da trắng, các phụ nữ luôn mồm nói mình là những người yêu thương này, có lẽ đã không dám mắng vào mặt ngài như vậy.
Trong số các phản ứng ôn tồn, điềm đạm hơn, có bài “Thank God for courageous priests like Fr George Kuforiji” đăng trên tờ Catholic Herald ngày 16 tháng Tám, của Giáo sư Chad C. Pecknold, giảng dạy Thần học Hệ thống tại Catholic University of America ở Washington DC.
Tạ ơn Chúa vì những linh mục can đảm như Cha George Kuforiji
Khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát
Mục sư Tin Lành Luther và cũng là một nhà hài hước Hans Fiene gần đây đã nhận xét rằng “những người Tin Lành khó chịu nhất trên thế giới là những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai.”
Nhận xét, vừa hài hước vừa chân thực này, đã được đưa ra sau một đoạn video về cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu trong một Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Portland, Oregon. Thánh lễ thưa thớt với hầu hết những người tham dự là những người lớn tuổi cấp tiến, tức giận với tân linh mục người Nigeria của họ, Cha George Kuforiji, vì ngài đã liên tục đưa ra các cải cách Phụng Vụ nhằm khôi phục các thánh lễ cho phù hợp với đức tin Công Giáo.
Hầu hết những người biểu tình là những người phụ nữ. Họ đã quát vào mặt vị linh mục hiền lành, đến từ châu Phi, vì ngài đã bãi bỏ phần bổ sung của họ sau khi đọc kinh Tin Kính, và vì ngài đã gỡ bỏ các băng rôn đầy mầu sắc chính trị họ treo phía trước giáo xứ. Kết luận mà “những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số” đã rút ra là Cha George ắt phải là một kẻ chống lại tình yêu! “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu,” một người phụ nữ đã hô vang. “Chúa Giêsu của sự bao gồm. Chúa Giêsu của sự phản kháng chống chính quyền vì khi chúng ta chống lại luật pháp, chúng ta ở trong Thần Khí Chúa.” Một người phụ nữ khác hét lên “Amen!”
Một trong những người biểu tình đã hỏi Cha George: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?” với ý muốn nói ngài không có tình yêu đối với người đồng tính và không thẩm quyền thay đổi thói quen thờ phượng của họ. Bà ta khẳng định thẩm quyền của mình: “Tôi đã ở đây hơn 15 năm. Ông chỉ mới ở đây có một năm thôi.”
Không có một chút hàm ý nào nại đến thẩm quyền của giáo sĩ, Cha George chỉ đơn giản hỏi ngược lại “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?” Người phụ nữ quay lưng bỏ đi trước câu hỏi này, và đó thật là một điều đáng tiếc vì đó mới là điều quan trọng duy nhất.
Một trong những người biểu tình khăng khăng cho rằng Cha George và Đức Tổng Giám Mục Sample đã “lạm dụng” họ thông qua những cải cách này mà không hỏi ý kiến của họ xem họ có mong muốn như thế không. Tuy nhiên, điều đã rõ ràng là “sự tham gia của giáo dân” vào Thánh lễ tự nó đã trở thành “việc điều khiển” Thánh lễ theo ý họ, đến mức có thể nói rằng nhiều giáo dân là những người đang lạm dụng, thao túng Phụng Vụ cho phù hợp với các nghị trình phụng tự cấp tiến của họ. Thay vào đó, cha George đã nhắm đến việc khôi phục Phụng Vụ của giáo xứ cho phù hợp với các chuẩn mực do Giáo hội thiết lập.
Cuộc biểu tình kết thúc với việc các giáo dân hát bài hát tiêu biểu cho kỷ nguyên dân quyền, “We Shall Overcome”, nối thành một vòng tay chống lại vị linh mục da đen của họ. Những người biểu tình quả đã mù quáng đến độ nực cười.
Rất may, Cha George nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Đức Tổng Giám Mục Sample. Sau khi video biểu tình này lan truyền rộng rãi, Tòa Giám Mục đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ vị linh mục Phi châu, nói rằng “tổng giáo phận rất hạnh phúc khi được làm việc với Cha George Kuforiji, Cha sở của Giáo xứ Thánh Phanxicô, để phục hoạt giáo xứ hầu có thể phục vụ tốt hơn dân số ngày càng tăng trong khu vực cũng như cho các thế hệ Công Giáo tương lai ở Portland.”
Mối quan tâm đối với “các thế hệ tương lai”, là một lời quở trách nhẹ nhàng đối với một thế hệ Woodstock dường như không thể hình dung được bất kỳ tương lai nào không phù hợp với tầm nhìn ương ngạnh và hoài cổ của họ. Khi giáo dân có lòng tôn kính đối với một cuộc diễu hành đồng tính hơn là cuộc rước kiệu tuyệt vời trong đó chính Chúa ngự đến trong Thánh lễ, thì cần phải có các biện pháp khẩn cấp.
Một số người cho rằng Cha George đã tiến quá nhanh. Con người là sinh vật của thói quen, và vì thế ngài nên tiến chậm hơn để hoán cải trái tim và tâm trí của họ cho phù hợp với Giáo hội. Có một sự thật nhất định trong sự thận trọng này. Tôi không phản đối chủ nghĩa “tiệm tiến” trong việc hình thành một giáo xứ sốt sắng hơn. Đôi khi phải mất một hoặc hai năm để chuẩn bị một giáo xứ cho việc làm một hàng rào cung thánh [trước vẫn dùng để giáo dân quỳ rước lễ - chú thích của người dịch], hoặc cho việc biết im lặng trong nhà thờ. Nhưng những Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội không bao giờ chọn một cách tiếp cận “tiệm tiến” khi đối mặt với dị giáo thể hiện nơi sự bất kính trong Phụng Vụ, và khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát để bảo vệ các Thánh lễ chống lại sự lạm dụng các tập quán địa phương. Như Chesterton nói, một số thói quen phải được nghiền nát dưới chân.
Cảm ơn Chúa vì chứng tá can đảm và trung thành của Đức Tổng Giám Mục Sample và Cha George. Câu hỏi Cha George hỏi đàn chiên của chính mình phải trở thành một câu hỏi cấp bách hơn bao giờ hết đối với mỗi chúng ta: “Bạn không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Nếu thánh ý Chúa cho các linh mục châu Phi có thể thường xuyên hỏi chúng ta câu hỏi này, thì tôi nói rằng Giáo hội Phi châu có thể sớm qua mặt Giáo Hội tại Mỹ châu.
Trước những biểu hiện bất thường xảy ra tại đây, năm 2017, Đức Ông Charles Lienert, đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng được Tòa Giám Mục yêu cầu về coi sóc tạm thời giáo xứ này nhưng ngài bó tay không thể giải quyết được các vấn đề.
Tháng 7 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Alexander King Sample của tổng giáo phận Portland, bổ nhiệm Cha George Kuforiji, là người Nigeria di dân sang Hoa Kỳ vừa được thụ phong linh mục vào năm 2015, về làm Cha Sở chính thức tại đây.
Sau khi đến giáo xứ, Cha George Kuforiji đã cương quyết yêu cầu chỉ sử dụng các bản văn Phụng Vụ được Giáo hội phê chuẩn trong Thánh lễ. Trước đó, các bản văn Phụng Vụ đề cập đến Thiên Chúa qua các đại danh từ “He”, “Lord”, “King”, đã bị các phụ nữ này sửa đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính. Ngài cũng cấm việc đọc “kinh rất lạ” sau kinh Tin Kính.
Bùng nổ đã xảy ra sau khi Cha George Kuforiji soạn ra các dây stola, và các áo lễ có những “rainbow” để chuẩn bị quăng vào sọt rác.
Trong Thánh Lễ ngày 30 tháng Sáu (Chúa Nhật thứ 13 Mùa Thường Niên), sau kinh Tin Kính, các phụ nữ này bắt đầu đọc “kinh rất lạ” bất chấp sự phản đối của linh mục chủ tế. Đến khi Cha George Kuforiji bắt đầu truyền phép, họ giơ cao các biểu ngữ. Một người đàn bà hét toáng lên: “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu, Chúa Giêsu của sự bao gồm”. Ý muốn nói bao gồm người đồng tính.
Họ la hét làm gián đoạn Thánh Lễ. Cha George Kuforiji rất bình tĩnh. Ngài nói chuyện nhẹ nhàng với họ để Thánh Lễ có thể được tiếp tục. Nhưng một người phụ nữ chống nạnh hét vào mặt ngài: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?”. Cha George Kuforiji nhẹ nhàng hỏi lại: “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Một người phụ nữ còn chạy lên cung thánh, tố cáo cả Đức Tổng Giám Mục và Cha George đã “lạm dụng” giáo dân khi thay đổi Phụng Vụ mà không hỏi ý kiến họ.
Sau khi quậy phá khiến thánh lễ không thể được hoàn tất, các phụ nữ này còn dùng các phương tiện truyền thông địa phương như tờ The Oregonian, một nhật báo tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ, và đưa lên các mạng xã hội các video clips buộc Đức Tổng Giám Mục Sample điều Cha George Kuforiji đi nơi khác nếu không các phụ nữ này còn tiếp tục “quậy cho đến cùng”. Sau khi video này được phát tán rộng rãi, tổng giáo phận Portland, Oregon đã ra một thông cáo bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với Cha George và nỗi buồn của tổng giáo phận trước hành động bất kính đối với Phụng Vụ thánh.
Trong số các phản ứng trên các phương tiện truyền thông Công Giáo và các mạng xã hội trước vụ này, rất nhiều phản ứng rất gay gắt. Nhiều người cho rằng nếu Cha George là một người da trắng, các phụ nữ luôn mồm nói mình là những người yêu thương này, có lẽ đã không dám mắng vào mặt ngài như vậy.
Trong số các phản ứng ôn tồn, điềm đạm hơn, có bài “Thank God for courageous priests like Fr George Kuforiji” đăng trên tờ Catholic Herald ngày 16 tháng Tám, của Giáo sư Chad C. Pecknold, giảng dạy Thần học Hệ thống tại Catholic University of America ở Washington DC.
Tạ ơn Chúa vì những linh mục can đảm như Cha George Kuforiji
Khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát
Mục sư Tin Lành Luther và cũng là một nhà hài hước Hans Fiene gần đây đã nhận xét rằng “những người Tin Lành khó chịu nhất trên thế giới là những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai.”
Nhận xét, vừa hài hước vừa chân thực này, đã được đưa ra sau một đoạn video về cuộc biểu tình ngày 30 tháng Sáu trong một Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ Thánh Phanxicô ở Portland, Oregon. Thánh lễ thưa thớt với hầu hết những người tham dự là những người lớn tuổi cấp tiến, tức giận với tân linh mục người Nigeria của họ, Cha George Kuforiji, vì ngài đã liên tục đưa ra các cải cách Phụng Vụ nhằm khôi phục các thánh lễ cho phù hợp với đức tin Công Giáo.
Hầu hết những người biểu tình là những người phụ nữ. Họ đã quát vào mặt vị linh mục hiền lành, đến từ châu Phi, vì ngài đã bãi bỏ phần bổ sung của họ sau khi đọc kinh Tin Kính, và vì ngài đã gỡ bỏ các băng rôn đầy mầu sắc chính trị họ treo phía trước giáo xứ. Kết luận mà “những người Công Giáo cấp tiến thời bùng nổ dân số” đã rút ra là Cha George ắt phải là một kẻ chống lại tình yêu! “Chúng ta đang đi theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, tiếng gọi của tình yêu,” một người phụ nữ đã hô vang. “Chúa Giêsu của sự bao gồm. Chúa Giêsu của sự phản kháng chống chính quyền vì khi chúng ta chống lại luật pháp, chúng ta ở trong Thần Khí Chúa.” Một người phụ nữ khác hét lên “Amen!”
Một trong những người biểu tình đã hỏi Cha George: “Ông mà cũng có thể trở thành linh mục được à?” với ý muốn nói ngài không có tình yêu đối với người đồng tính và không thẩm quyền thay đổi thói quen thờ phượng của họ. Bà ta khẳng định thẩm quyền của mình: “Tôi đã ở đây hơn 15 năm. Ông chỉ mới ở đây có một năm thôi.”
Không có một chút hàm ý nào nại đến thẩm quyền của giáo sĩ, Cha George chỉ đơn giản hỏi ngược lại “Chị không có lòng kính sợ Chúa sao?” Người phụ nữ quay lưng bỏ đi trước câu hỏi này, và đó thật là một điều đáng tiếc vì đó mới là điều quan trọng duy nhất.
Một trong những người biểu tình khăng khăng cho rằng Cha George và Đức Tổng Giám Mục Sample đã “lạm dụng” họ thông qua những cải cách này mà không hỏi ý kiến của họ xem họ có mong muốn như thế không. Tuy nhiên, điều đã rõ ràng là “sự tham gia của giáo dân” vào Thánh lễ tự nó đã trở thành “việc điều khiển” Thánh lễ theo ý họ, đến mức có thể nói rằng nhiều giáo dân là những người đang lạm dụng, thao túng Phụng Vụ cho phù hợp với các nghị trình phụng tự cấp tiến của họ. Thay vào đó, cha George đã nhắm đến việc khôi phục Phụng Vụ của giáo xứ cho phù hợp với các chuẩn mực do Giáo hội thiết lập.
Cuộc biểu tình kết thúc với việc các giáo dân hát bài hát tiêu biểu cho kỷ nguyên dân quyền, “We Shall Overcome”, nối thành một vòng tay chống lại vị linh mục da đen của họ. Những người biểu tình quả đã mù quáng đến độ nực cười.
Rất may, Cha George nhận được sự hỗ trợ đầy đủ của Đức Tổng Giám Mục Sample. Sau khi video biểu tình này lan truyền rộng rãi, Tòa Giám Mục đã đưa ra một tuyên bố ủng hộ vị linh mục Phi châu, nói rằng “tổng giáo phận rất hạnh phúc khi được làm việc với Cha George Kuforiji, Cha sở của Giáo xứ Thánh Phanxicô, để phục hoạt giáo xứ hầu có thể phục vụ tốt hơn dân số ngày càng tăng trong khu vực cũng như cho các thế hệ Công Giáo tương lai ở Portland.”
Mối quan tâm đối với “các thế hệ tương lai”, là một lời quở trách nhẹ nhàng đối với một thế hệ Woodstock dường như không thể hình dung được bất kỳ tương lai nào không phù hợp với tầm nhìn ương ngạnh và hoài cổ của họ. Khi giáo dân có lòng tôn kính đối với một cuộc diễu hành đồng tính hơn là cuộc rước kiệu tuyệt vời trong đó chính Chúa ngự đến trong Thánh lễ, thì cần phải có các biện pháp khẩn cấp.
Một số người cho rằng Cha George đã tiến quá nhanh. Con người là sinh vật của thói quen, và vì thế ngài nên tiến chậm hơn để hoán cải trái tim và tâm trí của họ cho phù hợp với Giáo hội. Có một sự thật nhất định trong sự thận trọng này. Tôi không phản đối chủ nghĩa “tiệm tiến” trong việc hình thành một giáo xứ sốt sắng hơn. Đôi khi phải mất một hoặc hai năm để chuẩn bị một giáo xứ cho việc làm một hàng rào cung thánh [trước vẫn dùng để giáo dân quỳ rước lễ - chú thích của người dịch], hoặc cho việc biết im lặng trong nhà thờ. Nhưng những Giáo phụ tiên khởi của Giáo Hội không bao giờ chọn một cách tiếp cận “tiệm tiến” khi đối mặt với dị giáo thể hiện nơi sự bất kính trong Phụng Vụ, và khi xuất hiện các giáo xứ cực đoan như giáo xứ Thánh Phanxicô ở Portland, các giám mục và linh mục phải hành động dứt khoát để bảo vệ các Thánh lễ chống lại sự lạm dụng các tập quán địa phương. Như Chesterton nói, một số thói quen phải được nghiền nát dưới chân.
Cảm ơn Chúa vì chứng tá can đảm và trung thành của Đức Tổng Giám Mục Sample và Cha George. Câu hỏi Cha George hỏi đàn chiên của chính mình phải trở thành một câu hỏi cấp bách hơn bao giờ hết đối với mỗi chúng ta: “Bạn không có lòng kính sợ Chúa sao?”
Nếu thánh ý Chúa cho các linh mục châu Phi có thể thường xuyên hỏi chúng ta câu hỏi này, thì tôi nói rằng Giáo hội Phi châu có thể sớm qua mặt Giáo Hội tại Mỹ châu.
Source:Catholic HeraldThank
God for courageous priests like Fr George Kuforiji
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét