Ứng viên hàng đầu
cho chức giáo hoàng nói rằng di sản của Đức Phanxicô phải được tiếp tục
Vũ Văn An 27/Apr/2025
Đức Hồng Y người Ý
Parolin chủ trì Thánh lễ 'Novemdiales' thứ hai trong chín Thánh lễ tại Quảng
trường Thánh Phêrô vào Chủ Nhật, ngày 27 tháng 4 năm 2025. (Nguồn: Vatican
Media.)
Elise Ann Allen của Crux, ngày 27 tháng 4 năm 2025, tường
trình rằng: Ứng viên hàng đầu cho chức giáo hoàng nói rằng di sản của Đức
Phanxicô phải được tiếp tục.
Thực vậy, bà viết: Đức Hồng Y người Ý Pietro Parolin vào Chúa Nhật cho biết
tình yêu thương vô bờ bến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là một thoáng
cảm xúc nhất thời, mà di sản của ngài phải được chào đón và sống trong Giáo hội
và thế giới.
Phát biểu trong Thánh lễ ngày 27 tháng 4 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐHY
Parolin lưu ý rằng đó là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa và lòng thương xót là
nguyên tắc chỉ đạo trung tâm trong suốt triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô.
"Điều quan trọng là phải chào đón nguyên tắc mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã
nhấn mạnh rất nhiều này như một báu vật quý giá", ngài nói.
“Tình cảm của chúng ta dành cho ngài, đang được thể hiện trong thời điểm này,
không được chỉ là cảm xúc nhất thời; chúng ta phải chào đón di sản của ngài và
biến nó thành một phần cuộc sống của chúng ta, mở lòng mình ra với lòng thương
xót của Chúa và cũng phải thương xót lẫn nhau”, ngài nói.
Quốc vụ khanh Vatican trong toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, ĐHY
Parolin đã cử hành Thánh lễ vào ngày thứ hai của novemediales, hay
chín ngày tang lễ, sau khi Đức Phanxicô qua đời vào tuần trước. Thánh lễ cũng
trùng với Năm Thánh dành cho Thanh thiếu niên và Chúa Nhật Lòng Thương Xót
Chúa.
“Chính lòng thương xót của Chúa Cha, lớn hơn những giới hạn và tính toán của
chúng ta, đã lên đặc điểm cho Huấn quyền của Đức Phanxicô và hoạt động tông đồ
mạnh mẽ của ngài”, ĐHY Parolin nói, đồng thời cho biết mong muốn chia sẻ lòng
thương xót của Chúa với mọi người “là chủ đề chính trong triều đại giáo hoàng của
ngài”.
Đức Phanxicô, ngài nói, đã nhắc nhở các tín hữu rằng lòng thương xót “chính là
danh của Chúa, và do đó, không ai có thể đặt ra giới hạn cho tình yêu thương
xót của Người mà Người muốn dùng để nâng chúng ta lên và biến chúng ta thành những
con người mới”.
“Lòng thương xót đưa chúng ta trở về với cốt lõi của đức tin. Nó nhắc nhở chúng
ta rằng chúng ta không cần phải diễn giải mối quan hệ của mình với Chúa và việc
chúng ta là Giáo hội theo các phạm trù của con người hay thế gian,” ngài nói.
Sứ điệp Tin mừng chủ yếu là khám phá ra rằng mình được Chúa yêu thương, bất kể
công trạng của một người, ngài nói, và cũng là lời nhắc nhở rằng “cuộc sống của
chúng ta được dệt bằng lòng thương xót.”
“Chúng ta chỉ có thể đứng dậy sau khi vấp ngã và hướng tới tương lai nếu chúng
ta có một người yêu thương chúng ta vô hạn và tha thứ cho chúng ta,” ngài nói,
nói rằng các Kitô hữu phải từ bỏ những tính toán và ích kỷ trong các mối quan hệ
của họ, và tham gia vào cuộc đối thoại với người khác trong tinh thần thương
xót và tha thứ.
“Chỉ có lòng thương xót mới chữa lành và tạo ra một thế giới mới, dập tắt ngọn
lửa ngờ vực, hận thù và bạo lực: đây là lời dạy vĩ đại của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô,” ngài nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã qua đời vào thứ Hai, ngày 21 tháng 4, ở tuổi 88, sau
khi vật lộn với căn bệnh hô hấp nghiêm trọng khiến ngài phải nằm viện 38 ngày
vào đầu năm nay.
Ngài xuất viện vào ngày 23 tháng 3 và dường như không tuân theo lệnh nghỉ ngơi
của bác sĩ, ngài đã xuất hiện trước công chúng nhiều lần, bao gồm cả buổi ban
phước lành Phục sinh Urbi et Orbi cuối cùng và bất ngờ đi giáo hoàng xa để chào
đón những tín đữu tụ họp cho biến cố này.
Lễ tang của Phanxicô được tổ chức vào thứ Bảy, ngày 26 tháng 4, tại Quảng trường
Thánh Phêrô, và ngài được chôn cất vào cuối ngày hôm đó tại Vương cung thánh đường
Đức Bà Cả, Vương cung thánh đường La Mã yêu thích của ngài, nơi ngài thường
xuyên đến thăm và là nơi có bức tượng nổi tiếng, Maria Salus Populi
Romani hay Đức Maria Dấng Cứu giúp dân Rôma.
Lễ tang của ngài bắt đầu thời kỳ tang lễ kéo dài chín ngày trong Giáo Hội Công
Giáo được gọi là novemediales, trong đó các Thánh lễ được cử hành cho vị giáo
hoàng quá cố và các cuộc họp trước mật nghị của các Hồng Y, được gọi là các
công nghị chung, được tổ chức để thảo luận về tình hình của Giáo hội và thế giới,
trước cuộc bầu cử mục tử hoàn cầu mới của Giáo hội.
ĐHY Parolin đã nổi lên như một ứng viên hàng đầu papabile, hay ứng cử viên có
khả năng được bầu, trong quá trình chuẩn bị mật nghị.
Sự nhấn mạnh của ngài rằng di sản của Đức Phanxicô không được lãng quên hoặc bị
giảm xuống thành một sự thể hiện cảm xúc nhất thời chắc chắn sẽ thu hút sự chú
ý từ các Hồng Y đồng nghiệp của ngài, và kinh nghiệm sâu rộng của ngài trong
ngoại giao và thái độ nhẹ nhàng sẽ giúp ích cho vận may của ngài, tuy nhiên vẫn
còn những câu hỏi quan trọng về hồ sơ của ngài về tài chính và tương lai của cải
cách kinh tế và thể chế trong nhiệm kỳ của ngài.
Sự đồng thuận chung giữa những người quan sát là, trong khi duy trì và phát huy
tinh thần của chương trình nghị sự mục vụ và địa chính trị của Đức Phanxicô,
Parolin về cơ bản là một tạo vật của định chế, và do đó sẽ đại diện cho một bước
thụt lùi trong nhiều lĩnh vực ưu tiên quan trọng khác đối với Đức Phanxicô.
Thánh lễ novemediales Chúa Nhật của ĐHY Parolin trùng với Năm
Thánh dành cho Thanh thiếu niên, trong đó lễ phong thánh cho Chân phước Carlo
Acutis dự kiến sẽ diễn ra, tuy nhiên, đã bị hoãn lại cho đến sau khi bầu một
giáo hoàng mới.
Trong bài giảng của mình, ĐHY Parolin cho biết nỗi buồn về cái chết của Đức
Phanxicô và sự vắng mặt của ngài trong lễ kỷ niệm đi kèm với niềm vui của sự phục
sinh và "niềm vui của Tin mừng” mà Đức Phanxicô đã ưu tiên rất nhiều.
“Niềm vui Phục Sinh, nâng đỡ chúng ta trong thời điểm thử thách và buồn đau
này, là điều gần như có thể chạm đến tại quảng trường này ngày hôm nay,” ngài
nói.
Nhắc đến lễ Lòng Thương Xót Chúa, ngài gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “một chứng
nhân sáng ngời của một Giáo hội cúi xuống với sự dịu dàng đối với những người bị
thương và chữa lành bằng dầu thơm của lòng thương xót.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài nói, đã nhắc nhở Giáo hội và thế giới “rằng không
thể có hòa bình nếu không có sự công nhận đối với người khác, nếu không quan
tâm đến những người yếu đuối hơn và trên hết, sẽ không bao giờ có hòa bình nếu
chúng ta không học cách tha thứ cho nhau, thể hiện cho nhau cùng một lòng thương
xót mà Chúa dành cho chúng ta.”
Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa là thời gian để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng
Phanxicô, ngài nói, và đã phát biểu trước khoảng 200,000 người có mặt, rằng “Đức
Giáo Hoàng Phanxicô dang rộng vòng tay từ Thiên Đàng đối với các bạn, đối với tất
cả chúng ta, đối với toàn thế giới.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét