Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

21-10-2012 : CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN - CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN năm B- Chúa Nhật Truyền Giáo




BÀI ĐỌC I: Is 53, 10-11
"Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định của Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22
Đáp: Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
Xướng: 1) Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng của Chúa. - Đáp.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Đáp.
3) Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. - Đáp.

BÀI ĐỌC II: Dt 4, 14-16
"Chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một Thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có vị Thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Vậy chúng ta hãy cậy trông vững vàng mà tiến đến trước toà ân sủng, ngõ hầu lãnh nhận lòng từ bi và tìm kiếm ân sủng để gặp được ơn phù trợ kịp thời. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: 1 Sm 3, 9
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 10, 35-45 (bài dài)
"Con Người đến để ban mạng sống Mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".
Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người". Đó là lời Chúa.

Hoặc bài vắn này: Mc 10, 42-45
"Con Người đến để ban mạng sống Mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người". Đó là lời Chúa.

TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC THỂ HIỆN QUA SỰ HIẾN THÂN
“Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, 
nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10,45)
I. CÁC BÀI ĐỌC
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống yêu thương bằng sự phục vụ vì phần ích của người khác. Sự ích kỷ và tính toán hơn thua đang làm cho con người không biết rung cảm trước những nỗi đau khổ của người khác. Đức Giêsu đã dạy chúng ta bài học này qua chính đời sống và sự hi sinh của Ngài. Chính vì thế mà chúng ta mới cảm nghiệm được tình yêu đích thực của Thiên Chúa dành cho con người tội lỗi của chúng ta.
1. Bài đọc I (Is 53,10-11)
Ngôn sứ Isaia trình bày cho chúng ta hình ảnh về người Tôi trung của Thiên Chúa. Người Tôi trung chịu những đau khổ để trở nên “lễ vật đền tội” và “sẽ gánh lấy tội lỗi” của muôn người. Qua những hi sinh, đau khổ của người Tôi trung mà Thiên Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ. Truyền thống Kitô giáo nhìn người Tôi trung là hình ảnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chấp nhận mọi khổ hình và cái chết trên thập giá để đem lại ơn cứu độ cho con người, giải thoát con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi.
2. Bài đọc II (Dt 4,14-16)
Tác giả thư Do Thái đã mô tả cho chúng ta thấy Đức Giêsu, Vị Thượng Tế, đã chia sẽ thân phận con người và biết cảm thương những nỗi yếu hèn của con người, dù Ngài không hề phạm tội. Qua hành vi của Ngài, con người nhận ra tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vì Ngài đã trút bỏ mọi sự vì con người chúng ta và đã mặc lấy thân phận yếu hèn của con người để cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa trong Người. Như lời của thánh Phaolô đã nói: “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,7-8).
3. Tin Mừng (Mc 10,35-45)
Ngay sau khi Đức Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc thương khó và Phục Sinh của Ngài, hai môn đệ Giacôbê và Gioan đã đến gần Đức Giêsu để xin một điều, đó là: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang”. Lời cầu xin này thật sự bất ngờ, bởi vì, trong khi Đức Giêsu loan báo sự hi sinh của Ngài phải lãnh chịu: “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người”; thì hai môn đệ Giacôbê và Gioan lại tìm kiếm chỗ đứng quan trọng và vinh quang theo kiểu con người. 
Đứng trước lời xin đó, Đức Giêsu đã không quở trách hai ông, nhưng đã kêu mời hai môn đệ hiệp thông với khổ hình của Ngài: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu”. Họ đã chấp nhận lời mời gọi này. Ngài cũng cho họ biết việc ngồi bên hữu hay bên tả thì “Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”. 
Các môn đệ khác cũng có tham vọng như Giacôbê và Gioan, cho nên họ bực tức khi nghe biết điều cầu xin của hai môn đệ này. Biết được những suy nghĩ và tính toán của các môn đệ, Đức Giêsu đã dạy cho họ bài học về sự phục vụ và hi sinh vì người khác. Hơn hết, chính Đức Giêsu đã trở nên mẫu gương sống động về những gì Ngài dạy bảo: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. “Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ”. Hình ảnh của Người Tôi Trung được thể hiện cách trọn vẹn nơi Con Người của Đức Giêsu Kitô. Tôi có để cho cuộc sống của mình hướng theo mẫu gương của Đức Giêsu, đó là sống vì người khác? Bởi vì khi tôi biết sống cho đi, tôi sẽ tìm gặp lại chính mình và ý nghĩa của cuộc sống.
2. Đức Giêsu đã chia sẽ thân phận yếu hèn của con người, hầu đem lại cho chúng ta ơn cứu độ. Tôi có một tâm hồn gần gũi và nâng đỡ đối với những con người mà Thiên Chúa gởi đến trong cuộc sống của tôi? Tôi có một quả tim biết rung cảm trước những nhu cầu cần thiết của anh chị em?
3. “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Quyền lực và địa vị luôn là những cám dỗ đối với con người. Tôi có sử dụng những gì mà Thiên Chúa ân ban cho tôi để phục vụ người khác? Tôi có sẵn sàng hi sinh phục vụ trong đời sống gia đình, trong các hội đoàn, trong công việc của giáo xứ?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Người đến trần gian để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. Trong tâm tình tạ ơn, chúng ta cùng tha thiết cầu nguyện cho Hội Thánh và cho thế giới hôm nay:
1. “Ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho các thành phần trong Hội Thánh biết thực thi sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ trước tiên bằng tinh thần hy sinh phục vụ theo gương Chúa Giêsu.
2. Cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Xin cho các dân tộc trên thế giới ngày càng biết mở lòng khi nghe rao giảng, để đón nhận Tin Mừng cứu độ; và cho nhiều bạn trẻ Công Giáo biết dấn thân cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
3. “Chén đắng Thầy uống, các con cũng sẽ uống.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho các kitô hữu, đặc biệt những người đang sống trong đau khổ thất vọng, biết sẵn sàng đón nhận gian lao đau khổ, để được thông phần vào công cuộc cứu độ của Chúa Kitô.
4. Cánh cửa Đức tin dẫn chúng ta vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta, trong Năm Đức Tin này, biết tích cực thực thi Lời Chúa, năng tham dự Thánh lễ, và sốt sắng lãnh nhận các bí tích.
Chủ tế: Lạy Chúa là Cha rất nhân từ, xin nhận lời chúng con cầu nguyện và ban tặng Chúa Thánh Thần giúp chúng con luôn trung thành noi gương hy sinh phục vụ của Con Chúa. Người hằng sống và hiển trị môn đời. Amen.



 Con Người Ðến Ðể Hầu Hạ
(Ysaia 53,10-11; Hipri 4,14-16; Marcô 10,35-45)
Suy Niệm:
Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm B
Ysaia 53,10-11; Hipri 4,14-16; Marcô 10,35-45
Những suy niệm của chúng ta trong Chúa nhật trước, hôm nay lại được các bài Kinh Thánh củng cố thêm. Bài sách Ysaia nói về Người Tôi Tớ đau khổ. Bài Tin Mừng cho thấy môn đệ phải uống chén cay đắng với Thầy mình. Và bài thư Hipri một lần nữa nhắc đến ý nghĩa cuộc khổ nạn của Ðức Kitô. Tất cả những ý tưởng này có thể giúp chúng ta thi hành một khía cạnh của nhiệm vụ truyền giáo mà Hội Thánh muốn nhắc nhở chúng ta trong ngày Chúa nhật hôm nay. Vậy chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ với bài Tin Mừng vì dù sao vẫn là phần chủ yếu của Lời Chúa trong mọi thánh lễ.

1. Con Người Ðến Ðể Hầu Hạ
Hôm ấy Ðức Yêsu cũng đang đi đàng với các môn đệ lên Yêrusalem. Thánh Marcô nói rằng: Người dẫn đầu đi trước họ. Và họ thì kinh hoàng theo sau một cách sợ hãi. Người còn nói với họ về những khổ đau Người sắp phải chịu, nhưng ba ngày sau Người sẽ sống lại.
Yacôbê và Yoan là hai anh em trong số môn đệ. Họ không lưu ý đến những lời của Người, hay họ chỉ nhớ lời hứa phục sinh? Có lẽ họ tưởng rằng cứu thế là việc riêng của Người; Người muốn đi đàng nào thì đi; còn họ và đồng bạn chỉ có việc chờ đợi ngày vinh quang của Người. Thế nên họ tiến lại với Người và thưa một cách tính toán: "Thưa Thầy, chúng tôi ước chớ gì Thầy làm cho chúng tôi những điều chúng tôi xin Thầy". Họ làm như thể Ðức Yêsu chưa nghĩ gì về tương lai của các môn đệ. Họ tưởng Người chỉ quan tâm đến công việc của Người và họ không có chỗ đứng nào trong công việc này. Người và họ dường như hai thế giới. Người hăm hở lên Yêrusalem, có vẻ phấn khởi nghĩ đến những gì sắp xảy ra. Còn họ thì kinh hoàng sợ hãi theo sau chầm chậm vì họ thấy bầu khí chống đối Người ở đó đang sôi lên...
Nhưng không, Người đã chọn họ là để họ ở với Người, chia sẻ mọi sự với Người. Thầy đi đến đâu môn đệ cũng sẽ đi đến đó. Phận tôi tớ không có thể hơn phận chủ mình. Thế nên Người đã nói với hai anh em kia: "Các ngươi không biết các ngươi xin gì!... Chén Ta uống, các ngươi sẽ uống, thanh tẩy Ta chịu, các ngươi sẽ chịu; còn việc ngồi bên tả hay bên hữu Ta, Ta không có quyền ban, nhưng là dành cho ai điều ấy đã được dọn cho".
Rồi Người đã gọi tất cả các môn đệ lại. Họ đừng nổi xung lên vì thái độ của hai anh em muốn "đánh mảnh" kia, bởi vì "nơi các ngươi thì khác, (không được giống như nơi thế gian); ai muốn làm lớn trong các ngươi thì hãy hầu hạ các ngươi; và ai muốn cầm đầu giữa các ngươi, thì hãy làm tôi tớ mọi người".
Những lời này lạ tai. Cần được giải thích. Nhưng lại chẳng có một lời cắt nghĩa nào kèm theo. Chỉ có một gương mẫu: Vì chưng, Con Người không đến để được hầu hạ, nhưng là để hầu hạ. Có thể nói gương mẫu này chưa thực hiện một cách rõ ràng, nên các môn đệ chưa thể hiểu được lời của Thầy họ nói hôm nay. Phải đợi đến khi Ðức Yêsu hạ mình xuống rửa chân cho họ trong bữa tiệc ly và bị điệu ra khỏi thành chịu đóng đinh vào thập giá, gương mẫu ấy mới được treo cao lên. Họ sẽ chiêm ngưỡng và sẽ hiểu dần dần lời của Thầy đã nói với họ. Và bấy giờ họ cũng sẽ hiểu lời kết thúc đoạn Tin Mừng hôm nay: Con Người đến thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người.
Như vậy, có thể nói bài đọc hôm nay còn phải để đó cho đến sau ngày có cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ðức Yêsu. Chúng ta chính là những người đến sau biến cố cứu độ này. Chúng ta có nhiệm vụ đi vào đường lối Người đi hôm nay. Chúng ta luôn phải ngắm nhìn gương mẫu ở trước mắt. Con Người đã không đến để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ và thí mạng sống mình thay cho nhiều người. Chúng ta không còn dám xin như Yacôbê và Yoan nữa. Ngược lại có chăng chúng ta chỉ có quyền thắc mắc vì sao Con Người lại chọn đi con đường như vậy để tất cả chúng ta muốn theo Người cũng không được đi con đường nào khác. Có lẽ bấy giờ bài sách Ysaia và bài thư Hipri sẽ giúp ích cho chúng ta hơn.

2. Người Vác Lấy Tội Vạ Của Chúng
Ðã nhiều lần chúng ta có dịp đề cập tới các bài ca về Người Tôi Tớ trong sách tiên tri Ysaia. Chúng nằm trong phần II của sách này, được gọi là tác phẩm "Những lời an ủi Israel". Ðúng hơn, có lẽ chúng đã được thêm vào sau và rất ăn khớp với văn mạch. Là vì trong phần này, sách Ysaia loan báo việc Thiên Chúa sẽ đoái nhìn lại Israel đang đau khổ trong cảnh lưu đày. Người sẽ viếng thăm và giải cứu họ, đưa họ về quê hương và trùng tu lại xứ sở tốt đẹp hơn trước. Trong công việc này, Người sẽ dùng một dụng cụ là một nhân vật mà ta tạm gọi là cứu tinh.
Thoạt đầu có lẽ sách Ysaia chỉ gồm những chương nói như vậy. Nhưng về sau một số bài ca về Người Tôi Tớ đã được đem vào, làm thay đổi khuôn mặt Vị Cứu tinh kia. Viễn tượng này không còn phải là cuộc cứu dân khỏi cảnh lưu đày nữa. Biến cố này trở thành một hiện tượng trước mắt, dẫn tới một thực tại sau này, sâu xa và bao quát hơn. Ðó là việc Thiên Chúa sẽ cứu dân khỏi cảnh đời lầm than trong thời kỳ cánh chung để đưa dân đến một cảnh trời mới đất mới. Nhân vật mà Người sẽ dùng được gọi là Người Tôi Tớ và là Người Tôi Tớ đau khổ. Ngài bị khinh khi và là đồ phế bỏ của loài người (53,3). Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống (53,8). Nhưng Yavê đã ái mộ Ngài, đã cho Ngài hồi phục; Ngài sẽ được thấy dòng giống, và sẽ thọ trường niên.
Tất cả những lời tiên tri trên, chúng ta biết đã được thực hiện nơi Ðức Yêsu trong mầu nhiệm Tử nạn-Phục sinh. Nhưng Ysaia không chỉ tiên báo mà còn giải thích. Ông nói rằng chính Ngài vác lấy tội vạ chúng ta và như vậy để ý định của Thiên Chúa được nên trọng. Hai ý tưởng đã được nêu lên để giải thích sự đau khổ của Người Tôi Tớ, hình ảnh của cuộc khổ nạn mà Ðức Yêsu đã chịu. Một đàng, Người sẽ vác lấy tội vạ mọi người. Ðúng như Yoan sẽ giới thiệu: Người là Con Chiên gánh tội trần gian. Người là Chiên Vượt qua. Chiên hy tế của đạo mới. Thiên Chúa đánh phạt tội lỗi chúng ta nơi thân xác của Người vì Người đã xuống thế vì chúng ta và để cứu độ chúng ta.
Nhưng tuy rất hợp lý, lời giải thích này vẫn chưa làm chúng ta thỏa mãn. Thiên Chúa không thể tha bổng cho chúng ta sao? Người không tốt lành đến mức không đòi của lễ đền tội ư? Thế nên phải có một lời giải thích thêm. Ysaia trong bài ca Người Tôi Tớ đã đưa ra lời giải thích này. Nhưng đúng ra là để đưa chúng ta vào sâu hơn trong mầu nhiệm,vì ông viết: Người Tôi Tớ phải chịu cay đắng như vậy là để làm trọn ý Chúa. Các tác giả Tân Ước sau này cũng luôn luôn nói: Ðức Yêsu phải chịu khổ hình thập giá chiếu theo ý nhiệm mầu của Thiên Chúa và để làm trọn các lời Thánh Kinh đã được viết về Người. Như vậy chúng ta có thể biết chắc được rằng chẳng có lời cuối cùng nào giải thích được mầu nhiệm thập giá. Mọi ý kiến thêm vào các lý lẽ Thánh Kinh ở trên chỉ là suy tư thần học để an ủi lý trí loài người một phần nào thôi. Ơn cứu độ dành cho lòng tin. Con người phải có thái độ khiêm cung trước ân ban của Thiên Chúa và các mầu nhiệm của Người.
Nhưng dù không hiểu rõ đường lối siêu việt của Thiên Chúa, chúng ta vẫn nhắm được chủ đích của ý định nhiệm mầu Người. Người dẫn Tôi Tớ Người đi ngang qua thống khổ, không phải để hủy diệt, nhưng để tôn vinh Ngài và để Ngài làm cho nhiều kẻ được nên công chính. Ysaia đã nhìn thấy như thế và các tác giả Tân Ước cũng sẽ luôn luôn nói rằng: Ðức Kitô phải đi qua gian khổ để vào nơi vinh quang và ban ơn cứu độ cho loài người. Sự phục sinh của Ngài đã thực hiện lời Ysaia và các vị tiên tri. Ðó là niềm vui to lớn làm chúng ta quên được những mối u uẩn trên con đường thập giá. Chúng ta không hiểu được mọi chi tiết của con đường này, nhưng như lời Ðức Yêsu nói trong các sách Tin Mừng: người đàn bà sinh nở xong nhìn vào sự sống mới chào đời sẽ quên hết những cơn đau trong lúc lâm bồn. Chúng ta cũng vậy, hãy lấy mầu nhiệm phục sinh chiếu ánh sáng vào mầu nhiệm thập giá để dễ chấp nhận đường lối của Người Tôi Tớ lý tưởng đã đi và đang kêu gọi mọi tôi tớ Thiên Chúa hãy đi vào. Ðó cũng là ý của bài thư Hipri hôm nay.

3. Chúng Ta Hãy Nắm Giữ Tín Ðiều
Tác giả khuyên chúng ta hãy ngước mắt nhìn vị Thượng tế của đạo ta. Người đã ngang qua các tầng trời. Tức là Người đã phục sinh và lên trời vinh hiển. Chúng ta hãy nắm giữ niềm tin đó để giúp mình đi con đường trần gian này.
Ai phủ nhận đường đời đầy khổ đau và hiểm nguy! Con đường của người tín hữu lại còn nhiều yếu đuối và thử thách. Ý thức tội lỗi và các cám dỗ phủ nhiều mây mù ảm đạm trên đường đời của họ. Chưa kể đến những bắt bớ và nhục nhã vì danh Chúa. Dường như càng giữ luật Chúa, càng muốn nên thánh lại càng bị thiệt thòi và hất hủi. Thánh giá thường là kỷ phần của người công chính.
Sức mạnh nào giúp họ vác được thánh giá mình hằng ngày và dám đi đến chỗ thí mạng mình cho sự thánh thiện, nếu không phải là niềm tin vào Ðức Yêsu đã đi qua thống khổ mà đạt tới vinh quang? Ðứng nơi Người đang ở, Người tỏ ra thông cảm hoàn toàn với những lao nhọc của ta. Hơn nữa những yếu đuối và tội lỗi của mọi người đang được cuộc khổ nạn của Người tẩy xóa trước mặt Thiên Chúa. Loài người hãy dạn dĩ đến với Người để được ở gần ngai ân sủng.
Một niềm tin như vậy, tác giả thư Hipri khuyên chúng ta nắm giữ. Và trong ngày truyền giáo hôm nay, đó cũng có thể là nguồn an ủi lớn cho chúng ta.
Ða số chúng ta biết nhiệm vụ phải góp phần vào việc mở rộng Nước Chúa ở trần gian theo như lời kinh Lạy Cha đọc hằng ngày. Không tha thiết với công việc truyền giáo quả thật là sống ngoài tình thương của Thiên Chúa, vì Người đầy lòng xót thương đến nỗi danh xưng rất đẹp lòng Người là tước hiệu Cứu Chúa. Người là Thiên Chúa chúng ta, nhưng là Thiên Chúa cứu độ, không những luôn suy nghĩ kế hoạch cứu thế mà còn thi hành khi ban chính Con Một Người chịu chết để cứu vớt trần gian. Lòng Thiên Chúa như vậy và sự sống của Người như thế, thì làm sao người ta có thể chia sẻ tấm lòng và sự sống của Người mà không tha thiết với phần rỗi anh em? Chúng ta phải "khao khát các linh hồn", tức là muốn ơn cứu độ được mọi người nhận lấy. Nhưng chúng ta dường như bất lực... Vì thực tế chúng ta quá lam lũ khổ sở ở trần gian.
Huấn giáo của Lời Chúa hôm nay không thích hợp để an ủi chúng ta sao? Con đường cứu thế phải đi qua gian khổ. Chúng ta đang đi con đường khổ sở trần gian, thì chúng ta có khả năng cứu thế. Trước hết bằng việc thánh hóa các khổ đau của mình, tức là thanh luyện mình qua các thống khổ hằng ngày. Hữu xạ tự nhiên hương. Sự hiện diện của một người thánh thiện tự nó đã có sức thu hút và thuyết phục. Rồi chúng ta có thể dâng cuộc đời khổ sở nhưng đạo đức làm của lễ đền tội thế gian và cầu xin ơn cứu độ cho các linh hồn.
Chúng ta còn có thể tham gia vào các khổ đau của những tông đồ truyền giáo khi giúp đỡ họ về vật chất và tinh thần. Những giúp đỡ này cũng gây thêm cho chúng ta ít nhiều đau đớn, nhưng là những đau đớn dành cho người tôi tớ vác tội vạ trần gian. Cuối cùng sẽ quý hóa biết bao khi có những tâm hồn thấy cuộc đời tông đồ vất vả, nhục nhã, khó khăn mà vẫn tình nguyện đi vào và quyết đi cho đến cùng! Những người ấy thật sự phải nghe được lời Ðức Yêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay, suy nghĩ được gương Người Tôi Tớ trong sách Ysaia và nhất là nắm giữ được niềm tin như thư Hipri khuyên bảo. Chúng ta hết thảy hãy ghi những lời Thánh Kinh ấy vào lòng và cố gắng đem ra thi hành, để đường đời chúng ta đi sẽ là con đường cứu thế và truyền giáo mưu được ơn cứu độ và hạnh phúc cho nhiều người, qua các hy sinh xả kỷ của những người tôi tớ Chúa.
Chúng ta hãy tuyên xưng niềm tin như vậy. Và nhất là hãy cử hành mầu nhiệm Người Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa, để muốn bước theo Người và đồng hóa với Người trong công cuộc cứu thế.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Chủ Nhật 29 Thường Niên, Năm B
Bài đọc: Isa 53:10-11; Heb 4:14-16; Mk 10:35-45.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: 
Ý nghĩa và giá trị của đau khổ

Người đời muốn có uy quyền để cai trị, để được người khác tôn trọng và phục vụ mình. Hậu quả xảy ra là mọi người ghen tị, tranh chấp, và tìm các tiêu diệt nhau; vì không ai muốn thua người khác. Người môn đệ của Đức Kitô được dạy để trở nên đầy tớ khiêm nhường và phục vụ mọi người. Hậu quả là yêu thương đùm bọc, đoàn kết, và xây dựng cộng đoàn. Nhìn vào hậu quả của cả hai khuynh hướng, một người có thể nhận ra lối sống nào tốt đẹp cá nhân và cho cộng đoàn hơn; nhưng vì tính ích kỷ và lòng ham muốn của cá nhân, con người đi lạc đường Đức Kitô dạy dỗ.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung vào Đức Kitô, mẫu gương khiêm nhường và phục vụ cho con người. Trong Bài Đọc I, tiên tri Isaiah tiên báo về Người Tôi Trung của Thiên Chúa: Ngài sẽ bị nghiền nát vì đau khổ để chuộc tội cho muôn người và hoàn tất thánh ý của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc II, tác giả Thư Do-thái muốn nhắc nhở cho các tín hữu biết noi gương và chạy đến với Đức Kitô mỗi khi chịu đựng đau khổ; vì Ngài đã từng trải qua những đau khổ như con người, nên Ngài biết giúp cho con người vượt qua đau khổ. Trong Phúc Âm, khi hai anh em, Giacôbê và Gioan đến xin với Chúa Giêsu một đặc quyền, là cho hai anh em một người ngồi bên tả và một người ngồi bên hữu trong vương quốc của Thiên Chúa; Đức Kitô trách họ không biết họ đang xin gì. Các môn đệ khác bất bình với hai anh em vì họ cũng không muốn ai hơn họ. Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ: kẻ làm lớn nhất trong Nước Trời là kẻ hiến thân phục vụ người khác.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Vì đã nếm mùi đau khổ, Tôi Trung của Ta sẽ làm cho muôn người nên công chính.
1.1/ Nếu Người hiến thân làm lễ vật đền tội: Thiên Chúa cũng như con người, khi phải lựa chọn là lựa chọn cho một mục đích. Nếu Người Tôi Trung chọn con đường đau khổ, hiến thân mình làm lễ vật đền tội, ba điều lợi ích sau đây sẽ xảy ra:
(1) Lợi ích cho Người Tôi Trung: Tiên tri Isaiah liệt kê: ''Người sẽ nhìn thấy giòng dõi của mình và triều đại của Người sẽ vô tận... Người sẽ nhìn thấy kết quả do công khó của mình và được mãn nguyện.'' Giòng dõi của Đức Kitô chính là những người mà Ngài đã cứu chuộc. Trong Ngày Phán Xét, Ngài sẽ làm vua cai trị họ và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Thấy trước được hậu quả, Người Tôi Trung sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, vì cái đau khổ tạm thời không thể so sánh với cái vĩnh cửu mai sau.
(2) Lợi ích cho tha nhân: ''Vì đã nếm mùi đau khổ, người, Tôi Trung công chính của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.'' Mọi người đã phạm tội, và như một hậu quả, họ phải chết. Nhưng vì Người Tôi Trung muốn gánh lấy hậu quả mà con người phải chịu cho chính họ; đó là lý do con người được tha thứ tội lỗi, và được trở nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Hậu quả của việc nên công chính là họ sẽ được sống muôn đời.
(3) Ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu: Ý muốn của Thiên Chúa chính là Kế Hoạch Cứu Độ con người của Thiên Chúa. Ngài không muốn con người phải chết, nhưng muốn họ được hưởng ơn cứu độ. Vì yêu thương Thiên Chúa và yêu thương con người, Người Tôi Trung sẵn sàng chịu đau khổ để ý nguyện của Thiên Chúa được hoàn thành, và mang con người về cho Thiên Chúa.
Nhìn lại ba điều lợi ích lớn lao này, Người Tôi Trung sẵn lòng hy sinh mạng sống mình, chịu đựng đau khổ để hoàn tất ý định của Thiên Chúa.
1.2/ Nếu Người Tôi Trung từ chối đau khổ: Những gì sẽ xảy ra nếu Người Tôi Trung không chịu chấp nhận gian khổ:
(1) Ngài sẽ không được thấy một giòng dõi đông đảo của con người được cứu chuộc, và không thể làm vua cai trị họ.
(2) Con người, tạo vật yêu dấu mà Thiên Chúa đã dựng nên phải hư mất đời đời.
(3) Ý muốn của Thiên Chúa không được thành tựu. Điều này không thể xảy ra, vì sự hiệp thông trọn vẹn giữa Cha và Con.

2/ Bài đọc II: Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.
2.1/ Con đường gian khổ là con đường Thiên Chúa chọn.
(1) Đức Kitô đã trải qua hết những đau khổ của kiếp người: Nhiều người chúng ta dễ nản chí và than trách Thiên Chúa khi phải chịu đựng và đương đầu với đau khổ; nhưng chúng ta đừng bao giờ quên đây là cách thức duy nhất Thiên Chúa đã chon cho Ngài và cho Con của Ngài, với mục đích dể đem ơn cứu độ cho con người. Chúng ta chịu đựng đau khổ là xứng đáng với tội lỗi của chúng ta; nhưng chúng ta phải biết Thiên Chúa không mắc tội gì để chịu đựng những đau khổ này. Các Ngài chọn với mục đích duy nhất là để mang ơn cứu độ cho con người. Tác giả Thư Do-thái khuyên các tín hữu hãy biết đặt niềm tin trọn vẹn vào Đức Kitô: ''Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin.''
(2) Gian khổ có thể vượt qua được: Một điều sẽ giúp chúng ta rất nhiều như đã giúp Đức Kitô là chúng ta cần biết gian khổ đời này chỉ tạm thời và không thể nào so sánh được với vinh quang mà chúng ta sẽ được hưởng sau này. Đức Kitô xuống trần cũng chỉ có hơn 30 năm; Ngài chịu đựng cực kỳ gian khổ cũng chỉ có hơn ba năm. Sau đó là chiến thắng phục sinh khải hoàn. Chúng ta đừng để những danh vọng hay vinh quang tạm thời ngăn cản không cho chúng ta đạt tới phúc trường sinh bất diệt. Mỗi khi cảm thấy cong oằn vì đau khổ thế gian, chúng ta hãy biết ngước nhìn lên Đức Kitô: ''Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.''
2.2/ Hãy biết học hỏi để chịu đựng gian khổ như Đức Kitô.
(1) Mục đích tại sao chịu đau khổ phải luôn là ánh sáng soi đường cho chúng ta: Giống như Đức Kitô luôn biết sống kết hợp với Chúa Cha, nhất là trong những giây phút đau khổ nhất của cuộc đời, Ngài luôn xin cho ý Cha được thể hiện. Chúng ta cũng thế, chúng ta phải nắm chắc mục đích của Thiên Chúa muốn chúng ta sống trên đời này là để mưu cầu ơn cứu độ cho mình và cho mọi người. Nếu đánh mất mục đích này, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào bẫy của hưởng thụ cá nhân và những chước cám dỗ của ma quỉ.
(2) Nguồn sức mạnh của chúng ta là nơi Đức Kitô: Đức Kitô để lại những lời dạy dỗ khôn ngoan qua Kinh Thánh và kho tàng ân sủng qua các Bí-tích Ngài đã thiết lập. Tác giả Thư Do-thái khuyên: ''Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.''

3/ Phúc Âm: Vinh quang có được là phần thưởng của chịu đựng đau khổ.
3.1/ Tham vọng của con người: Các tông-đồ cũng là những con người, mặc dù được Chúa Giêsu kêu gọi và hướng dẫn, nhưng các ông vẫn còn mang tính ích kỷ và thói muốn vượt trổi người khác. Trình thuật hôm nay kể hai người con ông Zebedee là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang."
3.2/ Chung phần đau khổ sẽ chung phần vinh quang: Đức Kitô lợi dụng cơ hội để dạy dỗ các ông về giá trị của đau khổ và điều kiện để chung hưởng vinh quang.
(1) Vinh quang qua đau khổ: Đức Giêsu bảo hai anh em: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.'' Chén Đức Kitô sắp uống là Cuộc Thương Khó và cái chết sắp xảy ra của Ngài là Phép Rửa trong máu. Hai anh em có thể không hiểu rõ; nhưng vì ao ước được uy quyền quá mãnh liệt làm các ông dám trả lời có cho câu hỏi của Chúa Giêsu. Điều này cũng như một lời tiên báo là các ông cũng phải trải qua con đường đau khổ như Đức Kitô: Giacôbê trở thành tông đồ đầu tiên tử đạo tại Jerusalem; còn Gioan, tuy không chịu tử đạo, nhưng cũng phải trải qua mọi gian nan trong cuộc sống một thời gian rất lâu trong tuổi già.
(2) Vinh quang được cho bởi Thiên Chúa: Đức Kitô nói tiếp: ''Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được." Chúng ta không biết cách cai trị trên Thiên Đàng làm sao; nhưng cứ theo lời Đức Kitô dạy, các người cai trị là những người có tình yêu rộng mở và mong muốn được phục vụ người khác.
3.3/ Phản ứng ghen tỵ của các tông-đồ: Chỉ có hai chỗ quan trọng nhất sau nhà vua, hai anh em con ông Zebedee đã xin rồi; vì thế, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. Chúng ta thấy kiểu mẫu thường xảy ra nơi con người: bắt đầu từ niềm mong ước được trổi vượt đến chỗ tìm cách để đạt được điều mong ước. Khi không đạt được, con người tìm mọi cách để tranh chấp làm sao cho đạt được điều mình mong muốn. Hậu quả xảy ra là bất an, chia rẽ, và mạnh ai người ấy sống. Nếu các tông-đồ cứ giữ ý như vậy, chắc chắn họ sẽ không thể đạt được ơn cứu độ, chứ đừng mơ tưởng sẽ mưu cầu ơn cứu độ cho người khác. Lợi dụng cơ hội, Chúa Giêsu dạy dỗ các ông.
(1) Ngài phân biệt cho các ông hai mục đích khác nhau giữa mục đích của thế gian và của người môn đệ Đức Kitô:
+ Của thế gian : Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.'' Thủ lãnh của thế gian không tin vào ơn cứu độ đời sau; nên đối với họ, quyền lợi được hưởng là ở đời này. Vì thế, được người ta coi trọng, được ra lệnh, và được phục vụ là tất cả những gì họ ao ước trên thế gian này.
+ Của các môn đệ Đức Kitô: ''Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.'' Mục đích của người môn đệ của Đức Kitô là ơn cứu độ cho mình và cho mọi người; nên nếu phải hy sinh tất cả cho mục đích này, họ cũng sẵn lòng để làm.
(2) Đức Kitô làm gương sáng cho các môn đệ: ''Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." Đức Kitô không chỉ dạy, nhưng Ngài sẵn sàng làm gương vác Thập Giá đi trước để chuộc tội cho con người.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thế giới hôm nay đã có quá nhiều những con người ích kỷ ham danh vọng, quyền bính, và lợi nhuận vật chất. Thế giới cần nhiều những môn đệ của Đức Kitô như thánh Vinh-sơn, Cha Sở họ Ars, Mẹ Têrêxa, và ĐGH Gioan Phaolô II.
- Là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta phải noi gương Ngài để khiêm nhường phục vụ tha nhân; để mang lại sự sống cho họ và cho cộng đoàn được phát triển.
- Nếu ai cũng mong trở nên những nhà lãnh đạo uy quyền kiểu thế gian, lấy ai phục vụ những người già, bệnh tật, và mẹ góa con côi?

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************

Chúa Nhật tuần 29 thường niên, năm B
Suy niệm: Vì địa vị, quyền hành đã gây chia rẽ giữa các môn đệ. Ðiều đó cho thấy mục đích theo Chúa Giêsu của các môn đệ còn thấp kém. Chính vì thế, trước lời loan báo của Ðức Giêsu về cuộc khổ nạn, các ông vẫn không hiểu, dù Ngài đã nói đến lần thứ ba. Ðức Giêsu thì cương quyết lên Giêrusalem để chấp nhận khổ nạn, còn các môn đệ thì sợ hãi kinh hoàng. Ðức Giêsu nói rõ: Con đường của Ngài là con đường đau khổ, là chấp nhận chén đắng. Sự thanh tẩy tức là từ bỏ mình là chấp nhận khiêm tốn phục vụ như một đầy tớ của mọi người. Ðó là vinh quang đích thực của Ðức Giêsu và của những môn đệ Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, các môn đệ xưa đã không hiểu được con đường của Chúa. Chúng con hôm nay cũng không nhận ra giá trị của đau khổ. Trước khổ đau thử thách, chúng con vẫn than trách Chúa. Chúng con vẫn muốn địa vị, quyền cao chức trọng và muốn người khác kính nể, phục vụ mình. Xin dạy chúng con biết sống tinh thần khiêm tốn của Chúa: biết dùng tất cả những ân huệ Chúa ban để phụng sự Chúa và phục vụ mọi người, cụ thể nơi gia đình, xứ đạo của chúng con. Amen.
Ghi nhớ : "Con Người đến để ban mạng sống Mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".
21/10/12 CHÚA NHẬT TUẦN 29 TN – B 
Khánh Nhật Truyền Giáo

Mc 10,35-45 
NÉT ĐẸP TRUYỀN GIÁO
“Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10,45)
Suy niệm: Bài Tin Mừng hôm nay – Chúa Nhật 29 thường niên B - có thể sử dụng để suy niệm về một nét đẹp khác nữa của việc truyền giáo hiện nay: Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên Chúa Cha gởi đến trần gian để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Mục tiêu của Ngài là phục vụ. Trước hết là phục vụ Tin Mừng, sau là phục vụ mọi người để Tin Mừng được sáng tỏ. Nói cách khác, Chúa Giêsu trở nên chứng tá của Tin Mừng qua cung cách phục vụ, chứ không chỉ nói suông. Đây là một nét đẹp của truyền giáo. Truyền giáo là làm sao cho mọi người nhìn nhận Tin Mừng của Thiên Chúa và làm cho họ biết phụng sự Thiên Chúa và phục vụ nhau, xây dựng Nước Chúa thấm đẫm tinh thần hy sinh, bác ái. Bao lâu Kitô hữu còn để mình được phục vụ mà không phục vụ người khác thì Tin Mừng khó có cơ may bén rễ và phát triển trên thế gian này.
Mời Bạn: Bạn đã và đang chứng kiến bao nhiêu tu sĩ, tín hữu cúi xuống để tận tuỵ chăm sóc các bệnh nhân, bao nhiêu người thiện chí không ngại chấp nhận nguy hiểm để dấn than cho công bình xã hội, chăm sóc giáo dục cho bao trẻ em bị bo rơi… Những con người này chắc chắn ít nhiều đang làm thay đổi não trạng thế tục và thực dụng của con người ngày nay, muốn coi cuộc sống đời này như một cơ hội để giành giật những mối lợi cá nhân, những sở hữu riêng tư.
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái phục vụ cụ thể để loan báo Tin Mừng nơi môi trường bạn đang sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, “xin cho con biết mến yêu và phục vụ Chúa trong mọi người.” Amen.

Đầy tớ và nô lệ
Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi. Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao, nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa. 
Suy nim:
Ghế tượng trưng cho địa vị, quyền lực và quyền lợi,
nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ghế trưởng phòng, ghế giám đốc, ghế đại biểu...
Tất cả nỗ lực dồn vào việc có một ghế,
sau đó là giữ ghế, hay tìm cách lên ghế cao hơn.
Ngay cả những người đã bỏ mọi sự để theo Chúa
cũng bị ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Ðức Giêsu nói đến cái chết gần kề của mình,
thì Gioan và Giacôbê lại xin được ngồi hai bên tả hữu.
Có vẻ họ không bắt được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi không khó lắm.
Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và công trạng của mình
thì khó hơn bội phần.
Hai môn đệ đã từ bỏ những điều rất cao quý,
nhưng bây giờ lại muốn kiếm chút lợi lộc
từ chính sự từ bỏ và phục vụ của mình.
Họ dám lên tiếng đòi hỏi Ðức Giêsu:
“Chúng con muốn Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin”.
Thái độ bực tức của mười môn đệ còn lại
có thể bắt nguồn từ một sự ganh tỵ ngấm ngầm.
Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai ghế tả hữu.
Ðức Giêsu kéo hai ông ra khỏi tham vọng và đam mê
để đưa họ trở về với thực tại gai góc sắp đến.
Họ muốn được chung phần với Ngài trong vinh quang,
nhưng liệu họ có dám chia phần với Ngài trong đau khổ?
Uống chung chén đắng Thầy sắp uống,
chịu chung phép Rửa Thầy sắp chịu
là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên tả hữu Thầy trong vinh quang
đâu phải là phần thưởng để trả công cho người bền chí.
Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi.
Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao,
nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa.
Người đứng đầu, người làm lớn, người có quyền
thường dễ có thái độ thống trị, áp đặt, hống hách.
Chức vụ và quyền lực trở thành phương tiện phục vụ bản thân.
Ðó là lối lãnh đạo dễ thấy nơi người đời.
Ðức Giêsu không chấp nhận chuyện đó nơi Hội Thánh:
“Nơi anh em thì không như vậy”.
Ngài đề xướng một lối lãnh đạo mới.
Ai muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh
phải trở nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Ðức Giêsu mời chúng ta làm một cuộc cách mạng lớn,
không phải chỉ là đổi ngôi, mà là đổi lòng.
Tận diệt trong tim những tham vọng ăn trên ngồi trước.
Ðức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay Giáo Hội vô tổ chức.
Nhưng Ngài coi lãnh đạo là khiêm nhường phục vụ.
Phục vụ là động từ tóm kết toàn bộ đời Ðức Giêsu.
Ngài đến trần gian để phục vụ, sống như người phục vụ,
và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.
Cầu nguyn:

Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.

Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.

Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 10
21 THÁNG MƯỜI
Nhu Cầu Tiếp Nhận Nguời Tị Nạn
Các quốc gia trên thế giới cần phải hợp tác với nhau để đáp ứng nguyện vọng về chỗ định cư cho những người muốn tìm đất sống mới. Chỉ có sự hợp tác trên qui mô lớn giữa các chính phủ mới có thể có được giải pháp thỏa đáng cho vấn đề vốn dai dẳng và nghiêm trọng này. Trong Thông Điệp Pacem in terris, Đức Gioan XXIII đã đề cập đến tình trạng của những người bị trục xuất khỏi quê hương mình vì những lý do chính trị (PT 103–108). Ngài nhấn mạnh: “Những người tị nạn ấy là những nhân vị, và tất cả những quyền lợi của họ trong tư cách là những nhân vị cần phải được tôn trọng. Người tị nạn không thể mất các quyền căn bản của mình, cho dù họ bị tước đoạt quyền công dân tại xứ sở của họ”. (PT 105)
Với những lời khẳng quyết mạnh mẽ này, Đức Gioan XXIII đã đưa ra những lý do căn bản tại sao chúng ta – những Kitôhữu – phải quan tâm đến các anh chị em tị nạn. Họ đến với chúng ta từ những hoàn cảnh đau khổ và bị ngược đãi. Bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ những quyền lợi cốt thiết của họ, những quyền căn bản của mọi con người, những quyền không thể bị chế định bởi các yếu tố của tự nhiên hay bởi những hoàn cảnh chính trị xã hội.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 21-10
Chúa Nhật XXIX Thường Niên; 
1S 53, 10-11; Dt 4, 14-16; Mc 10, 35-45.
LỜI SUY NIỆM: “Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 44)
          Chúa Giêsu đang nói với những người đứng đầu trong các chức vụ, trong các đoàn thể của Giáo Hội phải ý thức bản thân mình được Chúa và Giáo Hội mời gọi và ban ơn để cọng tác với Chúa; để phục vụ anh em. Chứ không phải để được ngồi trên ăn trước, để có quyền sai khiến, dọa nạt và bắt chẹt anh em. Người đứng đầu bất cứ tổ chức hay đoàn thể trong Giáo Hội phải là người nên gương sang về phục vụ, phải quan tâm và nhìn thấy được những nhu cầu anh em cần, để mà Bổ Trợ, bổ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để anh em làm tốt công việc của họ; chứ không được làm thay cho anh em; để anh em được trưởng thành và ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình. Với tinh thần này, anh em trong cộng đoàn cũng phải biết khiêm tốn đón nhận, những con người đang phục vụ mình với một sự tôn trọng phải lẻ và yêu thương họ, giúp họ hoàn thành công việc trong cương vị của họ.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
21 Tháng Mười
Hai Cha Con Và Con Lừa

Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".
Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".
Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
Trong Giáo Hội cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ là những gai nhọn hoặc dấm chua trong Giáo Hội. Sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ hơn là góp phần xây dựng Giáo Hội trong tình yêu thương và hiệp nhất.
(Lẽ Sống)

Ngày 21
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN
Chúa nhật Truyền Giáo


Để là nhà truyền giáo, phải được Đức Ki tô lôi cun, nhưng cũng phải đựơc con người, các nền văn hoá và các nền văn minh khác quyến rũ. Phải chấp nhận ra khỏi mình, để khám phá Đức Kitô sng động. Đây là câu trích của một nhà truyền giáo: "Phải tìm được mỗi ngày sức mạnh nơi Đng là sự sng." Như vậy, nhà truyền giáo chính là người đi tìm Thiên Chúa, được phúc âm hoá nhờ Đức Kitô hiện diện trên những lục địa xa lạ. Việc truyền giáo được thực hiện theo hai hướng. Việc làm chứng của các Giáo Hội Châu Á hay Châu Phi. Là nguồn gc tính năng động, làm nên các Giáo Hội Phương Tây. Sứ mạng luôn là "thiết lập chiếc cầu" ni kết các Giáo Hội địa phương với các Giáo Hội xa xôi, để phục vụ việc phúc âm hoá mọi người.
Hãy để Chúa nhìn chúng ta với lòng ưu ái, sự hài hước và đơn sơ. Người nói với chúng ta: “Hãy đến và theo Thầy!" Một số đi phương xa. Một s khác ở lại tại chỗ. Chính Chúa gọi và trao cho mỗi người, nơi họ đang sng, sứ vụ rao giảng Tin Mừng.

Paul-Dominique Marcovits, o.p.
Hạnh Các Thánh

Ngày 21 tháng 10
THÁNH HILARIÔ
TU VIỆN TRƯỞNG
Cơn cám dỗ của thánh Hilario

Thánh Giêrônimô rất cảm phục những đức tính đặc biệt của thánh Hilariô, nên đã tường thuật cuộc đời của vị thánh ngài ngưỡng mộ với rất nhiều chi tiết quý báu, làm nổi bật những nhân đức anh hùng của một vị thánh xuất sắc của thế kỷ thứ IV. Vì thế, người ta có thể tin vào giá trị lịch sử của bản tường thuật ấy. Tuy nhiên nhiều chi tiết và sự kiện có vẻ chung cho những vị thánh khổ tu thuộc mấy thế kỷ đầu như thánh Antôn, thánh Phaolô... Những trang sau đây giúp chúng ta hiểu đại cương tinh thần khổ tu của các tu sĩ đầu tiên.
Hilariô sinh tại Tabatha, một thị trấn nhỏ tại Palestina cách Gaza chừng năm dặm về phía nam. Cha mẹ ngài là người ngoại giáo, do đấy người ta ví ngài như một bông hồng mọc giữa bụi gai. Hilariô học tại Alexanđria và theo khoa hùng biện. Khi đã trở thành môn đệ Chúa Giêsu, ngài xa lánh các nơi vui chơi, các hí trường. Từ đây, sở thích của ngài là lui tới các cộng đồng kitô hữu hội họp trong các giáo đường.
Hilariô đã tiếp xúc với thánh Antôn tu hành và thụ giáo với thánh nhân. Sau mấy tháng, ngài trở về quê cùng với mấy tu sĩ khác. Khi cha mẹ ngài từ trần, ngài đã chia gia tài với anh em, rồi phân phát cho người nghèo khó tất cả phần gia tài riêng của ngài. Ngài tìm một nơi hiu quạnh gần Majouma thuộc hải cảng Gaza để sống đúng tinh thần một tu sĩ. Lúc ấy Hilariô mới 15 tuổi. Chiếc lều ngài trú mưa nắng chỉ cao hơn một thước, nghĩa là còn thấp hơn ngài. Vì thế phải đào sâu xuống đất để khỏi chạm đầu vào mái nhà. Ở đây Hilariô hãm mình và hy sinh tột độ: mặc áo nhặm, ăn uống kham khổ. Ngài thường ăn lúa mạch, rễ cây và rau cỏ. Bữa ăn chiều có lần ngài chỉ dùng mười lăm trái sung. Không kể những giờ cầu nguyện và đọc Thánh vịnh, thánh nhân còn làm việc chân tay như trồng tỉa, đan rổ, đan rá, theo gương các tu sĩ bên Ai cập, vì ngài thường suy gẫm lời thánh Phaolô: “Ai không làm việc thì không đáng ăn”.
Đời sống hãm mình hy sinh đi đôi với việc cầu nguyện và gương nhân đức của ngài đã chiếu sáng khắp xứ, nên hầu như mọi người dân Palestina ai ai cũng nghe biết danh ngài.
Lời cầu nguyện của ngài có hiệu quả chắc chắn và đã được Chúa nhận lời. Thế nên người ta đã tìm đến ngài để nhờ ngài cầu nguyện, nhất là khi họ đau yếu bệnh tật hay bị tà ma khuấy khuất. Sau đây là một trong nhiều trường hợp điển hình đã được truyền lại hay ghi chép lại: ông Ôriôn là một bậc vị vọng trong thành Aila trên bờ biển đỏ bị quỷ ám, người ta dẫn ông tới thánh nhân. Hôm ấy Hilariô đang đi bách bộ với mấy tu sĩ và bàn hỏi về Thánh kinh. Bỗng Ôriôn nhẩy chồm đến, ôm ghì lấy thánh nhân nhấc bổng lên. Mấy anh em tu sĩ la ó om sòm vì sợ hãi. Ai cũng sợ con quỷ phanh thây thánh nhân. Nhưng ngài bình tĩnh trả lời cách vui vẻ: “Anh em hãy yên lặng! Cứ để mặc tôi với huấn luyện viên thể dục của tôi xem sao!” Thánh nhân đưa tay về đàng sau, túm lấy tóc ông Ôriôn lôi hắn về phía trước. Thánh nhân xiết chặt tay hắn, dẵm lên chân nạn nhân và kêu lên: “Hỡi lũ quỷ, hãy chịu thua đi, hãy chịu thua đi! Lạy Chúa Giêsu, xin tháo gỡ cho người khốn nạn này, xin phóng thích kẻ tù tội này! Dầu có một hay nhiều quỷ đi nữa, thì cũng chỉ có mình Chúa mới có thể trừ khử được”. Khi Ôriôn được phóng thích, ông trở lại cùng thánh nhân, đem theo nhiều tặng vật để tạ ơn ngài. Nhưng ngài từ chối và đáp lại rằng: “Ông không biết Giêdi và Simon đã phải phạt như thế nào? Người thứ nhất vì đã nhận tiền, người thứ hai vì đã đút tiền; người trước thì muốn ban ân sủng của Chúa Thánh Thần, người sau lại muốn mua bán ơn Chúa”. Nhưng Ôriôn xin rằng: “Xin ngài vui nhận rồi ban phát cho kẻ nghèo!” Hilariô đáp lại: “Nếu chính ông đi phân phát tiền của ông cho người nghèo khó hẳn còn giá trị và có ảnh hưởng hơn tôi nhiều. Riêng tôi, tôi đã từ bỏ mọi tài sản của tôi. Tại sao tôi lại còn tìm kiếm của cải của người khác. Đối với nhiều người, kẻ nghèo hèn là một dịp để họ phô trương những tình thương đích thực thì không có gì là giả tạo. Chẳng ai ban phát nhiều hơn người không giữ lại chi cả... Ông đừng buồn vì tôi không nhận, tôi làm phiền lòng Chúa, và bầy quỷ sẽ trở lại ám ông chăng”.
Tiếng đồn thổi càng ngày càng tăng thêm, vì thế cả những người ở Syria hoặc Ai cập cũng tìm hết cách để đến gặp ngài. Nhiều người, sau khi được ngài chữa cho khỏi bệnh hoặc khỏi quỷ ám đã xin theo ngài để làm môn đệ ngài. Cũng có người tình nguyện sống khắc khổ vì cảm phục sự thánh thiện của ngài. Tuy có nhiều người làm phiền lòng ngài, nhưng vì lòng nhân từ, không bao giờ ngài từ chối những người đến nhờ cậy ngài cứu giúp phần hồn. Các tu sĩ sống với ngài không phải là những vị thánh, nên thường có nhiều tu sĩ còn vương vấn danh vọng và của cải. Thánh nhân lợi dụng mọi hoàn cảnh để giáo dục những người chưa có tinh thần tu sĩ đích thực. Đây là một trường hợp điển hình. Hôm ấy vào ngày chủ nhật, thầy Sabas mời cha Hilariô, các anh em tu sĩ và mọi người ra thưởng ngoạn vườn nho của thầy, với mục đích để được khen lao. Nhưng thánh nhân đáp: “Đáng nguyền rủa cho những kẻ nào tìm cách nuôi lòng tự ái hơn là lợi ích linh hồn! Ta hãy cầu nguyện cho, hãy đọc thánh vịnh để Chúa vườn nho thánh hóa chính người thợ vườn nho của Ngài”.
Hilariô rất nghiêm khắc đối với nhiều tu sĩ vì thiếu đức tin, đã lo lắng để dành của cải về sau hoặc quá lo lắng về tiền bạc. Lúc 63 tuổi, khi thấy tu viện mỗi ngày một phát triển, lại thêm số bệnh nhân và người hành hương tuốn đến như nước chảy, làm náo động vùng sa mạc xưa nay vẫn yên lặng, cha Hilariô tỏ vẻ hối tiếc và nhiều lần ngài đã nói với các tu sĩ: “Sống trong hoàn cảnh nhộn nhịp hiện nay, phải chăng chúng ta đã lĩnh nhận được phần thưởng đời sau rồi! Nếu thế thì khốn khổ quá. Chúng ta phải lo sống ẩn dật và thinh lặng để mai ngày đáng được vui hưởng hạnh phúc trên trời”. Thánh nhân được Chúa cho biết những việc tương lai kín nhiệm. Như một hôm, có một tu sĩ mời ngài đi thăm thánh Antôn tu hành, ngài đáp: “Ta rất mong tới đó, nếu như ta không bị giam giữ ở tu viện này và nếu như cuộc hành trình này không đem lại sự đau khổ: vì đã từ hai hôm nay, loài người đã mất một vị cha già thánh thiện”. Sau này người ta hiểu rằng ngài có ý nói tới việc thánh Antôn đã qua đời.
Người ta không muốn cho thánh Hilariô đi đâu xa. Một hôm ngài cưỡi lừa ra đi, cốt ý tìm nơi thanh vắng để náu thân tụng niệm, nhưng người ta hay biết và từng đoàn lũ kéo ra nhất định ngăn cản không cho ngài đi. Thánh Hilariô bình tĩnh quỳ cầu nguyện, không kêu ca, không phân giải nửa lời. Sau bảy ngày, nhận thấy thánh nhân vẫn cương quyết ra đi, người ta mới chịu để ngài được tự do.
Thánh nhân đến sa mạc gần Athrôđitôn và ở đó với hai tu sĩ. Chẳng bao lâu, người ta lại tuốn đến xin ngài cầu nguyện và chữa bệnh cho họ, nên ngài lại định trốn đến Alexanđria chung sống với các tu sĩ gần Bruchium. Nhưng rồi một hôm, lúc trời đã xế chiều, thánh nhân lại ngỏ ý ra đi, các tu sĩ nài nẵng xin ngài lưu lại. Ngài đáp: “Cha đi để anh em buồn sầu. Rồi ra anh em sẽ hiểu tại sao cha đã ra đi đột ngột thế này”. Quả nhiên, sáng hôm sau, binh lính đã tới vây nhà dòng có ý tìm bắt ngài theo sắc lệnh cấm đạo của Hoàng đế mới ban hành. Nhưng họ đã không tìm thấy ngài. Chính vì thế, bọn họ kháo láo với nhau rằng: “Đúng như người ta đồn: ông này là một tên phù thủy biết được chuyện tương lai”. Đó là thời Hoàng đế Julianô. Chính ông ra lệnh phá hủy tu viện của thánh Hilariô ở Gaza và cho lệnh tầm nã ngài khắp nơi. Vì thế, Hilariô phải đến trú ẩn tại một ốc đảo. Nhưng không được một năm, tiếng nhân đức và ảnh hưởng phép lạ ngài làm lại vang dội khắp miền, người ta tuốn đến với ngài mỗi ngày một đông, đến nỗi ngài không còn biết trú ẩn nơi đâu nữa. Giữa lúc ấy, Ađrianô, đồ đệ của ngài từ Palestina tới báo tin cho ngài biết là Hoàng đế Julianô đã băng hà, và Hoàng đế nối ngôi là người công giáo. Thánh Hilariô vui mừng trở về tu viện Gaza, bấy giờ đã thành nơi hoang phế. Tại đây, ngài đã sống những năm cuối đời trong sự thinh lặng và mai danh.
Thánh nhân hưởng thọ 80 tuổi. Lúc hấp hối, mắt ngài mở rộng, tâm hồn như bị nung đốt, ngài kêu lên: “Ra đi, ngươi sợ gì? Hồn ta ơi, ra đi thôi, tại sao ngươi còn do dự? Ngươi đã phụng sự Chúa Kitô gần 70 năm trời, vậy mà còn sợ chết ư?” Nói rồi ngài tắt thở.
Thánh Hilariô ghi lại cuộc đời của ngài vào khoảng năm 386-391. Hình như thánh Giêrônimô đã tìm được dấu tích của thánh Hilariô khi ngài sang Palestina, và ngài say mến tới nỗi đã muốn coi thánh Hilariô như là một thánh Antôn thứ hai.
Nguyện xin thánh Hilariô bầu cử trước tòa Chúa cho chúng con được lòng khiêm tốn, biết khinh chê danh vọng và của cải thế gian, để đời này, chúng con tận tình phụng sự Chúa trong chính đời sống thầm lặng và mai ẩn của chúng con, và mai sau được cùng ngài vui hưởng phần phúc trên trời.

Lectio: Chúa Nht XXIX Thường Niên (B)

Chúa Nht, 21 Tháng 10, 2012
Người lãnh đạo phải phục vụ
Mc 10:35-45

1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Thiên Chúa của bình an và tha thứ, Chúa đã ban cho chúng con Đức Kitô như một gương mẫu về việc hoàn toàn phục vụ, thậm chí còn ban cho chúng con chính mạng sống của Người; xin Chúa hãy cho chúng con tìm thấy được sự thứ lỗi của Chúa để chúng con có thể chia sẻ cạn chén của thánh ý Chúa và sống trong sự quảng đại và phục vụ tốt đẹp lẫn nhau.
 2.  Bài Đọc

a)  Bối cảnh:
Đoạn Tin Mừng này tiếp ngay sau lời tiên báo thứ ba về cuộc Thương Khó (Mc 10:32-34).  Cũng như trong dịp về các lời tiên báo khác, phản ứng của các môn đệ thì không tích cực:  hai trong số các ông đang lo lắng về việc ai sẽ là kẻ trước hết trong Nước Trời và những người khác trở nên bực tức.  Điều này cho chúng ta biết rằng các môn đệ đã gặp khó khăn trong việc chấp nhận số phận đầy đau đớn của Thầy mình và trong sự hiểu biết về mầu nhiệm Nước Trời.  Hai người tiến đến với lời yêu cầu – các ông Giacôbê và Gioan – là anh em và là những người bạn của Chúa Giêsu (Mc 1:19-20).  Biệt danh của họ là bô-a-nê-ghê nghĩa là “con của thiên lôi” (Mc 3:17).  Lúc ấy, các ông có phần hơi bốc đồng.
b)  Tin Mừng:
35 Khi ấy, Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê đến gần Chúa Giêsu và thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con muốn Thầy ban cho chúng con điều chúng con sắp xin Thầy". 36 Người hỏi: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" 38 Các ông thưa: "Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy". 39 Chúa Giêsu bảo: "Các con không biết các con xin gì. Các con có thể uống chén Thầy sắp uống và chịu cùng một phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39 Các ông đáp: "Thưa được". Chúa Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống, và phép rửa Thầy sắp chịu, các con cũng sẽ chịu. 40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì không thuộc quyền Thầy ban, nhưng là dành cho những ai đã được chỉ định".
41 Mười môn đệ kia nghe chuyện đó liền bực tức với Giacôbê và Gioan. 42 Chúa Giêsu gọi các ông lại gần mà bảo: "Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. 43 Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. 44 Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. 45 Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người".

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để đọc lại bài đọc với tâm hồn chúng ta và để nhận ra trong những lời và trong cấu trúc, có sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý:

Để nhìn thấy những điểm quan trọng trong bài đọc và bắt đầu hấp thụ chúng.

a)  Tại sao các môn đệ lại quá quan tâm đến việc dành những chỗ trên trước?
b)  Câu trả lời của Chúa Giêsu có ý nghĩa không?           
c)  Chúa Giêsu muốn nói gì khi đề cập đến chén sắp uống và phép rửa sắp chịu?
d)  Chúa Giêsu dựa vào đâu mà nói về việc phục vụ cộng đoàn?

5.  Dành cho những ai muốn đào sâu vào trong bài đọc

"Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy"
Mặc dù các ông đã cẩn trọng trong cách đặt câu hỏi của mình, thật rõ ràng là các ông khá đầy tham vọng.  Theo truyền thống, các ông có thể là anh em họ của Chúa Giêsu, và vì thế - chiếu theo lề luật đông phương – các ông có một quyền đặc biệt, là người trong gia đình.  Dù sao chăng nữa, rõ ràng là các ông đã không hiểu tí gì về những điều Chúa Giêsu sắp làm.  Người đang trên đường tiến về cây thập giá ô nhục, và các ông vẫn còn chưa hiểu Người.  Quyền năng thực sự của Chúa Giêsu không bao gồm việc chia chác chỗ ngồi danh dự, mà là đòi hỏi các ông chia sẻ số phận bi thảm của Người: “Các con có thể uống chén Thầy sắp uống?”

"Chén Thầy uống, các con cũng sẽ uống”
Cuộc đối thoại liên quan đến chén sắp uống và phép rửa (các câu 38-39) rõ ràng là song song.  Nhưng không dễ dàng hiểu được làm thế nào mà hai môn đệ có thể uống chén và chịu phép rửa, trừ phi người ta nghĩ đến việc tử đạo mà hai ông phải chịu đựng sau đó.  Bằng vào hai hình ảnh này, Chúa Giêsu dường như gợi lên cái chết thê lương của mình, mà Người tiên báo như một nghĩa vụ tuyệt đối của lòng trung thành với Chúa Cha.  Câu trả lời cho lời yêu cầu của họ để được ngồi cạnh bên Người thì rất thoái thác:  nhưng chúng ta có thể hiểu được rằng câu trả lời ấy muốn nói đường lối của họ không phải là phương cách đúng để đạt được lời cầu xin.

“Mười môn đệ kia… bắt đầu bực tức”
Rõ ràng là họ cũng có cùng một tham vọng.  Tuy nhiên, câu này có vẻ là một câu được soạn bổ sung để nối kết hai đoạn, mà ban đầu đã không được đặt chung với nhau.  Điều này thay đổi chủ đề hoàn toàn. Dù sao, sự thật về lòng bực tức của họ đã được ghi lại, có lẽ được dựa trên một số đoạn Tin Mừng khác nơi mà các môn đệ không xuất hiện trong quan niệm đúng và vì thế nó là xác thực.

“Những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ… Còn các con không như thế.”
Chúa Giêsu đề cập đến các nhà lãnh đạo chính trị vào thời ấy:  và thực sự đây cũng là phong cách của các nhà lãnh đạo chính trị ở mọi lúc.  Nói cách khác, cộng đoàn các môn đệ phải được lãnh đạo bằng sự phục vụ:  hai từ ngữ nói về việc phục vụ này trong một phương cách từ từ.  Đầu tiên Chúa Giêsu nói về “người đày tớ” (diakonos) và sau đó về “người nô lệ” (doulos).  Người ta không thể chọn người mà người ta sẽ phục vụ:  họ phải làm nô lệ cho tất cả, do đó làm đảo lộn trật tự thế gian.

“Vì chính Con Người cũng…”
Ở đây chúng ta thấy nền tảng của lề luật hiến chế của cộng đoàn:  tuân theo phong cách của Thầy mình, bằng cách cho đi, giống như Người, cuộc sống của một người trong tinh thần phục vụ; do đó, thực sự trở thành “chúa tể” thông qua món quà của đời sống người ấy, không phải chỉ là giả vờ.  Thật khó mà giải thích chữ “giá chuộc” hay là ơn cứu chuộc, như Cha X. Léon Dufour đã nói:  chúng ta có thể hiểu được điều này rõ ràng khi chúng ta suy niệm về những lời mà Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly.  Sau đó, cả mạng sống của Chúa Giêsu xuất hiện dưới ánh sáng của “giá chuộc”, của lòng trung thành cho đến cùng vì sự tự do của nhân loại.  Người tước đoạt sự tự do của chính mình để Người có thể ban sự tự do, để cứu chuộc những kẻ không có tự do. 
Vì vậy, quy chế của cộng đoàn các môn đệ được đặc trưng bởi sự phục vụ, không bởi tham vọng, bởi một đời sống trao ban và ràng buộc làm giá chuộc cho tha nhân.  

6.  Thánh Vịnh 33 (32)
Lời cầu nguyện cho công lý và hòa bình 
Nào dâng Chúa một khúc tân ca,
rập tiếng hoan hô, nhã nhạc vang lừng.

Vì lời CHÚA phán quả là ngay thẳng,
mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin.
Chúa yêu thích điều công minh chính trực,
tình thương CHÚA chan hoà mặt đất.
Một lời CHÚA phán làm ra chín tầng trời,
một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.
Chúa dồn đại dương về một chỗ,
Người đem biển cả trữ vào kho.

Cả địa cầu phải kính sợ CHÚA,
mọi thế nhân hãy khiếp oai Người.
Vì Người đã phán, và muôn loài xuất hiện,
Người ra lệnh truyền, tất cả được dựng nên.
CHÚA đảo lộn chương trình muôn nước,
Người phá tan ý định chư dân.
Chương trình CHÚA ngàn năm bền vững,
ý định của lòng Người vạn kiếp trường tồn.

Hạnh phúc thay quốc gia được CHÚA làm Chúa Tể,
hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp.
Từ trời cao nhìn xuống, CHÚA thấy hết mọi người.
Từ thiên cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế.
Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả.

7.  Lời Nguyện Kết

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin Chúa hãy gìn giữ các môn đệ của Con Chúa khỏi những hư danh, khỏi những vinh hoa phù phiếm, và dẫn dắt họ trên bước đường đến với những người nghèo khó và bị áp bức của thế gian, để cho họ có thể nhận thấy trong những khuôn mặt ấy là khuôn mặt của Thầy Chí Thánh và Đấng Cứu Chuộc.  Xin hãy ban cho họ có mắt để có thể nhìn thấy những con đường của hòa bình và đoàn kết; có tai để nghe những lời cầu xin của lương tri và ơn cứu rỗi của rất nhiều người đang tìm kiếm bằng cảm giác; xin hãy làm phong phú trái tim của họ với lòng trung thành quảng đại và một tri giác và sự hiểu biết để họ có thể đi theo con đường và là những chứng nhân đích thực và chân thành cho sự vinh quang tỏa sáng trên Đấng đã chịu đóng đinh, đã phục sinh và chiến thắng.  Người là Đấng hằng sống hằng trị vinh quang cùng với Đức Chúa Cha đến muôn thuở muôn đời.  Amen.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét